intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Biện pháp quản lí sinh viên ngoại trú trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

54
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sinh viên (SV) là bộ phận quan trọng trong các trường đại học, cao đẳng. Đây là lực lượng mà hàng năm sau khi tốt nghiệp sẽ bổ sung vào nguồn nhân lực có trình độ của đất nước. Hiện nay trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên có Đại học Thái Nguyên và 10 trường cao đẳng khác với trên 100.000 SV, trong đó có hơn 70.000 SV hệ chính quy tập trung [1]. Tuy nhiên chỗ ở nội trú chỉ đáp ứng khoảng 30% tổng số SV hệ chính quy tập trung, có trường chỉ đạt 15- 20%. Đa số SV ngoại trú ý thức được nhiệm vụ học tập và rèn luyện của mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Biện pháp quản lí sinh viên ngoại trú trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Đào Duy Thăng<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 84(08): 139 - 145<br /> <br /> BIỆN PHÁP QUẢN LÍ SINH VIÊN NGOẠI TRÚ TRÊN ĐỊA BÀN<br /> THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN<br /> Đào Duy Thăng<br /> Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Sinh viên (SV) là bộ phận quan trọng trong các trường đại học, cao đẳng. Đây là lực lượng mà<br /> hàng năm sau khi tốt nghiệp sẽ bổ sung vào nguồn nhân lực có trình độ của đất nước. Hiện<br /> nay trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên có Đại học Thái Nguyên và 10 trường cao đẳng khác với<br /> trên 100.000 SV, trong đó có hơn 70.000 SV hệ chính quy tập trung [1]. Tuy nhiên chỗ ở nội trú<br /> chỉ đáp ứng khoảng 30% tổng số SV hệ chính quy tập trung, có trường chỉ đạt 15- 20%. Đa số SV<br /> ngoại trú ý thức được nhiệm vụ học tập và rèn luyện của mình. Song vẫn còn một bộ phận SV do<br /> tác động tiêu cực của môi trường sống, ý thức rèn luyện, học tập kém, nên có lối sống thiếu lành<br /> mạnh, sa vào các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật.<br /> Thực trạng đó đòi hỏi cần có những biện pháp quản lí SV như: Nâng cao trách nhiệm tự quản của<br /> SV ngoại trú; quy định các quyền và nghĩa vụ đối với chủ nhà trọ SV; thành lập các tổ SV ngoại<br /> trú tự quản tại khu dân cư; xây dựng hệ thống thông tin liên lạc giữa các khu trọ với chính quyền<br /> địa phương và nhà trường; v.v… nhằm hạn chế các tiêu cực trên ở SV.<br /> Từ khoá: Biện pháp quản lí sinh viên, quản lí sinh viên ngoại trú, sinh viên Thành phố Thái<br /> Nguyên<br /> <br /> TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU*<br /> Quản lí là một hiện tượng có tính lịch sử và<br /> xuất hiện rất sớm từ nhu cầu khách quan của<br /> xã hội. Riêng công tác quản lí SV ngoại trú<br /> thì xuất hiện khi xuất hiện hình thức ở ngoại<br /> trú của SV.<br /> Quản lí SV ngoại trú là sự tác động có tổ<br /> chức, có hướng đích của các lực lượng quản lí<br /> lên SV ngoại trú nhằm thực hiện các mục tiêu<br /> giáo dục - đào tạo đã định. Điểm này hoàn<br /> toàn giống việc quản lí SV nội trú. Tuy<br /> nhiên, lực lượng quản lí SV nội trú chủ yếu<br /> là nhà trường, còn với SV ngoại trú thì có<br /> nhiều lực lượng tham gia quản lí, như: nhà<br /> trường, chính quyền địa phương, các đoàn<br /> thể chính trị - xã hội, gia đình, chủ nhà trọ,<br /> cộng đồng xã hội…<br /> Biện pháp quản lí SV ngoại trú là những nội<br /> dung, cách thức giải quyết vấn đề SV ngoại trú<br /> giữa nhà trường với các lực lượng ngoài nhà<br /> trường, với bản chất là sự tác động vào nhận<br /> thức và hành động của SV, biến những nhận<br /> thức và hành động đó từ tự phát sang tự giác.<br /> <br /> *<br /> <br /> Trước đây, mọi SV đều được ở trong các ký<br /> túc xá. Khái niệm quản lí SV ngoại trú xuất<br /> hiện từ khi nhu cầu học tập của người dân<br /> vượt quá khả năng đầu tư xây dựng ký túc xá<br /> của Nhà nước ở các trường, khiến một số<br /> lượng lớn SV phải tự lo chỗ ở trong thời gian<br /> học tập, làm nảy sinh nhiệm vụ mới cho các<br /> nhà trường và cộng đồng xã hội, đó là quản lí<br /> đối tượng này.<br /> Việc quản lí SV ngoại trú theo hướng tiếp cận<br /> phát triển môi trường giáo dục là một vấn đề<br /> càng mới mẻ. Hiện ở Thái Nguyên chưa có ai<br /> nghiên cứu theo hướng tiếp cận này. Do vậy,<br /> chúng tôi thấy cần phải nghiên cứu thực tiễn<br /> và đề xuất một số biện pháp quản lí SV ngoại<br /> trú một cách khoa học, làm cơ sở lí luận và<br /> thực tiễn triển khai vào thực tế công tác quản<br /> lí SV ngoại trú.<br /> ĐẶC ĐIỂM, ĐIỀU KIỆN SỐNG VÀ HOẠT<br /> ĐỘNG CỦA SINH VIÊN NGOẠI TRÚ<br /> Đặc điểm nhân cách SV: Đây là thời kì có ý<br /> nghĩa quan trọng trong việc xác lập nhân<br /> cách, tiếp thu tri thức của đời người. Nhân<br /> cách của SV ngoại trú có những biểu hiện:<br /> Muốn độc lập, tự do nhằm thoả mãn sở thích,<br /> nhu cầu, khả năng nhận thức và hành động<br /> của cá nhân; tiếp tục nhận thức và lí giải<br /> <br /> Tel: 0986948798<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> 139<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Đào Duy Thăng<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> nhiều vấn đề thực tiễn mà trong nhà trường<br /> chưa có đủ luận cứ để chứng minh, giải đáp<br /> thoả đáng; từng bước định hình và tạo dựng<br /> phong cách, nhân cách của riêng mình. Có thể<br /> nói SV ngoại trú hầu hết là những người có ý<br /> chí, nghị lực trong cuộc sống.<br /> Đặc điểm tự lực, sáng tạo và trách nhiệm<br /> công dân: Cùng chung đặc điểm nổi bật của<br /> tuổi trẻ, SV ngoại trú rất ham hiểu biết, khám<br /> phá, sáng tạo và thích tiếp thu những điều<br /> mới lạ. Hầu hết họ xác định rõ động cơ học<br /> tập và rèn luyện; có tư tưởng khá thực tế<br /> trong việc lựa chọn ngành nghề và trong cuộc<br /> sống. Nhiều người còn vừa học, vừa làm<br /> nhằm tăng thêm thu nhập, tích luỹ kinh<br /> nghiệm, mở rộng quan hệ, nâng cao hiểu biết,<br /> giảm bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình...<br /> Điều kiện sống và hoạt động: Đa số SV ngoại<br /> trú sống và sinh hoạt tại các hộ gia đình ở khu<br /> dân cư. Họ có thể ở riêng hoặc ở chung tại<br /> các phòng trọ. Họ nhận được sự quản lí của<br /> nhà trường ít hơn so với SV ở nội trú. Điều đó<br /> cho thấy công tác quản lí nói chung, phát triển<br /> môi trường sống nói riêng càng có ý nghĩa<br /> quan trọng đối với cuộc sống và học tập của<br /> SV ngoại trú.<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> Vai trò, ý nghĩa của quản lí sinh viên ngoại trú<br /> Quản lí SV ngoại trú là vấn đề khó khăn. Bởi<br /> SV đang ở độ tuổi hiếu động, dễ thay đổi về<br /> nhận thức và hành động, ưa giao tiếp, có tri<br /> thức, dễ tiếp thu cái mới, thích tìm tòi, khám<br /> phá... nhưng lại chưa định hình rõ rệt về nhân<br /> cách, nên dễ sai lệch về nhận thức và hành vi,<br /> dẫn tới có những hành vi thiếu chuẩn mực, vi<br /> phạm pháp luật nếu không được quản lí, phát<br /> hiện, định hướng kịp thời.<br /> Nguyên nhân SV ở ngoại trú:<br /> Tìm hiểu tại 5 trường đại học (Trường Đại<br /> học Sư phạm, Trường Đại học Nông Lâm,<br /> Trường Đại học Y Dược, Trường Đại học<br /> Khoa học, Trường Đại học Kinh tế và Quản<br /> trị kinh doanh), 4 trường cao đẳng (Trường<br /> Cao đẳng Y tế, Trường Cao đẳng Văn hoáNghệ thuật Việt Bắc, Trường Cao đẳng Cơ<br /> khí - Luyện kim, Trường Cao đẳng Kinh tế),<br /> chúng tôi thấy các trường trên chỉ đáp ứng<br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> 84(08): 139 - 145<br /> <br /> khoảng 30% chỗ ở nội trú cho SV hệ chính<br /> quy tập trung. Trong nhiều trường các điều<br /> kiện phục vụ ăn ở, sinh hoạt và học tập ở nội<br /> trú còn nhiều hạn chế, bất cập.<br /> Qua nghiên cứu thực tế và tìm hiểu tâm tư,<br /> nguyện vọng của SV nội trú, thấy rằng điều<br /> kiện cơ sở vật chất ở nội trú phục vụ cuộc<br /> sống và học tập đã có nhiều cải thiện. Tuy<br /> nhiên, do phải ở chật chội (6 đến 8 SV/phòng)<br /> nên rất phức tạp. Nhà trường chủ yếu quản lí<br /> SV nội trú theo cơ chế hành chính, “xin cho”,<br /> chưa có tính chất dịch vụ, phục vụ khiến SV<br /> nội trú cảm thấy gò bó, thiếu thốn... Nhiều<br /> vấn đề của đời sống, sinh hoạt chưa thuận<br /> tiện: SV không được đun nấu tại kí túc xá,<br /> trong khi dịch vụ ăn uống không đáp ứng nhu<br /> cầu, có trường phục vụ nhưng giá quá đắt so<br /> với bên ngoài; chậm sửa chữa các hư hỏng về<br /> cơ sở vật chất; điện, nước nhiều khi không<br /> đảm bảo; những điều kiện phục vụ mở rộng<br /> hiểu biết, vui chơi giải trí… thiếu hoặc thiếu<br /> đồng bộ; nhiều nhà ở đã xây dựng từ những<br /> năm 80, 90 của thế kỉ XX nay đã lạc hậu và<br /> xuống cấp nghiêm trọng v.v…<br /> Qua khảo sát, tìm hiểu, chúng tôi thấy có 4<br /> nguyên nhân chủ yếu để SV lựa chọn ngoại<br /> trú (khảo sát trên 100 SV ngoại trú ở 5<br /> phường, xã: Quang Trung, Đồng Quang,<br /> Hoàng Văn Thụ, Tân Thịnh, Tích Lương). Cụ<br /> thể: 75% SV nói để có điều kiện học tập tốt<br /> hơn; 54% cho rằng được tự do, thoải mái hơn;<br /> 39% ở ngoại trú vì có người thân ở cùng;<br /> 11% SV cho rằng ngoại trú để tiết kiệm chi<br /> phí và có tới 13% SV cho rằng do nhiều<br /> nguyên nhân nên họ đã lựa chọn ở ngoại trú.<br /> Thực trạng điều kiện sống của SV ngoại trú<br /> Chính quyền các cấp và nhân dân Thành phố<br /> Thái Nguyên đã phát huy vai trò, trách nhiệm<br /> của mình trong chỉ đạo, quản lí, hướng dẫn và<br /> tạo điều kiện thuận lợi để SV cư trú. Nhiều<br /> chủ nhà trọ thường xuyên giáo dục, nhắc nhở,<br /> phổ biến công khai nội quy, quy định của địa<br /> phương để SV biết và chấp hành. Đời sống<br /> vật chất, tinh thần của người dân địa phương<br /> đến nay đã phát triển rõ rệt, hàng năm có 85%<br /> số gia đình được công nhận Gia đình văn hoá,<br /> trên 50% số làng (xóm, tổ) đạt tiêu chuẩn<br /> Làng văn hoá... Như vậy các điều kiện kinh tế<br /> 140<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Đào Duy Thăng<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> - xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã<br /> hội các địa phương cơ bản đảm bảo để SV<br /> sinh sống và học tập [2].<br /> Thường SV ngoại trú được gia đình chu cấp<br /> từ 1,5 - 2,0 triệu đ/tháng (những gia đình<br /> khá giả từ 2,0 - 2,5 triệu, nhưng nhiều gia<br /> đình khó khăn chỉ chu cấp được 1,0 - 1,2<br /> triệu đ/1 tháng).<br /> Các nhà trọ thường được xây dựng thành dãy<br /> từ từ 5- 10 phòng/dãy, diện tích khoảng<br /> 10m2/phòng, phù hợp với khả năng thanh toán<br /> của số đông SV (trung bình từ 300.000600.000đ/phòng/tháng không kể tiền điện,<br /> nước, internet, truyền hình cáp…), phòng có<br /> mạng internet và công trình phụ khép kín<br /> 400.000- 600.000đ/tháng. Ở nhiều khu vực có<br /> nhà văn hoá, sân thể thao, tủ sách dùng<br /> chung. Nhiều chủ trọ tạo rất điều kiện để SV<br /> học tập, rèn luyện, khuyến khích họ tham gia<br /> các hoạt động xã hội tại địa phương. Có hộ<br /> đầu tư hàng tỷ đồng xây dựng nhà trọ có<br /> không gian sinh hoạt khang trang, có ti vi,<br /> đài, dụng cụ thể thao, sân tập…, như Công ty<br /> Khách sạn - Du lịch Dạ Hương (Tổ 39,<br /> phường Quang Trung); gia đình bà Nguyễn<br /> Thị Hồng Hạnh (Tổ 1, phường Quang<br /> Trung)... Có chủ trọ giảm tiền phòng cho SV<br /> diện chính sách, học giỏi, chấp hành tốt mọi<br /> quy định của địa phương và nhà trọ. Song các<br /> nhà trọ ở ngõ ngách, thiếu sự quản lí, giám sát<br /> của các cơ quan chức năng thì các chủ trọ ít<br /> quan tâm đầu tư về mọi mặt hơn.<br /> Khảo sát 100 SV ngoại trú tại 5 phường, xã<br /> (đã kể trên) về điều kiện nhà ở cho thấy: 96%<br /> SV ở nhà cấp 4; 3% ở nhà tầng, 1% ở nhà mái<br /> bằng. 36% ở 1 người/1 phòng; 61% ở 2<br /> người/1 phòng; 3% ở từ 3 người trở lên/1<br /> phòng (Bảng 1).<br /> <br /> 84(08): 139 - 145<br /> <br /> Đa số SV đánh giá nhà ở và điện, nước đã<br /> được đảm bảo. Điều kiện an ninh trật tự và<br /> môi trường sinh thái nhiều SV thấy chưa đảm<br /> bảo. Điều kiện thể thao, văn hoá, giải trí có<br /> 79% số SV cho là chưa đảm bảo (việc tiếp<br /> cận và hưởng thụ văn hóa, vui chơi của SV<br /> ngoại trú rất hạn chế).<br /> Hoạt động của sinh viên ngoại trú:<br /> SV ngoại trú thường chọn nơi ở có bạn cùng<br /> lớp, hoặc cùng khoa, trường, cùng trang lứa,<br /> chí hướng, cùng quê, v.v… Nhưng việc lựa<br /> chọn này cũng gặp khó khăn vì mỗi người<br /> đều có những điều kiện, hoàn cảnh, nhu cầu,<br /> sở thích, lối sống… khác nhau, do vậy không<br /> ít SV thường xuyên thay đổi chỗ ở và bạn ở<br /> cùng để tìm sự hòa hợp.<br /> Nhu cầu của SV ngoại trú ngày càng phong<br /> phú, nên các chủ nhà trọ có xu hướng “chiều”<br /> SV: tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, chấp<br /> nhận các kiểu sống trong nhà trọ. Một số chủ<br /> chỉ chú ý đến lợi ích kinh tế, ít quan tâm đến<br /> môi trường sống, điều kiện ăn ở, học tập,<br /> không theo dõi, quản lí, giáo dục về đạo đức,<br /> lối sống cho SV trú trọ... Có chủ nhà trọ tâm<br /> sự: “Nếu mình khắt khe SV lại đi thuê chỗ<br /> khác cũng vậy”. Nên một số SV lợi dụng sự<br /> quản lí lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm của chính<br /> quyền, nhà trường, chủ nhà trọ mà thiếu rèn<br /> luyện, tu dưỡng, ăn chơi đua đòi, vi phạm<br /> pháp luật, sa ngã vào tệ nạn xã hội như: ma<br /> túy, cờ bạc, số đề, trộm cướp, mại dâm, rượu<br /> chè bê tha... Hiện tượng SV “sống thử”, “góp<br /> gạo thổi cơm chung”… khá phổ biến. Các xã,<br /> phường có đông SV: Quang Trung, Hoàng<br /> Văn Thụ, Đồng Quang, Tân Thịnh, Thịnh<br /> Đán, xã Tích Lương và xã Quyết Thắng (có<br /> phường, xã có 4.000 - 5.000 SV).<br /> <br /> Bảng 1. Kết quả khảo sát điều kiện cơ sở vật chất, môi trường, an ninh… tại nhà trọ SV<br /> <br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> <br /> Ý kiến đánh giá (%)<br /> Điều kiện<br /> Nhà ở<br /> Điện, nước<br /> An ninh trật tự xã hội SV ngoại trú<br /> <br /> 4<br /> 5<br /> <br /> Môi trường sinh thái<br /> Thể thao, văn hoá, giải trí<br /> <br /> TT<br /> <br /> Đảm bảo<br /> <br /> Cơ bản đảm bảo<br /> <br /> Chưa đảm bảo<br /> <br /> 52<br /> 86<br /> 24<br /> <br /> 39<br /> 13<br /> 57<br /> <br /> 9<br /> 1<br /> 19<br /> <br /> 18<br /> 4<br /> <br /> 61<br /> 17<br /> <br /> 21<br /> 79<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> 141<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Đào Duy Thăng<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Đây là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng<br /> phạm pháp lẩn trốn, hoạt động, tệ nạn xã hội<br /> tồn tại. Từ năm 2006 đến năm 2009, phát hiện<br /> 02 SV bị các thế lực thù địch lôi kéo tham gia<br /> tổ chức “Công đoàn độc lập Việt Nam”; 02<br /> SV đăng kí tham gia “Đảng dân chủ Việt<br /> Nam”; 01 SV tải và đưa lên trang web của<br /> trường nội dung nói xấu Chủ tịch Hồ Chí<br /> Minh. Đã manh nha hình thành tổ chức bất<br /> hợp pháp với 45 SV của 25 trường đại học,<br /> cao đẳng tham gia. 77 vụ SV vi phạm pháp<br /> luật (có 05 vụ giết người, 07 vụ cướp tài sản,<br /> 17 vụ cố ý gây thương tích, 11 vụ gây rối trật<br /> tự nơi công cộng...) [3]. Năm 2010 trên địa<br /> bàn Thành phố đã xảy ra 302 vụ án hình sự,<br /> trong đó có 32 vụ án với 42 SV có liên quan<br /> (tăng 8 vụ 13 SV so với năm 2009) [4].Kết<br /> quả khảo sát về những hoạt động sau giờ học<br /> ở lớp trên 100 SV ngoại trú cho thấy: 100%<br /> tự học; 93% hoạt động giao lưu, thăm hỏi;<br /> 74% hoạt động văn nghệ, thể thao; 59% tham<br /> <br /> 84(08): 139 - 145<br /> <br /> gia hoạt động xã hội (từ thiện, bảo vệ môi<br /> trường, khuyến học, phòng chống tệ nạn xã<br /> hội, tội phạm…); 57% đọc báo, nghe đài, xem<br /> ti vi; 16% truy cập Internet; 7% đi tham quan,<br /> du lịch; 4% đi làm thêm. Còn 14% nói là đi<br /> học thêm nghề khác, trang trí, sửa sang lại<br /> phòng ở, chơi bài,…<br /> Việc quản lí SV ngoại trú những năm qua có<br /> nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn<br /> gặp khó khăn, như: Nhận thức, trách nhiệm<br /> của tổ chức, cá nhân, gia đình hạn chế; địa<br /> bàn rộng và phức tạp; SV hay thay đổi chỗ vì<br /> chọn môi trường phù hợp với túi tiền, sở thích<br /> cá nhân…<br /> Kết quả khảo sát bằng phiếu trên 100 cán bộ<br /> lãnh đạo, quản lí, công an khu vực, tổ trưởng<br /> nhân dân (xóm), chủ trọ tại 5 phường, xã (đã<br /> kể trên) và một số cán bộ quản lí, giảng viên<br /> tại một số trường đại học, cao đẳng trên địa<br /> bàn về trách nhiệm của các lực lượng quản lí<br /> SV ngoại trú được thể hiện trên bảng 4.<br /> <br /> Bảng 2. Kết quả khảo sát các hoạt động của SV ngoại trú sau giờ học ở lớp (đơn vị tính %)<br /> TT<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> <br /> Tần xuất hoạt động<br /> Các hoạt động<br /> Tự học<br /> Tự quản<br /> Hoạt động XH (từ thiện, bảo vệ môi trường, khuyến<br /> học, phòng chống tệ nạn XH, tội phạm…)<br /> Các phong trào thể dục thể thao, văn hoá, văn nghệ<br /> <br /> Thường<br /> xuyên<br /> 91<br /> 63<br /> <br /> Thỉnh<br /> thoảng<br /> 8<br /> 16<br /> <br /> Không<br /> bao giờ<br /> 1<br /> 21<br /> <br /> 14<br /> <br /> 64<br /> <br /> 22<br /> <br /> 7<br /> <br /> 82<br /> <br /> 11<br /> <br /> Bảng 3. Kết quả khảo sát việc kiểm tra trong công tác quản lí SV ngoại trú (đơn vị tính %)<br /> TT<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> <br /> Tần xuất kiểm tra<br /> Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm<br /> Nhà trường<br /> Phường, xã (công an khu vực)<br /> Tổ nhân dân, xóm<br /> Gia đình (phụ huynh)<br /> Chủ hộ kinh doanh nhà trọ<br /> <br /> Thường<br /> xuyên<br /> 13<br /> 14<br /> 19<br /> 51<br /> 92<br /> <br /> Thỉnh<br /> thoảng<br /> 25<br /> 41<br /> 47<br /> 46<br /> 7<br /> <br /> Không thấy<br /> bao giờ<br /> 39<br /> 28<br /> 20<br /> 3<br /> 1<br /> <br /> Không<br /> rõ<br /> 23<br /> 17<br /> 14<br /> 0<br /> 0<br /> <br /> Bảng 4. Trách nhiệm của các lực lượng đối với công tác quản lí SV ngoại trú (đơn vị tính %)<br /> TT<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> <br /> Mức độ trách nhiệm<br /> Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm<br /> Gia đình<br /> Nhà trường<br /> Chính quyền địa phương nơi SV ngoại trú<br /> Tổ nhân dân, xóm<br /> Chủ hộ kinh doanh nhà trọ<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> 142<br /> <br /> Có trách<br /> nhiệm<br /> 36<br /> 40<br /> 51<br /> 55<br /> 30<br /> <br /> Chưa thật<br /> trách nhiệm<br /> 50<br /> 54<br /> 42<br /> 42<br /> 63<br /> <br /> Phó mặc<br /> 14<br /> 6<br /> 7<br /> 3<br /> 7<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Đào Duy Thăng<br /> 6<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Cộng đồng xã hội<br /> <br /> Nhận xét: Trách nhiệm của các lực lượng<br /> quản lí còn hạn chế, công tác quản lí còn<br /> thiếu tác dụng giáo dục, phòng ngừa. Các<br /> hành vi vi phạm quy định, pháp luật... của<br /> SV phần lớn đều do nhân dân phát hiện và<br /> phản ảnh.<br /> Có thể sơ bộ kết luận, công tác quản lí SV<br /> còn bộc lộ một số hạn chế như:<br /> - Chưa giáo dục cho SV ngoại trú thấy lợi ích,<br /> tác dụng của nhiệm vụ phát triển môi trường<br /> ngoại trú đối với điều kiện sinh sống và học<br /> tập của mình. SV xem đây là trách nhiệm của<br /> địa phương và xã hội.<br /> - Nhiều SV ngoại trú còn thụ động, thiếu tự<br /> giác, trách nhiệm trong học tập và rèn luyện,<br /> nhất là đối với các hoạt động phong trào của<br /> địa phương.<br /> - Nhiều tổ chức, cá nhân chưa thấy vai trò, tác<br /> dụng của phát triển môi trường giáo dục đối<br /> với sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh<br /> chính trị, trật tự an toàn xã hội, đời sống vật<br /> chất, tinh thần của nhân dân, nên chưa phát<br /> huy được tinh thần tự giác, trách nhiệm của<br /> mọi tổ chức, cá nhân.<br /> - Kinh doanh nhà trọ là loại hình kinh doanh<br /> có điều kiện, nhưng hiện chưa có quy định cụ<br /> thể về các điều kiện cơ sở vật chất, kĩ thuật,<br /> môi trường..., nhất là với nhà trọ SV. Vì vậy,<br /> chưa có chế tài xử lí đối với các chủ nhà trọ vi<br /> phạm điều kiện kinh doanh nhà trọ SV.<br /> - Công tác phối hợp quản lí và chia sẻ thông<br /> tin quản lí SV ngoại trú giữa các lực lượng còn<br /> chưa thường xuyên, thiếu chặt chẽ, khiến công<br /> tác quản lí giảm tác dụng, thiếu hiệu quả v.v…<br /> BIỆN PHÁP QUẢN LÍ SV NGOẠI TRÚ<br /> - Biện pháp nâng cao trách nhiệm tự quản<br /> của SV ngoại trú<br /> + Giáo dục cho SV ngoại trú thấy được vai<br /> trò, tác dụng của phát triển môi trường giáo<br /> dục đối với cuộc sống ngoại trú cũng như<br /> nhiệm vụ học tập, rèn luyện của mình.<br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> 15<br /> <br /> 84(08): 139 - 145<br /> 59<br /> <br /> 24<br /> <br /> + Quy định rõ nội dung, định hướng cách<br /> thức, biện pháp phát triển môi trường giáo<br /> dục đối với SV ngoại trú. Gắn trách nhiệm<br /> phát triển môi trường giáo dục là một trong<br /> những nhiệm vụ, nội dung quan trọng trong<br /> việc đánh giá, nhận xét chấp hành Quy chế<br /> ngoại trú của SV.<br /> - Biện pháp quy định quyền và nghĩa vụ của<br /> chủ nhà trọ SV:<br /> + Chính phủ sớm có quy định các điều kiện<br /> kinh doanh (cơ sở vật chất, môi trường sinh<br /> thái, văn hoá, xã hội tối thiểu đối với nhà trọ<br /> SV); quyền và nghĩa vụ của chủ nhà trọ: nộp<br /> thuế kinh doanh, tham gia quản lí SV, đảm<br /> bảo an ninh, bảo vệ tài sản, tính mạng… của<br /> SV thuê trọ).<br /> + Quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của SV đi<br /> thuê nhà trọ: điều kiện được thuê trọ, nộp phí:<br /> phòng, điện, nước, internet, an ninh, vệ sinh môi<br /> trường…, tham gia hoạt động ở địa phương.<br /> + Quy định các điều kiện không gian, cơ sở vật<br /> chất, môi trường sinh thái, môi trường văn hoá,<br /> xã hội… tối thiểu đối với các nhà trọ, phòng<br /> trọ, về: diện tích, chất lượng nhà ở, công trình<br /> vệ sinh, điện, nước, an toàn cháy nổ, môi<br /> trường sinh thái, điều kiện văn hoá, tinh thần...<br /> - Biện pháp thành lập Tổ sinh viên ngoại trú<br /> tự quản:<br /> + Bộ Nội vụ cần quy định, hướng dẫn thành<br /> lập, nội dung và phương thức hoạt động của<br /> Tổ SV tự quản.<br /> + Tổ SV tự quản có quyền và trách nhiệm<br /> phối hợp với tổ nhân dân (xóm) tuyên truyền,<br /> giáo dục cho SV chính trị, tư tưởng, đạo đức,<br /> lối sống lành mạnh, chấp hành các quy định<br /> của Nhà nước, địa phương; phát huy tinh thần<br /> tiền phong, xung kích của SV trong học tập,<br /> rèn luyện và tham gia các hoạt động chính trị,<br /> xã hội, phong trào tại nơi ngoại trú (phong<br /> trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn<br /> hóa; bảo vệ an ninh – trật tự xã hội...); Tổ SV<br /> tự quản có quyền và trách nhiệm đại diện bảo<br /> vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của<br /> SV ngoại trú nếu bị xâm hại.<br /> 143<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2