Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015<br />
<br />
<br />
BIỂU HIỆN CỦA DẤU ẤN SINH HỌC P16 TRONG TỔN THƯƠNG<br />
TẾ BÀO GAI CỔ TỬ CUNG VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI HPV<br />
Dương Ngọc Phú*, Đoàn Thị Phương Thảo**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá biểu hiện của dấu ấn p16 trong các tổn thương<br />
tế bào gai cổ tử cung đồng thời xác định sự liên quan giữa các mức độ tổn thương tế bào gai cổ tử cung,<br />
HPV và dấu ấn sinh học p16.<br />
Phương pháp: Phân tích hoá mô miễn dịch của dấu ấn sinh học p16 được thực hiện trên tất cả các<br />
mẫu, bao gồm tổn thương biểu mô gai độ thấp (LSIL) 29 trường hợp, chiếm 22,0%, tổn thương biểu mô gai<br />
độ cao (HSIL) 57 trường hợp, chiếm 43,1% (bao gồm CIN2 9,8%, CIN3 33,3%), carcinôm tế bào gai (SCC)<br />
08 trường hợp, chiếm 6,1% và mô cổ tử cung chuyển sản gai 38 trường hợp, chiếm 28,8%. Trong nghiên<br />
cứu này, chúng tôi sử dụng xét nghiệm Cobas 4800 HPV phát hiện 14 chủng HPV nguy cơ cao (HR-HPV),<br />
trong đó có 12 chủng định danh chung (31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 66, 68) và 2 chủng nguy cơ<br />
cao, thường gặp, được định danh riêng HPV16 và HPV18. HR-HPV được xác định bởi PCR chỉ có 72/132<br />
trường hợp được thực hiện xét nghiệm HPV trong dung dịch Thinprep với kết quả 55 trường hợp nhiễm<br />
HR-HPV chiếm 76,4% và 17 trường hợp không nhiễm 14 chủng HPV nguy cơ cao trên, chiếm 23,6%.<br />
Kết quả: Có 132 mẫu nghiên cứu thoả tiêu chí chọn mẫu, kết quả chẩn đoán mô bệnh học như sau:<br />
chuyển sản gai (CSG) 38 trường hợp (28,8%), LSIS 29 trường hợp (22%), HSIL 57 trường hợp (43,1%) và<br />
carcinôm tế bào gai (SCC) 08 trường hợp (6,1%). Tất cả trường hợp SCC có p16 (+), HSIL có p16(+) trong<br />
50/57 trường hợp, nhưng chỉ có 14/29 trường hợp LSIL dương tính với p16. Đặc biệt, trong nhóm CSG có<br />
4/38 trường hợp p16(+) trên mẫu chuyển sản gai không điển hình. 72/132 trường hợp được thực hiện xét<br />
nghiệm HPV với kết quả 55 trường hợp nhiễm HR- HPV chiếm 76,4% và 17 trường hợp không nhiễm HR-<br />
HPV chiếm 23,6%. Phần lớn các trường hợp tổn thương trong biểu mô và có HR-HPV(+) thì p16(+) mạnh<br />
và lan toả, ngược lại các tổn thương LSIL tỉ lệ p16(+) thấp. Nhóm CSG tuy có 12 trường hợp có HR- HPV<br />
(+) nhưng phần lớn p16(-), đặc biệt là p16 luôn luôn âm trên mẫu biểu mô chuyển sản gai điển hình, biểu<br />
mô gai và biểu mô tuyến cổ trong bình thường.<br />
Kết luận: Hạn chế của nghiên cứu này là mẫu không đủ lớn để kết quả có ý nghĩa thống kê, tuy nhiên,<br />
các bệnh nhân chọn vào mẫu nghiên cứu là ngẫu nhiên. Các kết quả cho thấy rằng P16(+) chuyên biệt cho<br />
các tân sinh trong biểu mô cổ tử cung, đặc biệt là carcinôm. P16(-) cũng không thể loại trừ tân sinh trong<br />
biểu mô. Mặc dù p16 hữu ích trong việc giúp xác định mức độ tổn thương cũng không có nghĩa là thay thế<br />
cho đặc điểm mô bệnh học. P16 có thể dung như xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán. P16 có thể là một dấu hiệu có<br />
thể thay thế cho xác định nhiễm HPV, do cơ chế giữa biểu hiện p16 và gen E7 của HR-HPV bất hoạt protein<br />
RB khi xâm nhập được vào tế bào đáy của cổ tử cung, cũng như là dấu ấn tiên đoán cho việc tổn thương tân<br />
sinh trong biểu mô có thể tiến triển hay thoái triển. Các hướng nghĩ trên chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu<br />
để xác định trong các nghiên cứu sau này với số lượng mẫu đủ lớn.<br />
Từ khoá: P16, Tân sinh trong biểu mô cổ tử cung, Hoá Mô Miễn dịch, Human papilloma virus<br />
<br />
<br />
<br />
* Khoa Giải Phẫu bệnh, Bệnh viện Hùng Vương<br />
** Bộ Môn Giải Phẫu Bệnh Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: TS. Đoàn Thị Phương Thảo ĐT: 0938008418 Email: thaodtp.dhyd@gmail.com<br />
<br />
<br />
256<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EXPRESSION STATUS OF P16 MARKER AND HUMAN PAPILLOMA VIRUS IN CERVICAL<br />
SQUAMOUS LESIONS<br />
Duong Ngoc Phu, Doan Thi Phuong Thao * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - No 5 - 2015: 256 - 262<br />
<br />
Objective: The goal of this study were to evaluate the expression of p16 biomarker in cervical<br />
squamous lesions and to determine any relationship between cervical squamous lesions, HPV infection and<br />
p16 staining characteristics.<br />
Methods: This study consider the presence of HPV infection by PCR, the expression of p16 in<br />
cervical squamous lesions and any correlation between HPV, p16 and grading cervical squamous<br />
lesions. IHC of p16 biomarker was performed on 132 tissue samples, include: low-grade squamous<br />
intraepithelial lesions: 29 cases, high-grade squamous intraepithelial lesions: 57 cases (CIN2 9,8%,<br />
CIN and carcinoma in situ 33,3%) squamous cell carcinoma: 08 cases and squamous metaplasia<br />
lesions: 38 cases. The staining pattern and intensity of p16 expression were assessed as positive><br />
10% neoplastic cells, as negative