intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bình công gấc đào sen ở Y miếu

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

81
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bình công gấc đào sen ở Y miếu Năm nào cũng vậy cứ Tết đến xuân về là hội đồng thuốc lại bình chọn cây nào có nhiều tác dụng cho đời nhất. Sau khi sàng lọc trong 230 cây, 3 cây được chọn lại để bình xét nhất - nhì - ba, tại Y miếu. Ông hội đồng một nói Thứ nhất là cây gấc. Tên hiệu là mộc miết. Gấc có ưu điểm là trồng ở các góc vườn, không chiếm nhiều đất mà dây leo giàn. Thế là có đức cần kiệm khiêm tốn. Rễ của gấc gọi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bình công gấc đào sen ở Y miếu

  1. Bình công gấc đào sen ở Y miếu Năm nào cũng vậy cứ Tết đến xuân về là hội đồng thuốc lại bình chọn cây nào có nhiều tác dụng cho đời nhất. Sau khi sàng lọc trong 230 cây, 3 cây được chọn lại để bình xét nhất - nhì - ba, tại Y miếu. Ông hội đồng một nói Thứ nhất là cây gấc. Tên hiệu là mộc miết. Gấc có ưu điểm là trồng ở các góc vườn, không chiếm nhiều đất mà dây leo giàn. Thế là có đức cần kiệm khiêm tốn. Rễ của gấc gọi là phòng kỷ, thường dùng chữa thấp khớp, đau lưng, chữa sỏi tiết niệu. Quả gấc là thuốc bổ cho trẻ suy dinh dưỡng. Gấc chứa tiền sinh tố A nên có tác dụng làm sáng mắt, chữa quáng gà, muốn có tầm nhìn tốt nên trọng dụng gấc. Hạt gấc có tác dụng tiêu sưng giảm đau. Khi bị chấn thương, bị đánh đau, người sưng tấy, rất cần rượu hạt gấc. Ông thư ký thưa tiếp Ngày Tết, ngày cưới không thể thiếu đĩa xôi gấc. Xôi gấc vừa tạo cảm giác vui tươi hạnh phúc, vừa là vị thuốc, vừa là thực phẩm quý. Ông còn ca ngợi thêm: Trồng gấc chỉ phải trồng một lần, sau vụ thu hoạch quả, cây lụi đi, nhưng đến mùa xuân sau lại đâm chồi nảy lộc, ra quả cho đời. Ông hội đồng hai giới thiệu về cây đào Cây đào có thể mọc thành vườn như ở Nhật Tân, có thể ở núi cao như Sơn La. Cây đào chịu giá rét giỏi, lá đào để chữa bệnh ngoài da (ghẻ, lở), hoa đào làm đỏ hồng mặt các cô thiếu nữ. Ai muốn có làn da đẹp nên tắm nước hoa đào. Nhân hạt đào (đào nhân) tiêu sưng, giảm đau; phụ nữ bế kinh, thống kinh nên lấy đào nhân là bạn thân. Trong tiêu khát, tiểu đường, có chứng đau nhức đừng quên nhân đào. Ông ủy viên hội đồng lại tiếp Nói đến Tết là phải nói đến cành hoa đào, dù là đào phai, đào hồng, đào bích đều có sức chịu đựng thời tiết khắc nghiệt của mùa đông để cho đời những nhành hoa duyên dáng. Có nhà thơ đã viết: “Đào hoa y cựu tiếu đông phong”. Ông thấy mọi người còn tần ngần, ông tiếp: quả đào ăn ngon, vừa giòn, vừa ngọt, màu quả có màu xanh hồng đặc biệt. Trên
  2. bàn thờ cành hoa đào thường được cắm riêng, mâm ngũ quả nhiều nhà cũng bày đào, quả đào thể hiện sự trẻ trung, sung mãn và phồn thịnh. Tranh vẽ cụ già tóc bạc với cháu bé mũm mĩm và quả đào là ý đó. Vậy đào cũng là cây thuốc, cây hoa cho nguồn quả giàu dinh dưỡng. Đào có thể chiết cành, có thể trồng từ hạt. Ai giỏi lại tạo dáng cho đào thành cây thế vô giá. Ông ủy viên khác lại tủm tỉm cười Đào cũng quý vừa thôi, vì có thể làm mất sữa của các cô gái trẻ, mẹ mất sữa con dễ ốm đau. Mà đào dễ chứa sâu, sâu đào độc lắm. Tôi đề nghị nên nhìn sự vật có hai mặt, chứ đừng chỉ thấy mặt trước, bỏ mặt sau. Ông hội đồng ba, sợ mọi người mệt, bình đến sen, liền đọc: “Trong đầm gì đẹp bằng sen...”. Sen có vẻ đẹp thanh cao mà cống hiến cho đời toàn bộ các bộ phận của mình. Vừa nói chậm dãi ông như tưởng tượng thấy hương thơm man mát của sen. Lá sen có tên là hà diệp, dùng đội đầu để tránh cảm nắng, ông bà nông dân không bị cảm thử, lại ăn ngủ được là nhờ sen, lá phơi khô cất đi để làm thuốc an thần. Tâm sen hay liên tâm, liên tử tâm, tác dụng an thần bổ ngủ từ thành phố đến nông thôn đều biết. Ngoài ra còn dùng cho người hay hồi hộp, người di mộng tinh. Tâm sen tuy đắng nhưng là bạn tốt của người suy nhược thần kinh. Hạt sen, tên khác là liên nhục, tác dụng bổ tỳ dưỡng tâm, tạo sữa cho người sau đẻ, kích thích ăn cho trẻ gầy còm, hạt sen giảm chảy máu cho phụ nữ kinh kéo dài do tỳ hư, nam giới di tinh cũng nên nhờ hạt sen trợ giúp. Gương sen, tên khác là liên phòng. Có tác dụng cầm máu do ứ huyết. Sản phụ đẻ xong mà nhau chậm ra, uống gương sen sẽ chống được băng huyết mà nhau ra mau, giúp mẹ khỏe con ngoan. Ngó sen có tên là ngẫu tiết, là vị thuốc cầm máu cho phụ nữ bị rong kinh, người tiểu máu hay đại tiện máu hay dùng. Chả thế mà mấy bà rong kinh thường hay ngâm: “Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng”. Tu sen cũng có tác dụng an thần và cầm máu. Thời nay, người ta hay ăn nhiều chất cay nóng nên đại tiện máu, tiểu máu càng gia tăng. Tu sen lại càng cần. Ông hội đồng xuất thân từ nông dân thêm vào
  3. Hạt sen làm mứt sen. Ngày Tết thường biếu nhau mứt sen rất lịch sự và sang trọng (có tiếng nói nhỏ: hộp mứt sen là tượng trưng còn phong bì mới quan trọng nên đừng đánh giá sen cao quá). Chè sen vừa bổ, vừa thơm. Mứt sen và hoa sen đều được bày trên bàn thờ cúng tổ tiên. Ông nhấn mạnh: Trong các loại trà ướp hoa, có loại trà ngâu, trà cúc, trà nhài, nhưng tôi cho rằng trà sen là hơn cả, lại có tiếng nói nhỏ: “sau khi các quan ăn tiệc dê chớ có uống trà đấy”. Hội đồng bàn đi tính lại thấy thứ nào cũng là vị thuốc hay, thứ nào cũng là thực phẩm quý, quý đến mức khó mà thay thế. Thời buổi kinh tế thị trường, ô nhiễm lắm, bệnh tật nhiều nên cần nhiều vị thuốc có tác dụng khác nhau. Lại cần chú ý tính dân tộc, tính truyền thống chứ. Ông chủ tịch không giám đưa ra kết luận riêng vì thực phẩm bị ô nhiễm, người ta dùng nhiều hóa chất bảo quản, nhiều thuốc trừ sâu thì thực phẩm an toàn lại là gấc và sen. Xét về mặt giản dị, dân giã thì cây gấc là quý. Xét về vẻ đẹp lung linh lại phải tính đến đào. Nhưng để tận dụng làm thuốc lại phải bình cho sen. Trời đã trưa, bụng đã đói, hội đồng đành nghỉ để xin ý kiến bình chọn của độc giả qua số điện thoại mà cách kinh doanh của vô tuyến vẫn làm. Ông chủ tịch hội đồng tóc bạc, trán hói, nói những lời như phân bua, như muốn tâm sự Kính thưa các nhà khoa học trong hội đồng, trong xã hội ta rất nhiều việc đáng làm, nhưng nhiều khi rất khó. Việc bình chọn các cây thuốc là rất cần nhưng việc cần hơn, lớn hơn là Y miếu, Y miếu có cùng thời với Văn miếu, từ 10 mẫu đất, sau thực dân chiếm còn 750 m2. Nhưng thực dân rút đi thì nay 750 m2 cũng mất chỉ còn lại Y miếu thôi. Võ miếu thì mất rồi. Vậy Võ miếu, Y miếu, Văn miếu cái nào quan trọng hơn, cái nào cần bảo vệ và cần khôi phục. Khó quá, đó là việc của trời. Việc bình xét cho 3 cây cũng vậy, tôi xin bất lực, xin hội đồng cho tôi từ chức. Hội đồng chọn một hiền tài thay tôi. Các thành viên hội đồng nhìn ngắm đĩa xôi gấc, gói chè sen, cành đào trên bàn thờ Y miếu rồi lặng lẽ vái lạy ra về...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2