intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình - Vũ Mạnh Lợi

Chia sẻ: Dsczx Dsczx | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:63

442
lượt xem
96
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình nhằm trình bày về các vấn đề giới ở Việt Nam hiện nay, kkái niệm Bạo lực trên cơ sở giới và bạo lực gia đình, các chính sách của Đảng và nhà nước về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình, hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam với các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình - Vũ Mạnh Lợi

  1. BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH Tài liệu tham khảo Tài liệu này đã được Ban Gia đình Xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam xuất bản với sự tài trợ của UNFPA và SDC Vũ Mạnh Lợi Hà nội 2007
  2. PHẦN I: BÌNH ĐẲNG GIỚI ...............................................................................3 1.1. Giới thiệu ......................................................................................................3 1.2. Từ "bình đẳng nam-nữ" đến "bình đẳng giới"..............................................4 1.3. Các vấn đề giới ở Việt Nam hiện nay.........................................................19 PHẦN II. PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH..........................................30 2.1. Khái niệm Bạo lực trên cơ sở giới và bạo lực gia đình ..............................30 2.2. Bạo lực trong gia đình ở Việt Nam.............................................................34 2.3. Các dạng bạo lực gia đình...........................................................................41 2.4. Các chính sách của Đảng và nhà nước về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình ................................................................................44 2.5. Hiểu biết pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình của người dân ........45 2.6. Các nguyên nhân của bạo lực gia đình .......................................................48 2.7. Kinh nghiệm hoạt động phòng chống bạo lực gia đình ở Việt Nam..........51 PHẦN III. HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI, PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ........................................................................56 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................61
  3. PHẦN I: BÌNH ĐẲNG GIỚI 1.1. Giới thiệu Bình đẳng nam-nữ là vấn đề luôn được Đảng và Bác Hồ quan tâm trong suốt chặng đường cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều này đặc biệt có ý nghĩa và thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng và Bác Hồ khi cách mạng nước ta xuất phát từ một chế độ thuộc địa và phong kiến, nơi phụ nữ có địa vị thấp kém, không được ngang bằng với nam giới. Với ngọn cờ nam nữ bình quyền, người phụ nữ dần dần được giải phóng khỏi gông cùm của tư tưởng phong kiến, trọng nam khinh nữ, được huy động tham gia vào sự nghiệp chung của dân tộc và họ đã có đóng góp to lớn trên tất cả các phương diện trong suốt cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc trước đây cũng như trong sự nghiệp xây dựng đất nước cho đến ngày nay. Không phải ngẫu nhiên mà trong hàng ngũ những nhà lãnh đạo cao nhất của nước ta ngay từ ngày đầu cách mạng cho đến nay đã có những phụ nữ như Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Thị Định, Nguyễn Thị Bình, Trương Mỹ Hoa, Nguyễn Thị Doan, và nhiều người khác. Luật Hôn nhân và Gia đình đầu tiên của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam) được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 12 năm 1959 đã "xóa bỏ những tàn tích còn lại của chế độ hôn nhân phong kiến cưỡng ép, trọng nam khinh nữ" (Điều 2), và khẳng định "Nhà nước bảo đảm việc thực hiện đầy đủ chế độ hôn nhân tự do và tiến bộ, một vợ một chồng, nam nữ bình đẳng" (Điều 1). Kể từ năm 1954 ở miền Bắc và từ năm 1975 trên phạm vi cả nước, nhân dân ta đã được sống dưới chế độ mới do Đảng lãnh đạo. Nam nữ bình đẳng luôn luôn là chính sách được Đảng và nhà nước ta theo đuổi. Phụ nữ được tạo điều kiện học tập, lao động, và phát triển về mọi mặt. Vậy tại sao ngày nay ta vẫn còn nói đến bình đẳng nam-nữ? Tại sao lại dùng từ "bình đẳng giới" thay cho "bình đẳng nam-nữ"? Phải chăng sau bao nhiêu năm sống trong chế độ đề cao bình đẳng nam-nữ phụ nữ vẫn chưa được bình đẳng với nam giới? Vì sao có tình hình đó và chúng ta phải làm gì để có thể cải thiện tình hình? Phần này sẽ giúp trả lời những câu hỏi này.
  4. 1.2. Từ "bình đẳng nam-nữ" đến "bình đẳng giới" Quan niệm về bình đẳng nam-nữ thay đổi cùng với những nhận thức xã hội mới Thời phong kiến, từ nhỏ phụ nữ đã được dạy dỗ cẩn thận về đạo Tam tòng "tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử", nghĩa là khi còn ở nhà với cha mẹ thì phải vâng lời cha mẹ, khi đi lấy chồng thì phải nghe chồng, chồng chết thì phải nghe theo con trai. Họ cũng được dạy đạo Tứ đức, bao gồm công, dung, ngôn, hạnh, nghĩa là phải khéo trong nữ công gia chánh, phải gọn gàng sạch sẽ và dáng điệu thanh lịch, phải ăn nói dịu dàng khoan thai, phải nết na, kính trên nhường dưới, chiều chồng thương con, ra ngoài xã hội thì nhu mì, khiêm tốn (Bính 1913 (bản in 2003)). Trong khi đó, người chồng thì không phải theo những đạo lý dành riêng cho phụ nữ này. Trong sách Việt nam Phong tục, Phan Kế Bính (bản in năm 2003 của NXB Văn hóa-Thông tin, trang 87) có viết: Chỉ người đàn ông được tự do nghĩa là muốn chơi bời gì thì chơi, muốn đi lại đâu thì đi lại, người vợ không có quyền ngăn cấm được, mà vợ hơi có điều tiếng gì trái gia pháp thì chồng có thể chửi mắng được, đánh đập được. Tục tảo hôn và chế độ đa thê đã đày đọa nhiều phụ nữ cả về thể xác lẫn tinh thần, biến họ thành cái máy đẻ và người lao động không công cho nhà chồng. Cảnh chua xót của thân phận người phụ nữ được khắc họa rất rõ nét trong nhiều vần thơ bất hủ của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương (các bài thơ Thân phận người đàn bà, Làm lẽ, và nhiều bài khác). Lễ giáo phong kiến có 7 điều cấm (gọi là thất xuất) đối với người vợ mà nếu phạm phải sẽ bị đuổi. Đó là (1) không có con trai, (2) dâm đãng, (3) không thờ phụng cha mẹ chồng, (4) lắm điều, (5) trộm cắp, (6) ghen tuông, và (7) có bệnh hiểm nghèo có thể lây lan (Phan Kế Bính 1913, theo bản in năm 2003). Không có những quy định tương tự cho nam giới. Thời phong kiến, phụ nữ không được đi học như nam giới không phải vì họ kém cỏi, mà bởi vì xã hội thời đó trọng nam khinh nữ. Lịch sử cũng đã ghi rằng năm Giáp Ngọ thời nhà Mạc (1594), một phụ nữ tài năng tên là Nguyễn
  5. Thị Duệ muốn đi thi buộc phải giả trai1. Ở ngoài xã hội, phụ nữ không có vai trò gì đáng kể. Phụ nữ không được tham gia các tổ chức hành chính và các tổ chức phi hành chính của làng Việt cổ truyền như phe, hội, phường, giáp (Minh 1952 (bản in năm 1970)). MỤC DÀNH CHO PHỤ NỮ: VỀ SỰ BẤT CÔNG Quảng Châu, 4-4-1926 Đại Đức Khổng Tử nói: Chồng phải dạy vợ Đức Mạnh Tử lại lưu ý rằng: Đàn bà và trẻ con khó dạy bảo: nếu cho họ gần thì họ khinh nhờn; nếu bỏ mặc họ thì họ thù oán. Người Trung Quốc thường so sánh phụ nữ với con gà mái: "Gà mái gáy báo sáng là điềm gở cho cả gia đình". Ở An Nam, chúng ta nói: Đàn bà phải quanh quẩn trong bếp. Trong xã hội và trong gia đình, người phụ nữ bị hạ thấp tột bậc và không được hưởng chút quyền gì. Hỡi chị em! Vì sao chị em lại phải chịu sự áp bức bất công này? MỘNG LIÊN (bí danh của Hồ Chí Minh) Trích Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 2, trang 448 Những bất bình đẳng nam nữ nêu trên là những bất bình đẳng dễ thấy. Sau cách mạng, Hiến pháp và luật pháp của chính quyền nhân dân do Đảng và Bác Hồ lãnh đạo đã xóa bỏ về mặt pháp lý những bất bình đẳng kể trên, khẳng định quyền bình đẳng giữa nam và nữ. Điều 9, Hiến Pháp năm 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là Cộng hòa XHCN Việt Nam, có nêu rõ "đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện". Nguyên tắc bình đẳng nam nữ này được thể hiện cụ thể hơn trong Luật Hôn nhân và Gia đình được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 12 năm 1959, theo đó "nhà nước bảo đảm việc thực hiện đầy đủ chế độ hôn nhân tự do và tiến bộ, một vợ một chồng, nam nữ bình đẳng" (Điều 1), và "xóa bỏ những tàn tích còn lại của chế độ hôn nhân phong kiến cưỡng ép, trọng nam khinh nữ" 1 Năm ấy bà Nguyễn Thị Duệ đỗ trạng nguyên, và trở thành người phụ nữ đầu tiên của nước ta đỗ tiến sĩ. Người đời sau lập đền thờ bà tại hậu cung Văn miếu Mao Điền thuộc tỉnh Hải Dương (theo website của Đảng Cộng sản Việt Nam).
  6. (Điều 2). Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi vào các năm 1986 và 2000 cũng khẳng định rõ ràng quyền bình đẳng giữa nam và nữ. Trong chế độ mới, phụ nữ được đi học, được tạo điều kiện làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, công sở của nhà nước, tham gia các công tác xã hội, có quyền bầu cử và ứng cử như nam giới, và nhiều phụ nữ đã tham gia bộ máy quản lý lãnh đạo ở tất cả các cấp chính quyền. Nhận thức của nam giới về bình đẳng nam-nữ cũng thay đổi nhiều. Phụ nữ ngày nay nhìn chung được tôn trọng cả trong gia đình và ngoài xã hội. Có thể nói cách mạng nước ta cũng đồng thời là cách mạng giải phóng phụ nữ. Sau nhiều năm sống dưới chế độ mới, nhiều người đã nghĩ rằng ở nước ta không còn bất bình đẳng giữa nam và nữ. Những khác biệt giữa nam và nữ chỉ là sự khác nhau do thiên chức của nam khác thiên chức của nữ mà thôi. Đạo Tam Tòng ngày nay không còn phổ biến nữa, nhưng đạo Tứ Đức (công, dung, ngôn, hạnh) vẫn được nhiều người cho là còn nguyên giá trị vì nó phản ánh "thiên chức" của người phụ nữ (Franklin 2001). Người ta thường nói đảm đang việc nhà là thiên chức của phụ nữ. Phụ nữ phải là người đảm đương chủ yếu các công việc nội trợ như cơm nước, giặt giũ, quét dọn nhà cửa, chăm sóc con cái, và nhiều việc khác trong gia đình trong khi nam giới không làm nội trợ hoặc cùng lắm chỉ phụ giúp. Ăn cơm xong bà vợ rửa chén bát không thể nói là bất bình đẳng. Nó thể hiện sự phân công lao động... Ăn chơi và nhậu chắc nam giới nhiều hơn phụ nữ, điều này phụ nữ không thể nói mấy ông nam giới được mà do giới tính của mình. Nam nông dân trẻ ở Huế (trích trong (Franklin 2001), trang 51). Phụ nữ cũng thường được xem như người yếu đuối, không quyết đoán, không có tầm nhìn xa bằng nam giới nên không thể làm trụ cột trong gia đình được, không thể có tiếng nói quyết định những việc hệ trọng của gia đình.
  7. Em thấy thứ nhất là tính cách, coi như là em thấy tính cách người đàn ông phải mạnh mẽ. Và cái thứ hai nữa là về cái mặt trí tuệ rất quan trọng vì trong cuộc sống hàng ngày, người đàn ông có chi nữa thì người ta nói người đàn ông phải trên người phụ nữ một cái đầu. Nữ buôn bán ở Huế (trích trong (Franklin 2001), trang 76). Điều này cũng được nhiều người xem là sự khác biệt về "thiên chức" giữa nam và nữ, là điều không tránh khỏi. Bình đẳng nam-nữ, vì vậy, chỉ có ý nghĩa tương đối. Sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới đã quy định cái vẫn thường được gọi là Thiên chức. Thiên chức đó quy định vai trò của họ. Điều đó có nghĩa là bình đẳng có ý nghĩa tương đối. Nam sinh viên ở Hà nội Bình đẳng là đúng, nhưng bình đẳng không có nghĩa là phải bằng nhau. Cần phải trả người phụ nữ về đúng chức năng của họ là cách tốt nhất. Nam công nhân ở Thái Nguyên (trích trong (Franklin 2001), trang 50) Điều đáng lưu ý ở đây là quan niệm về thiên chức như nêu trên, và kèm theo nó là gánh nặng công việc gia đình của phụ nữ, những hạn chế của họ trong việc ra quyết định, học tập, lao động, tham gia công tác xã hội, tham gia quản lý, lãnh đạo chẳng những là quan niệm của nam giới mà còn được nhiều phụ nữ chia sẻ. Nhiều phụ nữ và nam giới khác lại không đồng ý với quan điểm này và cho rằng phụ nữ ngày nay chưa được bình đẳng với nam giới (Franklin 2001).
  8. "Thiên chức" có thể hiểu là những đặc tính "trời phú", có sẵn trong người phụ nữ ngay từ khi lọt lòng mẹ. Đúng là ngay từ khi sinh ra, phụ nữ và nam giới đã khác nhau thể hiện ở những đặc điểm sinh học như cấu tạo cơ thể và các bộ phận sinh dục. Khi trưởng thành, phụ nữ có thể mang thai, sinh đẻ, nuôi con bằng sữa mẹ, trong khi nam giới có thể sản xuất ra tinh trùng để thụ thai. Những khác biệt giữa nam và nữ này là dễ thấy và có lẽ không có ai cho rằng những khác biệt đó là bất bình đẳng nam-nữ. Tuy nhiên, những khác biệt giữa nam và nữ trong địa vị xã hội, trong gia đình, trong học tập, lao động, và thăng tiến như nêu trên có phải là "thiên chức" không là điều còn gây nhiều tranh cãi ở nước ta hơn nhiều. Những điều nói trên cho thấy cần phân biệt những đặc tính sinh học có sẵn từ lúc lọt lòng và những đặc tính có được do nam và nữ học được từ truyền thống, phong tục tập quán, trong quá trình giáo dục và giao tiếp xã hội. Nói cách khác, để hiểu rõ những khác biệt giữa nam và nữ nào là do "thiên chức", do sự khác nhau về sinh học, và những khác biệt giữa nam và nữ nào không phải do "thiên chức" mà chỉ là quan niệm bất bình đẳng, ta cần tách riêng những đặc tính sinh học với các đặc tính có nguồn gốc văn hóa, kinh tế, hay xã hội của nam và nữ. Khái niệm "giới tính" và khái niệm "giới" được sử dụng chính là để phân biệt sự khác nhau giữa nam và nữ nào là do "thiên chức" và sự khác nhau nào không phải là do "thiên chức". Những khác biệt giữa nam và nữ do "thiên chức", hay "thiên bẩm", "trời phú", sinh ra đã có là những khác biệt hầu như không thay đổi được trong suốt cuộc đời con người. Những khác biệt giữa nam và nữ nảy sinh do người ta học được từ gia đình, nhà trường, và giao tiếp xã hội chứ không phải sinh ra đã có mới là cái tạo nên sự bất bình đẳng nam-nữ mà ta cần phải đấu tranh để xóa bỏ. Khái niệm "giới và "giới tính" Giới tính: Điều 5, Luật Bình đẳng giới có nêu rõ "giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ".
  9. Giới tính chỉ sự khác nhau về mặt sinh học giữa nam và nữ từ khi sinh ra đã có. Sự khác nhau này được thể hiện ở vóc dáng, giọng nói, bộ phận sinh dục; nam giới có tinh trùng; phụ nữ có khả năng mang thai, đẻ con, và nuôi con bằng sữa mẹ, và nhiều sự khác nhau về sinh học trong cơ thể nam và nữ khác. Giới: Điều 5, Luật Bình đẳng giới có nêu rõ "giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội". Giới chỉ khác biệt giữa nam và nữ nảy sinh do người ta học được từ gia đình, nhà trường, và giao tiếp xã hội chứ không phải sinh ra đã có. Khi nói đến "giới" ta nói đến vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội gán cho nam và nữ trong một nền văn hoá, một xã hội và một thời điểm nhất định. Nói cách khác, "giới" chỉ những hành vi và những điều mà mọi người mong muốn thấy ở nam và nữ. Những cách nghĩ, cách ứng xử này không phải "trời sinh ra thế", mà do nam và nữ học được trong quá trình trưởng thành và giao tiếp xã hội. Những điểm khác biệt về xã hội giữa nam và nữ là do ảnh hưởng của nền giáo dục, của văn hoá truyền thống và những quan niệm xã hội tồn tại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những vai trò, trách nhiệm xã hội, và quyền lợi gán cho nam và nữ này có thể thay đổi được cùng với tiến bộ trong nhận thức xã hội về bình đẳng nam nữ. Như vậy, khái niệm "giới tính" hoàn toàn khác với khái niệm "giới". Sau đây, hai khái niệm này sẽ được sử dụng mà không để trong ngoặc kép. Sự khác nhau giữa giới và giới tính: Giới tính Giới Đặc điểm về sinh học khác nhau Cách ứng xử, vai trò, hành vi
  10. Giới tính Giới giữa nam và nữ (sinh ra đã có) mà xã hội mong đợi ở nam và Ví dụ: Vóc dáng, giọng nói, cơ nữ (không phải sinh ra đã có) quan sinh dục; Nam giới có tinh Ví dụ: Chồng là trụ cột trong gia trùng và có thể làm cho phụ nữ thụ đình, phụ nữ luôn phụ thuộc vào thai; Nữ giới có trứng, có khả năng nam giới; chồng chỉ làm những mang thai, sinh con, cho con bú việc lớn, vợ phải giỏi nội trợ. bằng sữa mẹ. Người ta khi sinh ra đã thuộc về Người ta học và nhập tâm về một giới tính nhất định và không các vai trò giới trong quá trình thay đổi theo thời gian. trưởng thành và giao tiếp xã Ví dụ: một người sinh ra đã biết là hội, điều này có thể thay đổi trai hay gái căn cứ vào các đặc theo thời gian. điểm sinh học của cơ thể. Ví dụ: Nam không nấu cơm không phải vì họ không có khả năng về mặt sinh học để nấu cơm mà vì từ nhỏ đến lớn họ được gia đình và xã hội dạy rằng đó là việc của phụ nữ và họ không được dạy để làm việc đó. Nếu xã hội thay đổi quan niệm và dạy cho cả nam và nữ cùng nấu cơm thì khi lớn lên cả nam và nữ sẽ cùng chia sẻ việc nấu cơm một cách bình đẳng. Quan niệm về giới tính của một Quan niệm về các vai trò giới người ở nơi nào cũng vậy. khác nhau theo phong tục tập Ví dụ: Một người sinh ra đã là quán, theo vùng, và thời gian . nam (hay nữ) thì đi đâu cũng được Ví dụ: ở người Kinh, khi kết hôn coi là nam (hay nữ). cô dâu phải về nhà chồng (vai trò của cô dâu); ở một số dân tộc ở Tây Nguyên, khi kết hôn, chú rể phải về nhà vợ (vai trò của chú rể). Thời phong kiến, nam giới có thể có nhiều vợ; ngày nay nam giới chỉ có thể có một vợ (thay đổi
  11. Giới tính Giới theo thời gian) (Khó) Không thay đổi được Có thể thay đổi theo thời gian. (trừ phi phẫu thuật, dùng hóc-môn Có thể thay đổi khi quan niệm xã có thể thay đổi hình thể đến một hội và các điều kiện xã hội thay mức độ nào đó) đổi. Ví dụ: trước đây phụ nữ không chơi đá bóng, bây giờ có giải bóng đá nữ. Những nhầm lẫn thường gặp về cách hiểu từ "giới" Có hai nhầm lẫn quan trọng nhất thường thấy khi người ta dùng từ "giới". Thứ nhất, đó là nhầm lẫn với nghĩa khác của từ "giới". Trong tiếng Việt, từ "giới" vốn có ý nghĩa là một nhóm người, một tầng lớp, ví dụ như "giới văn nghệ sỹ", "giới báo chí" hay "báo giới", "giới thanh niên" hay "giới trẻ", vân vân. Thậm chí người ta dùng cả từ "giới phụ nữ" với ý nghĩa chỉ một nhóm phụ nữ hoặc phụ nữ nói chung. Khi từ "giới" với ý nghĩa như nêu trên, chỉ những khác biệt giữa nam và nữ mà không phải là những khác biệt sinh học, xuất hiện và được sử dụng trong những năm gần đây, nhiều người lầm tưởng đó là nói về một nhóm người nào đó. Sự nhầm lẫn này khiến cho họ không chú ý đến mối quan hệ giữa nam và nữ và vấn đề bình đẳng nam nữ mà từ này ám chỉ. Để tránh sự hiểu lầm này, nên coi từ "giới" là từ đồng âm nhưng có nhiều nghĩa. Nếu chỉ nói "giới" mà không có thêm bổ ngữ nào khác ta có thể hiểu đó là nói về quan hệ giữa nam và nữ. Nhầm lẫn thứ hai, cũng khá phổ biến, là việc coi "giới" chỉ là từ chỉ những gì liên quan đến phụ nữ. Nhầm lẫn này khá phổ biến ngay cả trong nhiều cán bộ Hội Phụ nữ ở cấp cơ sở. Họ có thể dùng từ "giới" trong các bài phát biểu hay trong các báo cáo, nhưng nội dung của nó lại chỉ bàn về các vấn đề của riêng phụ nữ. Những hoạt động liên quan đến "giới" cũng rất ít nam giới tham gia trong khi lẽ ra nam và nữ đều phải tham gia như nhau. Sở dĩ có điều này là vì trên thực tế trọng tâm của các hoạt động nhằm thúc đẩy bình
  12. đẳng giới thường nhằm vào sự cải thiện địa vị của phụ nữ so với nam giới. Cần thấy sự khác nhau căn bản giữa "giới" và "phụ nữ" là từ "giới" chỉ quan hệ giữa nam và nữ chứ không phải chỉ nói đến phụ nữ. Hai nhầm lẫn trên đây là trở ngại quan trọng đối với việc nâng cao nhận thức của mọi người về bình đẳng giới. Cần nỗ lực khắc phục hai nhầm lẫn này càng nhanh càng tốt để tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới trong toàn xã hội. Các quan niệm về giới được hình thành như thế nào? Người ta sinh ra đã có giới tính, song người ta phải học hỏi mới có các đặc tính giới. Những quan niệm về giới trong xã hội quy định những hành vi được khuyến khích đối với nam và nữ, các cơ hội trong cuộc sống của họ, các quan hệ của họ, kể cả các quan hệ về quyền lực tương đối giữa nam và nữ. Trong mọi xã hội đều có sự khác biệt và bất bình đẳng về giới và những khác biệt này được tái tạo từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua việc dạy dỗ trẻ em các khuôn mẫu giới. Các vai trò và quan hệ giới có tác động lớn đến các cơ hội kinh tế và xã hội của nam và nữ thông qua ảnh hưởng của nó đến việc đầu tư cho giáo dục cho con trai và con gái, việc chăm sóc sức khỏe cho con trai và con gái, việc phân công lao động theo giới tính, khả năng tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực sản xuất. Như trên đã nêu, thời phong kiến phụ nữ được dạy phải tuân theo Tam Tòng và Tứ Đức. Ngày nay, phụ nữ và nam giới cũng được dạy dỗ từ nhỏ để đóng các vai trò xã hội khác nhau và để có cách ứng xử khác nhau. Nhìn chung, nam giới vẫn thường được coi là trụ cột của gia đình, là người chủ gia đình, có quyền quyết định các việc quan trọng của gia đình. Phụ nữ phải đảm đương công việc nội trợ và chăm sóc con cái. Tứ Đức bao gồm công, dung, ngôn, hạnh vẫn được coi là những điều phụ nữ cần phấn đấu để trở thành người phụ nữ tốt, trong khi không ai coi đó cũng là những điều nam giới cần làm theo.
  13. Những điều được dạy dỗ từ nhỏ có phân biệt đối với nam và nữ dần dần ăn sâu vào tiềm thức của mỗi chúng ta, điều chỉnh hành vi của chúng ta đến mức chúng ta ứng xử theo khuôn phép giới đó mà không mảy may băn khoăn về tính công bằng của nó. Chính điều này giải thích tại sao nhiều phụ nữ cũng có cùng quan niệm như nam giới khi nói về vai trò của nam và nữ. Cả nam và nữ đều cho rằng việc nội trợ và chăm sóc con cái là “thiên chức” bất di bất dịch của phụ nữ, rằng vai trò trụ cột của gia đình là “thiên chức” của nam giới. Tất cả những giáo lý có phân biệt đối với nam và nữ trước đây cũng như những khác biệt trong các vai trò và kỳ vọng xã hội đối với nam và nữ ngày nay đều là sản phẩm do con người nghĩ ra, mang tính xã hội, được truyền tải từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giáo dục, chứ không phải do sự khác nhau tất yếu về mặt sinh học giữa nam và nữ tạo nên, không phải “thiên chức”. Những khác biệt này chính là khác biệt về giới. Các định kiến giới Điều 5, Luật Bình đẳng giới có nêu rõ "bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó". Với sự phân biệt khái niệm "giới tính" và "giới", chúng ta dễ nhận dạng những định kiến bất bình đẳng giữa nam và nữ hơn. Sự bất bình đẳng nào không xuất phát từ đặc điểm sinh học của nam và nữ thì đó là bất bình đẳng giới. Việc nhận dạng những định kiến giới có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đấu tranh thúc đẩy bình đẳng giới trong gia đình và ngoài xã hội. Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ. (Điều 5, Luật Bình đẳng giới). Định kiến giới là suy nghĩ của mọi người về những khả năng của nam và nữ, về tính cách mà phụ nữ và nam giới nên có, về loại hoạt động nghề nghiệp
  14. mà phụ nữ và nam giới có thể làm hoặc không thể làm. Các định kiến này có thể khác nhau trong các nhóm xã hội khác nhau, ở các vùng khác nhau, các nền văn hoá khác nhau và các nhóm dân tộc khác nhau. Định kiến giới có thể có tác động tiêu cực đến cơ hội phát triển của nam và nữ. Chẳng hạn, định kiến "kỹ sư xây dựng phải là nam giới, nữ giới chỉ nên làm nghề giáo viên" ảnh hưởng trực tiếp đến việc lực chọn nghề nghiệp của nam và nữ vì nó thu hẹp lựa chọn nghề của họ. Định kiến "nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô" (nghĩa là có một con trai cũng là có, mà có 10 con gái cũng là không) là một định kiến mang nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ, có tác động tiêu cực đến thái độ và hành vi KHHGĐ, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản phụ nữ và trẻ em. Ngày nay vẫn nhiều người có định kiến này, gây sức ép cho phụ nữ phải đẻ bằng được con trai mới thôi. Trong các gia đình đã có nhiều con gái, việc tiếp tục sinh đẻ sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe bà mẹ, đông con gây khó khăn cho kinh tế gia đình, khiến con cái không được chăm sóc tốt. Một số định kiến thường gặp • Nam phải là trụ cột trong gia đình, nam làm chủ hộ, nữ làm nội trợ; "vắng đàn ông quạnh nhà, vắng đàn bà quạnh bếp"; • Nam làm việc lớn, nữ chăm sóc gia đình; "đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm"; • Nam nhìn xa trông rộng hơn nữ, nam suy nghĩ sâu sắc, nữ hời hợt; "đàn ông nông nổi giếng khơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu"; • Nam có quyền dạy vợ; "dạy con từ thủa còn thơ, dạy vợ từ thủa bơ vơ mới về"; nữ phải nghe chồng, "thuyền theo lái, gái theo chồng"; • Nuôi dạy con cái là việc của phụ nữ; "con hư tại mẹ, cháu hư tại bà"; • Nam quyết định các việc lớn; • Nữ quản lý chi tiêu trong gia đình, "tay hòm chìa khóa"; • "Trai tài, gái sắc"; • Nam khỏe, nữ yếu; nam làm việc nặng, nữ làm việc nhẹ (cấy lúa
  15. được coi là "việc nhẹ" trong khi đó là công việc hết sức nặng nề); • Nam giỏi việc xã hội, nữ giỏi việc nhà; • Nam giỏi về kỹ thuật hơn nữ; nữ tỉ mỉ, khéo léo, kiên nhẫn, hơn nam; • Trước hôn nhân nữ phải giữ trinh tiết, nam có thể chơi bời; sau khi kết hôn vợ phải chiều chồng vô điều kiện trong quan hệ tình dục; nam phải chủ động, nữ không nên chủ động trong quan hệ nam nữ; Định kiến giới cũng có thể có mặt tác động tích cực. Ví dụ, quan niệm : phụ nữ cần giữ gìn trinh tiết và không nên có quan hệ tình dục trước hôn nhân; bên cạnh hàm ý bất bình đẳng giới (vì không quy định nam phải như vậy), định kiến này khuyến khích phụ nữ chưa kết hôn cần thận trọng trong quan hệ nam nữ và tránh quan hệ tình dục trước hôn nhân - là điều tốt cả về mặt văn hóa lẫn chăm sóc SKSS, SKTD. Chính tính chất đa diện này của một số định kiến khiến cho việc thay đổi nó theo hướng bình đẳng giới trở nên khó khăn. Khía cạnh tích cực có thể được sử dụng để biện minh cho sự duy trì định kiến mà về bản chất là bất bình đẳng giới. Định kiến giới chi phối cách người ta lý giải thực tiễn xã hội và do đó thường có tác động khác nhau đối với nam và nữ. Chẳng hạn, chính sách cấp đất cho các hộ gia đình sản xuất thoạt nhìn có vẻ không có liên quan gì đến các quan hệ giới. Song các định kiến giới sẵn có trong gia đình và ngoài xã hội rằng nam giới có vai trò trụ cột, là người ra các quyết định quan trọng trong gia đình, đã dẫn đến việc ở phần lớn các địa phương khi cấp đất chỉ ghi tên người chồng trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Điều này đã xảy ra ngay cả khi chính sách của nhà nước không hề quy định chỉ có nam giới mới có quyền đứng tên trong sổ đỏ. Việc không có tên trong sổ đỏ khiến cho người phụ nữ không có quyền hợp pháp đối với mảnh đất của hộ gia đình, và đặt họ vào thế dễ chịu thua thiệt trong những trường hợp khi họ không đồng ý với quyết định liên quan đến đất đai của chồng, đặc biệt trong trường hợp có ly hôn. Thực tế này đã khiến cho nhà nước có sửa đổi chính sách cấp đất cho hộ gia đình với quy định phải ghi tên cả hai vợ chồng trong sổ đỏ (xem Chiến lược toàn diện về Tăng trưởng và Giảm nghèo).
  16. Gia đình và vấn đề giới Trong các tổ chức xã hội, gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc định hình các giá trị gán cho nam và nữ. Gia đình là nơi mà nhiều quyết định quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của các thành viên được đưa ra, như các quyết định về hôn nhân, quyết định về sinh con, số con, con trai hay con gái, và thời điểm sinh con, các quyết định về sản xuất, tiêu dùng, sử dụng thời gian nhàn rỗi, v.v... Gia đình cũng là nơi dạy cho trẻ em những chuẩn mực xã hội liên quan đến ứng xử của nam và nữ, và thông qua đó chuyển tải các giá trị giới từ thế hệ này sang thế hệ khác. ở một số nơi, việc gia đình dành nhiều nguồn lực cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, và các đầu tư khác cho con trai hơn cho con gái đã khiến cho các em gái có nguy cơ suy dinh dưỡng cao hơn, khi ốm đau không được chữa chạy tốt như con trai, và khi gia đình gặp khó khăn về kinh tế thì thường các em gái phải chịu thiệt thòi hơn, phải bỏ học để tham gia kiếm sống, v.v.. Khi trưởng thành, những phụ nữ sinh ra và lớn lên trong các gia đình trọng nam khinh nữ thường có ít năng lực nắm bắt các cơ hội kinh tế và tham gia vào các mặt khác của đời sống chính trị-xã hội như nam giới, không phải vì họ kém cỏi chỉ vì họ là phụ nữ mà bởi vì họ đã không được tạo điều kiện chuẩn bị bản thân để có đủ năng lực như nam giới. Những quyết định thiên lệch về giới ở cấp độ gia đình như vậy thường có xu hướng củng cố thêm sự bất bình đẳng giới. Quan hệ giới trong gia đình cũng chịu ảnh hưởng của những phẩm chất cá nhân của các thành viên trong gia đình như học vấn, khả năng đóng góp về kinh tế, và các tính cách cá nhân khác. Những yếu tố bên ngoài gia đình Những vấn đề trong gia đình như nam hay nữ có quyền quyết định và có quyền quyết định về vấn đề gì đều có những hậu quả đối với các quan hệ giới trong gia đình. Nhưng những quan hệ giới trong gia đình không nảy sinh từ hư vô, mà chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên ngoài gia đình như các chuẩn mực văn hóa và xã hội, các quy định của luật và chính sách, các yếu tố kích thích và trở ngại của điều kiện kinh tế bên ngoài gia đình, v.v... Khi những yếu tố bên ngoài gia đình này thay đổi, chúng thường dẫn đến sự thay đổi các cơ hội và thách thức đối với nam và nữ, kết quả là các quan hệ giới cũng bị thay đổi theo. Ngay cả khi những thay đổi ngoài gia đình, như thay đổi về một chính sách nào đó, không có tính đặc thù theo giới thì thông
  17. thường chúng có tác động khác nhau đối với nam và nữ như thí dụ về việc cấp sổ đỏ nêu trên đây. Có thể thay đổi được các quan hệ giới không? Vì các vai trò và quan hệ giới mang bản chất xã hội (chứ không phải bản chất sinh học), do con người nghĩ ra, nên con người cũng có thể thay đổi chúng. Trong quá trình phát triển, các quan hệ giới thay đổi theo sự thay đổi của hoàn cảnh xã hội. ở nước ta trong thế kỷ XX đã có nhiều thay đổi trong các quan hệ giới. Địa vị phụ nữ so với nam giới đã được cải thiện nhiều, đặc biệt từ sau khi cách mạng thành công ở miền Bắc năm 1945 và sau ngày thống nhất đất nước năm 1975. Giải phóng phụ nữ đã và luôn luôn là mục tiêu ưu tiên hàng đầu của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt nam. Phụ nữ ngày nay đã có nhiều quyền hơn các thế hệ phụ nữ trước đây. Tuy vậy, phấn đấu cho một xã hội bình đẳng giới là con đường lâu dài và không thể thực hiện được chỉ một sớm một chiều. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh (Minh 1952 (bản in năm 1970)) có viết: NAM NỮ BÌNH QUYỀN Nhiều người lầm tưởng đó là một việc dễ, chỉ: hôm nay anh nấu cơm, rửa bát, quét nhà, hôm sau em quét nhà, nấu cơm, rửa bát thế là bình đẳng bình quyền. Lầm to! Đó là một cuộc cách mạng khá to và khó. Vì trọng trai khinh gái là một thói quen mấy nghìn năm để lại. Vì nó ăn sâu trong đầu óc của mọi người, mọi gia đình, mọi tầng lớp xã hội. ... Vũ lực của cuộc cách mạng này là sự tiến bộ về chính trị, kinh tế, văn hóa, pháp luật. Phải cách mạng từng người, từng gia đình, đến toàn dân. Dù to và khó nhưng nhất định thành công. Viết ngày 8-3-1952, Sách Hồ Chủ tịch với vấn đề giải phóng phụ nữ, NXB Phụ nữ, Hà nội, 1970, tr. 31.
  18. Bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại ở tất các các nước ở mức độ khác nhau, kể cả các nước công nghiệp phát triển lẫn các nước đang phát triển. Hiện nay ở Việt Nam vẫn còn nhiều định kiến giới, bất bình đẳng, gây cản trở cho sự phát triển toàn diện của phụ nữ và việc thiết lập công bằng xã hội trong quan hệ giữa nam và nữ. Ý thức được điều này, năm 2006 Quốc hội đã thông qua Luật Bình đẳng giới để điều chỉnh các hành vi trong quan hệ giữa nam và nữ, đảm bảo quyền bình đẳng về mọi mặt của nam và nữ. Luật Bình đẳng giới cũng là công cụ quan trọng giúp nâng cao nhận thức của mọi người, cả nam và nữ, về những vấn đề liên quan đến giới và bình đẳng giới. Việc cải thiện địa vị cho phụ nữ thường được làm theo cách tạo điều kiện cho phụ nữ làm tốt hơn những công việc mà họ vốn vẫn làm từ trước tới nay theo quan niệm xã hội về vai trò của họ. Ví dụ, mở rộng hệ thống nhà trẻ để giúp các bà mẹ có con nhỏ có thời gian làm việc khác, hay đưa nước sạch về gần nơi ở hơn để phụ nữ đỡ mất thời gian đi lấy nước . Cách làm này chủ yếu nhằm đáp ứng những nhu cầu thực tiễn trước mắt của phụ nữ. Những biện pháp kiểu này có tác động tốt giúp cải thiện cuộc sống của phụ nữ, nhưng không phải là những biện pháp lâu dài đem đến sự bình đẳng giới thực sự. Các biện pháp có tính cơ bản hơn là làm thay đổi những định kiến bất bình đẳng giới của nam và nữ trong phân công lao động và hưởng thụ các thành quả của lao động, là lôi cuốn nam giới nhiều hơn vào việc chia sẻ trách nhiệm với phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội, là việc tăng quyền năng của phụ nữ hơn nữa thông qua giáo dục và đào tạo và tăng cường sự tham gia của họ vào việc ra các quyết định về kinh tế, chính trị, và xã hội ở mọi cấp độ. Đây là cách làm nhằm đáp ứng những nhu cầu có tính chiến lược , giải quyết tận gốc rễ các căn nguyên của bất bình đẳng giới. Trong quá trình phấn đấu để cải thiện tình trạng bất bình đẳng giới trong xã hội, ta cần chú ý đến cả nhu cầu thực tiễn lẫn nhu cầu có tính chiến lược của phụ nữ. Thay đổi nhận thức và hành động của mọi người theo hướng bình đẳng giới hơn là việc làm khó khăn. Thay đổi này ở mỗi người thường diễn ra theo một quá trình. Đầu tiên là sự thay đổi từ chỗ không ý thức được sự khác biệt giới đến chỗ có suy nghĩ nhạy cảm hơn về các khác biệt không công bằng giữa nam và nữ. Nhiều người hiểu được sự khác biệt này, song lại không có hành động cụ thể nào để đóng góp vào việc giảm thiểu bất bình đẳng giới. Từ hiểu biết đến hành động còn có một khoảng cách. Bước thay đổi tiếp
  19. theo là biến nhận thức về giới thành hành động cụ thể để giảm thiểu bất bình đẳng giới. Trong nhiều trường hợp, những hành động này thường chỉ dừng ở việc đáp ứng những nhu cầu thực tiễn của phụ nữ chứ ít góp phần giải quyết căn bản gốc rễ của sự bất bình đẳng giới. Bước quan trọng hơn là biến nhận thức thành hành động nhằm đáp ứng cả nhu cầu thực tiễn lẫn nhu cầu có tính chiến lược của phụ nữ, góp phần xóa bỏ căn nguyên sâu xa của bất bình đẳng giới trong xã hội. 1.3. Các vấn đề giới ở Việt Nam hiện nay Bất bình đẳng giới có nguồn gốc lịch sử, văn hóa, kinh tế, và xã hội phức tạp. Bất bình đẳng giới, vì thế, là vấn đề có tính toàn cầu. Không có nước nào trên thế giới xóa bỏ được hoàn toàn bất bình đẳng giới dù nhiều nước có cam kết chính trị mạnh mẽ về vấn đề này. Việt Nam là một nước nghèo song có tình trạng bình đẳng giới tốt hơn rất nhiều so với các nước có cùng trình độ phát triển kinh tế. Trong Báo cáo đánh giá chung của Liên hợp quốc về Việt Nam năm 2004 (UNDP 2004a), UNDP cũng nhận định: Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong vấn đề bình đẳng giới hơn các nước có cùng mức thu nhập đầu người khác. Vai trò thiết yếu của người phụ nữ trong cuộc đấu tranh lâu dài vì độc lập dân tộc và quyền tự quyết cũng như việc nhấn mạnh vào quyền bình đẳng trong văn hoá chính trị của Việt Nam đã củng cố nguyên tắc bình đẳng nam nữ trong xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, hiện vẫn tồn tại nhiều hố sâu ngăn cách. Phụ nữ vẫn phải nhận mức lương thấp hơn nam giới cho cùng một công việc và thường không có quyền bình đẳng đối với tài sản gia đình mặc dù đã có những tiến bộ trong các điều luật liên quan. Phụ nữ cũng phải vượt qua nhiều rào cản khi tham gia hoạt động xã hội, đặc biệt là ở cấp địa phương. Việt Nam là nước nghèo đang trên đà phát triển trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhân dân Việt Nam, cả nam và nữ, đang có nhiều khó khăn, thách thức, và cả các cơ hội trong quá trình phát triển. Nhiều nhu cầu bức xúc của phụ nữ cũng là nhu cầu bức xúc chung của nam giới. Do nhận thức xã hội về bình đẳng giới đã có nhiều thay đổi trong khoảng 10 năm qua, càng ngày chúng ta càng nhận ra nhiều điều không công bằng giữa nam và nữ mà trước đây nhiều người cho là bình thường. Trong nhiều lĩnh vực phụ nữ chịu thiệt thòi hơn nam giới một cách không công bằng do tình trạng bất
  20. bình đẳng giới trong cả suy nghĩ và hành động của nhiều người vẫn còn tồn tại dai dẳng. Phần này sẽ chỉ hạn chế ở những vấn đề thực tế mà tác giả thấy bất bình đẳng giới đang là trở ngại cho sự phát triển của phụ nữ chứ không đưa ra những nhận định toàn diện về cả thành tựu và thách thức. Những bất bình đẳng giới nêu ở đây cũng là trở ngại cho sự phát triển chung của toàn xã hội do nó đã hạn chế sự đóng góp tích cực và sáng tạo của các thành viên nữ trong xã hội vào sự nghiệp chung. Nói cách khác, xóa bỏ bất bình đẳng giới chẳng những đem lại lợi ích thiết thân cho phụ nữ, mà còn đem lại lợi ích to lớn cho cả xã hội, kể cả nam giới. Từ góc độ công bằng xã hội, bất bình đẳng giới vi phạm quyền chính đáng của phụ nữ được Hiến Pháp nước CHXHCN Việt Nam và nhiều văn bản pháp lý khác khẳng định. Trong nhiều tài liệu phân tích giới trong những năm qua, nhiều tác giả đã nêu lên tình trạng bất bình đẳng giới trong các khía cạnh khác nhau của đời sống trong gia đình và xã hội. Các góc nhìn để thấy bất bình đẳng giới thường được đề cập là: (1) bất bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn lực (các nguồn lực tài chính, vật chất, thông tin và tri thức...), (2) bất bình đẳng giới trong việc ra quyết định (trong gia đình, ở cơ quan/tổ chức, trong cộng đồng, và ngoài xã hội), (3) bất bình đẳng giới trong việc tiếp cận các cơ hội phát triển (cơ hội nghề nghiệp, cơ hội thăng tiến, cơ hội được bảo đảm an sinh xã hội...), (4) bất bình đẳng giới trong phân công lao động, (5) bất bình đẳng giới trong việc hưởng thụ các thành quả lao động (trong gia đình và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản ngoài xã hội), và (6) bất bình đẳng giới trong cách đánh giá của xã hội đối với việc làm của nam và nữ. Với các góc nhìn này áp dụng vào các lĩnh vực xã hội cụ thể ta đều dễ thấy sự tồn tại của bất bình đẳng giới. Những nghiên cứu gần đây nhìn chung đều đề cập đến bất bình đẳng giới trong lĩnh vực (1) lao động và việc làm, (2) giáo dục, (3) chăm sóc sức khỏe, và (4) sự tham gia của phụ nữ vào các hoạt động chính trị (Uỷ ban QGDS- GĐ-TE 2004; UNDP Vietnam 2004; Loi, Anh, and Que 2003; UNDP 2003; MOET and ADB 2003; Khiếu 2003; Liên Hợp Quốc tại Việt nam 2003; UNDP 2002b; UNDP 2002a; Anh, Minh, and Đức 2002; Franklin 2001; WB
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2