Báo cáo về việc thực hiện luật về bình đẳng giới, hôn nhân gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình tỉnh Đắk Nông
lượt xem 12
download
Báo cáo về việc thực hiện luật về bình đẳng giới, hôn nhân gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình tỉnh Đắk Nông được biện soạn với các nội dung: Đặc điểm tình hình chung; Công tác triển khai thực hiện Luật về Bình đẳng giới, hôn nhân gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình. Để nắm vững nội dung kiến thức mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo về việc thực hiện luật về bình đẳng giới, hôn nhân gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình tỉnh Đắk Nông
- UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HUYỆN ĐĂKR’LẤP Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: /UBND BC Đắkr’lấp, ngày tháng năm 2016 BÁO CÁO Về việc thực hiện Luật về Bình đẳng giới, hôn nhân gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 4668/UBNDVX ngày 14 tháng 9 năm 2016 về việc chuẩn bị nội dung tiếp và làm việc với Đoàn Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội khảo sát tại tỉnh Đắk Nông, Uỷ ban nhân dân huyện báo cáo tình hình thực hiện Luật Bình đẳng giới, hôn nhân gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình như sau: I.Đặc điểm tình hình chung Huyện Đắk Lấp nằm phía tây nam của tỉnh Đăk nông có tổng diện tích tự nhiên 63.585ha gồm 10 xã và 01 thị trấn với 110 thôn, bon, tổ dân phố, có 24 đồng bào dân tộc anh em sinh sống. Dân số toàn huyện 83.313 khẩu, có 3 tôn giáo chính với 18.962 hội tín đồ. Trong thời gian qua, Ủy ban nhân dân huyện đã xây dựng và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đồng thời thực hiện lồng ghép các vấn đề bình đẳng giới hôn nhân gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình trong các công tác của huyện nhằm phát huy hiệu quả các chính sách, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ, hôn nhân gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình. II. Công tác triển khai thực hiện Luật về Bình đẳng giới, hôn nhân gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình A. Về lĩnh vực bình đẳng giới 1. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới cho nhân dân và cán bộ, công chức tại địa phương Xác định được tầm quan trọng của công tác tuyên truyền việc thay đổi nhận thức, hành vi về bình đẳng giới, Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ huyện phối hợp với phòng Tư Pháp, Hội Liên hiệp Phụ nữ, phòng Y tế, UBND các xã, thị trấn tích cực triển khai tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước như: Nghi quyêt 11NQ/TW ̣ ́ ̉ ̣ ́ ̣ Luật bình đẳng giới; Công ước CEDAW, Bộ Luật Lao động, Pháp cua Bô chinh tri, lệnh Dân sô KHHGĐ, ́ các kiến thức về giới, kiến thức có liên quan đến phụ nữ,
- trẻ em; va các văn b ̀ ản khác liên quan đến bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.... 2. Việc triển khai thực hiện Luật Bình đẳng giới tại địa phương a) Ban hành văn bản của địa phương Căn cứ Quyết định số 2351/QĐTTg ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 20112020, Quyết định số 1241/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 20112015, Quyết định số 1696/QĐTTg ngày 02/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 20162020 và các văn bản hướng dẫn của các Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, UBND huyện ĐăkR’Lấp đã ban hành các văn bản: Quyết định số 3670/QĐUBND ngày 11/3/2014 của Ủy ban nhân dân huyện về việc kiện toàn lại Ban vì sự tiến bộ phụ nữ huyện ĐăkR’Lấp. Kế hoạch số 81/KHUBND ngày 9/12/2014 của Ủy ban nhân dân huyện về việc tập huấn cán bộ làm cán bộ làm công tác Bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ huyện ĐăkR’Lấp. Kế hoạch số 29/KHBVSTBPN ngày 15/4/2015 của Ban vì sự tiến bộ phụ nữ huyện ban hành Kế hoạch thực hiện hoạt động Bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ huyện ĐăkR’Lấp. Chương trình số 24/CTr UBND ngày 06/7/2016 của Ban vì sự tiến bộ phụ nữ huyện về việc công tác Bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của Phụ nữ năm 2016 trên địa bàn huyện ĐăkR’Lấp. b) Tổ chức, bộ máy và kinh phí hoạt động Bộ máy tổ chức và hoạt động về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ ở địa phương được kiện toàn theo Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ huyện ĐăkR’Lấp được kiện toàn theo Quyết định số 1286/QĐUBND, ngày 23/08/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Nông về việc thành lập Ban vì sự tiến bộ phụ nữ huyện Đăk R’Lấp. Năm 2014, Ban vì sự tiến bộ phụ nữ huyện ĐăkR’Lấp đã được kiện toàn lại vì có một số thành viên thay đổi với số thành viên hiện tại là 19 thành viên. Trong đó đồng chí Phó chủ tịch UBND – Phụ trách Văn hóa – Xã hội làm Trưởng ban, đồng chí Phó trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện làm phó ban thường trực, còn lại các đồng chí là các Trưởng, phó phòng ban các cơ quan trong huyện, các Phó chủ tịch UBND các xã, thị trấn phụ trách Văn hóa – Xã hội làm thành viên. . Xây dựng và ban hành Quy chế hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ huyện. Đến nay, toàn huyện đã có trên 10 ban, ngành, đoàn thể và 11/11 xã, thị trấn, cơ bản kiện toàn, thành lập tổ chức bộ máy Ban vì sự tiến bộ phụ nữ hoặc
- phân công cán bộ phụ trách công tác bình đẳng giới đi vào hoạt động từng bước đạt hiệu quả, thiết thực. Kinh phí hoạt động: Ngân sách Nhà nước đầu tư cho công tác bình đẳng giới là: 60 triệu đồng cụ thể qua các năm: ĐVT: Triệu đồng Ngân sách Năm Ngân sách địa phương Tổng Trung ương 2011 0 0 0 2012 0 0 0 2013 35 35 2014 0 0 0 2015 25 0 25 2016 0 0 0 Tổng cộng 60 60 c) Việc triển khai Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 20112020; Chương trình hành động quốc gia giai đoạn 20162020 và tổ chức các hoạt động về bình đẳng giới tại địa phương Ban hành chương trình công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ hằng năm; hướng dẫn các phòng, ban, ngành, UBND các xã, thị trấn triển khai công tác Bình đẳng giới. Phối hợp với Đài Phát thanh Truyền hình huyện, phòng Văn hoá – Thông tin, đưa 40 tin, bài, phóng sự về bình đẳng giới. Tổ chức 02 lớp tập huấn nâng cao năng lực công tác bình đẳng giới cho đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ các cấp với 215 lượt người tham dự tại các xã thị trấn. Đồng thời phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội triển khai các lớp tập huấn cho cán bộ phụ nữ ở huyện. d) Hoạt động của Ban vì sự tiến bộ phụ nữ và cơ chế phối hợp hoạt động với các cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới tại địa phương. Công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ huyện trong thời gian qua đã được sự quan tâm của Đảng, nhà nước, các cấp, các ngành đoàn thể tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức nhằm thúc đẩy toàn xã hội thay đổi hành vi thực hiện bình đẳng giới, từng bước thu hẹp khoảng cách giới và nâng cao vị thế của phụ nữ trong một số lĩnh vực bất bình đẳng hoặc nguy cơ bất bình đẳng giới cao, góp phần thực hiện có hiệu quả các quyền cơ bản và phát huy vai trò của phụ nữ trong
- mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội trên địa bàn huyện. Trong thời gian tới, Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ huyện ĐăkR’Lấp tiếp tục tập trung triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản của Đảng, Nhà nước và Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ. Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ. Tăng cường các hoạt động giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm trong việc thực hiện bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ…. Bên cạnh đó còn có những khó khăn như: tỷ lệ phụ nữ tham gia công tác quản lý, lãnh đạo trong hệ thống chính trị ở huyện ĐăkR’Lấp vẫn chưa nhiều, thiếu tính ổn định và bền vững; tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp đến nay còn thấp. đ) Việc rà soát các văn bản quy định hiện hành (theo quy định của Mục II.1 chỉ thị số 10/2007/CTTTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 03/5/2007 về việc triển khai thi hành Luật bình đẳng giới) và lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật của địa phương (theo quy định Thông tư 17/TTBTP của Bộ Tư pháp ngày 13/8/2014). Đến nay, huyện chưa triển khai 02 nội dung trên vì chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể của Uỷ ban nhân dân tỉnh và các ban, ngành. e) Việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng cơ chế, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tại địa phương Huyện đã lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện, các ban, ngành, địa phương có liên quan đến các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch hành động, theo từng năm và nhiệm kỳ, nâng cao trách nhiệm trong tổ chức thực hiện, tạo ra những chuyển biến tích cực trong nhận thức của các cấp ủy Đảng và chính quyền, lãnh đạo các doanh nghiệp, người lao động và nhân dân nói chung về việc thực hiện bình đẳng giới. Những lĩnh vực đã lồng ghép giới trong kế hoạch bao gồm các lĩnh vực: lao động, việc làm, trong giáo dục, đào tạo, y tế, chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội, gia đình. 3. Đánh giá kết quả đạt được trong việc thực hiện Luật bình đẳng giới trong 8 lĩnh vực được quy định tại Chương II (từ Điều 11 đến Điều 18 của Luật bình đẳng giới) trong đó tập trung vào các nội dung: ban hành các quy định, hướng dẫn triển khai và việc thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới của từng lĩnh vực tại địa phương 3.1. Bình đẳng trong lĩnh vực chính trị Tổ chức tuyên truyền cho 9.868/10.126 lượt cán bộ, hội viên phụ nữ các thôn, bon tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 85 năm thành lập Đảng; 105 năm ngày Quốc tế phụ nữ (8/3/1910 – 8/3/2015 ) và 1975 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng; 125 năm ngày sinh chủ tịch
- Hồ Chí Minh 19/5; Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện ĐăkR’Lấp lần thứ VIII, Đại hội đại biểu tỉnh lần thứ XI, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; tuyên truyền ngày thương binh liệt sỹ 27/7; 70 năm cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9; 85 năm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam 20/10 đạt 97,4 %. Tuyên truyền Chỉ thị số 46CT/TW, ngày 22/6/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an ninh, trật tự trong tình hình mới; Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng ngừa tố giác tội phạm và phòng chống mua bán người năm 2015; công tác Bảo hiểm y tế toàn dân; Vận động các gia đình cán bộ, hội viên, phụ nữ luôn đoàn kết hướng về Biển Đảo và bảo vệ chủ quyền của đất nước, thực hiện tốt chủ trương của Đảng và hành hung người Trung Quốc đang sống và làm việc tại địa phương. Kết quả có 10.025/10.126 lượt cán bộ, hội viên, phụ nữ tham gia, đạt 99 %. Tuyên truyền việc thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chủ đề năm 2015 về trung thực, trách nhiệm, gắn bó với nhân dân, Đoàn kết xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh gắn với xây dựng nông thôn mới có 9.726/10.126 lượt cán bộ, hội viên, phụ nữ tham gia, đạt 96 %. Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền giáo dục phẩm chất đạo đức Phụ nữ Việt nam thời kỳ đẩy mạnh CNHHĐH đất nước giai đoạn 20102015; Đề án “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt giai đoạn 2010 2015”; Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, giới thiệu việc làm” đến 11/11 Hội phụ nữ xã, TT. Kết quả có 10.126/10/126 lượt cán bộ, hội viên, phụ nữ tham gia, đạt 100%. Xây dựng kế hoạch triển khai Nghị quyết số 04/NQĐĐ của Hội LHPN Việt Nam về đổi mới và tăng cường lãnh đạo công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, hội viên phụ nữ đến 11/11 Hội phụ nữ xã, TT và các đơn vị trực thuộc. Có 72 đ/c là đại biểu dự Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VIII, nhiệm kỳ 20152020. Kết quả có 8/41 đ/c được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đạt 19,5%; (trong đó chủ tịch Hội phụ nữ huyện 01 đồng chí). 3.2. Bình đẳng trong lĩnh vực kinh tế việc làm Luôn đẩy mạnh, tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả, coi trọng phát huy nội lực của phụ nữ để giảm nghèo bền vững; qua các phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế”, “Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ”, “Thực hành tiết kiệm theo gương Bác” với nhiều hình thức sáng tạo như “Hũ gạo tình thương”, “Nuôi heo đất”, “Mỗi hội viên, phụ nữ tiết kiệm 5.000đồng/tháng”... được triển khai sâu rộng trong cán bộ, hội viên, phụ nữ. Từ các phong trào vận động được 3.432.750.000đ, giúp cho 412 lượt chị phụ nữ để phát triển kinh tế.
- Tổng số hộ nghèo của huyện 1.680 hộ với 6.928 khẩu, tỷ lệ hộ nghèo 8,4%; trong đó: đồng bào dân tộc tại chỗ 349 hộ với 1.5560 khẩu, dân tộc kinh 1.172 hộ với 4.602 khẩu; tổng s ố phụ n ữ nghèo làm chủ hộ 566 hộ, phụ nữ làm chủ hộ nghèo được giúp đỡ 386, phụ nữ làm chủ hộ được giúp thoát nghèo 187. Tỷ lệ hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ giảm 12% so với đầu nhiệm kỳ. Vốn Quỹ cơ hội cho phụ nữ làm kinh tế, đến nay toàn huyện đã thành lập được 36 nhóm với gần 600 thành viên tham gia (3 xã: Quảng Tín, Đăk Wer, Đăk Ru), tổng dư nợ đến nay trên 5 tỷ đồng (số liệu đến ngày 30/7/2016). Công tác hướng nghiệp, đào tạo nghề và giới thiệu việc làm, ngày càng được chú trọng; trong nhiệm kỳ qua Hội LHPN huyện đã phối hợp với Trường Dạy nghề của Huyện mở 02 lớp đào tạo May công nghiệp, có 92 học viên tham gia, trong đó có 85 học viên nữ và sau đào tạo được tuyển dụng vào làm việc tại Cơ sở May của Trường Dạy nghề của Huyện. Phối hợp với Trung tâm giới thiệu việc làm của Hội LHPN tỉnh tổ chức được 04 lớp Dệt Thổ cẩm với 120 chị tham gia. Phối hợp với Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trạm khuyến nông, Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm thú y, tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho kho ảng 1.330 l ượt phụ nữ tham gia. Duy trì mô hình phụ nữ Công an giúp nhau phát triển kinh tế gia đình; mô hình nuôi heo đất mỗi tháng tiết kiệm 20.000 đ/HV/tháng, tạo quỹ tặng quà cho chị em phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn trong huyện nhân dịp lễ, tết.. Vốn quỹ cơ hội cho phụ nữ làm kinh tế (3EM): Đến nay toàn huyện đã thành lập được 35 nhóm với 574 thành viên tham gia (3 xã: Quảng Tín, Đăk Wer, Đăk Ru). Tổng dư nợ là: 5.161.200.000đ. Tổ chức giao ban Quỹ cơ hội cho 34 chị là các nhóm trưởng, các tổ tiết kiệm và 04 lớp tập huấn thuộc dự án 3EM, có 160 lượt người tham gia. Duy trì 03 mô hình sản xuất, chế biến hạt điều của chị Phạm Thị Luyến và Nguyễn Thị Hạnh, Trần Thị Mỹ ở Đắk Ru, 01 trang trại nuôi heo của chị Nguyễn Thị Hường tại xã Đắk Ru. Đã tập hợp, thu hút và tạo việc làm cho khoảng 100 chị. 3.3. Bình đẳng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo Lĩnh vực giáo dục đào tạo được tập trung chỉ đạo thực hiện ngày càng có nhiều chuyển biến. Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, bồi dưỡng đào tạo đội ngũ cán bộ, giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy và học trong tình hình mới, các giáo viên và cán bộ quản lý đạt chuẩn và trên chuẩn. Đến nay, 11/11 xã, thị trấn đã được công nhận đạt chuẩn PCGDMNNT, hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận lại đạt chuẩn PCGDMNNT cấp huyện. Năm học 20152016, toàn
- huyện có 57 trường học các cấp, trong đó: 15 trường mầm non (02 trường mầm non tư thục) với 3.223 học sinh; 23 trường tiểu học với 8.783 h ọc sinh; 13 tr ường THCS với 6.313 học sinh; 04 trường THPT, 01 trường phổ thông Dân tộc nội trú và 01 Trung tâm Giáo dục thường xuyên, có 15 trường đạt chuẩn quốc gia (trong đó có Trường THPT Phạm Văn Đồng), tỷ lệ chiếm 26%. Tổ chức Hội cấp cơ sở 12 (trong đó HPN xã, TT: 11; HPN Công an: 01); Chi hội thôn bon: 110 (trong đó: Chi hội thôn: 98; chi hội Bon: 12); Tổng số hội viên đến 30/10/2015 có 10.126 HV (trong đó dân tộc kinh: 8.106; dân tộc thiểu số: 2.020); HV thường xuyên sinh hoạt có 8.468 (trong đó dân tộc kinh: 6.865; dân tộc thiểu số: 1.603); Phát triển hội viên mới 80 chị (trong đó: dân tộc kinh: 67; dân tộc thiểu số 13); chuyển sang Hội Người Cao tuổi và chuyển đi nơi khác 78 chị. Chất lượng hoạt động của tổ chức Hội cơ sở được nâng lên, lực lượng hội viên nòng cốt có 285 hội viên trên 11 xã/thị trấn; cơ sở Hội xếp loại vững mạnh và xuất sắc bình quân hàng năm tỷ lệ đạt 80%; khá đạt 20%; không có cơ sở trung bình và yếu kém; cán bộ Hội được khen tặng danh hiệu “Cán bộ hội cơ sở giỏi” tăng hàng năm. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được hội đặc biệt quan tâm, đã góp phần quan trọng nâng cao năng lực, trình độ và chuẩn hóa cán bộ Hội từ cấp huyện đến cơ sở. Tính chung các loại hình đào tạo, bồi dưỡng, đã có 220 lượt chị tham gia học tập. Có 100% chủ tịch, phó chủ tịch Hội LHPN cấp huyện đạt trình độ Đại học; cán bộ Hội cấp xã/TT có 7/22 chị đạt trình độ Đại học – Cao đẳng, tỷ lệ 31,81% , có 13/22 chị đạt trình độ trung cấp, tỷ lệ 59,09%; có 02/22 chị đạt trình độ sơ cấp, tỷ lệ 9,09%. Công tác thi đua khen thưởng từng bước được đổi mới, nội dung thi đua có trọng tâm, trọng điểm, khuyến khích sự chủ động, sáng tạo của mỗi cấp Hội. Việc xét khen thưởng được thực hiện thường xuyên, công khai, dân chủ, đúng quy định. 3.4. Bình đẳng trong lĩnh vực y tế Phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh ĐăkNông phát thẻ miễn phí cho 105 hộ dân xã Đăk Wer có hoàn cảnh khó khăn. Vận động được 3.164 chị tham gia mua bảo hiểm y tế tự nguyện. Phối hợp với ngành y tế, TT KHH gia đình tổ chức cuộc vận động “ phụ nữ cả nước thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm vì sức khỏe gia đình và cộng đồng”; tư vấn về kiến thức nuôi dạy con và tổ chức chiến dịch chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại 11/11 xã, thị trấn. Kết quả có 10.126 chị tham gia đăng ký và đã có 10.020 chị thực hiện, đạt 98,9 %.
- + KHHGĐ có 3.326 chị thực hiện (trong đó 1.210 chị đặt vòng; uống thuốc tránh thai 1.967chị; bao cao su 1.144, đình sản 12, đặt dụng cụ tử cung 703); Số lượt khám và điều trị phụ khoa có 6.196 chị + Dự án tiêm chủng mở rộng: Tỷ lệ trẻ tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin đạt 41,7% tỷ lệ phụ nữ được tiêm UV2+ là 35,2%; tỷ lệ phụ nữ 15 35 được tiêm UV2+ là 53,9%; tỷ lệ trẻ sơ sinh được tiêm văc xin viêm gan B trước 24 giờ đạt 42,4%. 3.5. Bình đẳng trong lĩnh vực văn hóa thông tin Chiến lược quy định đến năm 2016 giảm 60% sản phẩm văn hoá, thông tin mang định kiến giới; tăng thời lượng phát sóng các chương trình, chuyên mục và số lượng các sản phẩm tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới; có 80% đài phát thanh địa phương có chuyên mục, chuyên đề nâng cao nhận thức về bình đẳng giới. Trong thời gian qua, nhờ các hoạt động truyền thanh đã góp phần quan trọng trong việc cung cấp thông tin, các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới nhân dân, trong đó có Luật Bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đài phát thanh huyện đã xây dựng nhiều chuyên đề, chuyên mục, chuyên trang về gia đình – xã hội đề cập các nội dung về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình. Phối hợp với các cơ quan ban, ngành liên quan thường xuyên tăng cường kiểm tra và thu hồi các sản phẩm văn hóa, thông tin mang định kiến giới mang nội dung bạo lực gia đình. Như vậy cho thấy, đã có sự chuyển biến trong hành động của các đơn vị chức năng liên quan đối với việc thực thi pháp luật về bình đẳng giới hiện nay. 3.6. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới. Công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là các chủ trương, chính sách liên quan trực tiếp đến phụ nữ như: Nghị quyết số 11NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình; Tuyên truyền Chỉ thị số 46CT/TW, ngày 22/6/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an ninh, trật tự trong tình hình mới; Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng ngừa tố giác tội phạm và phòng chống mua bán người năm 2015; công tác Bảo hiểm y tế toàn dân; tuyên truyền, vận động các gia đình cán bộ, hội viên, phụ nữ luôn đoàn kết hướng về Biển Đảo và bảo vệ chủ quyền của đất nước, thực hiện tốt chủ trương của Đảng. Kết quả có 10.025/10.126 lượt cán bộ, hội viên, phụ nữ tham gia, đạt 99 %.
- Đề án “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giai đoạn 2010 2015”; đã tạo tiền đề quan trọng động viên phụ nữ rèn luyện, phấn đấu giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Các hình thức tuyên truyền ngày càng đa dạng như: Truyền thông trực tiếp, tổ chức Hội thi cán bộ Hội cơ sở giỏi, Hội thi Hát ru hát dân ca cổ truyền, Giải bóng chuyền nữ, Hội nghị biểu dương phụ nữ điển hình tiên tiến, tổ chức mít tinh, tọa đàm, hội diễn văn nghệ, Hội thi ẩm thực, thi viết tìm hiểu về Luật giao thông, Luật phòng chống ma túy, biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường…vv đã thu hút hàng ngàn lượt cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia. Qua đó đã từng bước nâng cao trình độ hiểu biết về kiến thức pháp luật, tạo chuyển biến trong nhận thức, đến thay đổi hành vi và ý thức về sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật trong cán bộ, hội viên phụ nữ, đồng thời phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Phong trào đọc sách và học tập qua sách báo được các cấp Hội quan tâm triển khai trong cán bộ, hội viên, phụ nữ, các cơ sở Hội đã xây dựng và duy trì tủ sách phụ nữ… nhằm đáp ứng nhu cầu của cán bộ Hội cơ sở trong triển khai công tác Hội và góp phần nâng cao hiểu biết của phụ nữ. Hàng năm có 80% hội viên, phụ nữ được tham gia các hoạt động tuyên truyền giáo dục của các cấp Hội, đạt chỉ tiêu so với Nghị quyết (NQ 80%). Việc sâu sát cơ sở, nắm bắt tình hình tư tưởng, đời sống, nhu cầu, nguyện vọng của các tầng lớp phụ nữ ngày càng được coi trọng và tiến hành thường xuyên hơn, quan tâm những nơi có diễn biến phức tạp, vùng quy hoạch, giải tỏa... Chủ động phản ánh với cấp ủy, chính quyền những vấn đề bức xúc, nhu cầu, nguyện vọng của phụ nữ, của nhân dân; tuyên truyền, hướng dẫn phụ nữ thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Bên cạnh đó, các cấp hội còn chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác tuyên truyền miệng, tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng. 4. Tình hình triển khai thực hiện Thông tư số 07/2012/TTBKHĐT ngày 22/10/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định nội dung Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới của quốc gia; Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới cấp tỉnh, huyện, xã. Trong thời gian quan, công tác thu thập, xử lý thông tin số liệu vê bình đẳng giới được quan tâm, báo cáo cơ bản đầy đủ. Tuy nhiên, vẫn còn gặp khó khăn do đội ngũ cơ sở chưa được củng cố, chưa có cán bộ chuyên trách cho công tác bình đẳng giới nên công tác thực hiện Thông tư số 07/2012/TTBKHĐT ngày 22/10/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư chưa được triển khai.
- 5. Đánh giá vai trò, trách nhiệm của cơ quan được phân công chủ trì nội dung này và sự phối hợp với các cơ quan có liên quan Uỷ ban nhân dân huyện là cơ quan được phân công chủ trì nội dung thực hiện Luật Bình đẳng giới đã tích cực tham mưu cho UBND tỉnh trong tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án. Chỉ đạo, phối hợp với phòng Văn hoá Thông tin , Đai Phát thanh Truy ̀ ền ̀ ́ ̣ ̣ ̉ hình tuyên truyên cac nôi dung vê Luât Binh đăng gi ̀ ̀ ơi, vì s ́ ự tiến bộ phụ nữ và cać ̉ ương dân thi hanh Luât Binh đăng gi văn ban h ́ ̃ ̀ ̣ ̀ ̉ ới, thông qua cac đ ́ ợt truyên thông cao ̀ ̉ điêm nh ư ngay Quôc tê Phu n ̀ ́ ́ ̣ ữ 8/3, ngay gia đinh Viêt Nam 28/6 và ngày b ̀ ̀ ̣ ầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 2021. Phối hợp với Ban vì sự tiến bộ phụ nữ phòng Nội vụ tổ chức tuyên truyền, phổ biến thông tin chính sách, pháp luật về giới và bình đẳng giới. Tuy nhiện, đội ngũ cán bộ của huyện thực hiện công tác Bình đẳng giới rất ít so với yêu cầu công việc nên có lúc chưa kịp thời. 6. Kiểm tra, giám sát thi hành Luật bình đẳng giới và xử lý vi phạm Qua các năm Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức kiểm tra công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới tại 11 xã, thị trấn. Theo đó, đã tổ chức các đoàn kiểm tra tại các cơ quan, địa phương. Qua kiểm tra các cơ quan, địa phương đã xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch về bình đẳng giới kế hoạch hằng năm; bố trí cán bộ kiêm nhiệm làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ; đã thành lập và kiện toàn Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ cấp xã. Công tác thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về bình đẳng giới được các cơ quan, địa phương thực hiện với nhiều hình thức phong phú, phù hợp góp phần tích cực nâng cao nhận thức nhằm thay đổi hành vi thực hiện bình đẳng giới và tạo chuyển biến mới trong thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về bình đẳng giới. 7. Những khó khăn và vướng mắc, những khoảng trống giữa quy định của Luật bình đẳng giới và việc thực thi trong thực tế và đề nghị phân tích rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan của những hạn chế, vướng mắc. Đồng thời xác định những vấn đề mới nảy sinh trong thực hiện bình đẳng giới cần được điều chỉnh 7.1. Những khó khăn, vướng mắc Một số đơn vị chưa chủ động trong công tác phân tích, thống kê số liệu tách biệt giới, dẫn đến việc đánh giá kết quả thực hiện công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ gặp nhiều khó khăn. Định kiến giới đôi lúc, đôi khi còn tồn tại trong cơ quan, đơn vị, nam nữ vẫn chưa thực sự bình đẳng trên một số lĩnh vực…
- Phụ nữ ít có cơ hội nắm giữ các vị trí mang tính chiến lược, ra quyết định và có tầm ảnh hưởng, chủ yếu đảm nhận vị trí cấp phó dẫn đến kết quả bầu cử Ban chấp hành bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 20162021 thấp so với kế hoạch. Các thành viên của Ban VSTBCPN ở các cấp đều hoạt động kiêm nhiệm, sự phối kết hợp giữa các ngành, các cấp chưa được thường xuyên, liên tục nên gặp không ít khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ. 7.2. Nguyên nhân Sự phối hợp liên ngành đôi lúc chưa chặt chẽ, triển khai các kế hoạch chậm so với yêu cầu. Do huyện chưa có cán bộ chuyên trách và đội ngũ cộng tác viên chưa được củng cố đã làm ảnh hưởng rất lớn cho công tác giám sát, quản lý, báo cáo tình hình công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trên địa bàn huyện. Do địa bàn rộng, dân di cư tự do nhiều, phong tục tập quán, đời sống của một bộ phận phụ nữ gặp khó khăn; gánh nặng công việc gia đình với trách nhiệm xã hội; nhu cầu học tập nâng cao trình độ năng lực mọi mặt, tâm lý tự ti, tiêu cực và tệ nạn xã hội là những cản trở đối với sự tiến bộ và phát triển của phụ nữ. Việc thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng về phụ nữ và Bình đẳng giới trong xã hội và một số bộ phận cán bộ, đảng viên chưa đầy đủ. Thiếu nguồn lực cả về con người và kinh phí để thực hiện chủ trương “Hướng về cơ sở”. Một số cán bộ Hội còn hạn chế về trình độ chuyên môn, năng lực, kỹ năng xử lý, tổ chức thực hiện và khả năng tuyên truyền, vận động; thiếu chủ động, sáng tạo trong triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội; còn tâm lý trông chờ vào chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể từ cấp trên, thiếu cụ thể hóa theo tình hình và nhu cầu của địa phương. Công tác phối hợp hoạt động với các ban, ngành, đoàn thể thiếu đồng bộ, hiệu quả chưa cao. Việc phát huy vai trò nòng cốt trong công tác vận động phụ nữ chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Công tác tuyên truyền còn chưa đi vào chiều sâu, thiếu những hình thức phong phú, hấp dẫn, kỹ năng trong công tác truyền thông của cán bộ cơ sở dù có tập huấn nhiều nhưng do có sự thay đổi nên chưa đáp ứng yêu cầu. Cán bộ làm công tác này ở các cấp đều kiêm nhiệm nên công việc triển khai đôi lúc còn chậm so với kế hoạch đề ra. Kinh phí cho hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ tại cơ quan, đơn vị, cơ sở còn ít, nên còn ảnh hưởng đến hoạt động của Ban. 8. Kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật bình đẳng giới 8.1. Đối với các cơ quan trung ương
- Đề nghị Quốc hội: Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách theo hướng bảo đảm bình đẳng giới thực chất. Rà soát, sửa đổi những quy định tạo ra sự bất lợi đối với lao động nữ của pháp luật lao động, trong đó có sự phân biệt về tuổi tuyển dụng, đào tạo, đề bạt, tuổi nghỉ hưu của lao động nữ. 8.2. Đối với Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh: a. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và sự chỉ đạo của lãnh đạo đơn vị đối với công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ. b. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng thực hiện: Đề xuất các chính sách nâng cao chất lượng nguồn cán bộ nữ; tăng cường biên chế cho cấp huyện và cấp xã để đủ sức đảm đương hoạt động bình đẳng giới. Lồng ghép có hiệu quả nội dung bình đẳng giới, chú trọng các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới, chính sách hỗ trợ phụ nữ. Tổ chức các khóa tập huấn nhằm tuyên truyền, phổ biến và nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo đơn vị trong thực hiện bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ; Hỗ trợ các dự án, vốn vay cho phụ nữ nghèo các xã, thị trấn để phát triển kinh tế. Động viên, phát triển phong trào phụ nữ; đưa nội dung tuyên truyền, giáo dục về giới và bình đẳng giới vào nội dung sinh hoạt của cơ quan, công đoàn, đoàn thanh niên… ̀ ế độ phụ cấp cho đội ngũ cán bộ hội, nhất là các chức danh Phó chủ Vê ch tịch Hôi ph ̣ ụ nữ xã, thi trân; chi h ̣ ́ ội trưởng, chi hội phó các thôn, bon còn thấp không đáp ứng được nhu cầu cuộc sống với tình hình hiện nay, nên không động viên kịp thời đến cán bộ Hội cơ sở để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đề nghị các cơ quan chức năng cần xem xét điều chỉnh lại chế độ phụ cấp cho các chức danh trên, để đảm bảo hoạt động của các cấp Hội được tốt hơn. Đề nghị Sở Tài chính nghiên bố sung thêm kinh phí hoạt động bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ. Về chế độ báo cáo các chuyên đề: đề nghị Tỉnh Hội phối hợp với các ngành liên quan của tỉnh để lấy các số liệu báo cáo như: (số liệu về y tế, mại dâm, ma túy, dân tộc, tôn giáo …) để giảm bớt chế độ báo cáo chuyên đề cho cấp huyện; hiện tại biên chế cán bộ cấp huyện có hạn; bên cạnh đó theo sự chỉ đạo của Trung ương Hội và Tỉnh Hội cần phải hướng về cơ sở nhiều hơn để nắm bắt tình hình, tâm tư nguyện vọng của chị em hội viên phụ nữ; mặt khác việc lấy số liệu liên quan đến (ma túy, mại dâm, HIV …) rất khó khăn, cho nên cũng ảnh hưởng đến công việc của Hội. 2. Đối với Ban VSTBPN tỉnh Đăk Nông:
- Về kinh phí phục vụ cho các hoạt động phong trào, các Đề án của các cấp Ban còn hạn chế, nên không tổ chức được các phong trào thiết thực phù hợp với địa phương. Đề nghị các cơ quan chức năng cần bổ sung kinh phí để Ban triển khai tổ chức các phong trào, Đề án theo kế hoạch đã đề ra. Đề nghị Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh: Tổ chức các lớp tập huấn về lồng ghép giới và bồi dưỡng nghiệp vụ hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ cho đối tượng lãnh đạo các ngành, các cấp; Tổ chức các lớp tập huấn cho báo cáo viên cấp huyện để tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương trong triển khai công tác bình đẳng giới. Tiếp tục ban hành các văn bản chỉ đạo hướng dẫn thực hiện các mục tiêu của Chỉ thị 49 cho phù hợp trong tình hình mới. Cần tiếp tục xây dựng các dự án, chính sách trong việc đầu tư xây dựng các thiết chế về văn hóa ở những thôn, bon còn khó khăn phục vụ cho công tác gia đình Tổ chức kiểm tra việc triển khai thực hiện thường xuyên; tổ chức hội nghị, hội thảo các chuyên đề liên quan nhằm đúc rút kinh nghiệm, nhân rộng mô hình tiên tiến. B. Về lĩnh vực hôn nhân và gia đình 1. Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Hàng năm Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin ban hành kế hoạch và chủ động thực hiện công tác tuyên truyền về Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Luật bình đẳng giới, Luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em…trong các ngày : quốc tế hạnh phúc 20/3, ngày gia đình Việt Năm 28/6, ngày thế giới chấm dứt bạo lực với phụ nữ 25/11 bằng nhiều hình thức như: Băng rôn, Áp phích, xe loa lưu động, lồng ghép việc tuyên truyền trong các buổi văn nghệ, các buổi chiếu phim ở các thôn bon; Tổ chức Hội thi tìm hiểu Luật phòng, chống bạo lực gia đình cấp huyện với sự tham gia đông đảo các đội thi đến từ các xã, thị trấn; Chỉ đạo Đài truyền thanh huyện xây dựng và phát sóng các bài phóng sự về bạo lực gia đình và phổ biến pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình trên Đài Truyền thanh huyện và hệ thống phát thanh của các xã, thị trấn; Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thực hiện công tác tuyên truyền hàng năm, trong đó có tuyên truyền về Luật phòng chống bạo lực gia đình; Ngoài ra việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình còn được lồng ghép trong các trong các buổi sinh hoạt câu lạc bộ phòng, chống bạo lực gia đình, trong các buổi sinh hoạt chi bộ, cuộc họp thôn, bon, tổ dân phố…
- Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình mang lại hiệu quả cao, góp phần đẩy lùi tình trạng bạo lực gia đình trên địa bàn huyện. Xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” là mục tiêu hướng tới của phần lớn các chương trình, các hoạt động của cuộc Hội; hàng năm có 83,5% gia đình cán bộ, hội viên phụ nữ đạt 4 chuẩn mực, vượt chỉ tiêu so với nghị quyết đề ra (NQ 80%). Đề án “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi, dạy con tốt giai đoạn 2010 – 2015” đã bước đầu hỗ trợ phụ nữ nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng, hướng tới thay đổi hành vi nuôi, dạy con theo khoa học, đã tổ chức tập huấn được 04 lớp (tỉnh 01, huyện 03) cho các đối tượng là tuyên truyền viên ở cơ sở, chi hội trưởng, chi hội phó ở thôn, bon, TDP; với 255 chị tham gia. Các cấp hội lồng ghép trong sinh hoạt câu lạc bộ, nhóm phụ nữ tiết kiệm, sinh hoạt chi hội, để truyền thông nâng cao kiến thức, kỹ năng về chăm sóc sức khỏe sinh sản, dân số, KHHGĐ, nuôi dạy con, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống dịch bệnh, HIV/AIDS, phòng chống bạo lực gia đình… góp phần hỗ trợ phụ nữ thực hiện vai trò nòng cốt trong xây dựng gia đình hạnh phúc. Hàng năm có 80% các bà mẹ trong độ tuổi sinh đẻ có kiến thức nuôi con theo phương pháp khoa học, đạt 100% so với nghị quyết Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch ” gắn phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” có nhiều nội dung thiết thực được các cơ sở Hội hưởng ứng tích cực; đến nay 8.468/10.126 hộ gia đình hội viên nắm vững các tiêu chí đạt 83,6%, có 3.775 hộ gia đình đạt tiêu chí “5 không, 3 sạch”. Cuộc vận động “xây dựng gia đình 5 không 3 sạch” được đông đảo hội viên, phụ nữ hưởng ứng tham gia, đang từng bước đi vào cuộc sống, là nhân tố tích cực thúc đẩy đổi mới phương thức hoạt động, đã thành lập được 11 mô hình điểm “ 5 không 3 sạch” tại 11 xã, thị trấn để nhân rộng trên toàn huyện. Để nâng cao vai trò của gia đình trong giải quyết các vấn đề xã hội, Hội LHPN huyện phối hợp với Công an huyện tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01/NQLT về “ Quản lý, giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và các tệ nạn xã hội ” ; phối hợp với ngành giáo dục tiếp tục triển khai phong trào “Trường học thân thiện học sinh tích cực”, cuộc vận động “Tiếp bước cho em đến trường”; phối hợp với Chương trình Phát triển vùng (Tầm nhìn thế giới) triển khai các phong trào hoạt động như: tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng chăm cóc dinh dưỡng trẻ cho bà mẹ và người chăm trẻ, tổ chức hội thi “Nuôi con bằng sữa mẹ ...”, thi “Chăm sóc sức khỏe trẻ em”, vv ...; các chương trình phối hợp đã góp phần thiết thực nâng cao trách nhiệm của các bậc cha mẹ trong việc nuôi dạy, giáo dục con cái.
- Công tác hậu phương quân đội, nhân đạo từ thiện được các cấp Hội duy trì thường xuyên, tổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa nhân kỷ niệm các ngày lễ, tết truyền thống hàng năm, với tổng số tiền khoảng 297.000.000đ. Triển khai mô hình “mỗi tổ chức, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” đến nay đã có 04 địa chỉ nhân đạo; tặng được 03 sổ tiết kiệm cho nữ thanh niên xung phong với số tiền 1.500.000 đồng. Tích cực tham gia các cuộc vận động: xây dựng Tượng đài N’Trang Lơng, Tượng đài Bà Triệu, Tượng đài Mẹ Thứ, ủng hộ Biển đảo ... với số tiền 40.500.000đ, qua đó khẳng định vai trò, vị trí, khả năng đóng góp to lớn của phụ nữ trong gia đình và xã hội, góp phần thực hiện tốt mục tiêu xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”. Phối hợp hỗ trợ và vận động chị em tham gia nấu ăn phục vụ huấn luyện Dân quân tự vệ hàng năm tại các xã, thị trấn được triển khai thực hiện tốt. Hỗ trợ xây dựng được 22 căn nhà “Mái ấm tình thương” cho phụ nữ nghèo, với tổng trị giá hơn 650 triệu đồng, vượt 12 căn so với chỉ tiêu nghị quyết đề ra (NQ 510 căn). 2. Ch ỉ đạ o tri ển khai th ực hi ện Lu ật phòng, chống bạ o l ực gia đình tạ i đị a ph ươ ng. Ủy ban nhân dân huyện đã thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch như: Quyết định số 1709/ QĐ UBND, ngày 10/11/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến năm 2020; Kế hoạch số 179/KHUBND, ngày 20/5/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Tổ chức Lễ phát động Tháng hành động Quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình; Mittinh Lễ kỷ niệm ngày Gia đình Việt Nam; Tham gia Hội thi CLB gia đình khu vực phía Nam; Hướng dẫn số 211/HD SVHTTDL ngày 08/4/2013 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tổ chức thành lập và hoạt động của mô hình phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Đắk Nông; Hướng dẫn số 141/HD SVHTTDK, ngày 1/4/2014 về việc rà soát, sửa đổi hương ước, đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới và nhân rộng mô hình câu lạc bộ phòng, chống bạo lực gia đình năm 2014; Kế hoạch số 17/KH SVHTTDL ngày 19/5/2015 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông về việc tổ chức tập huấn công tác gia đình cho BCN CLB phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh; Hướng dẫn số 210/HDSVHTTDL, ngày 11/4/2016 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về phương pháp tổ chức thành lập, duy trì và nhân rộng mô hình CLB phòng, chống bạo lực gia đình và đăng ký địa chỉ tin cậy tại cộng đồng; Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin đưa nội dung phòng, chống bạo lực gia đình vào kế hoạch hoạt động hàng năm; chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện ban hành kế hoạch
- hành động phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn huyện Đắk R’lấp giai đoạn 2016 2020 3. Các đề án, dự án, chương trình, kế hoạch mô hình về phòng, chống bạo lực gia đình đã được triển khai, số cụ việc bạo lực gia đình tại địa phương. Thực hiện về việc rà soát, đưa nội dung đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình vào nội dung bản hương ước của các thôn bon, tổ dân phố trên địa bàn huyện; Triển khai thực hiện Quyết định số 1709/ QĐ UBND, ngày 10/11/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến năm 2020; Tiếp tục triển khai nhân rộng và duy trì hoạt đông các mô hình câu lạc bộ phòng, chống bạo lực gia đình ở các thôn, bon, tổ dân phố. Tổng số câu lạc bộ về gia đình: 13 câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, 15 câu lạc bộ phòng, chống bạo lực gia đình, hiện tại đang tiến hành thành lập thêm 03 câu lạc bộ phòng, chống bạo lực gia đình ở xã Nghĩa Thắng và xã Nhân cơ do nguồn kinh phí của tỉnh cấp; Số vụ bạo lực gia đình tại địa phương: năm 2015 là 36 vụ; sáu tháng đầu năm 2016 là 25 vụ. Duy trì được 11 câu lạc bộ “Phòng chống bạo lực gia đình”; 02 “câu lạc bộ tình thương”; 13 Câu lạc bộ “Gia đình hạnh phúc”; 43 câu lạc bộ “Không sinh con thứ 3”; 49 câu lạc bộ “5 không 3 sạch”; 04 câu lạc bộ phụ nữ dân tộc “Sống tốt đời đẹp đạo”; 02 "CLB Hiếu hỷ"; 01 “CLB phụ nữ tiêu biểu”. Phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức tập huấn Đề án giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt giai đoạn 20102015 và cuộc vận động 5 không 3 sạch có 65 chị tham gia. 4. Tư vấn, góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư về phòng ngừa bạo lực gia đình và hòa giải mâu thuẩn tranh chấp giữa các thành viên gia đình. Hiện nay đa số các thôn, bon, tổ dân phố trên địa bàn huyện đều có Tổ hòa giải hoạt động có hiệu quả, hầu hết các vụ việc bạo lực gia đình được góp ý phê bình tại cộng đồng. 5. Hoạt động bảo vệ và hổ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; việc phát hiện báo tin về bạo lực gia đình; các biện pháp đã xử lý; số nạn nhân được tư vấn, hổ trợ, chăm sóc y tế; hoạt động của các cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình. Việc phát hiện báo tin , bảo vệ và hổ trợ nạn nhân về bạo lực gia đình được thực hiện bắt đầu từ hệ thống chính quyền tự quản của các thôn, bon, tổ dân phố.
- Nếu vụ việc bạo lực gia đình mang tính chất nghiêm trọng thì sẻ được ban tự quản, ban chủ nhiệm câu lạc bộ và các cộng tác viên báo cáo lên chính quyền cấp trên để được xử lý, nếu vụ việc bạo lực gia đình không mang tính chất nghiêm trọng sẻ đươc xử lý theo hình thức góp ý hòa giải tại cơ sở. Trong sáu tháng đầu năm 2016 có 25 vụ bạo lực gia đình: Xử lý hình sự : 0 vụ; xử phạt hành chính là 02 vụ; góp ý hòa gải tại cộng đồng dân cư là 25 vụ. 6. Nguồn nhân lực và kinh phí cho hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương. Nguồn nhân lực: Hầu hết các cán bộ thực hiện công tác gia đình đều là kiêm nhiệm: ở cấp huyện cán bộ thư viện kiêm phụ trách công tác gia đình, ở cấp xã là công chức văn hóa xã, ở cấp thôn là trưởng thôn. Kinh phí cho hoạt đông: Hiện nay Ủy ban nhân dân tỉnh chưa bố trí nguồn ngân sách riêng cho hoạt động, kinh phí được trích từ nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của Phòng Văn hóa và Thông tin 7. Kiến nghị. 7.1 Đối với trung ương: Sớm ban hành Thông tư hướng dẫn kinh phí thực hiện công tác gia đình; Có hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho các bộ làm công tác gia đình ở địa phương; Bố trí nguồn kinh phí riêng cho công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình. 7.2 Đối với tỉnh: Tiếp tục ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình; Đưa ra các giải pháp có hiệu quả hơn nhằm hạn chế đến mức thấp nhất về tình trạng bạo lực gia đình ở địa phương; Bố trí nguồn kinh phí riêng cho công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Hội phụ nữ các xã, TT và triển khai thực hiện các nội dung, mục tiêu của Chỉ thị tại một số xã, thôn bon trên địa bàn huyện chưa sâu sát nên kết quả trên một số lĩnh vực chưa cao. Tỷ lệ “Câu lạc bộ gia đình hạnh phúc”, “Câu lạc bộ chống bạo lực gia đinh’, “xây dựng gia đình văn hóa” tại một số xã còn thấp Đội ngũ cán bộ làm công tác Hội, chi hội ở cơ cơ sở hoạt động chưa đều tay, có xã, thôn phong trào và công tác tuyên truyền kèm hiệu quả;
- Bên cạnh đó vẫn còn mộ số cán bộ, hội viên phụ nữ thiếu gương mẫu trong việc thực hiện các nội dung, tinh thần của Chỉ thị; công tác kiểm tra thực hiện chưa thường xuyên nên nhân dân chưa tự giác thực hiện. C. Lĩnh vực Hôn nhân và gia đình 1. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 được Quốc hội khoa XIII thông qua tai ́ ̣ ̀ ̣ ky hop th ứ 7 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015 đã đáp ứng một cách kịp thời các yêu cầu khách quan của thực tiễn hôn nhân và gia đình Việt Nam; công nhận, thực hiện và bảo vệ tốt hơn các quyền nhân thân và tài sản của cá nhân trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình; nâng cao trách nhiệm của cá nhân đối với gia đình, vai trò của gia đình đối với xã hội và vai trò của Nhà nước và xã hội đối với gia đình. Nhằm triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả Luật hôn nhân và gia đình tại địa phương, UBND huyện đã chỉ đạo phòng Tư pháp triển khai phổ biến cho cán bộ, công chức cấp huyện, cấp xã cụ thể đã mở được 11 lớp với 365 người dự nghe. Đồng thời, chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tuyên truyền văn bản cho nhân dân trên địa bàn. Ngoài ra, còn tăng cường tuyền truyền, phổ biến Luật Hôn nhân và gia đình thông qua loa, đài truyền thanh ở cơ sở. 2. Việc áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình ( Điều 7, Luật Hôn nhân và gia đình): Theo Điều 6, Nghị định 126/2014/NĐCP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hôn nhân và gia đình quy định: Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, UBND tỉnh có trách nhiệm xây dựng trình HĐND cùng cấp phê duyệt danh mục các tập quán về hôn nhân và gia đình được áp dụng tại địa phương. Tính đến thời điểm hiện nay chưa có danh mục các tập quán về hôn nhân và gia đình được áp dụng tại địa phương nên UBND huyện chưa có cơ sở để triển khai thực hiện. Tuy nhiên, trong thời gian qua trên địa bàn chưa phát sinh trường hợp nào. 3. Tình hình Tảo hôn, chung sống như vợ chồng, không đăng ký kết hôn; kết hôn giữa những người quan hệ họ hàng thân thích; việc xử lý đối với các trường hợp kết hôn không tuân thủ điều kiện kết hôn theo luật định
- Do làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về việc Tảo hôn và ý thức chấp hành pháp luật của người ngày càng cao nên trên địa bàn trong thời gian qua chưa phát sinh trường hợp vi phạm nào. Riêng chung sống như vợ chồng không qua đăng ký kết hôn là 18 trường hợp. 4. Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Từ ngày 01/01/2016 Luật Hộ tịch có hiệu lực quy định UBND huyện có thẩm quyền thực hiện đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài. UBND huyện thực hiện đăng ký kết hôn cho 04 trường hợp ( Vương Quốc Anh, Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản) và thực hiện ghi chú Kết hôn có yếu tố nước ngoài cho 01 trường hợp (Hàn Quốc). Tất cả, các trường hợp trên đều được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục, đảm bảo hồ sơ theo quy định của Luật Hộ tịch và các văn bản pháp luật có liên quan. 5. Những khó khăn, vướng mắc, những khoảng trống giữa quy định của Luật và thực thi trong thực tế. Trong quá trình thực thi Luật hôn nhân gia đình và áp dụng Luật trong thực tế, nhận thấy chưa có khó khăn, vướng mắc nào. Tuy nhiên, trong thời gian tới đề nghị UBND tỉnh sớm ban hành danh mục các tập quán về hôn nhân và gia đình được áp dụng tại địa phương. Trên đây là báo cáo tình hình thực hiện Luật Bình đẳng giới, hôn nhân gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình của Ủy ban nhân dân huyện ĐăkR’Lấp. Nơi nhận : KT. CHỦ TỊCH UBND tỉnh Đăk Nông; PHÓ CHỦ TỊCH TT. Huyện ủy; TT. HĐND huyện; Chủ tịch, các PCT UBND huyện; Các phòng ban, đơn vị; UBND các xã, thị trấn; Lưu: VT
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Từ lý luận về văn hoá tổ chức suy nghĩ về việc xây dựng văn hoá trường học
7 p | 1172 | 417
-
Báo cáo: Ba nấc thang phát triển lý thuyết về vị thế và vai trò của con người trong cấu trúc xã hội
9 p | 562 | 130
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tình hình thực hiện các chính sách xã hội, chế độ về lĩnh vực Công tác Xã hội ở Hà Tây
82 p | 685 | 93
-
Báo cáo về việc tổng kết, đánh giá Chương trình 135 giai đoạn 2011–2015
5 p | 229 | 28
-
Tài liệu tập huấn: Thực hiện Luật Bình đẳng giới
66 p | 131 | 16
-
Báo cáo tình hình thực hiện Luật bình đẳng giới tỉnh Đắk Nông
11 p | 267 | 14
-
Một số khuyến nghị về công tác bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể tại Việt Nam
8 p | 110 | 13
-
“Nóng” chuyện tăng tỉ lệ quảng cáo trên báo
3 p | 97 | 11
-
Báo cáo rà soát độc lập 10 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới
184 p | 33 | 10
-
Báo cáo đánh giá việc thực hiện các công ước quốc tế về phân biệt đối xử trong việc làm nghề nghiệp và trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ cho một công việc có giá trị ngang nhau ở Việt Nam
89 p | 67 | 9
-
Báo cáo bổ sung của NGO cho báo cáo định kỳ lần thứ ba, thứ tư của Chính phủ về kết quả thực hiện Công ước Liên Hợp quốc về Quyền trẻ em tại Việt Nam giai đoạn 2002-2007
54 p | 115 | 9
-
Báo cáo rà soát tình hình thực hiện chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020
126 p | 22 | 9
-
Văn bản hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ công tác đảng viên: Phần 1
189 p | 12 | 7
-
Báo cáo về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy
29 p | 135 | 6
-
Thủ tục thông báo, tham vấn trước và thỏa thuận: Quá trình thực hiện và những vấn đề đặt ra
10 p | 10 | 3
-
Nhận thức về một số năng lực cần có của cán bộ tham vấn tâm lí học đường tại một số trường phổ thông ở thành phố Hồ Chí Minh
4 p | 53 | 2
-
Thách thức đối với quan hệ lao động ở Việt Nam trong bối cảnh thực hiện Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
7 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn