intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bình Dương : một số bệnh hại chính trên cây cao su

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

660
lượt xem
191
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay đang là mùa mưa bão, khí hậu ẩm ướt, cao su dễ nhiễm một số nấm bệnh, chúng tôi xin giới thiệu một số bệnh hại thường xâm nhiễm trên cao su. Bệnh phấn trắng: Triệu chứng bệnh này là lá bị bệnh có nấm màu trắng ở 2 mặt lá, các giống: VM515, PB235, PB255, RRIV4, GT1 thường bị nhiễm nặng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bình Dương : một số bệnh hại chính trên cây cao su

  1. Bình Dương : một số bệnh hại chính trên cây cao su Nguồn: khuyennongvn.gov.vn Hiện nay đang là mùa mưa bão, khí hậu ẩm ướt, cao su dễ nhiễm một số nấm bệnh, chúng tôi xin giới thiệu một số bệnh hại thường xâm nhiễm trên cao su. Bệnh phấn trắng: Triệu chứng bệnh này là lá bị bệnh có nấm màu trắng ở 2 mặt lá, các giống: VM515, PB235, PB255, RRIV4, GT1 thường bị nhiễm nặng. Biện pháp phòng trừ: Đối với vườn nhân, vườn ươm, vườn cây kiến thiết cơ bản ta sử dụng để phun ngừa khi 10% lá non nhú chân chim và ngưng khi 80% lá đã già phun 3 lần, mỗi lần cách nhau 6 ngày 1 trong các loại thuốc sau: Kumulus, Sulox với nồng độ 0,3%, hoặc Anvil 5SC nồng độ 0,15%. Đối với vườn cây khai thác, áp dụng biện pháp xử lý gián tiếp như tăng cường bón phân vào cuối mùa mưa. Bệnh héo đen đầu lá: Bệnh này xảy ra nhiều vào mùa mưa. Bệnh gây hại cho lá non và chồi non có thể dẫn đến chết chồi, chết ngọn. Bệnh gây rụng lá non dưới 2 tuần tuổi, lá già không rụng thì méo mó, mặt lá ghồ ghề, bệnh gây khô ngọn, khô cành từng phần hoặc cả cây. Các giống nhiễm nặng là: RRIM600, GT1, PB260... Để phòng ngừa bệnh này, ta sử dụng một trong các loại thuốc sau để phun lên lá non: Carbendazim 500FL nồng độ 0,2%, Anvil 5SC 7 đến 10 ngày 1 lần. Bệnh nấm hồng: Triệu chứng của bệnh là ban đầu vết bệnh có mủ chảy và có tơ nấm hình mạng nhện màu trắng, lúc bệnh nặng chuyển sang màu hồng. Khi cành chết lá khô không rụng, phía dưới vết bệnh mọc ra nhiều chồi.
  2. Để phòng trị bệnh này, ta cần thường xuyên thăm vườn để kịp thời phát hiện. Khi phát hiện bệnh ta phun một trong các loại thuốc sau: Validamycine nồng độ 1,2%, Anvil 5SC nồng độ 0,5%, các loại thuốc trên cần kết hợp với các loại thuốc bám dính với chu kỳ 10 đến 14 ngày một lần. Sau khi phun phải kiểm tra đánh dấu cây bệnh để xử lý lại nếu bệnh chưa khỏi. Ngưng cạo những cây bị chết tán hoặc những cây bệnh nặng, vào mùa khô tiến hành cưa cắt cây, cành bị chết và đưa ra bìa lô để đốt. Bệnh loét sọc mặt cạo: Bệnh này xảy ra phổ biến ở vùng mưa nhiều, ẩm độ cao, nhiệt độ thấp. Vết bệnh xuất hiện trên vết thương và đường cạo mới của cây cao su khai thác trong mùa mưa. Ban đầu là những sọc đen nhỏ, thẳng đứng trên mặt cạo, các vết bệnh sẽ liên kết thành sọc lớn, vỏ thối nhủn, mủ và nước vàng chảy ra có mùi hôi thối. Bên dưới vỏ bệnh có đệm mủ. Bệnh nặng có thể gây chết một phần hoặc cả mặt cạo. Các giống dễ nhiễm bệnh là: RRIM600, PB 310, PB 255... Để phòng trị bệnh này, ta không cạo mủ khi cây còn ẩm ướt. Vườn cây phải sạch cỏ thông thoáng, thường xuyên làm vệ sinh mặt cạo. Mặt khác khi cây đã nhiễm bệnh, ta phải xử lý bằng metalaxyl + mancozeb pha ở nồng độ 2%, quét băng rộng 1- 1,5cm trên miệng cạo sau khi thu mủ. Các cây bị bệnh nặng phải cho nghỉ cạo để chữa bệnh. Bệnh khô miệng cạo: Bệnh này chưa rõ nguyên nhân, hiện nay được xem là bệnh sinh lý. Triệu chứng của bệnh này là trên cây đang cạo mủ bình thường, xuất hiện các đoạn mủ khô ngắn trên miệng cạo, vết khô lan nhanh và sau đó cây bị khô mủ hoàn toàn. Có thể phân thành 2 loại: Khô mủ toàn phần: Miệng cạo bị khô hoàn toàn, mặt cạo bị khô và xuất hiện các vết nứt trên vỏ cạo.
  3. Khô mủ từng phần: Miệng cạo bị khô từng đoạn ngắn. Nếu cho cây nghỉ cạo một thời gian, cây sẽ cho mủ bình thường. Đề phòng bệnh này, ta nên cạo đúng chế độ cạo theo quy định, chăm sóc bón phân đầy đủ cho vườn cây, nhất là các vườn có bôi chất kích thích ra mủ khi vườn có tỷ lệ khô miệng cạo trên 6% ta phải điều chỉnh chế độ cạo, khi vườn có tỷ lệ bệnh trên 10% ta phải ngưng cạo hoặc có chế độ cạo hợp lý và tăng cường chăm bón. Khi cây đã bị bệnh, ta phải dùng đót chích thử mủ phía dưới mặt cạo, cứ cách 5cm chích một lỗ theo băng dọc xuống phía dưới để xác định vùng bị khô. Từ chỗ đó ta cạo song song với đường cạo cũ một đường sâu tới gỗ để cách ly, chống lan rộng xuống phần gỗ phía dưới. Cho nghỉ cạo 1- 2 tháng, sau đó kiểm tra lại tình trạng bệnh nếu hết bệnh thì cạo lại với cường độ nhẹ hơn. Trên đây là cách phát hiện và phòng trị một số bệnh thường gặp trên cây cao su.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2