intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quy trình kỹ thuật Cây mía

Chia sẻ: Kata_2 Kata_2 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

140
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thời vụ trồng mía thích hợp nhất là khoảng từ tháng 11 đến tháng 3 dương lịch, thích hợp nhất là khoảng từ tháng 12 đến tháng 02 2.Đặc điểm một số giống mía 2.1. Ja 60-5: Nguồn gốc CuBa Trữ đường cao, dễ đổ ngã, năng suất khá, trổ cờ trung bình, kháng được bệnh than giống chín sớm. 2.2. C819-67: Nguồn gốc CuBa Nảy mầm khoẻ, đẻ nhánh sớm, tập trung sinh trưởng nhanh, chịu hạn tốt, khả năng để gốc khá, trổ cờ sớm và nhiều, tỷ lệ đường khá. Mía chín trung bình muộn....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quy trình kỹ thuật Cây mía

  1. Quy trình kỹ thuật Cây mía 1. Thời vụ: Thời vụ trồng mía thích hợp nhất là khoảng từ tháng 11 đến tháng 3 dương lịch, thích hợp nhất là khoảng từ tháng 12 đến tháng 02 2.Đặc điểm một số giống mía 2.1. Ja 60-5: Nguồn gốc CuBa Trữ đường cao, dễ đổ ngã, năng suất khá, trổ cờ trung bình, kháng được bệnh than giống chín sớm. 2.2. C819-67: Nguồn gốc CuBa Nảy mầm khoẻ, đẻ nhánh sớm, tập trung sinh trưởng nhanh, chịu hạn tốt, khả năng để gốc khá, trổ cờ sớm và nhiều, tỷ lệ đường khá. Mía chín trung bình muộn. 2.3. F 156: Nguồn gốc Đài Loan Nảy mầm đẻ nhánh sớm, nhảy bụi trung bình, ít đổ ngã, khả năng để gốc trung bình, trổ cờ muộn và có tỷ lệ thấp, thích ứng rộng, chịu hạn, chịu phèn, kháng bệnh than, tỷ lệ đường khá, thân cứng, nước đường đen, không thích hợp ép thủ công. Mía chín trung bình muộn. 2.4. MY 55-14:
  2. Nảy mầm đẻ nhánh sớm, vươn cao nhanh, thích ứng rộng, chịu hạn, ra hoa mạnh, khả năng để gốc tốt, mẫn cảm với rệp bông, tỷ lệ cây bị bất ruột cao, tỷ lệ đường và năng suất khá. Giống chín trung bình muộn. 2.5. ROC 10: Nảy mầm, sinh trưởng thời gian đầu hơi chậm, thời gian sau tốc độ sinh trưởng nhanh, đẻ nhánh khoẻ, thích hợp đất màu mỡ, đất mặn, chịu thâm canh, kháng bệnh than và một số bệnh khác, tỷ lệ đường và năng suất cao. Giống chín trung bình. 3. Làm đất: Mía có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau: đất cát pha, đất sét, đất xám…Mỗi loại đất lựa chọn một phương pháp canh tác thích hợp sẽ mang lại lợi ích kinh tế cao nhất. - Cày sâu 20-30cm, cày 2 lần vuông góc với nhau, sau mỗi lần cày là một lần bừa để làm cho đất nhỏ hơn và dọn sạch cỏ dại. - Rạch hàng thẳng sâu 15-20cm, hai hàng cách nhau 0,8-1,0m. 4. Chuẩn bị hom mía: - Hom mía không bị bệnh, không lẫn giống, không bị xay xát, không quá già, cũng không quá non tốt nhất là từ 7-8 tháng tuổi.
  3. - Trồng càng tươi càng tốt, ngâm hom trong nước từ 8-24h. - Chặt hom: Chặt ngang giữa lóng, chặt mỗi hom 2 mắt mầ m, không chặt sát mầ m. - Lượng hom giống: 4-6 tấn/ha hoặc 3000 – 5000 hom/sào tuỳ thuộc vào từng chân đất. Đất tốt trồng thưa, đất xấu trồng dày. 5. Đặt hom: - Hom chặt xong là đặt ngay - Đặt thành một hàng giữa rãnh mía, hom cách hom từ 10-20 cm tuỳ giống. - Độ sâu lấp: - Đối với thời tiết thuận lợi lấp khoảng 2,5-3cm. - Thời tiết khô hanh là từ 5-7cm. - Đối với nền đất ẩm khi đặt hom nên ấn nhẹ cho lún xuống nửa hom, để giữ ẩm cho mầm và rễ dễ phát triển. - Đối với nền đất khô, sau khi đặt hom nên lấp một lớp đất mỏng để cố định hom và giữ ẩm. 6. Bón phân: Nên sử dụng phân nền hữu cơ hoặc bả mía để mía cho năng suất cao, chữ đường cao, rất ổn định cho việc thâm canh cây mía.
  4. Đất chua pH(4- 4,5) bón 1 tấn vôi trong lần cày cuối. Lượng phân và cách bón như sau: - Bón lót: 10-20 tấn phân chuồng + 500 kg Supe Lân + 20 kg Basudin/ha xới trộn đều với lớp đất mặt. - Bón thúc chia làm 2 lần bón: + Thúc 1: Urê 200 kg + Kali 150 kg lúc mía 1,5 – 2 tháng tuối, kết hợp với vô chân ấm. + Thúc 2: Urê 150 kg + Kali 200 kg lúc mía 4-5 tháng tuổi, kết hợp với vô chân khoả. - Bón và áo: Khi mía có long nếu thấy mía xấu có thể bón thêm 50-100 kg Urê. 7. Chăm sóc: - Sau 1 – 1,5 tháng nếu thấy mía chết hom nên trồng dặm để đảm bảo mật độ. - Cần làm sạch cỏ ở giai đoạn cây con để giảm sự cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sang với mía - Vô chân mía: Kết hợp với hai lần bón phân để vô chân cho mía. - Có thể đánh lá ba lần cho mía: +) Lần 1: lúc mía khoảng 3 tháng tuổi. +) Lần 2: Lúc mía khoảng 6 tháng tuổi.
  5. +) Lần 3: Lúc mía khoảng 9 tháng tuổi, đây là giai đoạn chuẩn bị thu hoạch mía. 8. Tưới nước: Bình quân trong một vụ mía nên tưới 15-20 lần. +) Thời kỳ mía nảy mầ m, đẻ nhánh 1 tháng tưới 4 lần. +) Thời kỳ mía đẻ nhánh làm lóng tưới 3 lần/tháng. +) Thời kỳ mía làm lóng tưới 1-2 lần/tháng. +) Mía sắp thu hoạch phải bỏ tưới từ 20 ngày trở lên. 9. Phòng trừ sâu bệnh: - Đất mới khai hoang hoặc có mối dùng 20-30 kg Diaphos hoặc Padan để rải. - Sâu đục thân: dùng Diaphos, Padan rải vào gốc mía. - Rệp: Dùng Supracide, Trebon, Bascide để xịt. - Bệnh than : đưa những cây bệnh than ra khỏi ruộng để đốt và xịt. 10. Một số biện pháp kỹ thuật để chăm sóc mía gốc : Cây mía thu hoạch hàng năm nhưng để mía gốc nhiều năm. Nếu chăm sóc tốt thì nắng suất mía gốc thường cao hơn năng suất mía tơ. Thời gian chăm sóc vụ gốc sớm hơn, khẩn trương hơn và thu hoạch sớm hơn vụ tơ. Sau khi thu hoạch không quá 3 ngày phải đốt sạch hoặc dọn hết lá mía ra khỏi
  6. ruộng, dùng máy, trâu bò cuốc cày xả hoặc cuốc 2 bên hàng mía để làm đứt rễ già. Dùng toàn bộ phân chuồng, phân lân, 100kg Urê và 100 Kali để bón lót. Quy trình và thời gian bón thúc lần 1 và lần 2 và bón áo thực hiện giống như bón mía tơ. Việc chăm sóc, tưới nước thực hiện như vụ tơ. Lưu ý : -Phải thu hoạch khẩn trương để đảm bảo độ đồng đều cho ruộng mía. -Không để lại những ruộng mía bị sâu bệnh khó trị đặc biệt là bệnh than. 11. Thu hoạch : Tùy từng giống mía ta trồng mà xác định thời gian chín của mía. Đồng thời quan sát màu da thân mía trở nên bóng, sậm, ít phấn, lá khô nhiều. Độ ngọt giữa gốc và ngọn không chênh lệch là thu hoạch. Dùng dao thật bén đốn sát gốc những cây trên hàng mía, để vụ sau mía tái sinh đều hơn. Thu hoạch đến đâu, vận chuyển đến đó, không nên để lâu quá hai ngày lượng đường sẽ giả m.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2