Đề bài: Bình giảng bài thơ Xúc cảnh của Nguyễn Đình Chiểu <br />
Bài làm:<br />
"Chở bao nhiêu đạo thuyền không thẳm<br />
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà."<br />
Đó chính là quan điểm sáng tác của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu một nhà thơ nổi tiếng <br />
của nền văn học trung đại Việt Nam. Ông đã để lại cho đời sau nhiều tác phẩm nổi <br />
tiếng mang tính nhân đạo sâu sắc, trong đó có bài thơ "Xúc cảnh" đã để lại bao ấn tượng <br />
trong lòng người đọc. Bởi đó là lời bộc bạch tâm sự của tác giả trước thời thế của đất <br />
nước.<br />
Mở đầu bài thơ, đó là nỗi lòng băn khoăn lo lắng trước thời thế của đất nước:<br />
"Hoa cỏ ngùi ngùi ngóng gió đông<br />
Chúa Xuân đâu hỡi có hay không?"<br />
Hình ảnh đầu tiên hiện ra "hoa cỏ" một hình ảnh ẩn dụ cho những con người Việt Nam, <br />
mà cũng chính là tác giả đang ngóng chờ "gió đông" một điều kì lạ sẽ đến với đất nước. <br />
Tâm tư của ông đang đắm chìm vào một mong muốn, mong muốn điều kì diệu sẽ đến <br />
với đất nước trong hoàn cảnh khó khăn này. Tác giả luôn ao ước sao, quốc thái dân an, <br />
nhân dân được hưởng ấm no, hạnh phúc. Với câu hỏi tu từ, một câu hỏi, không biết có <br />
câu trả lời không dành cho chúa Xuân, thể hiện sự mỏng manh, một điều không chắc <br />
chắn về tình cảnh đất nước lúc bấy giờ.<br />
Nguyễn Đình Chiểu luôn dõi theo tình hình quốc gia, trong từng thời khắc lịch sử:<br />
"Mây giăng ải Bắc trông tin nhạn<br />
Ngày xế non Nam bặt tiếng hồng<br />
Bờ cõi xưa đà chia đất khác<br />
Nắng sương nay há đội trời chung."<br />
Qua những câu thơ này, ta càng thấy được tội ác của kẻ thù. Ở đây, tác giả đã phải sử <br />
dụng "mây giăng ải Bắc" "xế non Nam" để chỉ tội ác của kẻ thù, làm cho đất nước dân <br />
chúng sống trong bất ổn, tiêu điều mà mờ mịt. "Trông tin nhạn" tác giả cũng như người <br />
dân đang trông ngóng một điều tốt lành, một tin vui, nhưng nó lại thật mong manh "bặt <br />
tiếng hồng". Bờ cõi giờ đây đã bị chia cắt, nhân dân sống trong lầm than cực khổ bởi sự <br />
nô lệ áp bức của bọn xâm lăng. Nỗi uất ức, tức giận dường như đã đạt đến đỉnh điểm, <br />
khiến tác giả phải thốt lên "há đội trời chung". Câu thơ khiến cho người đọc biết được <br />
cái hiện thực đau đớn bấy giờ, bị mất nước, mất quyền làm chủ, lòng tác giả càng căm <br />
hận quân thù.<br />
Hai câu kết, tác giả mong muốn đất nước sẽ xuất hiện kỳ tích, mong sao người đứng <br />
đầu đất nước nghĩ cách để lấy lại giang sơn:<br />
"Chừng nào thánh đế ân soi thấu<br />
Một trận mưa nhuần rửa núi sông."<br />
Dường như mọi niềm tin, hy vọng được dồn vào trông cậy "thánh đế". Nhân dân mong <br />
nhà vua hãy tìm cách để giành lại độc lập dân tộc. Hãy thấu hiểu lòng dân, ra tay cứu dân <br />
cứu nước, trả lại sự bình an ấm no cho nhân dân. Phải là một con người yêu nước <br />
thương dân, tác giả mới có thể viết ra những vần thơ đầy xúc động và chân thành đến <br />
vậy.<br />
Chỉ với tám câu thơ, ta có thể thấy được tấm lòng rộng lớn của tác giả đối với dân tộc. <br />
Dù cặp mắt của ông bị mù, nhưng cũng không thể ngăn cản được ý chí muốn góp công <br />
sức của mình cho đất nước. Ông dùng chính ngòi bút của mình để sáng tác ra những tác <br />
phẩm nhân đạo, tố cáo những tội ác của bọn xâm lăng. Ông luôn xứng đáng là một nhà <br />
thơ một ngôi sao sáng trong nền văn học trung đại Việt Nam.<br />
<br />