Bình giảng khổ thơ thứ hai trong bài thơ Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử
lượt xem 4
download
Bài thơ "Đây thôn Vĩ dạ" được gợi cảm hứng từ mối tình của Hàn Mặc Tử với người con gái tên là Hoàng Thị Kim Cúc vốn quê ở Vĩ Dạ, một thôn nhỏ bên dòng sông Hương nơi xứ Huế thơ mộng và trữ tình. Đặc biệt ở khổ thứ hai của bài thơ đã miêu tả rất thành công vẻ đẹp của cảnh sông nước đêm trăng và tâm trạng khắc khoải đợi chờ của nhà thơ trước bức tranh thiên nhiên thơ mộng đó. Mời các cùng tham khảo bài văn mẫu "Bình giảng khổ thơ thứ hai trong bài thơ Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử".
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bình giảng khổ thơ thứ hai trong bài thơ Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử
VĂN MẪU LỚP 11 BÌNH GIẢNG KHỔ THƠ THỨ 2 TRONG BÀI THƠ ĐÂY THÔN VĨ DẠ CỦA HÀN MẶC TỬ BÀI MẪU SỐ 1: I. ĐẶT VẤN ĐỀ – Nhắc tới Hàn Mặc Tử là độc giả nghĩ ngay đến bài Đây thôn Vĩ Dạ. Nói về bài Đây thôn Vĩ Dạ là độc giả không khỏi chạnh lòng trước thi nhân tài hoa mà bất hạnh Hàn Mặc Tử. – Đây thôn Vĩ Dạ là đứa con tinh thần quý giá của nhà thơ. Lúc đầu, bài thơ có tên là Ở đây thôn Vĩ Dạ, sáng tác năm 1938, khi tác giả đã mắc bệnh hiểm nghèo. Bài thơ in trong tập Thơ Điên. Sau này đổi tên thành Đây thôn Vĩ Dạ. Bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình của Hàn Mặc Tử với người con gái tên là Hoàng Thị Kim Cúc vốn quê ở Vĩ Dạ, một thôn nhỏ bên dòng sông Hương nơi xứ Huế thơ mộng và trữ tình. – Khổ thứ hai của bài thơ đã miêu tả rất thành công vẻ đẹp của cảnh sông nước đêm trăng và tâm trạng khắc khoải đợi chờ của nhà thơ trước bức tranh thiên nhiên thơ mộng đó. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Bức tranh sông nước đêm trăng Nếu ở khổ thơ thứ nhất, tác giả tập trung phô diễn vẻ đẹp của khu vườn thôn Vĩ thì ở khổ thơ thứ hai tác giả lại tập trung miêu tả dòng nước, bến bãi, con thuyền, ánh trăng. Dưới ngòi bút của Hàn Mặc Tử, canh Vĩ Dạ hiện lên lung linh, huyền ảo nhưng buồn man mác. – Ngay ở câu đầu của khổ thơ thứ hai, tác giả viết: Gió theo lối gió, mây đường mây Với nghệ thuật đối lập, câu thơ gợi lên sự chia li, tan tác, buồn bã. Mây và gió là hai hình ảnh luôn sóng đôi bên nhau. Vậy mà trong câu thơ, gió và mây lại phải chia lìa đôi ngả. Dấu phẩy ngắt đôi dòng thơ có tác dụng nhấn mạnh sự chia xa. – Ở câu thơ thứ hai, tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hoá để miêu tả dòng nước: “Dòng nước buồn thiu”. Dòng nước như cũng có tâm trạng, cũng biết vui buồn. Bên cạnh đó có thêm động từ “lay”. “Lay” chỉ sự đu đưa nhẹ nhàng của hoa bắp trước làn gió nhẹ thổi. Tất cả cho ta thấy cảnh ở đây thật tĩnh lặng, đìu hiu. – Trăng là biểu tượng cho cái đẹp của cuộc đời và thiên nhiên. Trăng tượng trưng cho cuộc sống hạnh phúc yên bình. Và trong thơ Hàn Mặc Tử, hình ảnh làm xao động lòng người chính là hình ảnh sông nước đêm trăng: Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay? Có lẽ không có cảnh nào thơ mộng hơn cảnh đêm trăng trên sông Hương xứ Huế. Câu hỏi vừa như một sự chiêm ngưỡng, vừa như một nỗi hoài nghi. Cảnh rất đẹp, rất thơ mộng đấy nhưng liệu có như gió và mây chia lìa đôi ngả. Lời thơ có chút băn khoăn, khắc khoải như một cuộc hẹn chưa thành. Thuyền vẫn đợi, bến vẫn chờ, sông trăng hình như vẫn bên bồi bên lở. Một cái gì như chờ đợi khao khát, hi vọng, lo lắng ngờ vực, khiến cho lời thơ man mác, xao xuyến bâng khuâng. Con sông trở thành sông trăng. Bến đợi trở thành bến trăng. Và con thuyền cũng trở thành con thuyền chở đầy trăng. Độc giả khi đọc đến khổ thơ này không thể không rung động trước vẻ đẹp mênh mang của sông nước xứ Huế đêm trăng. 2. Tâm trạng của tác giả Một câu hỏi thôi cùng đủ diễn tả tâm trạng của nhà thơ: Có chở trăng về kịp tối nay ? Đó là tâm trạng lo lắng, hồi hộp, đợi chờ khắc khoải pha chút hoài nghi. Phải là người có tâm trạng bâng khuâng, chời đợi mới đưa vào khổ thơ một câu hỏi làm nao lòng người đến như vậy. Có lẽ, Hàn Mặc Tử đã gửi tất cả tình cảm, sự ngưỡng mộ, sự đam mê say đắm vào cảnh vật nên thi nhân mới hoạ nên bức tranh bằng thơ về vẻ đẹp tuyệt vời của sông nước đêm trăng nơi xứ Huế. III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ – Chỉ bằng vài nét chấm phá, Hàn Mặc Tử đã phác hoạ được bức tranh sông nước đêm trăng vừa gần gũi, vừa mờ ảo làm đắm say lòng người. – Khổ thơ nói riêng, bài thơ nói chung đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó phai mờ. Nhà thơ đã kết hợp hài hoà giữa việc tả thực với bút pháp tượng trưng, lãng mạn và trữ tình. Chính vì vậy, ai đã một lần đọc bài thơ cùng sẽ nhớ mãi cảnh sông nước đêm trăng thơ mộng và tâm trạng buâng khuâng, hồi hộp, đợi chờ khắc khoải pha chút hoài nghi của một thi sĩ tài hoa mà bất hạnh. BÀI MẪU SỐ 2: Huế đẹp và thơ. Núi sông diễm lệ. Con gái Huế xinh tươi và đa tình. Nếp sống thanh lịch của miền núi Ngự sông Hương đã trở thành ấn tượng và cảm mến sâu sắc đối với bao người gần xa: "Đã đôi lần đến với Huế mộng mơ Tôi ôm ấp một tình yêu dịu ngọt..." Thơ ca viết về Huế có nhiều bài hay. Tiêu biểu là bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử (1912 - 1940), nhà thơ lỗi lạc trong phong trào "Thơ mới". Bài thơ có ba khổ thớ thất ngôn nói về cảnh sắc và cô gái Vĩ Dạ trong hoài niệm với bao cảm xúc bâng khuâng, man mác, thẫn thờ. Vĩ Dạ, một làng cổ xinh đẹp nằm bên bờ Hương Giang thuộc cố đô Huế, qua hồn thơ Hàn Mặc Tử mà trở nên gần gũi yêu thương đối với nhiều người trong bảy mươi năm qua. Đây là khổ thơ thứ hai của bài "Đây thôn Vĩ Dạ": "Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay?” Khổ thơ thứ nhất nói về cảnh vật thôn Vĩ khi "nắng mai lên"... Ở khổ thơ thứ hai, Hàn Mặc Tử nhớ đến một miền sông nước mênh mang, bao la, một không gian nghệ thuật nhiều thương nhớ và lưu luyến. Có gió, nhưng “ gió theo lối gió". Cũng có mây, nhưng "mây đường mây". Mây gió đôi đường, đôi ngả: "Gió theo lối ,gió/mây đường mây". Cách ngắt nhịp 4/3, với hai vế tiểu đối, gợi tả một không gian gió, mây chia xa, như một nghịch cảnh đầy ám ảnh. Chữ "gió" và "mây" được điệp lại hai lần trong mỗi vế tiểu đối đã gợi lên một bầu trời thoáng đãng, mênh mông. Thi nhân đã và đang sống trong cảnh ngộ chia li và xa cách nên mới cảm thấy gió mây đôi ngả đôi đường như tình và lòng người bấy nay. Ngoại cảnh gió mây chính là tâm cảnh Hàn Mặc Tử. Không có một bóng người xuất hiện trước cảnh gió mây ấy. Mà chỉ có "Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay". Cảnh vật mang theo bao nỗi niềm. Sông Hương lững lờ trôi xuôi êm đềm, trong tâm tưởng thi nhân đã hoá thành "dòng nước buồn thiu", càng thêm mơ hồ, xa vắng. "Buồn thiu" là buồn héo hon cả gan ruột, một nổi buồn day dứt triền miên, cứ thấm sâu mãi vào hồn người. Hai tiếng “buồn thiu” là cách nói của bà con xứ Huế. Bờ bãi đôi bờ sông cũng vắng vẻ, chỉ nhìn thấy "hoa bắp lay". Chữ “ lay" gợi tả hoa bắp đung đưa trong làn gió. Hoa bắp, hoa bình dị của đồng nội cũng mang tình người và hồn người. Hai câu thơ thất ngôn với bốn thi liệu (gió, mây, dòng nước, hoa bắp) đã hội tụ hồn vía cảnh sắc thôn Vĩ. Hình như đó là cảnh chiều hôm? Hàn Mặc Tử tả ít mà gợi nhiều, tượng trưng mà ấn tượng. Ngoại cảnh thì chia lìa, buồn lặng lẽ biểu hiện một tâm cảnh: thấm thía nỗi buồn xa vắng, cô đơn. Hai câu thơ tiếp theo gợi nhớ một cảnh sắc thơ mộng, cảnh đêm trăng trên Hương Giang ngày nào. "Dòng nước buồn thiu" đã biến hoá kì diệu thành "sông trăng" thơ mộng: "Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay?". Đây là hai câu thơ tuyệt bút của Hàn Mặc Tử được nhiều người ngợi ca, kết tinh rực rỡ bút pháp nghệ thuật tài hoa lãng mạn. Một vần lưng tài tình. Chữ "đó" cuối câu 3 bắt vần với chữ "có" đầu câu 4, âm điệu vần thơ cất lên như một tiếng khẽ hỏi thầm "có chở trăng về kịp tối nay?". "Thuyền ai" phiếm chỉ gợi lên bao ngỡ ngàng bâng khuâng, tưởng như quen mà lạ, gần đó mà xa xôi. Con thuyền mồ côi nằm trên bến đợi "sông trăng" là một nét vẽ thơ mộng và độc đáo. Đã có "Thuyền ai đậu bến Cô Tô" hiện lên trong ánh trăng tà và tiếng quạ kêu sương trong thơ Trương Kế đời Đường. Đã có "Sông xuân đâu chẳng sáng ngời trăng" trong "Xuân giang hoa nguyệt dạ" của Trương Nhược Hư, 1300 năm về trước. Lại có cảnh "Gió trăng chứa một thuyền đầy" (Nguyễn Công Trứ). Còn có "Trăng sông Trà như tấm gương soi dòng nước bạc” (Cao Bá Quát) Qua đó, ta thấy hình tượng "sông trăng" là mới mẻ, sáng tạo. Cả hai câu thơ của Hàn Mặc Tử, câu thơ nào cũng có trăng. Ánh trăng tỏa sáng dòng sông, con thuyền và bến đò. Con thuyền không chở người (vì người xa cách chia li) mà chỉ "chở trăng về". Phải "về kịp tối nay" vì đã cách xa và mong đợi sau nhiều năm tháng. Con thuyền tình của ước vọng nhưng đã thành vô vọng! Bến sông trăng trở nên vắng lặng vì "thuyền ai" chỉ là con thuyền mồ côi. Sau cảnh gió, mây, là con thuyền, bến đợi và sông trăng, cảnh đẹp một cách mộng ảo. Cả ba hình ảnh ấy đều biểu hiện một nỗi niềm, một tâm trạng cô đơn, thương nhớ đôi với cảnh và người nơi thôn Vĩ. Như ta đã biết, thời trai trẻ, Hàn Mặc Tử đã từng học ở Huế từng có một mối tình đơn phương với một thiếu nữ thôn Vĩ, mang tên một loài hoa. Với chàng thi sĩ tài hoa, đa tình và bất hạnh, đang sống ưong cô đơn và bệnh tật, nhớ Vĩ Dạ là nhớ cảnh cũ người xưa. Cảnh "gió theo lối gió, mây đường mây", cảnh "thuyền ai đậu bến sông trăng đó" là cảnh đẹp mà buồn. Buồn vì chia lìa, xa vắng, lẻ loi và vô vọng. Khổ thơ trên đây, mỗi câu, mỗi chữ, mỗi vần thơ đều thấm đẫm tình thương nhớ và một nỗi "buồn thiu" lẻ loi, vần thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Thơ Hàn Mặc Tử, đúng là thơ trữ tình hướng nội "tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này"... BÀI MẪU SỐ 3: I. Giới thiệu vài nét về hoàn cảnh sáng tác, bài thơ và vị trí đoạn trích 1. Bài thơ được viết ra từ hai nguồn cảm hứng: thứ nhất là cảm hứng đẹp với một vùng quê ven bờ sông Hương, cây cối tốt tươi, thơ mộng. Cảm hứng thứ hai theo nhà thơ Quách Tấn đó là mối tình đơn phương nhiều mơ ước với Hoàng Cúc. 2. “Đây thôn Vĩ Dạ” là một bài thơ rất nổi tiếng của Hàn Mặc Tử, in trong tập “Thơ điên”. Bài thơ không chỉ làm rạng danh cho một thi sĩ tài hoa, đa cảm nhưng cuộc đời gặp nhiều cảnh ngộ éo le, bất hạnh mà còn góp phần tô điểm cho một xứ sở vốn đã nổi tiếng của Huế: “Đây xứ mơ màng, đây xứ thơ”. 3. Bài thơ gồm ba khổ: Khổ một là vẻ đẹp mới mẻ, tinh khôi, chứa chan sức sống của khu vườn trong ánh ban mai. Khổ hai: bầu trời, sông nước Vĩ Dạ trong tâm trạng buồn, chia li tuyệt vọng và đau đáu một nỗi khát khao gặp gỡ của Hàn Mặc Tử. II. Bình giảng khổ thơ 1. Bình giảng hai câu đầu: “Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay” Tiếp theo khổ một đặc ả vẻ đẹp trong sáng, thơ mộng, tràn đầy sức sống của vườn thôn Vĩ vào buổi sớm mai, khổ hai đã mở rộng ra khung cảnh bầu trời, sông nước Vĩ Dạ. Bài thơ dường như có sự vận động từ ngoại cảnh vào tâm cảnh. Vì thế, bầu trời sông nước cũng nhuốm đầy tâm trạng thi nhân. Cảnh vật xuất hiện với bốn hình ảnh: “gió”, “mây”, “dòng nước”, “hoa bắp”. Hai hình ảnh “gió”, “mây” ở đây trở nên chia lìa, trái tự nhiên, không hoà nhập: “gió một đường, mây một nẻo” này được thể hiện theo logic của tâm trạng buồn, cô đơn vì mối tình ở dạng “đơn phương”, “vô vọng” của nhà thơ với Hoàng Cúc. Chú ý phân tích các điệp từ, cách ngắt nhịp câu thơ đã làm nổi bật cảm xúc trên. Câu thơ thứ hai với hai hình ảnh “dòng nước” và “hoa bắp” cũng đã tiếp tục tô đậm thêm tâm trạng thi nhân: buồn lặng lẽ, hiu hắt, có thể hiểu hai câu thơ ở khổ thơ này vừa tả cảnh, vừa tả tình trong cảnh và cả nhịp điệu của cảnh: Tình buồn chia li, sầu tủi, hiu hắt. Cảnh êm đềm phẳng lặng, nhịp điệu cảnh: “Cái nét trầm tư chẳng nơi nào có được của Huế đẹp và thơ”. 2. Bình giảng hai câu sau: Cùng với cảm giác chia lìa, mạch thơ đã chuyển hẳn một thế giới thôn Vĩ thực và tràn trề ánh nắng ở khổ 1 sang một thế giới mộng, tắm đẫm ánh trăng ở khổ 2: “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài 19: Khi con tu hú - Giáo án Ngữ văn 8
8 p | 1056 | 45
-
Tổng hợp 2 bài phân tích khổ thơ thứ hai trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
5 p | 842 | 34
-
Bình giảng đoạn thơ: "Tiếng thơ ai động đất trời... Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày" trong bài Kính gửi cụ Nguyễn Du của Tố Hữu
5 p | 191 | 5
-
Bình giảng khổ thơ thứ hai trong Đây mùa thu tới
2 p | 20 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn