Đề bài: Bình giảng nét đặc sắc nghệ thuật qua khổ thơ sau: “Con sóng dưới lòng <br />
sâu…..cả trong mơ còn thức” trong bài Sóng của Xuân Quỳnh<br />
<br />
<br />
Con sóng dưới lòng sâu<br />
<br />
<br />
Con sóng trên mặt nước<br />
<br />
<br />
Ôi con sóng nhớ bờ<br />
<br />
<br />
Ngày đêm không ngủ được<br />
<br />
<br />
Lòng em nhớ đến anh<br />
<br />
<br />
Cả trong mơ còn thức.<br />
<br />
<br />
BÀI LÀM THAM KHẢO<br />
<br />
Thời gian vẫn cứ trôi, bốn mùa luôn luân chuyển. Con người ta sinh ra rồi cũng sẽ đi vào <br />
cõi vĩnh hằng và chỉ còn lại trên thế giới trường cứu này những gì là cái đẹp. Phải chăng <br />
vì thế mà trước khi chết vua Phổ cầm tay Mozart và nói: ''Ngươi tượng trưng cho cái đẹp, <br />
ta tượng trưng cho sự sắp đặt của loài người. 11 thế, biết đâu sau khi ta chết, hậu thế sẽ <br />
quên ta đi và nhắc nhở tới người.” Quả đúng như vậy, là cái đẹp người đời luôn ca ngợi <br />
và truyền tụng. Đến với một bài thơ hay là đến với thế giới của cái đẹp. Vì vậy, người <br />
yêu thơ từ trong tiềm thức của mình làm sao không nhớ không yêu bài thơ Sóng của nữ sĩ <br />
Xuân Quỳnh.<br />
<br />
Bài thơ ra đời những năm 1967 nhân một chuyến công tác vào tuyến lửa, Xuân Quỳnh <br />
đứng trước biển Diêm Điền. Sóng biển vô hạn vô hồi đã khuấy động tâm hồn đang yêu <br />
của Xuân Quỳnh và nhà thơ đã viết rất thành công thi phẩm này. Nó được xem như linh <br />
hồn của tập Hoa dọc chiến hào xuất bản năm 1968 và đã được đưa vào chương trình <br />
giảng dạy như một kiệt tác của nữ sĩ Xuân Quỳnh nói riêng, của thơ ca thời kì “Lửa <br />
cháy” nói chung. Thành công của Xuân Quỳnh trong bài thơ này là nhà thơ đã mượn hình <br />
tượng sóng để thể hiện nỗi lòng của người con gái trước biển lớn tình yêu của mình. <br />
Phải nói rằng hình ảnh nào cũng sâu xa, thi vị. Nhưng nếu chọn một khổ thơ hay hơn cả, <br />
hẳn không ít người sẽ chọn đoạn diễn tả sóng và nỗi nhớ. Giản dị thôi, đơn sơ thôi! <br />
Nhưng dường như nó lại là đoạn xuất thần của ngòi bút Xuân Quỳnh:<br />
<br />
Con sóng dưới lòng sâu<br />
<br />
Con sóng trên mặt nước<br />
<br />
Ôi con sóng nhớ bờ<br />
<br />
Ngày đêm không ngủ được<br />
<br />
Lòng em nhớ đến anh<br />
<br />
Cả trong mơ còn thức.<br />
<br />
Cần phải khẳng định rằng bài thơ Sóng Xuân Quỳnh viết khá đều tay, khó có thể chọn ra <br />
một đoạn thơ đặc sắc vì thơ là tiếng lòng. Ta có cảm giác Xuân Quỳnh không làm thơ mà <br />
nữ sĩ đang trải lòng mình trên trang viết, đang giãi bày tình yêu của mình trên từng trang <br />
viết bởi Lê Quý Đôn đã từng nói: Thơ phát khởi từ trong lòng người ta. Còn Ngô Thì <br />
Nhậm cho rằng: Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần. Thần của bài thơ Sóng nằm <br />
ngay ở độ chân thực khi Xuân Quỳnh giãi bày tình yêu của mình trên từng trang viết. Sự <br />
rung động của thơ ca bao giờ cũng được đo bằng nhịp đập của con tim. Sóng của Xuân <br />
Quỳnh tác động vào xúc cảm nhiều hơn là lý trí bởi:<br />
<br />
Trái tim yêu có những điều thắp sáng<br />
<br />
Lí trí mù khi đứng trước tim yêu.<br />
<br />
(Thắp sáng tim yêu Mai Kì Phương)<br />
<br />
Chính vì lẽ đó, đến khổ thơ thứ năm, Xuân Quỳnh đã phá lệ thơ. Tám khổ thơ của thi <br />
phẩm đều có bốn câu thơ, duy nhất khổ năm nữ sĩ viết sáu câu thơ để khẳng định nỗi <br />
nhớ của người con gái đang yêu.<br />
<br />
Đến với bài thơ Sóng nói chung và khổ thơ bình giảng nói riêng, ta thấy như đang được <br />
đứng trước biển vô hạn, vô hồi, đứng trước một đại dương mênh mông. Nó giăng mắc <br />
vào trong tâm hồn những con người biết sống vì tình yêu. Nó đến với chúng ta đầu tiên là <br />
bằng âm thanh của tiếng sóng. Âm thanh ấy cũng chính là âm điệu của bài thơ. Mồi bài <br />
thơ hay thường tác động đầu tiên đến với độc giả là nhờ âm điệu. Khi nội dung ta còn <br />
chưa biết rõ, âm điệu của bài thơ đã xâm nhập hồn ta tự bao giờ. Sóng của Xuân Quỳnh <br />
có một âm điệu rất đẹp: khi trầm khi bổng, khi thăng khi giáng, lúc thì dồn dập khi thì <br />
mênh mang. Có được âm điệu đặc biệt này bởi Xuân Quỳnh sử dụng rất thành công thể <br />
thơ ngũ ngôn liên hoàn. Đây là một thể thơ giàu nhạc điệu, giàu vần điệu nhưng rất khó <br />
sử dụng. Nếu khéo biến hóa, biến tấu, độc giả rất dễ dàng nảy nhịp cho bài thơ bời đã có <br />
câu thi trung hữu nhạc. Ta đã từng bắt gặp rất nhiều bài thơ được chuyển thẳng thành <br />
những ca từ, ca khúc ví như bài thơ Thuyền và biển của Xuân Quỳnh:<br />
<br />
Chỉ có thuyền mới hiểu Biển mênh mông nhường nào Chi có biến mới biết Thuyền đi <br />
đâu về đâu.<br />
<br />
Người yêu thơ cũng không thể quên được Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải. Dù được <br />
viết trong ngày cuối đời nhưng với thể thơ năm chữ, bài thơ đã thể hiện sự hồn nhiên vui <br />
vẻ, nhịp sống trẻ trong tâm hồn của nhà thơ khi ông ước mình được trở thành một mùa <br />
xuân nho nhỏ lặng lẽ dâng cho đời. Trở lại với bài thơ Sóng, một lần nữa Xuân Quỳnh <br />
lại triệt để khai thác lợi thế của thể thơ ngũ ngôn liên hoàn. Ở khổ thơ thứ năm này, nữ sĩ <br />
Xuân Quỳnh đã nảy nhịp khá linh hoạt. Hai câu thơ đầu nữ sĩ nảy nhịp theo thể 2/3:<br />
<br />
Con sóng/ dưới lòng sâu Con sóng/ trên mặt nước.<br />
<br />
Ở những câu thơ sau, nhịp thơ hoàn toàn thay đổi. Nó có thể là 1/4, khi lại trở thành 2/3 <br />
hoặc cũng có thể là 3/2:<br />
<br />
Ôi/ con sóng nhớ bờ Ngày đêm/ không ngủ được Lòng em/ nhớ đến anh Cả trong mơ/ còn <br />
thức.<br />
<br />
Chính cách ngắt nhịp đột ngột này đã tạo nên âm điệu rất đẹp cho bài thơ. Thế là hình <br />
tượng sóng dần dần lộ mình ra, ló mình ra qua âm thanh của tiếng sóng. Vì vậy, đến với <br />
khổ thơ bình giảng, sẽ thật là thiếu sót nếu không đến với âm thanh của tiếng sóng vì âm <br />
điệu ấy, âm thanh ấy là phương tiện truyền tải sóng đến với tâm hồn của người yêu thơ.<br />
<br />
Để có được âm điệu này, Xuân Quỳnh đã tổ chức ngôn ngữ của khổ thơ theo nghệ thuật <br />
tương xứng, vẫn biết rằng nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ còn trái tim là người nghệ sĩ. <br />
Mặc dù vậy, việc thể hiện tiếng nói của trái tim là vô cùng quan trọng. Chẳng thế mà <br />
Bạch Cư Dị đã từng nói:<br />
<br />
Lời là gốc<br />
<br />
Ý là cành<br />
<br />
Thanh là hoa<br />
<br />
Nghĩa là quả.<br />
<br />
Thơ ca là nghệ thuật của ngôn từ. Chính nghệ thuật đã đem lại cho thơ ca trở thành lĩnh <br />
vực của một sự độc đáo. Nó là một nốt thơ tươi xanh trong dàn đồng ca chung của thời kì <br />
Lửa cháy. Sự tương xứng ở đây có thể là sự tương xứng giữa vế câu với vế câu: trong <br />
mơ tương xứng với còn thức. Đó còn là sự tương xứng giữa các cặp câu với nhau: Con <br />
sóng dưới lòng sâu tương xứng với Con sóng trên mặt nước. Nghệ thuật tương xứng ấy <br />
đã tạo ra sự hô ứng, luyến láy, đuổi bắt. Nó gây cho ta cảm giác đến với “sóng” như đang <br />
đứng trước đại dương.<br />
<br />
Mỗi một khổ thơ là một đợt sóng. Trong mỗi đợt sóng có trăm ngàn con sóng nhỏ gối lên <br />
nhau, đuổi bắt, đều có chung một khát vọng đó là hướng về bờ anh thể hiện rõ nhất điều <br />
này ta phải kể đến hai câu thơ:<br />
<br />
Ôi con sóng nhớ bờ<br />
<br />
Ngày đêm không ngủ được<br />
<br />
Nhìn vào trong đại dương mênh mông, Xuân Quỳnh phát hiện ở trong lòng biển thăm <br />
thẳm kia luôn có hai con sóng. Có con sóng nổi lên trên mặt nước, có con sóng vỗ ngầm <br />
trong lòng nước:<br />
<br />
Con sóng dưới lòng sâu<br />
Con sóng trên mặt nước.<br />
<br />
Đây là lý do Xuân Quỳnh ví sóng là trái tim của biển. Biển không có sóng nghĩa là biển <br />
chết. Khi ấy, loài người không yêu nhau, thơ tinh trên thế gian này không còn nữa. Từ hai <br />
con sóng này, Xuân Quỳnh đã liên tưởng đến nỗi nhớ của người con gái khi yêu. Khi yêu, <br />
nỗi nhớ là đời sông thường trực, canh cánh trong tâm hồn, trái tim của những người đang <br />
yêu. Khi yêu trong tâm hồn người con gái có nhiều nỗi nhớ. Có nỗi nhớ cồn cào không <br />
thể che giấu được. Xuân Quỳnh ví đó như con sóng nổi lên trên mặt đại dương mênh <br />
mông. Có những nỗi nhớ người con gái cố dìm sâu, vùi sâu ở trong lòng mình bởi nỗi nhớ <br />
là đời sống thường trực trong tâm hồn những người đang yêu. Nhà thơ của hương đồng <br />
gió nội đã hơn một lần viết trong Tương tư:<br />
<br />
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông<br />
<br />
Một người chín nhớ mười mong một người.<br />
<br />
Yêu và nhớ trong trường hợp này đồng nhất với nhau bởi một trái tim đang yêu là một tâm <br />
hồn đang nhớ. Khi một tâm hôn ngừng nhớ, trái tim ấy ngừng yêu tự bao giờ. Với một <br />
tiền đề vững chắc như vậy, từ trong sâu thẳm tâm hồn, Xuân Quỳnh xuất thần hai câu <br />
thơ đẹp nhất của bài thơ Sóng được xem như linh hồn, như trái tim của cả thi phẩm:<br />
<br />
Lòng em nhớ đến anh<br />
<br />
Cả trong mơ còn thức.<br />
<br />
Câu thơ như một con sóng đi xuyên qua cả hai cõi: cõi thực và cõi mộng. Nó xóa đi mọi <br />
ranh giới trên thế gian này. Nó xóa đi mọi ranh giới giữa ngày đêm, hư thực và chỉ còn tồn <br />
tại trên thế giới trường cửu này đó là nỗi nhớ của người con gái đến với người mình yêu. <br />
Vì vậy, khi yêu nhau, người ta muốn tận hưởng từng khoảnh khắc, phút giây hạnh phúc <br />
bên nhau. Chỉ cần chợp mắt thôi thì khoảnh khắc ấy tuột khỏi tầm tay của mình. Thế là <br />
Xuân Quỳnh thức ngay cả trong cõi thực, thức ngay cả trong cõi mộng. Chính điều này <br />
làm ta liên tưởng tới tứ thơ:<br />
<br />
Trong anh đêm ngày sao lẫn lộn<br />
Vui buồn cười khóc tình trong mơ<br />
<br />
Thức ngũ chập chờn cơn ác mộng<br />
<br />
Hư thực liêu trai mảnh trăng thề.<br />
<br />
(Mảnh trăng thề Nguyễn Khổng Minh)<br />
<br />
Đây là những lúc được xem như tâm trạng từ thức của một trái tim đang yêu. Ở đây, rõ <br />
ràng Xuân Quỳnh cứ sống, cứ yêu mà không hề vội vã, không hề vội vàng như nhà thơ <br />
Xuân Diệu bởi Xuân Quỳnh hiểu hơn ai hết:<br />
<br />
Em cứ yêu cứ mặc cho ngày mai<br />
<br />
Tình không tuổi sao còn sợ non già.<br />
<br />
(Vẫn mãi yêu)<br />
<br />
Như vậy, Xuân Quỳnh đã trở về với chính lòng mình. Có lẽ trái tim đang yêu đã thể hiện <br />
rất rõ một bản lĩnh, một phong cách rất Xuân Quỳnh. Nó hơn một lần bộc bạch trong Tự <br />
hát:<br />
<br />
Em trở về đúng nghĩa trái tim em<br />
<br />
Là máu thịt đời thường ai chẳng có<br />
<br />
vẫn ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa<br />
<br />
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi.<br />
<br />
Có lẽ với một con người biết sống vì yêu thì lúc chết đi rồi vẫn sống cho người mình <br />
yêu. Điều này chỉ có thể có ở những câu thơ đẹp như câu thơ của nữ sĩ Xuân Quỳnh.<br />
<br />
Như vậy rõ ràng, xuyên suốt bài thơ là chân dung của người con gái đang yêu. Cái nhịp <br />
thơ buồn bã, hồn nhiên nhưng lại thể hiện khá thành thực một tâm hồn đang yêu, một trái <br />
tim đang yêu. Cần phải khẳng định lại một lần nữa Sóng của Xuân Quỳnh ra đời năm <br />
1967. Đây là lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang đi vào cao trào,... Thanh niên <br />
ngày ấy đã bước vào thơ Tố Hữu:<br />
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước<br />
<br />
Mà lòng phơi phới dậy tương lai.<br />
<br />
Biết bao nhiêu cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ, cuộc chia ly màu đỏ xuất hiện thì Sóng của <br />
Xuân Quỳnh như một thách thức trước bom đạn trong chiến tranh. Sóng của Xuân Quỳnh <br />
muốn khẳng định sức sống bền bỉ dẻo dai của con người Việt Nam như một sợi chỉ xanh <br />
óng ánh xuyên qua bao nhiêu năm tháng. Bom đạn không thể tiêu diệt, không thể chặt đứt <br />
được tình yêu trong tâm hồn của con người Việt Nam. Họ vẫn cứ yêu, vẫn hi vọng, vẫn <br />
chờ đợi dưới làn mưa bom bão đạn và Sóng của Xuân Quỳnh còn giăng mắc, còn ngự trị <br />
mãi trong tâm hồn của mỗi con người biết sống vì tình yêu lớn.<br />
<br />
Đọc xong đoạn thơ, gấp lại trang sách đã lâu nhưng những vần thơ với tình yêu rất dữ <br />
dội trong tâm hồn của người con gái vẫn còn giăng mắc mãi trong tâm hồn của mỗi con <br />
người biết sống vì tình yêu. Nói về vẻ đẹp của thơ ca nghệ thuật, có nhà thơ đã viết:<br />
<br />
Khi ta còn trẻ thơ là người mẹ<br />
<br />
Ta lớn lên rồi thơ là bạn là người yêu<br />
<br />
Chăm sóc tuổi già thơ là con gái<br />
<br />
Lúc chết đi rồi kỷ niệm hóa lưu thơ.<br />
<br />
Có lẽ với hình tượng những con sóng vô cùng chân thực sống động đã lưu lại trong hồn ta <br />
một khoảng lặng để thổn thức về con tim yêu đương đang đong đầy khát khao nồng cháy. <br />
Sóng của Xuân Quỳnh thực sự là một bài thơ như thế.<br />