intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bình luận quy định của Luật doanh nghiệp 2020 về công bố thông tin báo cáo tài chính kiểm toán giữa niên độ của doanh nghiệp nhà nước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

11
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở tổng quan về Báo cáo tài chính; kiểm toán báo cáo tài chính; những quy định về công bố thông tin Báo cáo tài chính giữa niên độ theo quy định hiện hành đối với các doanh nghiệp nhà nước, nhóm tác giả sẽ trình bày một số ý kiến bình luận và kiến nghị về việc công bố thông tin báo cáo tài chính giữa niên độ yêu cầu kiểm toán đối với DNNN theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2020.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bình luận quy định của Luật doanh nghiệp 2020 về công bố thông tin báo cáo tài chính kiểm toán giữa niên độ của doanh nghiệp nhà nước

  1. 648 BÌNH LUẬN QUY ĐỊNH CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP 2020 VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH KIỂM TOÁN GIỮA NIÊN ĐỘ CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ThS. Tô Thị Thu Trang, ThS. Vũ Thị Ngọc Huyền, ThS Nguyễn Hoài Anh Trường Đại học Lao động – Xã hội Điện thoại: 0912730781 – Email: trang0312@gmail.com Tóm tắt: Bằng phương pháp tổng thuật tài liệu, nhóm tác giả tổng hợp các vấn đề liên quan tới Báo cáo tài chính, kiểm toán báo cáo tài chính, doanh nghiệp nhà nước và quy định về công bố thông tin Báo cáo tài chính giữa niên độ của doanh nghiệp nhà nước hiện hành. Kết quả nghiên cứu cho thấy những khó khăn vướng mắc đối với doanh nghiệp nhà nước trong việc thực hiện công bố thông tin báo cáo tài chính đã được kiểm toán giữa niên độ của doanh nghiệp nhà nước tham chiếu theo các quy định trong Luật doanh nghiệp 2020 với các quy định pháp lý về kế toán khác. Từ đó, nhóm tác giả đưa ra các bình luận, khuyến nghị góp phần giảm vướng mắc trong quá trình thực thi pháp luật của doanh nghiệp nhà nước theo quy định hiện hành. Từ khoá: Doanh nghiệp nhà nước; Luật doanh nghiệp 2020; báo cáo tài chính Abtracts: By the method of document review, the authors synthesize issues related to financial statements, audit of financial statements, state-owned enterprises and regulations on disclosure of financial statements had been audited. The research results show the difficulties and obstacles for state-owned enterprises in disclosing the audited financial statements in accordance with the provisions of the Law on Enterprises 2020 with other legal regulations on accounting. From there, the authors make comments and recommendations to help reduce obstacles in the law enforcement process of state-owned enterprises in accordance with current regulations. Keywords: state-owned enterprises; Law on Enterprises 2020; financial statements. 1. Giới thiệu Chính trị pháp luật là một phần trong môi trường kinh doanh tại mỗi quốc gia. Globerman và Shapiro (2003) và nhiều tác giả xem môi trường chính trị pháp luật là tổng hoà của các tổ chức cùng với những chính sách công được tạo ra bởi các tổ chức này. Mục đích là tạo ra một khuôn khổ cho các quan hệ kinh tế và xã hội. Các quan niệm này nhấn mạnh vai trò của Chính phủ. Một nghiên cứu khác ví dụ như của Shaomin Li và Larry Filer (2007), đã mở rộng khái niệm này khi xem xét thêm cả các tổ chức phi chính phủ. Tuy nhiên, nhìn chung các nghiên cứu đều khẳng định tầm quan trọng của các yếu tố chính trị và thể chế trong môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Một môi trường chính trị pháp luật tốt sẽ tạo điều kiện có lợi cho đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Trong hệ sinh thái kinh doanh của doanh nghiệp, yếu tố luật pháp là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật có tính chất bắt buộc, cưỡng chế và có hiệu lực cao về hành vi của các doanh nghiệp. Mục đích của hệ thống luật pháp duy trì một môi trường kinh doanh công bằng, an toàn và bình đẳng, bảo vệ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư. Hiệu quả hệ thống luật pháp của một quốc gia thể hiện ở sự tuân thủ các quy tắc của xã hội, chất lượng thực thi quyền sở hữu, các thoả thuận, chất lượng công việc của lực lượng cảnh sát và toà án cũng như tình trạng tội phạm và bạo lực (Kaufmann và cộng sự, 2008) @ Trường Đại học Đà Lạt
  2. 649 Luật Doanh nghiệp 2014 và các nghị định hướng dẫn thi hành đã có những tác động tích cực trong tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, thúc đẩy thành lập, phát triển và mở rộng kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy vậy, bên cạnh những mặt tích cực, một số nội dung của Luật không còn phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, tạo gánh nặng chi phí, thời gian cho doanh nghiệp trong việc tuân thủ và một số nội dung cần được sửa đổi để phù hợp với các luật mới ban hành gần đây. Đồng thời, một số nội dung của Luật cần được hoàn thiện thêm nhằm nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh theo yêu cầu của Chính phủ và nâng cao chất lượng tổ chức quản trị doanh nghiệp đạt chuẩn mực của thông lệ tốt khu vực và quốc tế. Trước những yêu cầu của thực tiễn, Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14 đã được thông qua, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, ngày 17/6/2020. Kế toán tài chính là hệ thống liên quan đến đo lường các đối tượng kế toán và công bố (disclosure) thông tin cho các bên có liên quan đến lợi ích doanh nghiệp. Nếu như đo lường liên quan đến các nguyên tắc ghi nhận và xác định giá trị của các đối tượng kế toán thì công bố liên quan đến mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin của nhiều đối tượng sử dụng khác nhau. Trong môi trường cạnh tranh lành mạnh thì tính minh bạch thông tin luôn được xem là một tiêu chí quan trọng, và do vậy công bố thông tin càng trở nên có ý nghĩa. Trong phạm vi bài viết này, trên cơ sở tổng quan về Báo cáo tài chính; kiểm toán báo cáo tài chính; những quy định về công bố thông tin Báo cáo tài chính giữa niên độ theo quy định hiện hành đối với các doanh nghiệp nhà nước, nhóm tác giả sẽ trình bày một số ý kiến bình luận và kiến nghị về việc công bố thông tin báo cáo tài chính giữa niên độ yêu cầu kiểm toán đối với DNNN theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2020. 2. Báo cáo tài chính 2.1. Khái niệm và mục đích Báo cáo tài chính là sự trình bày một cách hệ thống về các thông tin tài chính quá khứ, bao gồm các thuyết minh có liên quan, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21 (VAS 21) là một hệ thống bao gồm 4 báo cáo phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của một đơn vị: (1) Bảng cân đối kế toán; (2) Báo cáo kết quả kinh doanh; (3) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; (4)Thuyết minh báo cáo tài chính Mục đích của BCTC là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Để đạt được mục đích này, BCTC phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về: Tài sản; Nợ phải trả; Vốn chủ sở hữu; Doanh thu, thu nhập khác, chi phí, lãi và lỗ; Các luồng tiền. Các thông tin này cùng với các thông tin trình bày trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính giúp người sử dụng dự đoán được các luồng tiền trong tương lai và đặc biệt là thời điểm và mức độ chắc chắn của việc tạo ra các luồng tiền và các khoản tương đương tiền. 2.2. Trình bày Báo cáo tài chính Trách nhiệm lập và trình bày BCTC: Giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp chịu trách nhiệm về lập và trình bày báo cáo tài chính Môi trường pháp lý của lập và trình bày BCTC: Khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài @ Trường Đại học Đà Lạt
  3. 650 chính thường bao gồm: Luật Kế toán; Chuẩn mực kế toán; Chế độ kế toán và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày BCTC Trong một số trường hợp, việc lập và trình bày báo cáo tài chính còn phải tuân theo các quy định và hướng dẫn sau: Môi trường pháp lý và đạo đức, như các luật, các quy định, phán quyết của tòa án, chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp kế toán; Các hướng dẫn về chuẩn mực kế toán do các cơ quan, tổ chức có chức năng soạn thảo chuẩn mực hoặc tổ chức nghề nghiệp ban hành; Các hướng dẫn xử lý tình huống kế toán cụ thể do các cơ quan, tổ chức có chức năng soạn thảo chuẩn mực hoặc tổ chức nghề nghiệp ban hành; Các thông lệ kế toán có tính phổ biến và đặc thù được thừa nhận rộng rãi. Khi có mâu thuẫn giữa khuôn khổ về lập và trình bày BCTC với các tài liệu hướng dẫn, hoặc giữa các tài liệu thì tài liệu nào có tính pháp lý cao nhất sẽ được áp dụng. Yêu cầu lập và trình bày BCTC: Báo cáo tài chính phải trình bày một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Để đảm bảo yêu cầu trung thực và hợp lý, các báo cáo tài chính phải được lập và trình bày trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định có liên quan hiện hành. Doanh nghiệp cần nêu rõ trong phần thuyết minh báo cáo tài chính là báo cáo tài chính được lập và trình bày phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam. Báo cáo tài chính được coi là lập và trình bày phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam nếu báo cáo tài chính tuân thủ mọi quy định của từng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán Việt Nam của Bộ Tài chính. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng chính sách kế toán khác với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam, không được coi là tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành dù đã thuyết minh đầy đủ trong chính sách kế toán cũng như trong phần thuyết minh báo cáo tài chính. Công bố thông tin kế toán là toàn bộ thông tin được cung cấp qua hệ thống BCTC của một công ty trong một thời kỳ nhất định. Dựa trên các nghiên cứu về chất lượng thông tin, các yêu cầu về công bố thông tin bao gồm: Phù hợp: Thông tin được coi là phù hợp khi nó ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quyết định của người sử dụng. Đáng tin cậy: Thông tin công bố được coi là đáng tin cậy nếu được trình bày dựa trên các cơ sở trình bày trung thực, tôn trọng nội dung hơn hình thức, khách quan, thận trọng và đầy đủ. Trung thực và khách quan: Thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng thực tế về hiện trạng, bản chất, nội dung và giá trị nghiệp vụ kinh tế phát sinh, không bị xuyên tạc hay bóp méo. Đầy đủ: Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan tới kỳ kế toán được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót Kịp thời: Thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời. Dễ hiểu: Thông tin và số liệu kế toán trình bày trong BCTC phải rõ ràng, dễ hiểu với người @ Trường Đại học Đà Lạt
  4. 651 sử dụng.Thông tin về những vấn đề phức tạp trong BCTC phải được giải trình ở phần thuyết minh. Tuy nhiên, khi lập BCTC cần bao hàm đầy đủ các thông tin, kể cả thông tin phức tạp nếu nó thích hợp và đáp ứng nhu cầu ra quyết định của người sử dụng thông tin. Có thể so sánh được: Các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán trong một công ty và giữa các công ty chỉ có thể so sánh được khi tính toán và trình bày nhất quán. Nếu không nhất quán thì phải giải trình trong phần thuyết minh BCTC nhằm hỗ trợ người sử dụng thông tin có thể so sánh được thông tin giữa các kỳ. Tính xác nhận: Các thông tin và số liệu kế toán khi công bố đều cần một sự đảm bảo hợp lý về thông tin kế toán. Các thông tin kế toán được công bố thông thường sẽ được xác nhận từ kiểm toán độc lập. 3. Kiểm toán báo cáo tài chính 3.1. Khái niệm kiểm toán báo cáo tài chính Kiểm toán báo cáo tài chính là việc kiểm tra và xác nhận về tính trung thực và hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán và báo cáo tài chính của đơn vị kế toán phục vụ đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính của đơn vị. Công việc kiểm toán báo cáo tài chính thường do các doanh nghiệp kiểm toán thực hiện để phục vụ cho các nhà quản lý, chính phủ, các ngân hàng và nhà đầu tư, cho người bán, người mua. 3.2. Mục tiêu kiểm toán báo cáo tài chính Mục tiêu chung Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính là làm tăng độ tin cậy của người sử dụng đối với báo cáo tài chính, thông qua việc kiểm toán viên đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không. Đối với hầu hết các khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục tiêu chung, kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập và trình bày trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng hay không. Một cuộc kiểm toán được thực hiện theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan sẽ giúp kiểm toán viên hình thành ý kiến kiểm toán đó. Mục tiêu cụ thể Mục tiêu cụ thể của kiểm toán báo cáo tài chính là giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị mình. 3.3. Nội dung của kiểm toán báo cáo tài chính Báo cáo tài chính sử dụng để kiểm toán là báo cáo đã được Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán lập với sự giám sát của Ban quản trị đơn vị, đã ký tên, đóng dấu theo quy định của pháp luật. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam không áp đặt các trách nhiệm đối với Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị đơn vị được kiểm toán và có hiệu lực không cao hơn so với pháp luật và các quy định khác chi phối trách nhiệm của Ban Giám đốc và Ban quản trị. Tuy nhiên, một cuộc kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam được thực hiện với giả thiết rằng Ban Giám đốc và Ban quản trị đơn vị được kiểm toán (trong phạm vi phù hợp) đã thừa nhận những trách nhiệm nhất định làm cơ sở cho việc tiến hành cuộc kiểm toán. @ Trường Đại học Đà Lạt
  5. 652 Nội dung của kiểm toán báo cáo tài chính thường tập trung vào: Việc quản lý, sử dụng tài sản, nguồn vốn của đơn vị. Việc chấp hành các chế độ quản lý kinh tế tài chính - kế toán thống kê của Nhà nước. Cuộc kiểm toán phải làm rõ được các vấn đề sau: Các thông tin tài chính có được lập trên cơ sở các chế độ tài chính, kế toán hiện hành của Nhà nước Việt Nam hay không? Các chế độ này có được áp dụng một cách nhất quán và kịp thời không? Các thông tin trên Báo cáo tài chính có phản ánh một cách trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu về tình hình tài chính của đơn vị tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán; về tình hình hoạt động của đơn vị trong niên độ kế toán. Cuộc kiểm toán cũng đòi hỏi phải đưa ra các ý kiến nhận xét về hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống kế toán của đơn vị 4. DNNN và quy định về công bố thông tin Báo cáo tài chính giữa niên độ của DNNN hiện hành 4.1. Doanh nghiệp nhà nước Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến hết năm 2021, Việt Nam còn khoảng gần 500 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và gần 200 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối (trong số 350 doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước). Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn đang tập trung hoạt động trong một số ngành, lĩnh vực: quốc phòng an ninh (chiếm khoảng 17%); nông, lâm nghiệp và công trình thủy lợi (40%); hoạt động xổ số (13%); hoạt động công ích như đô thị, chiếu sáng, cấp thoát nước... (14%); hoạt động trong các ngành, lĩnh vực khác kết hợp mục tiêu sản xuất kinh doanh (16%). Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn chủ yếu hoạt động trong các ngành: nông lâm, kết cấu hạ tầng cảng biển, giao thông và sản xuất kinh doanh (bất động sản, du lịch, vật liệu xây dựng...), hoạt động công ích (đô thị, chiếu sáng, cấp thoát nước...). Hiện nay, nếu loại trừ các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh và nông lâm nghiệp thì chỉ còn 94 DNNN quy mô lớn gồm: 9 tập đoàn kinh tế; 67 tổng công ty nhà nước, 18 công ty hoạt động theo mô hình nhóm công ty mẹ-công ty con. Tuy chỉ chiếm hơn 10% về số lượng DNNN nhưng khối công ty mẹ Tập đoàn - Tổng công ty (DNNN quy mô lớn) nắm giữ khoảng 90% tổng tài sản, 88% tổng doanh thu và 86% lợi nhuận trước thuế của toàn bộ DNNN trên phạm vi toàn quốc. Doanh nghiệp nhà nước nắm giữ một lượng lớn vốn, tài sản của Nhà nước; đóng vai trò quan trọng trong thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô, hoạt động trong những lĩnh vực mà khối tư nhân không tham gia hoặc do độc quyền tự nhiên; cung cấp những sản phẩm, dịch vụ thiết yếu, quan trọng đối với nền kinh tế. Do đó, công khai thông tin hoạt động của DNNN là một trong những công cụ hữu hiệu để các cơ quan có thẩm quyền thực hiện giám sát việc thực thi các nhiệm vụ được Nhà nước giao và nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng các nguồn lực của Nhà nước tại các doanh nghiệp này. Theo đó, việc công khai thông tin giúp chia sẻ, minh bạch hóa thông tin trong nội bộ doanh nghiệp cũng như giữa doanh nghiệp với cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan (ví dụ: người lao động; nhà đầu tư; đối tác kinh doanh; ...) Đồng thời, Nhân dân là chủ sở hữu thực sự của doanh nghiệp nhà nước; cơ quan đại diện chủ sở hữu và những người có liên quan chỉ được ủy quyền để thực thi quyền sở hữu của Nhân dân @ Trường Đại học Đà Lạt
  6. 653 đối với doanh nghiệp. Do đó, cần thiết phải công bố thông tin, giải trình để Nhân dân có cơ sở đánh giá, xác thực rằng các tổ chức, cá nhân được ủy quyền đại diện đang hành động vì lợi ích của Nhân dân và đang sử dụng có hiệu quả nguồn lực (trong đó có nguồn gốc từ tiền thuế của Nhân dân) được Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Ngoài ra, việc minh bạch thông tin đối với hoạt động của doanh nghiệp nhà nước còn phải được thực thi trên cơ sở các cam kết quốc tế. Cụ thể, theo Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), với tư cách là một thành viên, Việt Nam có nghĩa vụ cung cấp cho các thành viên khác thông tin liên quan tới một doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước hoặc một doanh nghiệp nhà nước độc quyền (báo cáo tài chính hàng năm đã kiểm toán,..) với điều kiện yêu cầu đề nghị cung cấp phải đưa ra giải thích lý do tại sao hoạt động của doanh nghiệp đó có thể ảnh hưởng tới thương mại và đầu tư giữa các Bên. 4.2. Quy định về công bố thông tin BCTC giữa niên độ của DNNN hiện hành Nguyên tắc và yêu cầu công bố thông tin của Việt Nam được quy định trong chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán doanh nghiệp, biểu hiện cụ thể qua hệ thống báo cáo tài chính (BCTC). Công bố thông tin Báo cáo tài chính của DNNN chịu sự điều chỉnh của các hệ thống văn bản pháp lý của nhà nước về công bố thông tin cụ thể: Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp số 69/2014/QH13; Luật Kế toán số 88/2015/QH13; và Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12; Nghị định số 47/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2021. Theo đó, quy định tại điểm d, khoản 1 điều 109 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về công bố thông tin báo cáo tài chính của doanh nghiệp như sau: ” Báo cáo và tóm tắt báo cáo tài chính giữa năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập; thời hạn công bố phải trước ngày 31 tháng 7 hằng năm; bao gồm cả báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất (nếu có);” Điểm g khoản 1 Điều 23 Nghị định số 47/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp quy định về công bố thông tin như sau: Báo cáo và tóm tắt báo cáo tài chính giữa năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập, bao gồm báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất (nếu có) theo quy định pháp luật về kế toán doanh nghiệp; thời hạn công bố trước ngày 31 tháng 7 hàng năm; Tại khoản 1 Điều 33 Luật Kế toán số 88/2015/QH13 quy định về kiểm toán Báo cáo tài chính hàng năm của đơn vị kế toán mà pháp luật quy định phải kiểm toán: “Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán mà pháp luật quy định phải kiểm toán thì phải được kiểm toán trước khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trước khi công khai” Khoản 2 Điều 60 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp số 69/2014/QH13 quy định: “Doanh nghiệp phải thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp. Trước và sau khi kiểm toán, Báo cáo tài chính năm phải được gửi đến cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.” Khoản 1, Điều 37 Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 quy định: @ Trường Đại học Đà Lạt
  7. 654 “Doanh nghiệp, tổ chức mà pháp luật quy định báo cáo tài chính hàng năm phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán…” 5. Khuyến nghị và kết luận Từ thời điểm triển khai thực hiện quy định nêu trên, có rất nhiều kiến nghị, phản ánh từ các doanh nghiệp (bao gồm doanh nghiệp quy mô lớn thuộc mô hình công ty mẹ - công ty con thuộc Trung ương và các công ty độc lập quy mô nhỏ thuộc địa phương) về sự chồng chéo, không thống nhất về nội dung yêu cầu doanh nghiệp thực hiện kiểm toán đối với báo cáo tài chính giữa năm giữa Luật Kế toán, Luật Doanh nghiệp và Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc yêu cầu doanh nghiệp công bố thông tin định kỳ đối với báo cáo tài chính giữa năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 109 Luật Doanh nghiệp tạo thêm gánh nặng về chi phí cho doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp quy mô nhỏ, hoạt động chủ yếu không vì mục tiêu lợi nhuận. Với khoảng 1.000 doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin theo Luật Doanh nghiệp có thể gián tiếp làm giảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước hằng năm do toàn bộ khối doanh nghiệp có thể mất chi phí nhiều tỷ đồng để thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính giữa năm trước. Theo đó, nhằm giảm bớt chi phí, thời gian cho doanh nghiệp và bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật trong thực hiện công bố thông tin doanh nghiệp, Luật nên xem xét sửa đổi quy định báo cáo tài chính giữa năm của doanh nghiệp thực hiện công bố thông tin không bắt buộc kiểm toán. Hơn nữa cần sớm hoàn thiện cơ sở dữ liệu thông tin về doanh nghiệp nhà nước theo hướng tích hợp các nguồn dữ liệu hiện có, tránh trùng lắp, giảm thời gian nhập liệu. Phát triển các hệ thống, phần mềm nhập liệu dùng chung để có thể chia sẻ dữ liệu thay vì yêu cầu các doanh nghiệp phải thực hiện công bố, cập nhật thông tin lên nhiều hệ thống khác nhau. Các thông tin đăng tải phải thuận tiện cho truy cập và đảm bảo khả năng chuyển đổi được cho mục đích tổng hợp. Ví dụ, dữ liệu tài chính dưới dạng file pdf được chuyển đổi sang word hoặc excel. Đồng thời, các dữ liệu phải được công bố theo biểu mẫu thống nhất, đảm bảo tính nhất quán để làm cơ sở tổng hợp, so sánh, phân tích. Bên cạnh các thông tin chi tiết, các báo cáo tổng hợp định kỳ của cơ quan chuyên môn cũng cần được công bố công khai tại một chuyên mục để thuận tiện cho việc tra cứu. Việc truy cập các thông tin tổng hợp cũng cần được phân quyền cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành của các bộ, ngành, địa phương để có nguồn dữ liệu tham khảo. Dựa trên quy định hiện hành tại Việt Nam, nhóm tác giả đã nghiên cứu và chỉ ra các bất cập trong việc thực hiện công bố báo cáo tài chính giữa niên độ phải được kiểm toán của DNNN. Mặc dù đã có các quy định khá cụ thể, việc triển khai trên thực tế đối với công bố thông tin hoạt động của DNNN còn nhiều điểm hạn chế. Do đó, cần thiết xác định việc rà soát, nâng cao tính minh bạch, trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nước là việc làm thường xuyên để thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật hiện hành cũng như phù hợp với các thông lệ quốc tế. Tài liệu tham khảo 1. Globerman và Shapiro (2003), Governance and foreign direct investment links: evidence from panel data estimations. 2. https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/821690/vi-tri%2C-vai-tro-cua- doanh-nghiep-nha-nuoc-trong-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia.aspx @ Trường Đại học Đà Lạt
  8. 655 3. https://nhandan.vn/tin-tuc-su-kien/thao-go-moi-kho-khan-vuong-mac-de-doanh-nghiep-nha- nuoc-phat-huy-vai-tro-chu-dao-phat-trien-dot-pha-690548/ 4. http://www.taichinh.danang.gov.vn/newsdetail.do?tinTucId=2898 5. Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp số 69/2014/QH13 6. Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 7. Luật Kế toán số 88/2015/QH13 8. Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14 9. Nguyễn Thị Hoàng Anh (2016), Nghiên cứu nguyên nhân tạo ra sự khác biệt giữa báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán 10. Nghị định số 47/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp Nguyễn Văn Linh; Đặng Ngọc Hùng (2019) Nhân tố ảnh hưởng tới mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước Việt Nam. Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ @ Trường Đại học Đà Lạt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2