Đề bài: Bình luận tinh thần tương thân tương ái<br />
Bài làm<br />
Tương thân, tương ái là truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta, đồng thời cũng mang <br />
tính nhân loại. Nhưng con người có lương tri bao giờ cũng muốn sống gắn bó với nhau, <br />
cùng nhau “chia ngọt sẻ bùi". Đây chính là bản chất lương thiện và bản chất xã hội của <br />
con người, tạo nên cộng đồng dân tộc và cộng đồng thế giới.<br />
Tục ngữ, ca dao Việt Nam nói nhiều về lòng tương thân, tương ái: “Lá lành đùm lá rách”, <br />
“Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, “Thương người như thể thương thân”, “Nhiễu điều <br />
phủ lấy giá gương; Người trong một nước phải thương nhau cùng“, và “Khôn ngoan đối <br />
đáp người ngoài; Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”,..<br />
Có lẽ, hơn bất cứ dân tộc nào trên thế giới, dân tộc Việt Nam từ bao đời nay, luôn luôn <br />
phải chiến đấu chống thù trong, giặc ngoài; luôn luôn phải đấu tranh với thiên tai khắc <br />
nghiệt, nên tinh thần tương thân tương ái trở thành phẩm chất tiêu biểu của con người <br />
Việt Nam, trở thành đặc trưng bản sắc của văn hóa Việt Nam và hơn thế nữa, nó trở <br />
thành yêu cầu tất yếu để dân tộc và đất nước Việt Nam tồn tại và phát triển.<br />
Truyền thống tương thân, tương ái biểu hiện trước hết ở tình yêu thương, đùm bọc, cảm <br />
thông với nhau trong những lúc khó khăn, hoạn nạn. Những năm cả nước có chiến tranh, <br />
các gia đình có người thân ra tiền tuyến đều được bà con xóm làng, khu phố an ủi, động <br />
viên, giúp đỡ những khi ốm đau, thiếu thốn, tương trợ nhau trong sản xuất. Lòng tương <br />
thân, tương*ái của đồng bào hậu phương tạo sức mạnh cho các chiến sĩ ngoài mặt trận <br />
đánh thắng kẻ thù. Đất nước hòa binh, nhưng thiên tai dữ dội và liền tiếp lại làm cho <br />
nhân dân nhiều tỉnh, nhiều vùng gặp khốn khó, ví dụ như trận lũ lụt khủng khiếp ở các <br />
tỉnh miền Trung năm 1999 và nạn hồng thuỷ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long diễn ra <br />
gần ba tháng nay. Đồng bào cả nước, từ em nhỏ đến các cụ già, từ người nông dân, công <br />
nhân đến các trí thức và nhà tu hành, cùng bà con tiểu thương, ở miền ngược và miền <br />
xuôi, đều người ít, người nhiều gom góp tiền của trợ giúp đồng bào vùng lũ lụt. Cộng <br />
đồng người Việt ở nước ngoài và nhiều tổ chức quốc tế cũng nhiệt tình ủng hộ nhân dân <br />
vùng lũ. Thật là “Một miếng khi đói, bằng một gói khi no”. Những khi khó khăn, những <br />
lúc gặp rủi ro, nhân dân ta đều cùng nhau chia sẻ.<br />
Cùng với lòng thương người, truyền thống tương thân, tương ái còn được biểu hiện ở <br />
tinh thần biết vui với niềm vui chính đáng của nguời khác, biết coi thắng lợi và hạnh <br />
phúc của người khác như thắng lợi và hạnh phúc của chính mình. Có thêm điều này, lòng <br />
tương thân, tương ái mới trở nên toàn vẹn và sâu sắc. Gia đinh nào có con em lấy vợ, lấy <br />
chồng, hoặc đỗ đạt, thành tài, thì bà con xóm phố cũng đều đến chia vui.<br />
Tương thân, tương ái là truyền thống đạo lí dân tộc, là phẩm chất tốt đẹp của con người <br />
Việt Nam. Các câu tục ngữ, ca dao: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương / Người trong một <br />
nước phải thương nhau cùng”, hoặc “Bầu ơi thương lấy bí cùng | Tuy rằng khác giống <br />
nhưng chung một giàn”,... không chỉ nói về truyền thống nhân đạo của dân tộc, mà còn là <br />
những lời nhắc nhở, khuyên răn mọi người nên có và cần phải có tinh thần tương thân, <br />
tương ái.<br />