intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bộ phun xăng Điện tử - EFI part 30

Chia sẻ: Dwqdqwdqwd Dwqdqwdqwd | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

166
lượt xem
97
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'bộ phun xăng điện tử - efi part 30', kỹ thuật - công nghệ, điện - điện tử phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bộ phun xăng Điện tử - EFI part 30

  1. 2. Kiểm tra sự phun. Chú ý: - Do xăng có khả năng cháy cao, nghiêm cấm hút thuốc lá, tia lửa và sử dụng lửa xung quanh nơi làm việc. - Các tia lửa có thể xảy ra khi nối đầu dò vào ắcquy, do vậy giữ các vòi phun càng xa càng tốt. a) Tháo cực âm của ắc quy b) Nối cút nối và ống kiểm tra vào vòi phun nhiên liệu bằng đệm mới và bulông cút nối c) Nối đường ống vào cút nối, nối dây vào vòi phun d) Nối lại cáp âm ắcquy e) Bật khóa điện ở vị trí ON (không khởi động cơ). f) Cắm dây chẩn đoán nối cực +B và FP để bơm xăng hoạt động
  2. g) Nối dây nối vào vòi phun và ắc quy, kiểm tra nhiên liệu được phun ra như hình vẽ. Lưu ý: thực hiện công việc này trong thời gian ngắn nhất. 3. Kiểm tra rò rỉ nhiên liệu. a) Tháo đầu dây nối nguồn cho vòi phun ra khỏi ắc quy và kiểm tra nhiên liệu rò rỉ từ vòi phun Rò rỉ nhiên liệu: 1 giọt hoặc ít hơn trên 1 phút. b) Tháo cáp âm khỏi ắc quy, thiết bị kiểm tra và dây bảo dưỡng
  3. c) Lắp lại hệ thống hoàn thiện và nối lại cáp âm ắc quy. 3.2.3. Bảo dưỡng, sửa chữa bộ điều áp, bộ dập dao động, điều chỉnh không tải, van khí phụ. 1. Bảo dưỡng, sửa chữa bộ điều áp. a) Gắn đồng hồ đo áp suất nhiên liệu vào hệ thống b) Tháo ống chân không và kiểm tra áp suất nhiên liệu c) Lắp ống chân không và kiểm tra áp suất nhiên liệu d) So sánh kết quả đã kiểm tra với tiêu chuẩn, nếu cần thì thay mới.
  4. 2. Bảo dưỡng, sửa chữa bộ dập dao động. Bộ giảm rung động dùng một màng ngăn để hấp thụ một lượng nhỏ xung của áp suất nhiên liệu sinh ra bởi việc phun nhiên liệu và độ nén của bơm nhiên liệu. Gợi ý sửa chữa: Có thể kiểm tra áp suất nhiên liệu dễ dàng bằng vít của bộ giảm rung. 3. Điều chỉnh không tải. Điều kiện trước khi điều chỉnh: - Lọc gió đã được lắp - Nhiệt độ động cơ ở giá trị định mức - Các ống của hệ thống nạp khí không bị hở
  5. - Tất cả các thiết bị phụ tắt (như điều hòa, quạt…) - Thời điểm đánh lửa chính xác - Hộp số ở vị trí “N” - Đồng hồ CO hoạt động bình thường Các bước tiến hành: a) Tra giá trị số vòng quay chuẩn của động cơ điều chỉnh (750±50 vòng/phút) b) Lắp cảm biến đo số vòng quay vào động cơ c) Tháo nút cao su, điều chỉnh vít điều chỉnh số vòng quay không tải ở họng gió (thân bướm ga) d) Vặn vào theo chiều kim đồng hồ thì số vòng quay giảm; ngược chiều kim đồng hồ thì số vòng quay tăng (với LH và LU – vít nằm tại bướm ga).
  6. 4. Kiểm tra van khí phụ. a. Kiểm tra hoạt động của van khí phụ - Ta kiểm tra số vòng quay của động cơ bằng cách kẹp ống dẫn khí lại. Tại nhiệt độ thấp (nhiệt độ nước làm mát dưới 600C) khi đường ống bị kẹp lại, tốc độ động cơ bị giảm xuống - Sau khi động cơ ấm lên, tốc độ động cơ không được giảm xuống dưới 50 vòng/phút b. Đo điện trở của van khí phụ - Tháo giắc nối dây của van khí phụ - Dùng Ôm kế đo điện trở cuộn dây sấy của van khí phụ Điện trở (FP-E1): 40÷60 Ω
  7. 3.2.4. Kiểm tra các cảm biến. Bài tập 1: Kiểm tra cảm biến đo gió.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2