TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC<br />
<br />
(ISSN: 1859 - 4557)<br />
<br />
BỘ SẠC PIN MẶT TRỜI HIỆU SUẤT CAO<br />
VỚI MẠCH ĐIỀU KHIỂN CÔNG SUẤT CỰC ĐẠI<br />
<br />
CHARGER HIGH EFFICIENCY PV SOLAR<br />
WITH THE CIRCUIT CONTROL MAXIMUM POWER<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
Nguyễn Thế Vĩnh , Đinh Văn Cƣờng , Nguyễn Duy Trung<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
2<br />
<br />
Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh, Trường Đại học Điện lực<br />
<br />
Tóm tắt:<br />
Bài báo trình bày một bộ sạc ắc quy sử dụng năng lượng mặt trời hiệu suất cao với mạch điều khiển<br />
công suất cực đại. Để đạt được hiệu suất cao của pin mặt trời cần dùng hệ thống “tìm điểm công<br />
suất cực đại” nhằm thu hiệu suất của pin là lớn nhất. Vấn đề đề cập đến các nội dung như sau: mô<br />
hình pin năng lượng mặt trời, giải thuật điều khiển dò tìm điểm công suất cực đại của pin mặt trời,<br />
bộ biến đổi DC/DC và mạch sạc acquy hiệu suất cao. Kết quả mô hình hóa và mô phỏng bộ sạc sẽ<br />
được trình bày.<br />
Từ khóa:<br />
Pin năng lượng mặt trời, bộ biến đổi DC/DC, mạch sạc ắc quy hiệu suất cao, thuật toán tìm điểm<br />
công suất cực đại của pin mặt trời.<br />
Abstract:<br />
This article presents a battery charger using solar high performance with the circuit controller<br />
maximum power. To achieve high efficiency of PV solar system should use "maximum power point<br />
search" to obtain the performance of the battery is the largest. The problem refers to the contents<br />
as follows: model solar batteries, the control logic detects the maximum power point of the solar<br />
cell, piezoelectric transducer DC/DC battery charger and high performance vessels. Results modeling<br />
and simulation will be presented charger.<br />
Keywords:<br />
PV solar, DC/DC converters, circuit recharge battery high performance, methode for maximum power<br />
point tracking.<br />
<br />
1. GIỚI THIỆU3<br />
<br />
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều công<br />
trình nghiên cứu về hệ thống pin mặt trời<br />
3<br />
<br />
Ngày nhận bài: 4/1/2016, ngày chấp nhận<br />
đăng: 30/5/2016, phản biện: TS. Nguyễn Văn<br />
Tiềm.<br />
<br />
18<br />
<br />
và những ứng dụng của nó như [1], [2],<br />
[3], [4], [5], [6]. Việc phát điện bằng<br />
hệ thống quang điện mặt trời (PV<br />
photovoltaic) đã phát triển nhanh như một<br />
dạng phát điện phân tán hiệu quả. Bất lợi<br />
lớn của việc phát điện PV là chi phí năng<br />
lượng tương đối cao. Do vậy, việc tối đa<br />
Số 11 tháng 11-2016<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC<br />
<br />
(ISSN: 1859 - 4557)<br />
<br />
hóa hiệu quả phát điện trong ứng dụng<br />
thực tiễn là một yêu cầu quan trọng. Các<br />
mối quan hệ giữa điện áp và dòng điện<br />
(I-V), công suất và điện áp (P-V) của các<br />
tấm pin có các đặc tính phi tuyến bị ảnh<br />
hưởng bởi các hệ số như cường độ<br />
bức xạ, nhiệt độ… làm giảm chất lượng<br />
thiết bị [1]. Đối với một mức độ bức xạ<br />
nhất định, có một điểm hoạt động duy<br />
nhất được gọi là điểm công suất cực đại<br />
của tấm tế bào quang điện mặt trời<br />
(Maximum Power Point - MPP).<br />
Pin mặt<br />
Ipv,upv<br />
trời<br />
<br />
Bộ biến đổi<br />
DC/DC<br />
<br />
Điều khiển<br />
bám công<br />
suất cực<br />
đại<br />
<br />
In,un<br />
<br />
Acquy<br />
<br />
Điều<br />
chế<br />
xung<br />
<br />
Hình 1. Cấu trúc của bộ sạc acquy sử dụng pin<br />
năng lƣợng mặt trời<br />
<br />
Người ta đã rất nỗ lực nghiên cứu về hoạt<br />
động điều khiển dò tìm điểm hoạt động có<br />
công suất tối ưu của hệ thống nguồn điện<br />
tế bào quang điện mặt trời (Maximum<br />
Power Point Tracker - MPPT) [2], [3],<br />
[4], [5], [6]. Các phương pháp điều khiển<br />
như vậy thường điều chỉnh điện áp đầu<br />
cuối của bảng điều khiển PV tức là điện<br />
áp đầu vào tới bộ biến đổi DC/DC. Rất<br />
nhiều phương pháp điều khiển đã được<br />
phát triển cùng với MPPT, ví dụ phương<br />
pháp bảng tra cứu (LUT) [2], phương<br />
pháp máy phát điện PV dựa trên điện<br />
áp/dòng điện [3], phương pháp làm nhiễu<br />
và quan sát (Perturbation and Observation<br />
- P&O) [4] cùng các phương pháp khác.<br />
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn bài báo đề<br />
xuất bộ nạp acquy sử dụng năng lượng<br />
Số 11 tháng 11-2016<br />
<br />
mặt trời hiệu suất cao sử dụng thuật toán<br />
P&O có cấu trúc như hình 1.<br />
2. BỘ SẠC PIN NĂNG LƢỢNG MẶT<br />
TRỜI VỚI THUẬT TOÁN MPPT<br />
2.1. Mô hình pin mặt trời<br />
<br />
Qua nghiên cứu [6] việc xây dựng được<br />
đặc tính mô hình pin mặt trời trên phần<br />
mềm Matlab như hình 2.<br />
Đặc tính làm việc của pin mặt trời sẽ thay<br />
đổi phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố<br />
như cường độ ánh sáng, nhiệt độ… Các<br />
yếu tố này sẽ làm cho điểm công suất cực<br />
đại của dàn pin năng lượng mặt trời thay<br />
đổi dẫn tới công suất đầu ra thay đổi và<br />
không ổn định. Bài toán đặt ra lúc này là<br />
ta phải tìm ra thuật toán dò tìm bám điểm<br />
công suất cực đại (MPPT) của pin mặt<br />
trời với mục đích luôn luôn tạo ra điểm có<br />
công suất cực đại.<br />
<br />
Hình 2. Mô hình hóa pin mặt trời bằng phần<br />
mềm Matlab<br />
<br />
2.2. Thuật toán điều khiển bám công<br />
suất cực đại (MPPT)<br />
<br />
MPPT là phương pháp dò tìm điểm làm<br />
việc có công suất tối ưu của hệ thống<br />
nguồn điện pin mặt trời qua việc điều<br />
khiển chu kỳ đóng, mở khoá điện tử dùng<br />
19<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC<br />
<br />
(ISSN: 1859 - 4557)<br />
<br />
trong bộ DC/DC. Phương pháp MPPT<br />
được sử dụng rất phổ biến trong hệ thống<br />
pin mặt trời làm việc độc lập và đang dần<br />
được áp dụng trong hệ quang điện làm<br />
việc với lưới. MPPT bản chất là thiết bị<br />
điện tử công suất ghép nối nguồn điện PV<br />
với tải để khuếch đại nguồn công suất ra<br />
khỏi nguồn pin mặt trời khi điều kiện làm<br />
việc thay đổi và từ đó có thể nâng cao<br />
được hiệu suất làm việc của hệ. MPPT<br />
được ghép nối với bộ biến đổi DC/DC và<br />
một bộ điều khiển.<br />
Có nhiều thuật toán điều khiển MPPT<br />
được đề xuất trong tài liệu [1], [2], [3],<br />
trong đó hai thuật toán cơ bản chính yếu<br />
là thuật toán độ dẫn gia tăng (IncCond) và<br />
thuật toán quan sát và nhiễu loạn (P&O).<br />
Thuật toán P&O là một thuật toán mang<br />
tính thương mại vì tính dễ thực hiện của<br />
nó. Trong thuật toán này điện áp hoạt<br />
động của pin mặt trời bị nhiễu bởi một gia<br />
số nhỏ ΔV và kết quả làm thay đổi công<br />
suất, ΔP được quan sát theo tài liệu [4],<br />
[5]. Hình 3 mô tả nguyên lý hoạt động<br />
của thuật toán P&O, từ đó có thể suy ra<br />
cách thức hoạt động của thuật toán.<br />
<br />
Hình 4. Lƣu đồ thuật toán P&O cho bộ sạc<br />
<br />
Thuật toán P&O như mô tả hình 4: Bộ<br />
điều khiển MPPT sẽ đo các giá trị dòng<br />
điện I và điện áp V, sau đó tính toán độ<br />
sai lệch ∆P, ∆V và kiểm tra:<br />
Nếu ∆P. ∆V > 0 thì tăng giá trị điện áp<br />
tham chiếu Vref.<br />
Nếu ∆P. ∆V < 0 thì giảm giá trị điện áp<br />
tham chiếu Vref.<br />
Sau đó cập nhật các giá trị mới thay cho<br />
giá trị trước đó của V, P và tiến hành<br />
đo các thông số I, V cho chu kỳ làm việc<br />
tiếp theo.<br />
2.3. Bộ biến đổi DC/DC<br />
<br />
Hình 3. Đƣờng đặc tính P-V và thuật toán P&O<br />
<br />
20<br />
<br />
Có rất nhiều bộ biến đổi DC/DC theo tài<br />
liệu [7], [8], trong bài báo nhóm tác giả<br />
lựa chọn bộ biến đổi DC/DC đảo áp buckboost. Bộ biến đổi buck-boost như mô tả<br />
ở hình 5 có rất nhiều ưu điểm, trong đó ưu<br />
Số 11 tháng 11-2016<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC<br />
<br />
(ISSN: 1859 - 4557)<br />
<br />
điểm lớn nhất là giá trị điện áp đầu ra có<br />
thể thay đổi nhỏ hơn, bằng, hay lớn hơn<br />
giá trị điện áp vào. Với các thông số đầu<br />
vào của pin mặt trời thay đổi thông qua<br />
mạch điều khiển điểm công suất cực đại<br />
sẽ điều khiển trực tiếp chu kỳ nhiệm vụ<br />
để kích mở khóa điện tử cho bộ biến đổi<br />
DC/DC đảo áp buck-boost hoạt động. Bộ<br />
biến đổi buck-boost hoạt động dựa trên<br />
nguyên tắc: khi khóa đóng, điện áp ngõ<br />
vào đặt lên điện cảm L, làm dòng điện<br />
<br />
trong điện cảm tăng dần theo thời gian.<br />
Khi khóa ngắt, điện cảm có khuynh<br />
hướng duy trì dòng điện qua nó sẽ tạo<br />
điện áp cảm ứng đủ để diode1 phân cực<br />
thuận. Tùy vào tỷ lệ giữa thời gian đóng<br />
khóa IGBT và ngắt khóa mà giá trị điện<br />
áp ra có thể nhỏ hơn, bằng, hay lớn hơn<br />
giá trị điện áp vào. Trong mọi trường hợp<br />
thì dấu của điện áp ra là ngược với dấu<br />
của điện áp vào, do đó dòng điện đi qua<br />
điện cảm sẽ giảm dần theo thời gian.<br />
<br />
Hình 5. Bộ biến đổi buck-boost<br />
<br />
2.4. Kết quả mô phỏng trên matlab<br />
<br />
Qua quá trình khảo sát và phân tích đặc<br />
tính của pin mặt trời, nhóm tác giả đã tìm<br />
được các điểm công suất cực đại ứng với<br />
các yếu tố đầu vào là cường độ ánh sáng<br />
và nhiệt độ khác nhau. Kết quả các giá trị<br />
được thể hiện trong bảng 1, đặc tính I-V<br />
(hình 6) và đặc tính P-V (hình 7).<br />
Sau khi xây dựng được mô hình pin mặt<br />
trời, mô hình thuật toán P&O, mô hình bộ<br />
biến đổi buck-boost ta có sơ đồ tổng thể<br />
bộ sạc hiệu suất cao với mạch điều khiển<br />
công suất cực đại (hình 8).<br />
Số 11 tháng 11-2016<br />
<br />
Bảng 1. Bảng các thông số của pin mặt trời<br />
khi cƣờng độ ánh sáng và nhiệt độ thay đổi<br />
<br />
Cường<br />
Nhiệt<br />
độ ánh<br />
độ<br />
sáng<br />
(oC)<br />
2<br />
(W/m )<br />
<br />
Công Điện<br />
suất<br />
áp<br />
Dòng<br />
tại<br />
tại<br />
điện tại<br />
điểm điểm<br />
điểm<br />
MPP MPP MPP(A)<br />
(W)<br />
(V)<br />
<br />
1000<br />
<br />
60<br />
<br />
68.4<br />
<br />
12<br />
<br />
5.7<br />
<br />
800<br />
<br />
45<br />
<br />
64<br />
<br />
14<br />
<br />
4.6<br />
<br />
600<br />
<br />
30<br />
<br />
55<br />
<br />
16<br />
<br />
3.4<br />
<br />
400<br />
<br />
25<br />
<br />
37<br />
<br />
17<br />
<br />
2.2<br />
<br />
200<br />
<br />
15<br />
<br />
18<br />
<br />
18<br />
<br />
1<br />
<br />
21<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC<br />
<br />
(ISSN: 1859 - 4557)<br />
<br />
trên quy luật cường độ ánh sáng và nhiệt<br />
độ giảm phụ thuộc vào môi trường. Các<br />
điểm công suất cực đại được đưa trực tiếp<br />
vào bộ biến đổi DC/DC như hình 10<br />
chuyển đổi năng lượng đưa đến để sạc<br />
cho ắc quy, do đó hiệu suất tổng thể của<br />
bộ sạc được cải thiện khi làm việc ở các<br />
điểm công suất lớn nhất của nguồn pin.<br />
<br />
Hình 6. Họ đặc tính I-V khi cƣờng độ ánh sáng<br />
và nhiệt độ thay đổi<br />
<br />
Hình 9. Công suất cực đại theo thuật toán P&O<br />
khi cƣờng độ ánh sáng và nhiệt độ thay đổi<br />
<br />
Hình 7. Họ đặc tính P-V khi cƣờng độ ánh sáng<br />
và nhiệt độ thay đổi<br />
<br />
Hình 10. Công suất đầu ra<br />
của bộ biến đổi buck-boost<br />
Hình 8. Bộ sạc hiệu suất cao với mạch điều<br />
khiển công suất cực đại<br />
<br />
Trên hình 9 kết quả mô phỏng tìm điểm<br />
công suất cực đại theo thuật toán P&O<br />
với nguồn pin năng lượng mặt trời dựa<br />
22<br />
<br />
So sánh giữa công suất đo được tại điểm<br />
MPP theo bảng 1 và kết quả mô phỏng<br />
bám điểm công suất cực đại theo hình 9 ta<br />
thấy: sai số khoảng 0,05%, thời gian bám<br />
0,04s. Tín hiệu điều khiển cho bộ sạc và<br />
Số 11 tháng 11-2016<br />
<br />