Bộ tranh TAY – Lần này tranh anh Thông giống tranh anh nào?
lượt xem 4
download
Vâng, cứ đến hẹn lại lên, đến kỳ ra mắt bộ tranh mới là tôi lại viết một bài nói xem tranh của tôi chịu ảnh hưởng ai, vô tình giống ai, tiếp đoạt ai… Một là để tri ân những người khổng lồ chìa cho tôi một bờ vai để đứng lên, hai là “chặn họng” những nhà phát kiến vĩ đại thích vơ cái này vào cái kia rồi gào loạn lên “Eureka! Ơ dây cà!”
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bộ tranh TAY – Lần này tranh anh Thông giống tranh anh nào?
- Bộ tranh TAY – Lần này tranh anh Thông giống tranh anh nào? \ Vâng, cứ đến hẹn lại lên, đến kỳ ra mắt bộ tranh mới là tôi lại viết một bài nói xem tranh của tôi chịu ảnh hưởng ai, vô tình giống ai, tiếp đoạt ai… Một là để tri ân những người khổng lồ chìa cho tôi một bờ vai để đứng lên, hai là “chặn họng” những nhà phát kiến vĩ đại thích vơ cái này vào cái kia rồi gào loạn lên “Eureka! Ơ dây cà!” Trước tiên tôi xin một lần nữa gửi lời cảm ơn tới ba hoạ sĩ Lê Quảng Hà, Nguyễn Mạnh Hùng và Hà Mạnh Thắng – những người đã tạo nhiều ảnh hưởng lên tôi trong bước đầu làm nghệ thuật. Tôi mừng vì tự
- thấy tôi đang dần thoát khỏi sự ảnh hưởng của các anh. Nhưng tinh thần phấn đấu và những thành tựu mà các anh đóng góp cho nghệ thuật Việt Nam luôn là điều mà tôi luôn hướng tới. (Xin nói thêm về một chuyện với anh Nguyễn Mạnh Hùng. Sau triển lãm Đồng Bào, anh đã từ tốn nói với tôi rằng chi tiết logo Nike biến hóa thành cái liềm đã được anh sử dụng trước đó. Tôi thật lấy làm tiếc về việc này. Nếu như tôi biết (nhớ) được chi tiết như thế, hẳn tôi đã không sử dụng trong tranh mình. Đó là sự trùng hợp đáng tiếc.) Tranh Phạm Huy Thông. “Party! Party”, 2010. Sơn dầu trên toan. 150cm x 150cm
- Như đã nói trong bài giới thiệu chung về bộ tranh Tay, tôi muốn đề cập về con người ở góc độ chung. Bởi vậy nhân diện của các cá thể trở nên không cần thiết (và có thể sẽ gây nhiễu). Tôi cắt béng đầu các nhân vật đi và tìm cách nhét thứ khác vào. Tôi chọn tay vì tay là thứ rất con người và rất linh hoạt trong việc thể hiện các động tác, biểu hiện các thái độ. Tranh Phạm Huy Thông "Money-go-round", 2011, sơn dầu, 160 x 140 cm. Không đầu mà vẫn đau đầu
- Thực ra thủ pháp cắt đầu con nhà người ta đi rồi nhét thứ khác vào không phải là thủ pháp mới. Những gợi ý đầu tiên đến với các hoạ sĩ có thể là các bức tượng cụt đầu do sự tàn phá của tự nhiên hoặc lịch sử. Hoạ sĩ Việt Nguyễn Thái Tuấn và họa sĩ Việt Kiều Liên Trương cũng đã bẻ cổ con người ta vứt đi. Có lẽ cũng từ nhu cầu không muốn đề cập tới tính cá thể của nhân vật trong tranh. Tôi biết đến tranh không đầu của anh Nguyễn Thái Tuấn từ lâu (2008) và mới biết đến tranh chị Liên Trương gần đây. Tôi nghĩ tranh anh Tuấn và tranh chị Liên Trương, tuy cùng một công thức tạo hình nhưng thể hiện mối quan tâm khác nhau và đem lại hai tinh thần khác nhau. Nếu tôi là nhà sưu tập (tức là có xiền) thì thành thực mà nói, tôi sẽ mua tranh cả hai vị này về, treo đối nhau trong một phòng để ngắm cho sướng. Vì hai tranh là hai món ăn tinh thần khác hẳn nhau. (Ý kiến cá nhân tôi thôi nhé).
- Tranh Đen của Nguyễn Thái Tuấn. Tranh của tôi, xét công thức cứng nhắc mà nói thì cũng… “không đầu”. Các bạn khán giả xem tranh, đề cao cảnh giác chống Nhái cũng tốt, nhưng nên xét đến hiệu quả cuối cùng mà mỗi tác phẩm để lại trong lòng. Tranh Liên Trương. Đầu gấu đầu mèo
- Lại có những hoạ sĩ khác có sự lựa chọn khác trong việc ghép cái gì vào những cái cổ không đầu kia. Tôi có may mắn được đi nhiều, xem nhiều tuy không dám vỗ ngực tự gọi mình thông thái, nhưng cũng điểm ra đây vài trường hợp. David Chan Hoạ sĩ người Singapore David Chan chuyên vẽ, đắp những nhân vật thân người được lắp đầu thú vật. Bởi giống như trong quan niệm về tính cách các con giáp của phương Đông, tính cách các nhân vật người trong trong tranh của David Chan được trực tiếp biểu hiện bằng tính cách biểu tượng của các con vật. Có thể thấy các ông chủ bệ vệ thì có
- bộ mặt sư tử, các cô thư ký õng ẽo lanh lợi thì có cái đầu báo săn, cáo (hồ ly)… Tranh David Chan Tôi ấn tượng nhất là bức tranh David Chan tiếp đoạt lại tư thế đứng của tượng đài ông Raffle (người lập lên mảnh đất Singapore) với cái đầu của một loài chim đã tuyệt chủng (hình như gọi là chim Đô Đô). Nhân vật đó đang đứng ngóng những cái tổ nhân tạo đẹp đẽ nhưng đa phần trống không. Giới trẻ Singapore bây giờ quen sống hưởng thụ nên lười cưới, lười… đẻ. Thậm chí chính quyền Singapore còn phải có chính sách hỗ tiền mua nhà cho các cặp đôi mới cưới. Một nhận định bằng tranh đầy hóm hỉnh và tinh tế. (Cảm nhận của cá nhân tôi).
- Tranh David Chan Cùng dòng với David Chan còn có hoạ sĩ Qiu Jie (Trung Quốc) cắm đầu mèo vào cổ người để nhại tên ông khựa Mao và hoạ sĩ Nguyễn Quang Vinh (Việt Nam) cắm đầu mèo vào cổ người để tự họa tuổi Mão của mình. Thủ pháp cắm đầu thú vật vào thân người tuy cũng xóa đi nhân dạng của nhân vật nhưng lại là để đề cập tới tính cá nhân theo một chiều hướng khác.
- Tranh Qiu Jie Tranh Qiu Jie.
- Tranh Nguyễn Quang Vinh. Tranh Nguyễn Quang Vinh.
- Đầu bò đầu bướu Tới đây, bạn xem tranh có thể đang nhớ tới hoạ sĩ Nguyễn Thế Dung, người mới triển lãm gần đây ở Cactus Gallery. Tôi thích tranh của cậu này. Với góc nhìn là một người ngoại tỉnh muốn bám trụ lại thành thị, Dung quan sát những thân phận giống mình mà đưa vào tranh (mà ở cái đất Hà Nội, toàn dân tứ chiếng, có mấy ai không có gốc ở quê lên). Tranh của Dung có hai phân nhóm chính. Nhóm thứ nhất là người có đầu bò, nhóm thứ hai là những con bò bị cắt đầu đi và thay vào đó là những bàn tay. Tranh Nguyễn Thế Dung. “Chưa nghiêm", 145,5 x 112,1 cm, sơn dầu, 2011
- Tranh Nguyễn Thế Dung tại triển lãm Bỏ Đi. À há. Vậy là bắt đầu có chuyện để nói rồi đây. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy tranh tay mọc trên cổ bò của Dung là trong triển lãm Bỏ Đi (Việt Art Center, tháng 9/2010). Tôi chợt giật mình. Bởi khi đó dù đang vẫn vẽ tranh cho bộ Đồng Bào, nhưng tôi đã nghĩ sẵn rất nhiều ý tưởng và làm nhiều phác thảo cho bộ “Tay” rồi. Dung ra mắt công chúng trước, còn tôi thì còn lâu mới chuyển sang sơn dầu. Nhưng ý tưởng và phác thảo đã làm cả nửa năm trời, chẳng nhẽ bây giờ đổ cả đi. Ngay sau hôm triển lãm, tôi đã hẹn gặp Dung, đưa cho Dung xem các phác thảo mình đã làm trước đó. Lượng phác thảo đủ công phu và đủ nhiều để cho Dung thấy không phải là tôi bịa ra một hai đêm sau khai mạc triển lãm nhóm của Dung. Việc tay cắm trên cổ người trong tranh tôi và tay cắm
- trên cổ bò trong tranh Dung như vậy được chứng minh đơn thuần là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Việc này có Dung biết và tôi biết. Phác thảo của Phạm Huy Thông. Cũng may cho tôi là túm được Dung ở Hà Nội, chứ nếu mà Dung là hoạ sĩ trong Sài Gòn thì tôi chịu chết. (Chắc chỉ có nước post ngay phác thảo lên mạng để phân bua, nhưng trưng bày ý tưởng của dự án chưa thực hiện lên phương tiện đại chúng thì quả là… ngu đệ nhất). Cắm đầu cắm cổ
- Trong lúc viết bài này, tôi có tìm hiểu lại về các hoạ sĩ cắm tay vào cổ người mà tôi biết. Tôi phát hiện ra còn có một họa sĩ nữa là Lui Liu (Trung Quốc) với kỹ thuật vẽ tranh phải gọi là bố của tanh tưởi. Anh này nổi tiếng với tranh vẽ cái cô gái khoả thân đứng tơ hơ, mỗi tư thế, hành động của họ đều mang tính biểu trưng, liên quan đến một chuyện xã hội nào đó. Soi cũng đã có một bài về họa sĩ này. Tranh của Lui Liu Lần đầu tiên tôi biết đến hoạ sĩ này có lẽ cũng đã lâu rồi. Hình như là từ facebook của Nguyên Hưng. Nhưng khi đó tôi dành sự thích thú đến các cô gái tơ hơ kia hơn. Lui Liu có một vài tranh vẽ người không có đầu, thay vào đầu, chân là các bàn tay loe ngoe. Thông điệp của nhóm
- tranh này thì tôi không hiểu lắm. Nói chung là về công thức mà nói thì tranh tôi có nét giống với tranh Lui Liu. Nhưng cũng chuyện giữa Thái Tuấn và Liên Trương, tinh thần trong của tranh tôi với tinh thần của tranh Lui Liu có thể tự tin mà nói rằng rất khác nhau. Tranh của Lui Liu Trên đây là một số trường hợp giống nhau về tạo hình, phương pháp tạo hình giữa tranh tôi và tranh các hoạ sĩ khác. Tôi phân tích dài dòng, cũng tương đối “dây cà dây muống”, hòng chỉ ra mối tương tác chung của nghệ thuật trong cùng giai đoạn này, từ đó mong khán giả nhận ra những giá trị khác nhau giữa tôi và mọi người. Còn ai vẫn thấy những phân tích của tôi không thuyết phục thì… tôi bó tay.
- Tranh Phạm Huy Thông. “Một cuộc hiến tế”. Sơn dầu trên toan. 140cm x 160cm Ngoài ra trong khi vẽ các chi tiết tranh, tôi sử dụng nhiều tài liệu, hình ảnh chụp, trích dẫn tin tức trên mạng nhưng đa phần đều đã có biên tập, chế biến theo cách của tôi (không đến mức như vụ Jeff Koon vẽ chân mấy cô gái đâu). Tôi nghĩ không nhất thiết phải liệt kê các chi tiết đó trong bài này.
- Một hình ảnh tư liệu tôi thấy trên mạng. Lại nhớ lời bài hát của phim Bao Công hồi nhỏ tôi xem, đại loại là “… chỉ có thể biết nhiều hay ít, không thể biết cho đủ…“. Trên đây là các họa sĩ tôi biết và nhớ được. Nếu công chúng có thêm tai mắt phát hiện thêm ai nữa vẽ tay cắm vào cổ người thì mời lên tiếng để dạy cho tôi biết nhiều hơn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ĐỘC ĐÁO NHÀ CỔ BÌNH THUỶ TRONG CÁC YẾU TỐ MỸ THUẬT
6 p | 84 | 14
-
TẢN MẠN CHUYỆN TRANH THỜ
6 p | 78 | 9
-
TRÁNH NHẦM LẪN TƯ LIỆU LỊCH SỬ VÀ LỊCH SỬ PHONG CÁCH TRONG NGHIÊN CỨU MỸ THUẬT CỔ
7 p | 101 | 7
-
Bí quyết chọn kem dưỡng da thật “chuẩn”
6 p | 84 | 6
-
Tự làm bộ móng “mưa rơi” độc đáo
4 p | 62 | 6
-
Mẹo đơn giản se khít lỗ chân lông
3 p | 73 | 5
-
VẺ ĐẸP NẢY SINH TỪ LAO ĐỘNG VÀ CHIẾN ĐẤU CỦA MỸ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI
10 p | 70 | 5
-
5 loại mặt nạ trị nám da từ thiên nhiên
7 p | 85 | 5
-
Bí quyết tẩy trang tránh hư tổn cho da
4 p | 78 | 4
-
Li Bo đã trưởng thành hơn
10 p | 62 | 4
-
10 bước phòng tránh và "tu sửa" bộ nail khô ráp
5 p | 45 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn