JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1A, pp. 3-13<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0024<br />
<br />
BỒI DƯỠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC<br />
CHO GIÁO VIÊN TẠI TRƯỜNG PHỔ THÔNG<br />
1<br />
<br />
Nguyễn Hoàng Đoan Huy và 2 Tạ Thị Thu Hiên<br />
<br />
1 Viện<br />
<br />
Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
Trung học phổ thông Đông Hà, Quảng Trị<br />
<br />
2 Trường<br />
<br />
Tóm tắt. Năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục của giáo viên phổ thông là một trong<br />
những bộ phận của năng lực phát triển nghề nghiệp giáo viên, là một tiêu chí thuộc Chuẩn<br />
nghề nghiệp giáo viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Các hoạt động nâng cao năng<br />
lực nghiên cứu khoa học cho giáo viên đã và đang thực hiện theo chỉ đạo của các cấp quản<br />
lí giáo dục; tuy nhiên, trong phạm vị nhà trường, công tác bồi dưỡng này vẫn đang còn bỏ<br />
ngỏ. Bài báo phân tích khái niệm về năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục của giáo viên<br />
phổ thông, đưa ra một số nhận định liên quan đến thực trạng vấn đề này ở Việt Nam hiện<br />
nay; qua đó, đề xuất một số biện pháp quản lí của hiệu trưởng trong việc bồi dưỡng nâng<br />
cao năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho đội ngũ giáo viên tại trường phổ thông.<br />
Từ khóa: Bồi dưỡng, giáo viên, trường phổ thông trung học, năng lực nghiên cứu khoa học<br />
giáo dục.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Đổi mới giáo dục trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã xác định vai trò của<br />
người giáo viên trong nhà trường phổ thông hiện đại với việc thực hiện 4 vai trò cơ bản trong xã<br />
hội bao gồm: Nhà giáo dục; Nhà văn hoá – xã hội; Người học suốt đời; và Nhà nghiên cứu [5].<br />
Trong đó, giáo viên được xem là nhà nghiên cứu để giải quyết những vấn đề thực tiễn giáo dục<br />
của bản thân, cải tiến chương trình và nhà trường, đóng góp vào sự phát triển nghề (lí luận và thực<br />
tiễn)... trên cơ sở quan sát, phân tích, suy ngẫm và tổng kết những kinh nghiệm từ thực tiễn giáo<br />
dục và hoạt động nghề nghiệp của bản thân cũng như tập thể sư phạm của nhà trường.<br />
Nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho giáo viên, Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT đã<br />
tiến hành tập trung bồi dưỡng năng lực này cho giáo viên thông qua các chương trình tập huấn bồi<br />
dưỡng nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, thực hiện từ năm 2010, vốn là bước thụ hưởng từ<br />
hoạt động hỗ trợ của Dự án Việt Bỉ [6]. Thực tế cho thấy, công tác này chưa mang lại hiệu quả như<br />
mục tiêu đặt ra, đặc biệt đối với đối tượng chính là giáo viên phổ thông – những người đang trực<br />
tiếp thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục như một yêu cầu không thể thiếu trong quy<br />
định về Chuẩn nghề nghiệp của họ. Trong tình hình đó, bồi dưỡng tại trường là một trong những<br />
giải pháp mang tính khả thi.<br />
Ngày nhận bài: 11/11/2016. Ngày nhận đăng: 20/2/2017<br />
Liên hệ: Nguyễn Hoàng Đoan Huy, e-mail: nguyenhoangdoanhuy@gmail.com/ thuhiendongha@gmail.com<br />
<br />
3<br />
<br />
Nguyễn Hoàng Đoan Huy và Tạ Thị Thu Hiên<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Nghiên cứu khoa học giáo dục của giáo viên tại trường phổ thông<br />
<br />
Xu hướng đổi mới trong giáo dục hiện nay đang hướng đến những quan điểm lí luận dạy<br />
học hiện đại như phát triển chương trình nhà trường, dạy học phân hóa, dạy học tích hợp, dạy học<br />
hướng vào năng lực người học. . . Những quan điểm này khi được vận dụng vào nhà trường phổ<br />
thông đòi hỏi đội ngũ giáo viên không chỉ được trang bị đầy đủ tri thức và kĩ năng nghiệp vụ sư<br />
phạm mà còn biết kết hợp với hoạt động nghiên cứu khoa học để tìm hiểu và lựa chọn, thiết kế<br />
những hình thức, phương pháp, phương tiện. . . phù hợp với đối tượng học sinh của mình.<br />
Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo nói chung và công tác giảng dạy nói riêng, hoạt động<br />
nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ, đồng thời là bộ phận hữu cơ không thể tách rời. Tham gia<br />
nghiên cứu khoa học giáo dục giúp giáo viên mở rộng, tìm hiểu sâu kiến thức chuyên môn để giảng<br />
dạy tốt hơn. Không những vậy, hoạt động nghiên cứu khoa học là một lĩnh vực rất tốt để giáo viên<br />
tự khẳng định mình. Năng lực của giáo viên được thể hiện chủ yếu thông qua giảng dạy và nghiên<br />
cứu khoa học. Qua tham gia nghiên cứu khoa học, giáo viên không những được khẳng định mà<br />
còn thấy được những hạn chế trong tri thức của mình để kịp thời bổ sung.<br />
Bên cạnh những nghiên cứu khoa học cơ bản của giáo viên phổ thông xuất phát từ nhu cầu<br />
học tập và nghiên cứu cá nhân về chuyên ngành hẹp của mình (Toán, Tin, Lí, Hoá, Sinh, Văn, Sử,<br />
Địa,. . . ) với các sản phẩm được đăng ở tạp chí chuyên ngành cũng như các hoạt động nghiên cứu<br />
dưới hình thức hướng dẫn, tư vấn cho học sinh nghiên cứu khoa học kĩ thuật để tham gia cuộc thi<br />
khoa học – kĩ thuật cấp quốc gia, từ trước đến nay, việc tham gia nghiên cứu khoa học giáo dục của<br />
giáo viên ở các trường phổ thông dưới sự chỉ đạo của ngành Giáo dục, thường được diễn ra dưới<br />
hình thức chính là viết sáng kiến kinh nghiệm. Đây được xem là hoạt động nghiên cứu của từng cá<br />
nhân giáo viên, không phải là các nghiên cứu của tập thể hay nhiều tác giả. Nội dung nghiên cứu<br />
sáng kiến kinh nghiệm tập trung vào những lĩnh vực như: đổi mới hoạt động quản lí giáo dục, đổi<br />
mới phương pháp giáo dục, phát triển và bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, thực hiện xã hội hóa giáo<br />
dục, thực hiện đổi mới nội dung, chương trình và sách giáo khoa, đổi mới công tác kiểm tra đánh<br />
giá kết quả học tập của học sinh. Thực ra, về bản chất, viết sáng kiến kinh nghiệm không phải là<br />
một loại hình nghiên cứu mà chỉ dừng lại ở mức độ một phương pháp nghiên cứu, thường được gọi<br />
là phương pháp tổng kết kinh nghiệm. Do đó, nếu chỉ dừng lại ở viết sáng kiến kinh nghiệm (trong<br />
trường hợp lí tưởng của nó là thực hiện đúng bản chất của phương pháp tổng kết kinh nghiệm –<br />
một trong những phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung), người giáo viên vẫn chưa thể thể<br />
hiện được năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục của mình. Điều kiện cần và đủ là trong quá trình<br />
thực hiện hoạt động nghiên cứu, bản thân họ phải tự mình phát hiện ra vấn đề tồn tại cần giải quyết<br />
trong môi trường công tác của mình, phải xây dựng được kế hoạch nghiên cứu vấn đề đó, là người<br />
tổ chức để tác động/can thiệp/thay đổi thực trạng hiện có đó. Có như vậy mới “đáp ứng” được đặc<br />
điểm của hoạt động nghiên cứu. Nói như vậy để thấy rằng, để trở thành “nhà nghiên cứu”, giáo<br />
viên phổ thông không thể dừng lại ở việc viết sáng kiến kinh nghiệm như thực tế hiện nay ở Việt<br />
Nam.<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục của giáo viên phổ thông hiện nay<br />
<br />
2.2.1. Năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục của giáo viên phổ thông<br />
Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo nói chung và công tác giảng dạy nói riêng, hoạt động<br />
nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ, đồng thời là bộ phận hữu cơ không thể tách rời. Tham gia<br />
nghiên cứu khoa học giáo dục giúp giáo viên mở rộng, tìm hiểu sâu kiến thức chuyên môn để giảng<br />
4<br />
<br />
Bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho giáo viên tại trường phổ thông<br />
<br />
dạy tốt hơn. Với sự phát triển tốc lực của khoa học hiện nay, nếu giáo viên không tham gia nghiên<br />
cứu khoa học thì sẽ khó có thể cập nhật những kiến thức mới, bài giảng sẽ thiếu tính thực tiễn.<br />
Chỉ thông qua thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học buộc giáo viên phải tìm tòi tài liệu, phải đọc<br />
nhiều, cập nhật những thông tin mới, để tìm ra những tri thức mới, để củng cố kiến thức chuyên<br />
môn thì khi đứng trước học sinh sẽ tự tin, chững chạc thực hiện tốt bài giảng và như vậy họ sẽ có<br />
uy tín đối với học sinh, được học sinh quý trọng.<br />
Với quan niệm như vậy, năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục của giáo viên phổ thông<br />
không chỉ dừng lại ở khả năng viết sáng kiến kinh nghiệm (trong đó chỉ đơn thuần sử dụng phương<br />
pháp tổng kết kinh nghiệm) và càng không phải là tổ hợp những năng lực hành dụng của những<br />
nghiên cứu viên về khoa học giáo dục chuyên nghiệp. Đối với người giáo viên phổ thông, năng lực<br />
nghiên cứu của họ có thể hiểu là khả năng họ phát hiện ra được một hoặc một số vấn đề đang tồn<br />
tại, có thể là vấn đề nhỏ nhưng quan trọng và quyết định đến chất lượng dạy và học của bản thân<br />
người giáo viên đó, của học sinh, của đồng nghiệp hay của môi trường nhà trường nơi họ công<br />
tác; là khả năng người giáo viên đó tự giác vạch ra được một kế hoạch và tổ chức giải quyết vấn<br />
đề đó; là khả năng họ đánh giá kết quả tác động, can thiệp và chia sẻ kết quả đó với đồng nghiệp,<br />
với những người quan tâm; công bố kết quả nghiên cứu được để vận dụng và lan toả trong môi<br />
trường giáo dục xung quanh mình; và quan trọng hơn là từ những suy ngẫm từ quá trình và kết quả<br />
nghiên cứu đó, giáo viên có thể tiếp tục xác định những vấn đề nghiên cứu tiếp theo... tạo nên một<br />
chu trình nghiên cứu lặp đi lặp lại, đóng vai trò quan trọng trong công tác phát triển chuyên môn<br />
nghề nghiệp. Đó chính là nội hàm của hoạt động nghiên cứu tác động thực tiễn (action research).<br />
Hay nói cách khác, với phạm vi nghiên cứu trong nhà trường, với mục tiêu, đối tượng, phương<br />
pháp nghiên cứu trong quy mô đó, hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục của giáo viên chính là<br />
nghiên cứu khoa học giáo dục.<br />
Theo đó, có thể quan niệm, năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục của giáo viên phổ thông<br />
là khả năng giáo viên đó thực hiện thành thạo và có kết quả hoạt động tìm hiểu những vấn đề tồn<br />
tại trong chính thực tế công tác giảng dạy và giáo dục của họ; qua đó tác động, can thiệp thực<br />
trạng, đánh giá và chia sẻ kết quả với đồng nghiệp và những người quan tâm nhằm mục đích cải<br />
thiện thực tế, nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục ngay trong chính môi trường công tác của<br />
mình.<br />
<br />
2.2.2. Thực trạng năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục của giáo viên phổ thông hiện nay<br />
Để có được thông tin về thực trạng năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục của giáo viên<br />
phổ thông hiện nay, chúng tôi đã tiến hành đánh giá theo thang đo được xây dựng dựa trên những<br />
khía cạnh, tiêu chí và chỉ báo của hệ thống năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục của giáo viên<br />
phổ thông và các giáo viên tham gia khảo sát tự đánh giá năng lực của mình theo các mức độ cụ<br />
thể ở từng chỉ báo (Khung thang đo là sản phẩm nghiên cứu của đề tài cấp Bộ “Nâng cao năng lực<br />
nghiên cứu khoa học giáo dục cho giáo viên phổ thông theo tiếp cận nghiên cứu tác động cải tạo<br />
thực tiễn”, mã số B2014-17-55). Mẫu đối tượng khảo sát gồm 277 giáo viên và cán bộ quản lí của<br />
một số trường THPT (gồm 230 giáo viên và cán bộ quản lí) và THCS (gồm 47 giáo viên và cán<br />
bộ quản lí) trên địa bàn 3 tỉnh/thành phố: Hà Nội, Quảng Trị và Kontum. Kết hợp với các phương<br />
pháp nghiên cứu thực tiễn như toạ đàm, phỏng vấn và hồi cứu các tư liệu liên quan, chúng tôi thu<br />
được kết quả như sau:<br />
* Tri thức về nghiên cứu khoa học giáo dục<br />
Nhìn chung, giáo viên tự đánh giá năng lực thành phần về tri thức liên quan đến nghiên cứu<br />
khoa học giáo dục ở mức trên trung bình, không có nội dung nào đạt điểm 4 (tương đương với<br />
mức “khá” trong thang đo). Trong đó, nội dung “lợi ích của nghiên cứu khoa học giáo dục” được<br />
5<br />
<br />
Nguyễn Hoàng Đoan Huy và Tạ Thị Thu Hiên<br />
<br />
đánh giá thấp nhất, tất cả các nội dung còn lại thuộc tiêu chí này đều không chênh lệch nhiều. Tuy<br />
nhiên, con số này hầu như chưa thể phản ánh được chính xác năng lực của đội ngũ giáo viên tham<br />
gia khảo sát bởi hầu hết các giáo viên tham gia trả lời phỏng vấn sâu lại bộc lộ những thiếu hụt rất<br />
cơ bản về tri thức liên quan đến hoạt động nghiên cứu này.<br />
* Các kĩ năng tiến hành nghiên cứu khoa học giáo dục<br />
Bảng 1. Tự đánh giá của giáo viên về năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục<br />
TT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
11<br />
12<br />
13<br />
14<br />
15<br />
16<br />
17<br />
18<br />
19<br />
<br />
6<br />
<br />
Kĩ năng<br />
Phát hiện hoặc nhận diện được vấn đề nghiên cứu xuất phát từ những tồn tại<br />
trong thực tiễn công tác dạy học và giáo dục học sinh<br />
Tích cực, chủ động chia sẻ, thảo luận trao đổi với các thành viên tham gia<br />
nghiên cứu, với đồng nghiệp và những người quan tâm (nhà nghiên cứu, tư vấn<br />
viên, nhà tài trợ...)<br />
Xác định câu hỏi nghiên cứu/ vấn đề nghiên cứu một cách chính xác và có ý<br />
nghĩa<br />
Xác định đầy đủ và chính xác các nguyên nhân dẫn đến hiện trạng của vấn đề<br />
nghiên cứu<br />
Hình thành các ý tưởng tác động để can thiệp và lựa chọn tác động phù hợp cho<br />
nghiên cứu của mình<br />
Xây dựng giả thiết nghiên cứu chính xác<br />
Tìm kiếm thông tin liên quan; sưu tầm, hệ thống hoá tài liệu phục vụ nghiên<br />
cứu từ các nguồn khác nhau như sách, báo, tạp chí khoa học, các nguồn từ<br />
Internet. . .<br />
Phân tích thông tin và đưa ra nhận định về những vấn đề liên quan đến đề tài<br />
nghiên cứu từ các nguồn thông tin đã thu thập<br />
Sử dụng được các kĩ thuật phân tích, đánh giá định lượng và định tính kết quả<br />
nghiên cứu thực tiễn<br />
Viết tổng quan vấn đề nghiên cứu một cách logic và khái quát được lịch sử<br />
nghiên cứu vấn đề<br />
Xác định đúng và chính xác tên đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên<br />
cứu và khách thể nghiên cứu<br />
Lựa chọn phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp với nội dung nghiên cứu<br />
Chọn mẫu nghiên cứu phù hợp với thực tế công tác dạy học của mình cũng như<br />
đảm bảo tính khoa học đối với một nghiên cứu<br />
Xác định đầy đủ và huy động tối đa nguồn lực nghiên cứu phù hợp, phát huy<br />
tính tương tác cao trong mối quan hệ giữa giáo viên – giáo viên, giáo viên –<br />
phụ huynh học sinh, giáo viên – cán bộ quản lí. . .<br />
Phát triển hệ thống nhân sự, cộng đồng phản biện tích cực để phục vụ quá trình<br />
nghiên cứu<br />
Tiến hành tác động/ can thiệp đúng quy trình, vào thời điểm thích hợp và đảm<br />
bảo đạo đức cơ bản trong nghiên cứu<br />
Có giám sát quá trình tác động/ can thiệp và điều chỉnh kịp thời những ảnh<br />
hưởng không phù hợp đến các đối tượng nghiên cứu<br />
Thiết kế được các phép đo, thang đo để thu thập dữ liệu nghiên cứu tác động<br />
(đo đầu, đo cuối. . . )<br />
Sử dụng được các phần mềm phân tích, đánh giá định lượng kết quả nghiên cứu<br />
tác động<br />
<br />
Điểm<br />
TB<br />
cộng<br />
<br />
Độ<br />
lệch<br />
chuẩn<br />
<br />
2,85<br />
<br />
1,041<br />
<br />
2,82<br />
<br />
.899<br />
<br />
2,73<br />
<br />
.932<br />
<br />
2,70<br />
<br />
.946<br />
<br />
2,60<br />
<br />
.997<br />
<br />
2,71<br />
<br />
2,629<br />
<br />
2,92<br />
<br />
.952<br />
<br />
2,72<br />
<br />
.840<br />
<br />
2,62<br />
<br />
.937<br />
<br />
2,66<br />
<br />
.928<br />
<br />
2,92<br />
<br />
1,034<br />
<br />
2,80<br />
<br />
1,032<br />
<br />
2,73<br />
<br />
.952<br />
<br />
2,63<br />
<br />
.899<br />
<br />
2,49<br />
<br />
.944<br />
<br />
2,64<br />
<br />
.914<br />
<br />
2,56<br />
<br />
.894<br />
<br />
2,48<br />
<br />
.989<br />
<br />
2,52<br />
<br />
1,045<br />
<br />
Bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho giáo viên tại trường phổ thông<br />
<br />
20<br />
21<br />
22<br />
23<br />
24<br />
25<br />
26<br />
27<br />
28<br />
29<br />
30<br />
<br />
Sử dụng được các kĩ thuật phân tích, đánh giá định lượng và định tính kết quả<br />
nghiên cứu tác động<br />
Biết viết báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu một cách khoa học và logic<br />
Trình bày một cách thuyết phục báo cáo kết quả nghiên cứu tác động<br />
Lắng nghe tích cực và trả lời một cách đầy đủ, chính xác trong phạm vi tìm hiểu<br />
vấn đề nghiên cứu của mình trước những câu hỏi phản biện của đồng nghiệp<br />
trong quá trình báo cáo kết quả nghiên cứu<br />
Có rút kinh nghiệm cho bản thân và chia sẻ cho đồng nghiệp, những người<br />
quan tâm về những vấn đề liên quan đến nghiên cứu<br />
Xác định những vấn đề nghiên cứu mới nảy sinh sau quá trình nghiên cứu tác<br />
động đã thực hiện<br />
Vận dụng kết quả nghiên cứu đã báo cáo vào thực tế công tác giảng dạy và giáo<br />
dục của bản thân<br />
Chia sẻ và hướng dẫn đồng nghiệp vận dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế<br />
giảng dạy và giáo dục của họ<br />
Viết bài chia sẻ về kết quả nghiên cứu của mình và đăng tải ở các diễn đàn về<br />
giáo dục<br />
Viết bài chia sẻ về kết quả nghiên cứu của mình và báo cáo tham luận tại hội<br />
thảo khoa học về giáo dục<br />
Viết bài chia sẻ về kết quả nghiên cứu của mình và đăng tải trên tạp chí chuyên<br />
ngành khoa học giáo dục<br />
<br />
2,51<br />
<br />
.969<br />
<br />
2,77<br />
2,74<br />
<br />
.939<br />
.912<br />
<br />
2.,77<br />
<br />
1,007<br />
<br />
2,81<br />
<br />
.965<br />
<br />
2,75<br />
<br />
.928<br />
<br />
2,77<br />
<br />
.982<br />
<br />
2,69<br />
<br />
.970<br />
<br />
2,36<br />
<br />
1,071<br />
<br />
2,28<br />
<br />
1,076<br />
<br />
2,14<br />
<br />
1,077<br />
<br />
Quan sát Bảng 1 cho thấy, giáo viên tự đánh giá các kĩ năng nghiên cứu khoa học giáo dục<br />
của mình ở mức tương đối thấp (tương đương với mức “yếu” trong thang đo). Những nội dung được<br />
đánh giá ở mức cao bao gồm: “Tìm kiếm thông tin liên quan; sưu tầm, hệ thống hoá tài liệu phục<br />
vụ nghiên cứu từ các nguồn khác nhau như sách, báo, tại chí khoa học, các nguồn từ Internet”;<br />
“Xác định đúng và chính xác tên đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và khách thể<br />
nghiên cứu”; “Có rút kinh nghiệm cho bản thân và chia sẻ cho đồng nghiệp, những người quan tâm<br />
về những vấn đề liên quan đến nghiên cứu”; “Tích cực, chủ động chia sẻ, thảo luận trao đổi với<br />
các thành viên tham gia nghiên cứu, với đồng nghiệp và những người quan tâm (nhà nghiên cứu,<br />
tư vấn viên, nhà tài trợ...)”. . . Bên cạnh đó, giáo viên đánh giá những nội dung sau ở mức độ thấp<br />
hơn như: “Viết bài chia sẻ về kết quả nghiên cứu của mình và đăng tải trên tạp chí chuyên ngành<br />
khoa học giáo dục”; “Viết bài chia sẻ về kết quả nghiên cứu của mình và báo cáo tham luận tại hội<br />
thảo khoa học về giáo dục”; “Viết bài chia sẻ về kết quả nghiên cứu của mình và đăng tài ở các<br />
diễn đàn về giáo dục”; “Thiết kế được các phép đo, thang đo để thu thập dữ liệu nghiên cứu tác<br />
động (đo đầu, đo cuối. . . )”; “Phát triển hệ thống nhân sự, cộng đồng phản biện tích cực để phục<br />
vụ quá trình nghiên cứu”. . .<br />
Kết quả tự đánh giá về tiêu chí này kết hợp với những nội dung phỏng vấn mà nhóm nghiên<br />
cứu đã thu thập được, chúng tôi cho rằng, đây là phản ánh tương đối chính xác thực trạng hiện nay<br />
về năng lực của giáo viên phổ thông liên quan đến các kĩ năng tiến hành nghiên cứu khoa học giáo<br />
dục. Các thầy, cô giáo hầu hết đều cho rằng bản thân chưa được trang bị và rèn luyện đủ tốt để<br />
hình thành đầy đủ các kĩ năng này. Họ phát biểu rằng mặc dù rất tích cực tìm kiếm thông tin để<br />
hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu, xác định được các vấn đề nổi cộm, cấp thiết trong thực tiễn dạy<br />
học và giáo dục của bản thân nhưng quá trình thực hiện nghiên cứu lại gặp khó khăn, đặc biệt là<br />
những khâu liên quan đến thu thập số liệu và viết báo cáo cũng như công bố kết quả nghiên cứu<br />
của mình.<br />
<br />
7<br />
<br />