BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHO<br />
SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM ĐỊA LÍ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN<br />
LÊ THỊ LÀNH<br />
Trường Đại học Quy Nhơn<br />
Tóm tắt: Bài báo trình bày về cơ hội giáo dục hoạt động ngoại khóa<br />
(HĐNK) trong chƣơng trình đào tạo ngành Sƣ phạm Địa lí – Trƣờng Đại học<br />
Quy Nhơn (ĐHQN) và một số cách thức bồi dƣỡng năng lực tổ chức các<br />
HĐNK cho sinh viên thông qua học phần HĐNK Địa lí và các hoạt động của<br />
Đoàn, Hội và Câu lạc bộ Địa lí – Địa chính.<br />
Từ khóa: Năng lực tổ chức HĐNK, cách thức bồi dƣỡng năng lực tổ chức<br />
HĐNK, sinh viên ngành Sƣ phạm Địa lí trƣờng ĐHQN.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
HĐNK là hình thức tổ chức dạy học ngoài giờ lên lớp, không quy định bắt buộc trong<br />
chƣơng trình; hoạt động này dựa trên sự tự nguyện tham gia của một số hay số đông học<br />
sinh có hứng thú, yêu thích bộ môn và muốn tìm tòi, sáng tạo các nội dung học tập địa lí<br />
dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên [3].<br />
HĐNK có ý nghĩa lớn đối với việc dạy học Địa lí ở trƣờng phổ thông, tuy nhiên do<br />
nhiều lí do khác nhau đến nay hình thức này vẫn chƣa phát huy đƣợc vai trò nhƣ vốn có<br />
của nó. Có nhiều nguyên nhân, trong đó khả năng thiết kế và tổ chức các HĐNK của<br />
giáo viên có ý nghĩa quyết định.<br />
Xuất phát từ thực tiễn của nhà trƣờng phổ thông và định hƣớng đổi mới đào tạo nghiệp<br />
vụ trong các trƣờng sƣ phạm, việc hình thành và phát triển năng lực tổ chức các HĐNK<br />
cho sinh viên ngành Sƣ phạm Địa lí là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong giai<br />
đoạn hiện nay. Trong quá trình đào tạo ngành Sƣ phạm Địa lí ở Trƣờng ĐHQN, chúng<br />
tôi đã nghiên cứu thiết kế chƣơng trình, đổi mới nội dung và vận dụng các hình thức<br />
khác nhau nhằm phát triển các năng lực tổ chức HĐNK cho sinh viên.<br />
2. CƠ HỘI BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA<br />
CHO SINH VIÊN QUA CÁC HỌC PHẦN PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÍ<br />
Chƣơng trình đào tạo ngành Sƣ phạm Địa lí của Trƣờng ĐHQN đã đƣợc xây dựng và<br />
phát triển theo Chuẩn đầu ra và Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên trung học phổ thông<br />
(THPT) hiện nay. Trong đó các học phần về PPDH (24 tín chỉ) chiếm tỉ lệ 17,14% so<br />
với tổng số tín chỉ (140); bằng 47% so với tổng số tín chỉ chuyên ngành (51) [1].<br />
HĐNK là hình thức tổ chức dạy học ở trƣờng phổ thông, là một trong những nội dung<br />
dạy học của hầu hết các học phần PPDH (bảng 1).<br />
<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 04(32)/2014: tr. 37-43<br />
<br />
LÊ THỊ LÀNH<br />
<br />
38<br />
<br />
Bảng 1. Cơ hội phát triển năng lực tổ chức HĐNK qua các học phần PPDH địa lí [1]<br />
TT<br />
1.<br />
2.<br />
3.<br />
4.<br />
5.<br />
6.<br />
7.<br />
8.<br />
<br />
Học phần<br />
(số tiết lí thuyết – thực hành – seminar)<br />
Lí luận dạy học địa lí (35-10-10)<br />
PPDH địa lí ở trƣờng phổ thông 1 (20-10-10)<br />
PPDH địa lí ở trƣờng phổ thông 2 (30-20-10)<br />
Phƣơng pháp sử dụng bản đồ giáo khoa (25-10-0)<br />
Giáo dục dân số - môi trƣờng qua môn Địa lí (2010-10)<br />
HĐNK địa lí (20-10-10)<br />
Rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm (0-45-0)<br />
Dạy học địa lí theo hƣớng tích cực (35-0-20)<br />
Tổng số:<br />
<br />
Thời lượng học về HĐNK (tiết)<br />
Lí<br />
thuyết<br />
2<br />
2<br />
2<br />
2<br />
<br />
Thực<br />
hành<br />
2<br />
4<br />
2<br />
<br />
2<br />
2<br />
-<br />
<br />
Tự<br />
học<br />
2<br />
10<br />
14<br />
6<br />
<br />
2<br />
<br />
4<br />
<br />
2<br />
<br />
14<br />
<br />
20<br />
4<br />
34<br />
<br />
10<br />
8<br />
30<br />
<br />
10<br />
4<br />
20<br />
<br />
60<br />
16<br />
12<br />
134<br />
<br />
Seminar<br />
<br />
Ghi chú: 1 tiết lí thuyết cần 1 tiết tự học, 1 tiết thực hành hoặc seminar cần 2 tiết tự học<br />
<br />
Qua bảng 1 cho thấy, nội dung về HĐNK đƣợc giảng dạy trong hầu hết các học phần<br />
PPDH và đƣợc hoàn thiện trong chuyên đề HĐNK địa lí. Đó là cơ sở thuận lợi cho việc<br />
trang bị kiến thức, hình thành và rèn luyện kĩ năng, bồi dƣỡng thái độ, động cơ để sinh<br />
viên hiểu và thực hiện có hiệu quả các HĐNK ở trƣờng phổ thông. Tuy nhiên, tùy theo<br />
mục tiêu, nội dung và thời lƣợng của các học phần sẽ có tác động đến các thành phần<br />
tạo nên năng lực tổ chức HĐNK cho sinh viên ở các mức độ khác nhau: Trong học phần<br />
Lí luận dạy học địa lí, sinh viên đƣợc trang bị những kiến thức cơ bản về HĐNK (Quan<br />
niệm, vai trò, ý nghĩa, một số hình thức HĐNK đơn giản. Học phần PPDH địa lí ở<br />
trƣờng phổ thông 1 và 2, thông qua các giờ lí thuyết và thực hành (trong và ngoài lớp),<br />
sinh viên hiểu và tổ chức đƣợc một số HĐNK đơn giản ở THCS và THPT, chủ yếu dƣới<br />
hình thức Đố vui và Trò chơi địa lí. Qua học phần Phƣơng pháp sử dụng bản đồ giáo<br />
khoa, sinh viên hiểu và có khả năng sử dụng bản đồ trong tổ chức một số HĐNK dƣới<br />
hình thức trò chơi gắn với bản đồ: Du lịch bằng bản đồ, xác định các địa danh trên bản<br />
đồ... Học phần Giáo dục dân số và môi trƣờng qua môn Địa lí, thông qua các giờ lí<br />
thuyết và giờ thực hành (trong và ngoài lớp), sinh viên hiểu và có khả năng thiết kế<br />
đƣợc các mẫu HĐNK giáo dục dân số - môi trƣờng qua môn Địa lí dƣới hình thức trò<br />
chơi, các tiểu phẩm, các tình huống và đóng vai thực hiện. Thông qua hình thức thực<br />
hành trong học phần Rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm, sinh viên vận dụng kiến thức, kĩ<br />
năng đã học vào việc thực hiện một số hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ đề quy<br />
định, có tính liên môn: Thanh niên với lí tƣởng cách mạng; Thanh niên với vấn đề lập<br />
nghiệp; Thanh niên với hòa bình, hữu nghị và hợp tác; Uống nƣớc nhớ nguồn... Các nội<br />
dung về lí thuyết và thực hành về HĐNK đƣợc thực hiện đầy đủ, hệ thống nhất là thông<br />
qua học phần HĐNK Địa lí.<br />
<br />
BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHO SINH VIÊN...<br />
<br />
39<br />
<br />
3. CÁCH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC HỌC PHẦN HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA<br />
THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC<br />
Học phần HĐNK địa lí là học phần có tính chất chuyên đề, thông qua các giờ lí thuyết,<br />
thực hành (trong và ngoài lớp), sinh viên có khả năng thực hiện hầu hết các hình thức<br />
HĐNK có quy mô, hình thức tổ chức khác nhau, trong đó các hình thức mang tính tổng<br />
hợp: Dạ hội địa lí, Thi địa lí... Đồng thời, qua các giờ seminar, sinh viên hiểu và có khả<br />
năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế và tổ chức HĐNK.<br />
3.1. Đối với phần lí thuyết<br />
a) Mục tiêu: Qua phần lí thuyết của học phần, sinh viên hiểu đƣợc vai trò, ý nghĩa,<br />
nguyên tắc và các hình thức tổ chức HĐNK ở trƣờng phổ thông: Tổ địa lí, Câu lạc bộ<br />
địa lí, Trò chơi địa lí, Đố vui địa lí, Thi địa lí, Dạ hội địa lí...)<br />
b) Cách thức tổ chức: Giảng viên trình bày ngắn gọn các kiến thức trọng tâm then<br />
chốt, các nội dung khác hƣớng dẫn sinh viên tự nghiên cứu theo hình thức cá nhân hoặc<br />
nhóm. Đồng thời, tăng cƣờng làm mẫu và ra các bài tập vận dụng ngay trong giờ lí<br />
thuyết.<br />
+ Làm mẫu: Theo lí luận dạy học và lí thuyết về phát triển năng lực, ngƣời học muốn có<br />
kĩ năng tổ chức các HĐNK cần phải đƣợc trang bị kiến thức lí thuyết và quan sát mẫu.<br />
Cách 1. Giảng viên sƣu tầm hoặc thiết kế mẫu HĐNK, sau đó trình bày và mô tả cách<br />
thực hiện cho sinh viên. Với cách này, giảng viên dễ dàng thực hiện, tốn ít thời gian,<br />
bƣớc đầu giúp sinh viên hình dung ra cách thức thiết kế và tổ chức một HĐNK địa lí<br />
cho HS.<br />
Cách 2. Giảng viên sƣu tầm hoặc thiết kế mẫu HĐNK, phân công cho những sinh viên<br />
khá giỏi, có năng khiếu để chuẩn bị và tổ chức cho các bạn sinh viên trong lớp. (Lưu ý,<br />
nội dung kịch bản HĐNK mẫu được giữ bí mật đối với các sinh viên đóng vai học sinh).<br />
Với cách này, đã tạo ra môi trƣờng cho sinh viên tổ chức các HĐNK, sinh viên phải hóa<br />
thân vào các vai khác nhau và cùng hợp tác trong việc thực hiện mẫu. Sau mỗi hoạt<br />
động mẫu giáo viên hƣớng dẫn sinh viên phân tích, rút kinh nghiệm.<br />
+ Bài tập: Bài tập đƣợc xem là một phƣơng tiện giáo dục tốt, là công cụ để giảng viên<br />
tổ chức các hoạt động học tập cho sinh viên. Do vậy, các bài tập cần bám sát mục tiêu,<br />
nội dung, phù hợp với điều kiện thực hiện và trình độ của sinh viên...<br />
Ví dụ một số bài tập đƣợc giảng viên thiết kế và sử dụng trong học phần HĐNK địa lí:<br />
Bài tập 1: Lựa chọn và thiết kế một trò chơi địa lí cho học sinh THPT và đóng vai thực hiện.<br />
Bài tập 2. Sƣu tầm, biên soạn các câu đố vui về địa lí và sắp xếp theo chủ đề phù hợp<br />
với nội dung chƣơng trình từng khối lớp ở trƣờng phổ thông.<br />
Bài tập 3. Dựa vào Quy chế hoạt động của Câu lạc bộ Địa lí – Địa chính (Dành cho sinh<br />
viên của Khoa), anh (chị) hãy xây dựng quy chế hoạt động của Câu lạc bộ địa lí nơi anh<br />
(chị) dự định sẽ công tác.<br />
<br />
LÊ THỊ LÀNH<br />
<br />
40<br />
<br />
Bài tập 4: Giả sử anh (chị) là giáo viên Địa lí của trƣờng THPT A, trong học kì I năm<br />
học 2013 – 2014, Tổ bộ môn dự kiến tổ chức một trong số các HĐNK với chủ đề sau:<br />
Phòng chống thiên tai/ Biến đổi khí hậu/ Dân số và môi trƣờng/ Chủ quyền biển đảo cho<br />
học sinh khối lớp 12.<br />
Hãy lựa chọn chủ đề, hình thức tổ chức và xây dựng kế hoạch cho HĐNK để thông qua<br />
Tổ bộ môn và trình lên Ban Giám hiệu.<br />
Dự kiến một số tình huống nảy sinh khi Ban Giám hiệu phê duyệt kế hoạch và cách ứng<br />
xử của anh (chị).<br />
Bài tập 5. Dựa vào nội dung Bản kế hoạch đã xây dựng ở bài tập 2, hãy thiết kế chƣơng<br />
trình và kịch bản chƣơng trình cho HĐNK mà anh (chị) đã chọn.<br />
Các bài tập trong học phần HĐNK rất đa dạng, đƣợc giáo viên biên soạn và hƣớng dẫn<br />
sinh viên thực hiện trong phần tự học ở nhà và ngay trong phần lên lớp lí thuyết nhằm<br />
vận dụng các kiến thức lí thuyết và rèn luyện kĩ năng cho sinh viên. Đồng thời, thông<br />
qua việc thực hiện các bài tập còn góp phần bồi dƣỡng hứng thú học tập cho sinh viên,<br />
gắn kết giữa học và hành, giữa lí thuyết và thực tiễn phổ thông.<br />
3.2. Bài thực hành<br />
a) Mục tiêu: Qua các bài thực hành (BTH), sinh viên biết lựa chọn chủ đề, hình thức;<br />
Hiểu và xây dựng đƣợc kế hoạch, kịch bản, chƣơng trình HĐNK địa lí; Đồng thời biết<br />
tổ chức các HĐNK đó một cách hiệu quả.<br />
b) Nội dung thực hành: Lựa chọn chủ đề, thiết kế và đóng vai thực hiện buổi Dạ hội<br />
địa lí/Thi địa lí/Trò chơi địa lí cho học sinh THPT với các chủ đề về dân số, môi trƣờng,<br />
biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai, giáo dục chủ quyền biển đảo,...<br />
c) Cách thức tổ chức:<br />
Bảng 2. So sánh cách thức tổ chức BTH [2]<br />
Cách 1 - Truyền thống<br />
Cách 2 - Đổi mới<br />
- Trước buổi thực hành:<br />
- Trước buổi thực hành:<br />
Thông báo lịch thực hành cho sinh Giảng viên hƣớng dẫn sinh viên cách thức thực hiện<br />
viên.<br />
các bài thực hành để các nhóm sinh viên chuẩn bị.<br />
Thông báo lịch thực hành cho sinh viên.<br />
- Trong buổi thực hành:<br />
- Trong buổi thực hành:<br />
+ Giảng viên nêu nội dung, hƣớng dẫn + Giảng viên yêu cầu sinh viên nhắc lại nội dung,<br />
sinh viên cách thực hiện dƣới hình mục đích, yêu cầu của BTH;<br />
thức cá nhân hoặc nhóm;<br />
+ Các nhóm lần lƣợt đóng vai thực hiện các HĐGD<br />
+ Sinh viên thực hiện BTH theo yêu đã chuẩn bị; Các nhóm còn lại đóng vai HS tham<br />
gia vào các HĐGD.<br />
cầu;<br />
+ Giảng viên tổ chức cho sinh viên trao đổi, thảo<br />
+ Các nhóm báo cáo kết quả BTH;<br />
+ Giảng viên tổ chức cho sinh viên luận, đánh giá và rút kinh nghiệm;<br />
nhận xét, đánh giá và rút kinh nghiệm;<br />
<br />
BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHO SINH VIÊN...<br />
<br />
- Sau buổi thực hành:<br />
+ Sinh viên tự hoàn thiện BTH (nếu<br />
chƣa xong)<br />
+ Giảng viên chấm điểm BTH cho<br />
một số sinh viên.<br />
+ Sinh viên trao đổi các BTH đã chấm<br />
để rút kinh nghiệm.<br />
<br />
41<br />
<br />
- Sau buổi thực hành:<br />
+ Các nhóm hoàn thiện BTH.<br />
+ Giảng viên chấm điểm. (Trên cơ sở chuẩn bị và<br />
nội dung thực hành tổ chức trên lớp)<br />
+ Trao đổi, chia sẻ sản phẩm BTH giữa các nhóm.<br />
<br />
- Số lƣợng: 15 – 20 sinh viên/nhóm; Thời lƣợng: 2 – 3 tiết/1 bài.<br />
- Cách thực hiện: Trong quá trình nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn giảng dạy,<br />
chúng tôi đã chuyển từ mô hình tổ chức các BTH từ cách 1 sang cách 2 (bảng 2). Mặt<br />
khác, do đặc điểm của việc thực hiện BTH theo cách 2, trong buổi thực hành, các nhóm<br />
cùng tham gia: Nhóm đóng vai giáo viên tổ chức, các nhóm còn lại đóng vai học sinh<br />
tham gia hoặc lực lƣợng cổ vũ. Nhiều buổi thực hành của sinh viên còn có sự tham dự<br />
của các giảng viên trẻ trong Khoa với vai trò là các giáo viên ở trƣờng phổ thông (Ban<br />
giám hiệu, ban chấp hành đoàn trƣờng) và sự tham gia của các sinh viên khóa sau để<br />
học tập kinh nghiệm.<br />
Ví dụ về một số HĐNK, sinh viên đã thực hiện trong các buổi thực hành: HĐNK với<br />
chủ đề The Wold next top model (K32) đƣợc tổ chức dƣới hình thức Dạ hội địa lí.<br />
Trong hoạt động này, sinh viên đã hóa thân vào các thí sinh đến từ 10 quốc gia khác<br />
nhau và cùng tranh tài qua các phần thi: Giới thiệu, Biểu diễn thời trang và Ứng xử.<br />
HĐNK với chủ đề Du lịch bốn phƣơng (K32), các đội chơi cùng tranh tài qua các phần<br />
thi trả lời nhanh các câu hỏi và đặc biệt phải phối hợp với nhau để hợp tác nhóm trong<br />
việc thuyết phục du khách Nhật Bản (do giảng viên đóng vai) đến với địa danh du lịch<br />
của nhóm; HĐNK với chủ đề Thiên tai và phòng chống thiên tai, chủ đề Dân số (K33)<br />
đƣợc tổ chức với các phần thi kiến thức và xử lí tình huống. Trong phần thi thứ hai, các<br />
sinh viên của nhóm tổ chức đóng vai để đƣa ra các tình huống, các thí sinh trong các đội<br />
thi phải vào vai để xử lí tình huống: Đóng vai để thuyết phục một ngƣ dân cố tình ra<br />
khơi khi bão sắp đổ bộ; Tình huống mẹ chồng muốn con dâu (làm giáo viên) sinh thêm<br />
con trai khi đã có hai con gái; Trƣờng hợp vì tính chất công việc và lo giữ dáng mà<br />
ngƣời vợ không chịu sinh con...; Chủ đề Môi trƣờng (K33) với phần thi Thu gom, Phân<br />
loại thể hiện nhận thức về môi trƣờng; phần thi Tái chế thể hiện cách ứng xử với môi<br />
trƣờng, các đội thi sử dụng rác thải để thiết kế thành các bộ trang phục, sau đó trình diễn<br />
và thuyết trình về việc bảo vệ môi trƣờng...<br />
d) Kết quả<br />
Việc tổ chức các BTH theo cách trên, vai trò của giảng viên đã có nhiều thay đổi, giảng<br />
viên không chỉ hƣớng dẫn, cố vấn, trọng tài mà còn đóng nhiều vai khác nhau theo sự<br />
giới thiệu của nhóm tổ chức; sinh viên không chỉ biết cách làm mà còn biết phối hợp để<br />
thực hiện: Khi đóng vai giáo viên phổ thông để tổ chức, khi đóng vai học sinh để tham<br />
gia, khi phải vào vai các nhân vật trong xã hội để giải quyết tình huống, qua đó năng lực<br />
hành động, các kĩ năng mềm có điều kiện để phát triển. Hơn nữa, thông qua các HĐNK<br />
<br />