intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bồi dưỡng năng lực sử dụng công nghệ thông tin cho giáo viên tiếng Anh ở tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Chia sẻ: Tony Tony | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

103
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết phân tích một số hạn chế về vấn đề bồi dưỡng năng lực công nghệ thông tin cho giáo viên tiếng Anh ở tiểu học, từ đó, đề xuất một số biện pháp đổi mới nội dung và phương thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng, nhằm giúp giáo viên có đầy đủ các phẩm chất và năng lực cần thiết đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bồi dưỡng năng lực sử dụng công nghệ thông tin cho giáo viên tiếng Anh ở tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

P. X. Sơn / Bồi dưỡng năng lực sử dụng công nghệ thông tin cho giáo viên tiếng Anh ở tiểu học…<br /> <br /> BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN<br /> CHO GIÁO VIÊN TIẾNG ANH Ở TIỂU HỌC<br /> ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC<br /> Phạm Xuân Sơn<br /> Khoa Sư phạm Ngoại ngữ, Trường Đại học Vinh<br /> Ngày nhận bài 03/10//2017, ngày nhận đăng 15/12/2017<br /> <br /> Tóm tắt: Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có<br /> nhiệm vụ chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh, trong đó có giáo viên<br /> tiếng Anh ở cấp tiểu học. Một trong những yêu cầu đó là chuẩn hóa năng lực,<br /> trình độ sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy tiếng Anh. Tuy nhiên,<br /> công tác này trên thực tế còn rất nhiều hạn chế. Bài viết phân tích một số hạn<br /> chế về vấn đề bồi dưỡng năng lực công nghệ thông tin cho giáo viên tiếng Anh<br /> ở tiểu học, từ đó, đề xuất một số biện pháp đổi mới nội dung và phương thức tổ<br /> chức hoạt động bồi dưỡng, nhằm giúp giáo viên có đầy đủ các phẩm chất và<br /> năng lực cần thiết đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt<br /> Nam.<br /> 1. Đặt vấn đề<br /> Ứng dụng công nghệ thông tin<br /> (CNTT) trong dạy học nói chung, dạy<br /> ngoại ngữ nói riêng được sử dụng rộng rãi<br /> ở các nước trên thế giới, dạy học qua<br /> mạng máy tính cho phép mở rộng không<br /> gian và giới hạn tương tác, giúp người<br /> học chủ động, không bó hẹp trong bốn<br /> bức tường lớp học. Ở Việt Nam, việc ứng<br /> dụng CNTT trong dạy học đang trên đà<br /> phát triển dù đang ở giai đoạn đầu so với<br /> tiến trình chung của thế giới. Bộ Giáo dục<br /> và Đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành chỉ thị<br /> “Tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng<br /> dụng CNTT trong ngành GD&ĐT giai<br /> đoạn 2013-2018”, việc chuẩn hóa và nâng<br /> cao năng lực CNTT cho giáo viên (GV) là<br /> tất yếu trong công cuộc đổi mới giáo dục<br /> của toàn ngành để theo kịp sự phát triển<br /> của thế giới.<br /> Đội ngũ giáo viên tiếng Anh (GVTA)<br /> ở tiểu học khá đông đảo (tính đến năm<br /> học 2015-2016 có 21.412 GV [6]), tuy<br /> Email: phamxuanson73@gmail.com<br /> <br /> 40<br /> <br /> nhiên đa phần họ được đào tạo để giảng<br /> dạy ở các cấp học khác, không phải dành<br /> riêng cho học sinh tiểu học (HSTH). Vì<br /> vậy, yêu cầu cấp thiết cần đào tạo, bồi<br /> dưỡng các năng lực sư phạm cần thiết để<br /> họ thực hiện nhiệm vụ dạy học ở tiểu học<br /> tốt hơn. Một trong những yêu cầu đó là<br /> chuẩn hóa năng lực, trình độ sử dụng<br /> CNTT trong giảng dạy tiếng Anh.<br /> Tự học, tự bồi dưỡng là con đường tất<br /> yếu để nâng cao năng lực và phẩm chất<br /> cần thiết ứng dụng thành công CNTT vào<br /> nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh<br /> cho HSTH. Trong những năm qua, các<br /> CBQL, trường đại học sư phạm (ĐHSP)<br /> và các nhà khoa học quan tâm nhiều đến<br /> đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động<br /> này, song chúng ta vẫn chưa hoàn thành<br /> mục tiêu chuẩn hóa năng lực trình độ<br /> chuyên môn nói chung và năng lực CNTT<br /> nói riêng cho đội ngũ GVTA ở tiểu học<br /> [6]. Bài viết này phân tích một số hạn chế<br /> về vấn đề bồi dưỡng năng lực CNTT cho<br /> <br /> Trường Đại học Vinh<br /> <br /> GVTA ở tiểu học, từ đó thử đề xuất một<br /> số biện pháp đổi mới nội dung và phương<br /> thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng này cho<br /> họ, nhằm giúp GV có đầy đủ các phẩm<br /> chất và năng lực cần thiết đáp ứng yêu<br /> cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục<br /> Việt Nam.<br /> 2. Năng lực sử dụng công nghệ<br /> thông tin của giáo viên tiếng Anh ở tiểu<br /> học<br /> Trong lĩnh vực giáo dục, có thể hiểu<br /> năng lực sử dụng CNTT là thuộc tính cá<br /> nhân cho phép cá nhân thực hiện mức độ<br /> thành thạo khi sử dụng các phương pháp<br /> khoa học, công nghệ và công cụ kĩ thuật<br /> hiện đại nhằm tổ chức, khai thác và sử<br /> dụng các nguồn tài nguyên CNTT trong<br /> hoạt động dạy học, đảm bảo hoạt động<br /> dạy học đạt kết quả cao.<br /> Năng lực sử dụng CNTT bao gồm<br /> nhiều yếu tố, song các yếu tố cốt lõi của<br /> năng lực này là tri thức cơ bản về CNTT,<br /> kĩ năng (KN) sử dụng CNTT và hệ thống<br /> các giá trị, thái độ tích cực của cá nhân.<br /> Trong đó yếu tố hệ thống các KN sử dụng<br /> CNTT là yếu tố trung tâm.<br /> GVTA ở tiểu học cần có kiến thức tin<br /> học căn bản: (1) GV phải biết sử dụng<br /> máy tính để thực hiện một số công việc:<br /> tính toán, thống kê số liệu, soạn thảo văn<br /> bản, lập kế hoạch và kiểm soát kế hoạch<br /> thực hiện; (2) Sử dụng các phần mềm cơ<br /> bản như: soạn thảo văn bản, phần mềm<br /> trình chiếu PowerPoint, phần mềm quản<br /> lý công việc; (3) GV hiểu được thành<br /> phần của mạng để kết nối, điều khiển,<br /> khai thác các dịch vụ trên mạng; xác định<br /> các thông tin cần thiết và xây dựng các<br /> tiêu chí lựa chọn; sử dụng kĩ thuật tìm<br /> kiếm, tổ chức lưu trữ; (4) Kiến thức về sử<br /> dụng CNTT để chia sẻ, trao đổi thông tin,<br /> hợp tác với HS và đồng nghiệp một cách<br /> an toàn và hiệu quả; (5) Hiểu được CNTT<br /> trong giảng dạy ngoại ngữ và đưa nó vào<br /> <br /> Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 4B (2017), tr. 40-45<br /> <br /> trong hoạt động giảng dạy; biết được<br /> nguồn dữ liệu CNTT liên quan đến giảng<br /> dạy ngoại ngữ.<br /> Ngoài ra, các GVTA cần có các KN<br /> sử dụng CNTT để thiết kế, tổ chức, khai<br /> thác - chia sẻ nhằm phục vụ hoạt động<br /> day học ở tiểu học, cụ thể:<br />  Trong khâu thiết kế:<br /> + KN tra cứu thông tin phục vụ công<br /> tác nghiên cứu, nâng cao kiến thức<br /> chuyên môn và lấy tư liệu hỗ trợ soạn<br /> giảng;<br /> + KN diễn đạt ý tưởng dạy học bằng<br /> công cụ CNTT;<br /> + Sử dụng các phương pháp khác<br /> nhau để tạo các trình diễn hiệu quả trong<br /> giảng dạy tiếng Anh cho HSTH;<br /> + KN tạo ra các sản phẩm multimedia<br /> để giảng dạy tiếng Anh cho HSTH;<br /> + KN sử dụng các phần mềm để thiết<br /> kế các bài tập, đề kiểm tra cho học sinh<br /> như Hotpotatoes, McMix, Quest…;<br /> + KN thiết kế các kho học liệu mở,<br /> các lớp học trực tuyến dành cho HSTH;<br /> + KN sử dụng các phần mềm dạy<br /> học: sử dụng phần mềm Concept Draw<br /> Mindmap để thiết kế một bản đồ tư duy<br /> giảng dạy một bài cụ thể; phần mềm<br /> LectureMaker để thiết kế bài giảng điện<br /> tử; một số phần mềm giảng dạy tiếng<br /> Anh: Home4English, Grammar, English<br /> Study...<br /> + Thiết kế trang web, blog cá nhân để<br /> trao đổi thông tin liên quan đến chuyên<br /> môn, giúp HS học tập thông qua mạng,<br /> mở rộng không gian giao tiếp giữa thầy<br /> và trò, đồng nghiệp...<br />  Trong khâu tổ chức:<br /> - KN sử dụng các thiết kế bài học, các<br /> phần mềm dạy học để tổ chức hoạt động<br /> dạy học trên lớp;<br /> - KN quản lý, giám sát việc tự học,<br /> học ở nhà trên các trang web;<br /> 41<br /> <br /> P. X. Sơn / Bồi dưỡng năng lực sử dụng công nghệ thông tin cho giáo viên tiếng Anh ở tiểu học…<br /> <br /> - KN thu thập thông tin, các phản hồi<br /> ngược từ người học để điều chỉnh các<br /> thiết kế, các ứng dụng cho phù hợp;<br /> - KN sử dụng các công cụ CNTT để<br /> quản lý, đánh giá kết quả học tập môn<br /> tiếng Anh cho HSTH;<br />  Trong khâu khai thác, sử dụng các<br /> tiện ích của CNTT<br /> - KN ứng dụng các tiện ích trên web<br /> để giảng dạy hiệu quả và sáng tạo;<br /> - Xác định và sử dụng hiệu quả mạng<br /> <br /> xã hội cải thiện giảng dạy;<br /> - Áp dụng kiến thức của nguồn tài<br /> nguyên để tạo một trang tư liệu mở<br /> (Wikipedia);<br /> - KN sử dụng CNTT để chia sẻ, trao<br /> đổi thông tin hợp tác với HS và đồng<br /> nghiệp... một cách an toàn và hiệu quả<br /> Chuẩn năng lực sử dụng CNTT của<br /> GVTA ở Tiểu học cần đạt được các mức<br /> độ sau [3]:<br /> <br /> Bảng mô tả các cấp độ năng lực CNTT<br /> Phân loại<br /> Cấp độ mô tả<br /> Đọc hiểu: hiểu công Hiểu các thuật ngữ công nghệ trong giao tiếp bằng lời và<br /> nghệ và các thành phần ngôn từ viết<br /> của công nghệ<br /> Minh họa thao tác sử dụng (chuột, bàn phím)<br /> Sử dụng các phần mềm vi tính cơ bản<br /> Thao tác được các thiết bị đầu vào và đầu ra<br /> Hợp tác: chia sẻ ý Tận dụng được các công cụ giao tiếp bằng ngôn từ viết của<br /> tưởng, làm việc hợp tác, cá nhân và hợp tác liên cá nhân<br /> hình thành mối quan hệ Chia sẻ thông tin điện tử với người học<br /> bằng cách sử dụng công Giao tiếp liên cá nhân bằng thư điện tử<br /> nghệ<br /> Quyết định: sử dụng Áp dụng các công cụ điện tử trong giải quyết vấn đề<br /> công nghệ trong những Thiết kế được những giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn<br /> tình huống mới cụ thể<br /> đề thực tế<br /> Phát triển những chiến lược và ý tưởng mới bằng cách sử<br /> dụng các phần mềm vận dụng trí tuệ<br /> Chuẩn bị được các bảng tính điện tử<br /> Tạo ra được lịch làm việc, sổ tay địa chỉ, lịch học<br /> Phân biệt: chọn các Đánh giá các phần mềm điện tử và xác định tính hiệu quả<br /> giáo trình giảng dạy có của phần mềm đối với từng kiểu học của sinh viên<br /> sử dụng công nghệ, Phân biệt các nguồn đa truyền thông, đa phương tiện thích<br /> thích hợp với từng hợp với sự phát triển của người học, độ tuổi, giới tính, văn<br /> người học<br /> hóa...<br /> Đánh giá được điểm mạnh của những đường truyền internet<br /> khác nhau để làm các công cụ học tập cho người học<br /> Sử dụng các phương tiện điện tử để xây dựng nghiên cứu<br /> mới và nghiên cứu nội dung bài học<br /> <br /> 42<br /> <br /> Trường Đại học Vinh<br /> <br /> Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 4B (2017), tr. 40-45<br /> <br /> Cấp độ mô tả<br /> Thiết kế, xây dựng, bổ sung những tài liệu giảng dạy do<br /> GV làm trên internet cho các nội dung môn học<br /> Thiết kế, xây dựng và bổ sung những tài liệu giảng dạy<br /> dạng văn bản do GV làm cho các nội dung môn học<br /> Thiết kế, xây dựng, bổ sung những trình bày có minh họa<br /> cho nội dung môn học<br /> Cân nhắc việc sử dụng công nghệ để tiếp cận những điểm<br /> mạnh, điểm hạn chế vốn có của trí thông minh nhân tạo<br /> Tập trung vào việc học của người học bằng việc sử dụng<br /> các tài liệu giảng dạy tích hợp<br /> Ứng dụng công nghệ: Bảo vệ bản quyền và luật sử dụng công nghệ<br /> nghiên cứu về công Tranh luận các vấn đề xoay quanh tính hợp pháp và đạo<br /> nghệ và giá trị của nó đức khi sử dụng công nghệ<br /> đối với xã hội<br /> Cân nhắc những hậu quả của việc sử dụng công nghệ<br /> không thích hợp<br /> Phân loại<br /> Tích hợp: tạo ra các tài<br /> liệu giảng dạy sử dụng<br /> nhiều loại nguồn tài<br /> liệu liên quan đến công<br /> nghệ<br /> <br /> 3. Một số hạn chế trong công tác<br /> bồi dưỡng năng lực công nghệ thông tin<br /> cho giáo viên tiếng Anh ở tiểu học<br /> GV luôn đóng vai trò quan trọng<br /> trong việc đảm bảo chất lượng dạy học<br /> tiếng Anh, nhất là ở bậc tiểu học, “vì trẻ<br /> em phụ thuộc vào GV rất nhiều để có<br /> hứng thú với việc học trong giai đoạn đầu<br /> của quá trình học tập” (Moon, 2005b, tr.<br /> 56) [2]. Nếu GV làm chủ công nghệ sẽ tạo<br /> động cơ và khuyến khích trẻ học tiếng<br /> Anh qua các hoạt động một cách lôi cuốn<br /> và thích thú. Tuy nhiên, hiện nạy năng lực<br /> sử dụng CNTT của GVTA còn nhiều hạn<br /> chế như: GV nặng về thủ công, chưa khai<br /> thác được tính ưu việt của ứng dụng công<br /> nghệ trong dạy học, nhiều GV ngại suy<br /> nghĩ, ngại tiếp cận cái mới; GVTA dạy<br /> cho HSTH vẫn vận dụng phương pháp<br /> dạy học của người lớn; KN sử dụng<br /> internet của GVTA còn nhiều hạn chế...<br /> có nhiều nguyên nhân, trong đó có<br /> nguyên nhân đến từ công tác đào tạo, bồi<br /> dưỡng.<br /> So với GV dạy các môn khác ở tiểu<br /> học, đội ngũ GVTA có cơ hội tiếp cận với<br /> <br /> các khóa tập huấn ít hơn (do quan niệm<br /> môn tiếng Anh là môn phụ, được ưu tiên<br /> sau Tiếng Việt và Toán). Các khóa tập<br /> huấn, bồi dưỡng cho GV còn nhiều hạn<br /> chế như:<br /> Thứ nhất, thiếu một chương trình<br /> chuẩn có tính hệ thống dành cho bồi<br /> dưỡng và đào tạo năng lực CNTT dành<br /> riêng cho GVTA ở tiểu học. Các khóa bồi<br /> dưỡng thường diễn ra nhỏ lẻ, có tính đại<br /> trà. Hệ thống tài liệu, bài giảng không có<br /> tính hệ thống, thiếu tính cập nhật, chủ yếu<br /> do giảng viên cung cấp.<br /> Thứ hai, nội dung các buổi tập huấn<br /> chủ yếu cung cấp thông tin, nặng về lý<br /> thuyết, thiếu tính phân loại. Các khóa tập<br /> huấn chủ yếu do “áp đặt” từ trên xuống,<br /> chưa thỏa mãn các nhu cầu thực tế của<br /> người học hoặc quá xa vời với điều kiện<br /> thực tế, dẫn đến GVTA sau khi học<br /> không áp dụng được vào thực tế.<br /> Thứ ba, phương pháp tập huấn một<br /> chiều, nặng về “truyền bá thông tin” từ<br /> giảng viên tới người học. Việc tổ chức<br /> các khóa tập huấn vẫn theo kiểu lớp đông,<br /> điều kiện cơ sở vật chất phục vụ các khóa<br /> tập huấn hạn chế.<br /> <br /> 43<br /> <br /> P. X. Sơn / Bồi dưỡng năng lực sử dụng công nghệ thông tin cho giáo viên tiếng Anh ở tiểu học…<br /> <br /> Thứ tư, khâu kiểm tra đánh giá sau<br /> mỗi lần tập huấn chưa chặt chẽ; chưa có<br /> quá trình đánh giá công bằng, khách quan,<br /> nghiêm túc sau mỗi lần tập huấn. Do vậy,<br /> với tâm lí “học xong để đấy”, không có sự<br /> đánh giá và quản lý của các cấp quản lý<br /> chuyên môn, dẫn tới việc đánh giá công<br /> nhận năng lực chuyên môn mang tính cào<br /> bằng, chung chung.<br /> Thứ năm, cơ chế quản lý chuyên môn<br /> về ứng dụng kết quả các khóa tập huấn<br /> bồi dưỡng năng lực CNTT tại các trường<br /> tiểu học chưa chặt chẽ dẫn đến tính hiệu<br /> quả phụ thuộc vào sự tự giác của mỗi GV.<br /> 4. Một số đề xuất nâng cao hiệu quả<br /> các khóa tập huấn bồi dưỡng năng lực<br /> sử dụng công nghệ thông tin cho giáo<br /> viên tiếng Anh ở tiểu học<br /> Có thể khẳng định, dạy học ngoại ngữ<br /> không thể tách rời công nghệ. Chúng ta<br /> không còn phải bàn cãi về những tiện ích<br /> từ CNTT tới dạy học ngoại ngữ. Nhiệm<br /> vụ trước mắt của ngành GD&ĐT là thực<br /> hiện thành công Đề án ngoại ngữ quốc gia<br /> 2020 nhằm chuẩn hóa đội ngũ GVTA,<br /> trong đó có việc thực hiện chuẩn hóa năng<br /> lực sử dụng CNTT cho đội ngũ này.<br /> Chúng tôi, mạnh dạn đề xuất một số giải<br /> pháp sau:<br /> - Cần tổ chức khảo sát năng lực và<br /> nhu cầu bồi dưỡng của GVTA ở tiểu học<br /> để xây dựng các mô-đun bồi dưỡng phù<br /> hợp, đáp ứng nhu cầu thực tế của GV;<br /> - Nội dung bồi dưỡng cần thiết thực<br /> và có tính ứng dụng cao. Có thể xây dựng<br /> các nhóm nội dung bồi dưỡng: 1/ Bồi<br /> dưỡng nâng cao kiến thức về CNTT; 2/<br /> Bồi dưỡng KN sử dụng các công cụ<br /> CNTT để dạy học tiếng Anh cho HSTH;<br /> 3/ Bồi dưỡng thiết kế web, blog cho dạy<br /> học trực tuyến...<br /> - Phương pháp bồi dưỡng nên tạo<br /> điều kiện cho GVTA được “trải nghiệm”<br /> 44<br /> <br /> thực hành các nhiệm vụ như thực tế dạy<br /> học; tránh tình trạng GV đến chỉ để nhìn<br /> và nghe. Ngoài ra, khuyến khích các hình<br /> thức bồi dưỡng không chính thức khác<br /> như mở các diễn đàn trao đổi kinh nghiệm<br /> và các ứng dụng mới trong dạy học tiếng<br /> Anh, những chia sẻ chuyên môn từ đồng<br /> nghiệp...<br /> - Nên tổ chức nhiều khóa học online<br /> với nhiều mô-đun học tập khác nhau dành<br /> riêng cho đối tượng GVTA ở tiểu học để<br /> họ học mọi lúc, mọi nơi.<br /> - Cần quản lý chặt hơn các khâu kiểm<br /> định, đánh giá quá trình bồi dưỡng năng<br /> lực CNTT. Khâu này cần được thực hiện<br /> chặt chẽ, công bằng và khách quan, tạo<br /> đông lực để GVTA tự học, tự bồi dưỡng<br /> đạt chuẩn; cần có chế độ đãi ngộ, khuyến<br /> khích để GV không ngừng học hỏi, đổi<br /> mới, cải tiến công nghệ trong dạy học<br /> tiếng Anh ở tiểu học.<br /> Ngoài ra, năng lực sử dụng CNTT<br /> khác với các năng lực khác, luôn phải<br /> được cập nhật và tự đổi mới. Tránh tình<br /> trạng GVTA sau khi đạt chuẩn và được<br /> cấp chứng chỉ về CNTT là coi như hoàn<br /> thành nhiệm vụ. Nhà quản lý phải tạo cơ<br /> chế, khuyến khích, “đặt” GVTA đi đầu<br /> trong ứng dụng CNTT trong giảng dạy.<br /> 5. Kết luận<br /> Việc đào tạo bồi dưỡng năng lực<br /> CNTT cho đội ngũ GVTA ở tiểu học đáp<br /> ứng yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn<br /> giáo dục là tất yếu. Quá trình này sẽ hiệu<br /> quả hơn nếu: 1/ Các nhà quản lý nhận<br /> thức được vai trò và tầm quan trọng của<br /> việc ứng dụng CNTT trong dạy học để có<br /> các cơ chế, khuyến khích tạo điều kiện<br /> cho GVTA bồi dưỡng chuyên môn và có<br /> cơ chế kiểm tra đánh giá thường xuyên,<br /> cũng như đãi ngộ họ một cách phù hợp để<br /> thúc đẩy họ phấn đấu; 2/ Bản thân GVTA<br /> ở tiểu học cần nhận thức đúng về ứng<br /> dụng CNTT trong dạy học; tích cực hóa<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2