THỰC TRẠNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG BÀI TẬP VẬT LÝ<br />
TRONG HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỰ HỌC<br />
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG AN<br />
VÕ THỊ CẨM QUYÊN<br />
Sở Giáo dục và Đào Tạo Long An<br />
Tóm tắt: Nội dung bài báo đề cập đến việc khảo sát và đánh giá thực trạng<br />
việc sử dụng bài tập vật lý trong hoạt động bồi dưỡng năng lực tự học cho<br />
học sinh trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn tỉnh Long An. Trên cơ sở<br />
đó, tiến hành đề xuất các biện pháp sử dụng bài tập hợp lý để bồi dưỡng<br />
năng lực tự học cho học sinh.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh THPT có thể được tiến hành thông qua nhiều<br />
biện pháp khác nhau, trong đó, việc sử dụng bài tập vật lý trong dạy học đóng vai trò<br />
quan trọng. Để có cơ sở đề xuất được các biện pháp thích hợp, công việc đầu tiên là<br />
phải đánh giá được thực trạng của việc sử dụng bài tập vật lý trong việc bồi dưỡng năng<br />
lực tự học cho học sinh lớp 10 THPT. [1], [2]<br />
Chúng tôi đã tiến hành điều tra thông qua phỏng vấn và phiếu trên đối tượng 22 giáo<br />
viên và 452 học sinh ở cả ba khối: lớp 10 (180 HS), lớp 11 (137 HS), lớp 12 (135 HS)<br />
của ba trường THPT: Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh thuộc ba huyện khác nhau trên<br />
địa bàn tỉnh Long An. Bước đầu chúng tôi thu được một số kết quả về thực trạng của<br />
việc sử dụng bài tập vật lý để bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh THPT trong dạy<br />
học môn vật lý.<br />
2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA<br />
Nội dung của phiếu điều tra cụ thể như sau:<br />
Phiếu điều tra học sinh<br />
1. Các em hãy chọn câu trả lời đúng nhất về khái niệm tự học. Theo các em, tự học là:<br />
A. ! hoạt động của người học sau giờ lên lớp<br />
B. ! người học tự tìm hiểu tri thức qua sách vở, tài liệu, các phương tiện thông tin<br />
đại chúng<br />
C. ! hoạt động của người học tự chiếm lĩnh các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo một<br />
cách tự giác, chủ động, tự lực và tích cực<br />
D. ! hoạt động của người học không có sự hướng dẫn của thầy cô giáo<br />
2. Tự học có vai trò như thế nào trong quá trình học tập của các em?<br />
A. ! Rất quan trọng<br />
<br />
B. ! Quan trọng<br />
<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 03(11)/2009: tr. 121-127<br />
<br />
122<br />
<br />
VÕ THỊ CẨM QUYÊN<br />
<br />
C. ! Ít quan trọng<br />
<br />
D. ! Không quan trọng<br />
<br />
3. Các em có thường xuyên nghe giáo viên nói đến các khái niệm “năng lực tự học”,<br />
“kỹ năng tự học” không?<br />
A. ! Thường xuyên<br />
<br />
B. ! Ít khi<br />
<br />
C. ! Rất ít khi<br />
<br />
D. ! Không bao giờ<br />
<br />
4. Các em hãy tự nhận xét về kết quả tự học của mình ở trên lớp cũng như ở nhà?<br />
A. ! Rất tốt<br />
<br />
B. ! Tốt<br />
<br />
C. ! Bình thường<br />
<br />
D. ! Chưa tốt<br />
<br />
5. Trong giờ học, các em thường được thầy (cô) giáo sử dụng bài tập vật lý để:<br />
A. ! kiểm tra bài cũ<br />
<br />
B. ! đặt vấn đề cho một nội dung kiến thức mới<br />
<br />
B. ! củng cố bài học<br />
<br />
D. ! vận dụng kiến thức mới<br />
<br />
6. Trong quá trình dạy học, nguồn bài tập mà thầy (cô) giáo dùng để cho các em làm khi<br />
trên lớp cũng như khi ở nhà là:<br />
A. ! những bài tập ở sách giáo khoa<br />
B. ! những bài tập ở sách bài tập<br />
C. ! những bài tập ở sách giáo khoa và những bài tập tổng hợp vừa sức, đòi hỏi<br />
phải suy luận và vận dụng nhiều kiến thức khác nhau<br />
D. ! những bài tập ở sách giáo khoa và những bài tập tổng hợp rất khó, đòi hỏi<br />
phải suy luận và vận dụng nhiều kiến thức phức tạp khác nhau<br />
Phiếu điều tra giáo viên<br />
1. Theo thầy (cô) việc sử dụng bài tập vật lý trong dạy học ở trường THPT là:<br />
A. ! rất quan trọng<br />
<br />
B. ! quan trọng<br />
<br />
C. ! ít quan trọng<br />
<br />
D. ! không quan trọng<br />
<br />
2. Trong quá trình dạy học, thầy (cô) thường sử dụng bài tập vật lý vào thời điểm nào?<br />
A. ! khi kiểm tra bài cũ<br />
<br />
B. ! khi nghiên cứu nội dung kiến thức mới<br />
<br />
C. ! trong tiết bài tập<br />
<br />
D. ! khi củng cố bài học<br />
<br />
3. Khi lựa chọn các bài tập giải trên lớp hay cho về nhà, nhiều thầy (cô) có lưu ý lựa<br />
chọn bài tập với mục đích rèn luyện kỹ năng tự học và bồi dưỡng năng lực tự học cho<br />
học sinh hay không?<br />
A. ! thường xuyên<br />
<br />
B. ! không thường xuyên<br />
<br />
B. ! ít khi<br />
<br />
D. ! không quan tâm<br />
<br />
THỰC TRẠNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG BÀI TẬP VẬT LÝ...<br />
<br />
123<br />
<br />
4. Nhiều thầy (cô) hay áp đặt học sinh suy nghĩ và giải bài tập theo cách của mình,<br />
không hướng dẫn học sinh độc lập suy nghĩ để rèn luyện kỹ năng và bồi dưỡng năng lực<br />
tự học cho học sinh.<br />
A. ! Rất đồng ý<br />
<br />
B. ! Đồng ý<br />
<br />
C. ! Không đồng ý<br />
<br />
D. ! Không có ý kiến<br />
<br />
5. Trong quá trình dạy học, nguồn bài tập mà các thầy (cô) thường sử dụng là:<br />
A. ! từ sách giáo khoa vật lý<br />
B. ! từ sách bài tập vật lý<br />
C. ! từ nhiều tài liệu tham khảo<br />
D. ! nghiên cứu các tài liệu và đưa ra bài tập để bồi dưỡng năng lực tự học cho học<br />
sinh<br />
Bảng 1. Kết quả thu được từ phía HS<br />
(Tính theo số lượng và tỉ lệ % trên tổng số 452 HS tham gia điều tra)<br />
Đáp án<br />
Câu hỏi<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
<br />
A<br />
7 (1,55%)<br />
325 (71,90%)<br />
0 (0%)<br />
0 (0%)<br />
2 (0,44%)<br />
268 (59,29%)<br />
<br />
B<br />
90 (19,91%)<br />
127 (28,10%)<br />
12 (2,65%)<br />
2 (0,44%)<br />
9 (1,99%)<br />
184 (40,71%)<br />
<br />
C<br />
355 (78,54%)<br />
0 (0%)<br />
382 (84,52%)<br />
20 (4,43%)<br />
356 (78,76%)<br />
0 (0%)<br />
<br />
D<br />
0 (0%)<br />
0 (0%)<br />
58 (12,83%)<br />
430 (95,13%)<br />
85 (18,81%)<br />
0 (0%)<br />
<br />
Bảng 2. Kết quả thu được từ phía GV<br />
(Tính theo số lượng và tỉ lệ % trên tổng số 22 GV tham gia điều tra)<br />
Đáp án<br />
<br />
A<br />
<br />
B<br />
<br />
C<br />
<br />
D<br />
<br />
Câu hỏi<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
<br />
12 (54,55%)<br />
1 (4,54%)<br />
0 (0%)<br />
4 (18,18%)<br />
14 (63,64%)<br />
<br />
9 (40,90%)<br />
0 (0%)<br />
7 (31,82%)<br />
16 (72,73%)<br />
7 (31,82%)<br />
<br />
1 (4,55%)<br />
18 (81,82%)<br />
15 (68,18%)<br />
2 (9,09%)<br />
1 (4,54%)<br />
<br />
0 (0%)<br />
3 (13,64%)<br />
0 (0%)<br />
0 (0%)<br />
0 (0%)<br />
<br />
3. NHẬN XÉT VỀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA<br />
Từ những số liệu thu được ở trên, kết hợp với phỏng vấn giáo viên và học sinh, chúng<br />
tôi rút ra được một số nhận xét sau:<br />
<br />
124<br />
<br />
VÕ THỊ CẨM QUYÊN<br />
<br />
Về nhận thức<br />
- Hầu hết GV và HS đều nhận thức đúng khái niệm tự học, vai trò của tự học trong<br />
quá trình học tập. Tuy nhiên, cả GV và HS đều ít khi nghe nói đến các khái niệm:<br />
tự học, kỹ năng tự học và năng lực tự học.<br />
- Đa số HS cho rằng khả năng tự học của mình trên lớp cũng như ở nhà là chưa tốt.<br />
Các em cho rằng việc tự học mất nhiều thời gian nhưng hiệu quả không cao.<br />
Chính vì vậy, thay vì tự học qua sách vở, qua tài liệu tham khảo thì các em chọn<br />
giải pháp là đi học thêm.<br />
- Trong quá trình dạy học, GV ít chú ý bồi dưỡng năng lực tự học cho HS. Vì GV<br />
cho rằng chương trình mới quá nặng, nếu tập trung bồi dưỡng năng lực tự học cho<br />
HS thì sẽ mất nhiều thời gian và sẽ "cháy" giáo án. Trên lớp, hầu hết GV cố gắng<br />
truyền đạt hết nội dung SGK còn BT thì giao nhiệm vụ về nhà cho HS, chờ đến tiết<br />
bài tập mới đưa ra giải và cũng chỉ giải cho xong mà thôi. Điều này dẫn đến năng<br />
lực tự học của các em không được bồi dưỡng trong quá trình học tập, biểu hiện là<br />
các em chưa có kỹ năng thu thập, xử lý, vận dụng thông tin cũng như kỹ năng tự<br />
kiểm tra đánh giá và tự điều chỉnh quá trình học tập của bản thân.<br />
Về thực trạng<br />
- Hầu hết GV đều nhận thức được tầm quan trọng của BTVL trong quá trình dạy<br />
học. Tuy nhiên việc khai thác BTVL để bồi dưỡng năng lực tự học cho HS hầu<br />
như chưa được chú ý.<br />
- Đa số GV chưa quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng tự học cho HS thông qua<br />
BTVL. Hầu hết GV hay áp đặt HS giải BT theo cách riêng của mình mà không<br />
hướng dẫn HS độc lập suy nghĩ tìm kiếm lời giải để từ đó rèn luyện cho HS kỹ<br />
năng tự học, tư duy độc lập của các em chưa được tôn trọng.<br />
- Khi ra BT trên lớp cũng như về nhà, đa số GV sử dụng BT từ SGK và sách bài tập<br />
mà chưa có sự đầu tư khai thác những BT phù hợp với trình độ của HS. GV ngại<br />
tìm kiếm tài liệu để khai thác hệ thống BT phong phú, chưa quan tâm đến hệ<br />
thống bài tập định hướng hoạt động học tập cho HS trong giờ học để kích thích tư<br />
duy của các em, giúp các em độc lập trong khi giải BT.<br />
- Khi giải BTVL thì chỉ có một bộ phận rất nhỏ HS giỏi và khá là có thể độc lập suy<br />
nghĩ để tìm lời giải các BT, tự mình giải quyết nhiệm vụ học tập, các HS khác chờ<br />
đợi cách giải của giáo viên để ghi chép vào vở.<br />
Nguyên nhân cơ bản của thực trạng nói trên<br />
- Trong quá trình dạy học, GV chỉ chú ý đến việc giảng dạy sao cho rõ ràng dễ hiểu<br />
những kiến thức sẵn có trong SGK mà chưa lưu ý đến việc vận dụng những PPDH<br />
tích cực để tạo điều kiện cho HS tự lực giải quyết vấn đề, để từ đó hoạt động tự<br />
học của các em trở nên hiệu quả hơn.<br />
<br />
THỰC TRẠNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG BÀI TẬP VẬT LÝ...<br />
<br />
125<br />
<br />
- Mặc dù GV nhận thức được tầm quan trọng của BTVL trong quá trình dạy học<br />
nhưng GV chưa xác định được hệ thống các kỹ năng tự học cũng như việc rèn<br />
luyện cho HS những kỹ năng đó thông qua quá trình giải BTVL.<br />
- Các giáo án của GV chỉ mang tính hình thức và chỉ tóm tắt lại nội dung chính<br />
trong SGK mà chưa thiết kế giáo án theo một tiến trình cụ thể bằng hệ thống các<br />
BTVL để hình thành kiến thức cho HS.<br />
- Chế độ kiểm tra, thi cử, đánh giá kết quả học tập chưa kích thích được khả năng<br />
tư duy và ý thức tự học của các em vì một bộ phận không nhỏ các GV vẫn dạy<br />
theo quan niệm “thi gì, dạy nấy”. GV dạy theo dạng bài mẫu, ít dạy theo kiểu phát<br />
huy tính tự học của HS, GV chỉ dạy những kiến thức cần cho kỳ thi mà không chú<br />
trọng đến việc đào sâu, phát triển tư duy sáng tạo cho HS. Vẫn còn nạn chạy đua<br />
theo thành tích, tuy không nhiều nhưng cũng tác động rất lớn đến việc tự học của<br />
các em.<br />
- Trình độ, khả năng nắm và vận dụng kiến thức của HS còn hạn chế, nhiều HS<br />
trình độ chưa phù hợp với lớp học. Do đó, HS thiếu hứng thú, động cơ học tập,<br />
năng lực tự học còn rất hạn chế, nặng về bắt chước, máy móc.<br />
- Phần đông HS nhận thức được tầm quan trọng của việc tự học trong quá trình học<br />
tập của các em, tuy nhiên các em không biết và không có điều kiện để rèn luyện<br />
được những kỹ năng tự học vì áp lực học tập và thi cử (học thêm tràn lan). Học<br />
sinh học thêm thường ghi bài mẫu, làm theo bài mẫu nên thiếu sáng tạo, và dễ có<br />
những sai sót do bắt chước, rập khuôn.<br />
- Trong quá trình giải BTVL, các em thường mắc những lỗi như: sai lầm do chuyển<br />
đổi đơn vị của các đại lượng vật lý; hiểu sai đề bài dẫn đến phương pháp giải sai;<br />
sai lầm liên quan đến cảm nhận trực giác của HS.<br />
4. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP<br />
Dựa vào kết quả điều tra thực trạng của việc sử dụng bài tập trong bồi dưỡng năng lực<br />
tự học cho học sinh chúng tôi đề xuất các biện pháp:<br />
Biện pháp 1: Cần sử dụng bài tập vật lý để bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh<br />
trong quá trình lên lớp tài liệu mới. Trong quá trình này, GV có thể sử dụng BTVL<br />
trong khâu đặt vấn đề, nghiên cứu kiến thức mới và trong khâu ôn tập, củng cố - vận<br />
dụng kiến thức.<br />
Thường BT ở giai đoạn này chỉ ngắn gọn, mang yếu tố tình huống, hướng vào nội dung<br />
kiến thức cơ bản của bài. Vì vậy, GV nên sử dụng những BT chứa đựng mâu thuẫn nhận<br />
thức giữa cái đã biết và cái chưa biết, mâu thuẫn này cũng phải vừa sức với HS thì mới<br />
kích thích được hứng thú cho HS. Từ đó, tạo cho các em một niềm tin về khả năng nhận<br />
thức của bản thân. Bên cạnh đó, GV cũng nên khai thác những BT chứa đựng yếu tố tình<br />
huống bất ngờ, hay những tình huống đi ngược lại suy nghĩ của HS.<br />
<br />