N. T. P. Nhung / Đổi mới hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên tiểu học<br />
<br />
ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN<br />
CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC<br />
Nguyễn Thị Phương Nhung<br />
Khoa Giáo dục, Trường Đại học Vinh<br />
Ngày nhận bài 22/10/2017, ngày nhận đăng 25/12/2017<br />
<br />
Tóm tắt: Giáo viên tiểu học có đội ngũ đông đảo, nhưng trình độ đào tạo<br />
thường chắp vá với nhiều loại hình đào tạo khác nhau. Tự học, tự bồi dưỡng là<br />
phương thức tốt nhất giúp người giáo viên tiến bộ, trưởng thành, có đủ phẩm<br />
chất và năng lực chuyên môn nghiệp vụ, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tuy<br />
nhiên, công tác này trên thực tế còn rất nhiều hạn chế. Bài viết phân tích một số<br />
hạn chế về công tác bồi dưỡng chuyên môn hiện nay cho giáo viên tiểu học, từ<br />
đó, bước đầu thử đề xuất mô hình, nội dung và phương thức tổ chức bồi dưỡng<br />
chuyên môn, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động này.<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Thực hiện quyết số 29NQ/TW của<br />
Ban chấp hành Trung ương khóa XI về<br />
đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào<br />
tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,<br />
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị<br />
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và<br />
hợp tác quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo<br />
đang triển khai chương trình giáo dục phổ<br />
thông mới, trong đó đội ngũ giáo viên<br />
(GV) giữ vai trò quyết định cho sự thành<br />
công nhiệm vụ này của ngành. Tự học, tự<br />
bồi dưỡng là phương thức tốt nhất giúp<br />
người GV tiến bộ, trưởng thành, có đủ<br />
phẩm chất và năng lực chuyên môn<br />
nghiệp vụ, hoàn thành nhiệm vụ giáo dục<br />
đào tạo được giao.<br />
Đội ngũ GV tiểu học (GVTH) đông<br />
đảo, mặc dù có tỷ lệ đạt chuẩn tương đối<br />
cao, nhưng phần lớn thông qua quá trình<br />
đào tạo chắp vá với nhiều hệ đào tạo khác<br />
nhau. Bởi vậy, chất lượng đội ngũ GVTH<br />
rất đáng được quan tâm trong giai đoạn<br />
triển khai chương trình giáo dục phổ<br />
thông mới. Nhiệm vụ của ngành cần đào<br />
tạo, bồi dưỡng đội ngũ GVTH đạt được<br />
.<br />
<br />
Email: phuongnhungdhv@gmail.com<br />
<br />
34<br />
<br />
một mặt bằng tối thiểu về chuyên môn,<br />
trang bị cho họ các kĩ năng cần thiết để<br />
thích ứng với sự đổi mới. Vậy nên, hoạt<br />
động bồi dưỡng không chỉ để củng cố,<br />
nâng cao kiến thức chuyên môn mà điều<br />
quan trọng hơn giúp GV có cơ hội cập<br />
nhật các phương thức, cách làm, công<br />
nghệ mới, từ đó họ “lành nghề hơn” và<br />
tránh nguy cơ tụt hậu. Ngoài ra, đây cũng<br />
là cách để GV “làm mới”, “sạc thêm năng<br />
lượng” cho quá trình sáng tạo không<br />
ngừng.<br />
Trong những năm qua, các cấp quản<br />
lý và GVTH đã có nhiều nỗ lực nâng cao<br />
chất lượng hoạt động bồi dưỡng chuyên<br />
môn, nhưng trên thực tế, công tác này còn<br />
rất nhiều hạn chế như: thiếu một mô hình<br />
bồi dưỡng mang tính toàn vẹn, hệ thống;<br />
quá trình bồi dưỡng và tự bồi dưỡng đang<br />
“trăm hoa đua nở”; nội dung và phương<br />
pháp công tác bồi dưỡng mang tính áp<br />
đặt, một chiều; tâm thế tham gia các khóa<br />
tập huấn bồi dưỡng của GVTH mang tính<br />
đối phó... Trong khuôn khổ bài viết này,<br />
chúng tôi phân tích một số hạn chế về<br />
công tác bồi dưỡng chuyên môn hiện nay<br />
<br />
Trường Đại học Vinh<br />
<br />
cho GVTH, bước đầu thử đề xuất mô<br />
hình, nội dung và phương thức tổ chức<br />
bồi dưỡng chuyên môn, nhằm nâng cao<br />
chất lượng hoạt động này.<br />
2. Khái niệm về bồi dưỡng chuyên<br />
môn của giáo viên tiểu học<br />
Bồi dưỡng chuyên môn là giai đoạn<br />
tiếp nối tất yếu của hoạt động đào tạo<br />
nghề nghiệp, thực chất là đây là quá trình<br />
“đào tạo liên tục và học tập suốt đời” của<br />
GV để đáp ứng các nhiệm vụ và yêu cầu<br />
ngày càng cao trong hoạt động nghề<br />
nghiệp. Theo từ điển Tiếng Việt: “Bồi<br />
dưỡng là làm tăng thêm năng lực hoặc<br />
phẩm chất” [2]. Có thể hiểu, bồi dưỡng<br />
chuyên môn của GVTH là hoạt động cập<br />
nhật, nâng cao kiến thức và năng lực thực<br />
hiện các nhiệm vụ chuyên môn về dạy<br />
học và giáo dục qua một hình thức đào<br />
tạo nào đó.<br />
Bồi dưỡng chuyên môn về bản chất là<br />
quá trình tự học, tự bồi dưỡng hoặc có sự<br />
định hướng, giúp đỡ về mặt chuyên môn<br />
nào đó từ các chủ thể giáo dục; có thể<br />
thông qua hai hình thức là học tập chính<br />
thức (formal professional development)<br />
và học tập không chính thức (informal<br />
professional development). Học tập chính<br />
thức là hình thức tổ chức các lớp như<br />
khóa huấn luyện, tập huấn và các chương<br />
trình học tập trực tuyến; học tập không<br />
chính thức là quá trình tự bồi dưỡng<br />
chuyên môn, quá trình tích lũy học hỏi<br />
qua trải nghiệm, qua dự giờ, qua cập nhật<br />
các thông tin từ các phương tiện thông tin<br />
đại chúng...<br />
3. Một số vấn đề về công tác bồi<br />
dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu<br />
học hiện nay<br />
Trong những năm gần đây, các cấp<br />
quản lý và các nhà khoa học, các trường<br />
sư phạm quan tâm nhiều đến đổi mới về<br />
nội dung và hình thức đào tạo, bồi dưỡng<br />
<br />
Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 4B (2017), tr. 34-39<br />
<br />
chuyên môn cho GVTH, tuy nhiên công<br />
tác này vẫn còn nhiều hạn chế:<br />
Thứ nhất, công tác bồi dưỡng chuyên<br />
môn GVTH đang thiếu một kế hoạch tổng<br />
thể về lộ trình, cách thức và phương pháp<br />
bồi dưỡng. GV trẻ mới ra trường thường<br />
tự mày mò, tự học hỏi từ đồng nghiệp.<br />
Quá trình này diễn ra tự phát, tùy vào sự<br />
nỗ lực của mỗi người. GV có kinh nghiệm<br />
công tác thì trông chờ vào các đợt tập<br />
huấn chuyên môn của ngành, thiếu kế<br />
hoạch bồi dưỡng chuyên môn lâu dài<br />
mang tính chiến lược. Nói cách khác, hiện<br />
nay các cấp quản lý đang thiếu một mô<br />
hình quản lí và tổ chức mang tính khoa<br />
học, bài bản về công tác “đào tạo và tự<br />
đào tạo” này của đội ngũ GVTH.<br />
Thứ hai, thiếu các giáo trình, tài liệu<br />
được biên soạn mang tính hệ thống, khoa<br />
học, hiện đại, có ý nghĩa thiết thực với<br />
GVTH. Các giáo trình, tài liệu biên soạn<br />
phục vụ cho bồi dưỡng chuyên môn của<br />
GVTH thường được dùng cho một khóa<br />
tập huấn nhỏ lẻ, rời rạc. Mục đích chính<br />
của các tài liệu đó vẫn là cung cấp thông<br />
tin mà chưa hình thành phương pháp tự<br />
học, tự nghiên cứu hay có vai trò dẫn dắt,<br />
khơi gợi “cảm hứng, sự sáng tạo” cho<br />
GV. Ngoài ra, điều kiện cơ sở vật chất tại<br />
phần lớn các trường tiểu học ở Việt Nam<br />
còn lạc hậu và thiếu thốn, thiếu internet,<br />
thiếu tài liệu... ảnh hưởng nhiều đến quá<br />
trình tự học, tự nghiên cứu của GV.<br />
Thứ ba, ở trường tiểu học, GV phải<br />
dạy nhiều môn với nhiều khối kiến thức<br />
khoa học khác nhau, thời gian làm công<br />
tác giảng dạy trên lớp nhiều, tiền lương<br />
chưa cao. GVTH thiếu thời gian và các<br />
điều kiện cần thiết để chuyên tâm cho<br />
công tác cập nhật, nâng cao nghiệp vụ<br />
chuyên môn.<br />
Thứ tư, việc tổ chức các lớp bồi<br />
dưỡng chuyên môn đang diễn ra đại trà,<br />
đồng loạt trên các đối tượng với trình độ<br />
35<br />
<br />
N. T. P. Nhung / Đổi mới hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên tiểu học<br />
<br />
và vị trí chuyên môn khác nhau. Do vậy,<br />
GVTH chưa có cơ hội được lựa chọn nội<br />
dung chuyên môn cũng như giảng viên<br />
bồi dưỡng để đáp ứng nhu cầu thiết thực<br />
của họ. GVTH cảm thấy bị “bắt buộc”,<br />
miễn cưỡng, hình thức khi tham gia các<br />
lớp bồi dưỡng.<br />
Thứ năm, phương pháp tổ chức các<br />
khóa tập huấn chưa thực sự hiệu quả,<br />
giảng viên vẫn sử dụng phương pháp<br />
giảng dạy cũ để thông báo các thông tin<br />
mới, vai trò của học viên chưa phát huy<br />
nhiều. Phần lớn hoạt động của người học<br />
là nghe và ghi chép, có chăng là thuyết<br />
minh và trình bày lại các thông tin trong<br />
tài liệu. Các khóa tập huấn chưa mang<br />
nhiều lựa chọn về hình thức và nội dung<br />
cho GVTH, thiếu các khóa học online bài<br />
bản, thiết thực.<br />
Thứ sáu, thiếu bộ công cụ đánh giá<br />
quá trình đào tạo và tự đào tạo trong quá<br />
trình bồi dưỡng chuyên môn của GVTH;<br />
thiếu các hình thức công nhận, xác định<br />
về mức độ tiến bộ chuyên môn của<br />
GVTH, dẫn tới sự đánh giá xếp loại cào<br />
bằng chung chung, chưa tạo động lực để<br />
GV thường xuyên phấn đấu trong bồi<br />
dưỡng chuyên môn. Sau các khóa tập<br />
huấn bồi dưỡng chuyên môn còn thiếu<br />
khâu kiểm tra, đánh giá chặt chẽ về kết<br />
quả của khóa học.<br />
4. Thử đề xuất mô hình, nội dung,<br />
cách thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng<br />
chuyên môn cho GVTH<br />
Hoạt động bồi dưỡng chuyên môn<br />
của mỗi GVTH nhằm phát triển tài năng<br />
riêng của họ và tạo thói quen học suốt<br />
đời, liên tục học hỏi để hoàn thiện phẩm<br />
chất và năng lực, trình độ chuyên môn.<br />
Bài học kinh nghiệm về công tác bồi<br />
dưỡng GV ở một số nước trên thế giới [1,<br />
3] cho thấy mặc dù hoạt động này là “kiểu<br />
đào tạo mở” song không thể diễn ra tự<br />
phát theo kiểu “trăm hoa đua nở”, mà vẫn<br />
36<br />
<br />
cần sự giám sát, quản lý của các đơn vị để<br />
đảm bảo chất lượng.<br />
4.1. Về mô hình bồi dưỡng, cần thiết<br />
phải xây dựng được một mô hình thống<br />
nhất trong cả nước về công tác bồi dưỡng<br />
chuyên môn và có quá trình kiểm soát,<br />
quản lý quá trình này. Để giải quyết các<br />
hạn chế hiện nay trong công tác bồi<br />
dưỡng GVTH, theo chúng tôi nên có phần<br />
cứng (do nhà nước quản lý chiếm 60%<br />
khối lượng) và phần dành cho phát triển<br />
cá nhân (do kế hoạch cá nhân tự đặt ra<br />
chiếm khoảng 40% khối lượng). Trên cơ<br />
sở đó, nhà nước kiểm soát một số chuẩn<br />
chung đảm bảo kiểm định được chất<br />
lượng GV đồng thời phát triển yếu tố sáng<br />
tạo, tài năng riêng của họ.<br />
Trong bài viết này, chúng tôi chủ yếu<br />
đề cập đến việc thiết kế và quản lý<br />
chương trình bồi dưỡng phần cứng do nhà<br />
nước quản lý. Về chương trình đào tạo,<br />
bồi dưỡng cũng nên thực hiện như<br />
chương trình giáo dục phổ thông hiện<br />
nay, cũng cần có 3 chương trình bồi<br />
dưỡng GVTH tương ứng với 3 cấp quản<br />
lý, nhằm tạo ra mặt bằng chuẩn chung về<br />
năng lực nghề nghiệp, đồng thời giúp các<br />
địa phương linh hoạt phát triển chương<br />
trình bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu thực tế:<br />
+ Chương trình bồi dưỡng cấp nhà<br />
nước do Bộ Giáo dục và Đào tạo<br />
(GD&ĐT) quản lý, bao gồm xây dựng<br />
chuẩn đầu ra và các yêu cầu cụ thể của<br />
các giai đoạn tích lũy chuyên môn nghề<br />
nghiệp, đồng thời xây dựng một số môđun chương trình đào tạo và tự đào tạo<br />
được đăng tải rộng rãi trên web chính<br />
thức của Bộ. Bộ GD&ĐT cũng cần xây<br />
dựng các bộ tiêu chí để kiểm định và đánh<br />
giá, giúp GVTH có cơ sở phấn đấu và rèn<br />
luyện đạt các tiêu chuẩn nghề nghiệp.<br />
+ Chương trình bồi dưỡng địa<br />
phương do sở và phòng GD&ĐT tại các<br />
địa phương xây dựng và quản lý để phục<br />
<br />
Trường Đại học Vinh<br />
<br />
vụ cho đảm bảo chất lượng đội ngũ<br />
GVTH tại địa phương mình. Trên cơ sở<br />
chuẩn bồi dưỡng chuyên môn do Bộ<br />
GD&ĐT quản lý, các địa phương căn cứ<br />
trên đặc thù và yêu cầu thực tế của địa<br />
phương để bổ sung và thiết kế các môđun<br />
bồi dưỡng nhằm phát triển chuẩn và đảm<br />
bảo chuẩn được thực thi có chất lượng.<br />
+ Chương trình bồi dưỡng nhà<br />
trường do hội đồng khoa học nhà trường<br />
quản lý, nhà trường có thể xây dựng các<br />
kế hoạch và chương trình cụ thể để trực<br />
tiếp thực thi các hoạt động bồi dưỡng GV,<br />
có theo dõi, phân loại đối tượng, tổ chức<br />
hướng dẫn tham gia các khóa bồi dưỡng,<br />
mở các loại hình bồi dưỡng và tự bồi<br />
dưỡng thường xuyên cho GVTH, khuyến<br />
khích, động viên GV tham gia. Trên cơ sở<br />
nhu cầu thực tế của GV, nhà trường có<br />
thể đề xuất, đặt hàng với phòng GD, các<br />
trường chuyên nghiệp mở các khóa bồi<br />
dưỡng cho các GV trường mình.<br />
Về quy trình bồi dưỡng, có thể xem<br />
quá trình công tác của GV là một chuỗi<br />
các hoạt động tích lũy và phát triển<br />
chuyên môn. Bởi vậy hoạt động bồi<br />
dưỡng có thể đặt các mốc, các giai đoạn<br />
nhất định (5 năm, 10 năm, 15 năm...), tạo<br />
điều kiện cho GV và CBQL có thể có<br />
những kế hoạch cụ thể cho từng giai<br />
đoạn. Theo chúng tôi, hoạt động này nên<br />
tiến hành tối thiểu qua 4 giai đoạn, tương<br />
ứng 4 mức độ chuẩn bồi dưỡng chuyên<br />
môn do Bộ GD&ĐT quản lý. Thời gian<br />
bắt đầu công tác bồi dưỡng và tự bồi<br />
dưỡng chuyên môn, được tính từ khi GV<br />
tham gia công tác giảng dạy tại trường<br />
phổ thông, thời gian để vượt qua các mức<br />
độ có thể linh hoạt tùy thuộc vào sự cố<br />
gắng nỗ lực của mỗi người (không nhất<br />
thiết phải 5 năm). Sau khi hoàn thành các<br />
giai đoạn bồi dưỡng GVTH sẽ được đánh<br />
giá, công nhận và cấp chứng chỉ, đây<br />
cũng sẽ là các tiêu chuẩn được dùng vào<br />
<br />
Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 4B (2017), tr. 34-39<br />
<br />
công tác thi đua, khen thưởng, xếp loại<br />
hàng năm. Cụ thế:<br />
+ Giai đoạn bồi dưỡng định hướng (5<br />
năm đầu): mục tiêu giúp GV tập sự hình<br />
thành các năng lực thực thi nghề GVTH,<br />
giúp các GV vận dụng các kiến thức lý<br />
luận dạy học vào thực tiễn, hình thành các<br />
năng lực hoạt động thực tiễn: dạy học,<br />
giáo dục, tư vấn, đánh giá, đổi mới, tổ<br />
chức, quản lý...<br />
+ Giai đoạn bồi dưỡng cơ bản<br />
(khoảng năm thứ 6 trở đi đến khoảng năm<br />
thứ 10): đây là giai đoạn bồi dưỡng nhằm<br />
giúp GVTH có những bước tiến khẳng<br />
định năng lực chuyên môn, sự thuần thục<br />
các kĩ năng nghề nghiệp, bồi dưỡng các<br />
kiến thức cơ bản về quản lý, pháp luật,<br />
cập nhật các kiến thức và công nghệ dạy<br />
học, giáo dục mới.<br />
+ Giai đoạn bồi dưỡng nâng cao, mở<br />
rộng (khoảng từ năm thứ 11 đến năm thứ<br />
15-16): đây là giai đoạn bồi dưỡng giúp<br />
GVTH mở rộng, cập nhât các kiến thức<br />
khoa học và công nghệ dạy học mới phục<br />
vụ cho việc dạy học và giáo dục có chất<br />
lượng cao, khai phá những cái mới ứng<br />
dụng và thực tiễn, phát huy sự sáng tạo<br />
trên nền tảng vốn kinh nghiệm vững chắc.<br />
+ Giai đoạn bồi dưỡng đội ngũ làm<br />
việc có chất lượng cao: đây là giai đoạn<br />
bồi dưỡng mang tính chất sàng lọc, lựa<br />
chọn đội ngũ cốt cán chuyên môn mang<br />
tính chuyên gia; bồi dưỡng các chuyên đề<br />
chuyên sâu về các lĩnh vực chuyên môn<br />
để họ có thể đảm nhiệm các vai trò chủ<br />
chốt và quan trọng tại các hoạt động<br />
chuyên môn của nhà trường hay địa<br />
phương.<br />
4.2. Về nội dung bồi dưỡng, có thể<br />
dành 60% thời lượng cho nội dung<br />
chuyên môn và 40% dành cho phát triển<br />
các năng lực sáng tạo khác của GVTH.<br />
Khi xây dựng nội dung và thiết kế hệ<br />
thống các chuyên đề bồi dưỡng chuyên<br />
<br />
.<br />
<br />
37<br />
<br />
N. T. P. Nhung / Đổi mới hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên tiểu học<br />
<br />
môn ở phần cứng, cần đáp ứng các yêu<br />
cầu sau:<br />
+ Đảm bảo tính liên tục, tiếp nối<br />
trong đào tạo và bồi dưỡng ở các giai<br />
đoạn;<br />
+ Nội dung bồi dưỡng đảm bảo tính<br />
hiện đại, cập nhật (tiệm cận dần với khu<br />
vực và thế giới );<br />
+ Có tính ứng dụng cao, phục vụ nhu<br />
cầu hoạt động thực tiễn của GVTH;<br />
+ Nội dung đáp ứng nhu cầu của<br />
nhiều đối tượng khác nhau.<br />
Nội dung bồi dưỡng có thể chia thành<br />
3 nhóm: 1/ bồi dưỡng nâng cao kiến thức<br />
khoa học cơ bản phục vụ cho hoạt động<br />
giảng dạy của bậc học; 2/ bồi dưỡng kĩ<br />
năng, nghiệp vụ sư phạm; 3/ bồi dưỡng<br />
trình độ chuyên môn sâu.<br />
4.3. Về hình thức, phương pháp bồi<br />
dưỡng, cần tạo điều kiện, khuyến khích<br />
động viên GVTH tham gia cả 2 loại hình<br />
học tập, bồi dưỡng chuyên môn: học tập<br />
chính thức và học tập không chính thức<br />
Với loại hình học tập chính thức,<br />
ngoài hình thức truyền thống là tổ chức<br />
các lớp tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên<br />
trong một khoảng thời gian nhất định, có<br />
thể thiết kế các khóa học online tạo, điều<br />
kiện cho GV học tập linh hoạt hơn.<br />
Với loại hình học tập không chính<br />
thức, GV học hỏi, tích lũy mọi nơi mọi<br />
lúc như: tham gia các tuần lễ “sáng tạo<br />
trong dạy học”; trình bày, thảo luận, thử<br />
nghiệm phương pháp/công nghệ mới,<br />
thực tập dự giờ, dự án, tự học qua mạng<br />
internet...<br />
Cách thức tổ chức các khóa bồi<br />
dưỡng tập trung: 1/ Khảo sát nhu cầu thực<br />
tiễn của GV/ hoặc xác định các vấn đề<br />
thời sự về chuyên môn; 2/ Đặt hàng cho<br />
các cơ sở đào tạo; 3/ Đối tượng bồi dưỡng<br />
lựa chọn nội dung (mô-đun bồi dưỡng)<br />
hoặc giảng viên tham gia tập huấn; 4/ Lập<br />
kế hoạch tập huấn; 5/ Tiến hành tập huấn;<br />
<br />
38<br />
<br />
6/ Đánh giá kết quả tập huấn và lấy thông<br />
tin phản hồi về khóa tập huấn.<br />
Về phương pháp tập huấn, phát huy<br />
tính tham gia xây dựng và giải quyết vấn<br />
đề của người học, giảng viên nên sử dụng<br />
nhiều phương pháp/ kĩ thuật dạy học như:<br />
kĩ thuật kích não, kĩ thuật phát hiện và<br />
giải quyết vấn đề... nhằm nâng cao kiến<br />
thức chuyên môn và bồi dưỡng phương<br />
pháp tự học, tự nghiên cứu của học viên.<br />
4.4. Về kiểm tra đánh giá công tác bồi<br />
dưỡng, đây là khâu nhằm kiểm định chất<br />
lượng của công tác bồi dưỡng, cần có hệ<br />
thống các tiêu chí đánh giá và có các<br />
chứng chỉ để công nhận mức độ đạt được<br />
của người học. Các hình thức kiểm tra,<br />
đánh giá sau khóa bồi dưỡng bao gồm:<br />
yêu cầu phát biểu đánh giá sau khóa học;<br />
viết báo cáo, bài thu hoạch...<br />
Ngoài ra, cần có các chính sách khen<br />
thưởng, khích lệ người học sau mỗi khóa<br />
bồi dưỡng.<br />
5. Kết luận<br />
Phát triển đội ngũ GV luôn là vấn đề<br />
chiến lược của mỗi quốc gia vì đội ngũ<br />
GV mang yếu tố quyết định chất lượng<br />
giáo dục. ngạn ngữ có câu: “Không có<br />
một nền giáo dục nào có thể vượt qua<br />
trình độ của đội ngũ GV của chính nó”.<br />
Tự học, tự bồi dưỡng là con đường tất yếu<br />
của mỗi GVTH. Để làm tốt hoạt động<br />
này, cần một cơ chế quản lý thống nhất,<br />
tổng thể với sự tham gia của nhiều bên:<br />
các nhà quản lý, GV, các cơ sở đào tạo.<br />
Các nhà quản lý của các cơ sở giáo dục và<br />
các trường sư phạm cần chủ động khảo<br />
sát, đánh giá lại năng lực của người GV<br />
một cách chính xác, khách quan, từ đó<br />
xác định nội dung và xây dựng chương<br />
trình bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu thực<br />
tiễn. Giảng viên các trường đại học sư<br />
phạm phải là lực lượng chủ yếu trong các<br />
đợt tập huấn, bồi dưỡng để đảm bảo chất<br />
<br />