JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 3, pp. 37-44<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0025<br />
<br />
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG<br />
GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM BỘ<br />
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG<br />
Nguyễn Văn Toàn<br />
Trường Trung học phổ thông Long Phước, Đồng Nai<br />
Tóm tắt. Cần đổi mới căn bàn toàn diện Việt Nam, trong đó quản lí hoạt động bồi dưỡng<br />
giáo viên trung học là giải pháp không kém phần quan trọng. Sau khi đi khảo sát thực trạng<br />
về quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên (GV) trung học phổ thông (THPT). Chúng tôi đã<br />
đưa ra một số giải pháp để cải thiện việc quản lí các hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung<br />
học phổ thông: Giải pháp đổi mới lập kế hoạch; Giải pháp nâng cao hiệu quả chỉ đạo thực<br />
hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên (BDGV); giải pháp nâng cao hiệu quả đánh giá, xếp<br />
loại GV THPT theo định hướng đổi mới Chương trình GDPT; giải pháp đảm bảo tốt nhất<br />
các điều kiện phục vụ hoạt động BD GV THPT; giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực<br />
hiện kế hoạch BD GV THPT<br />
Từ khóa: Bồi dưỡng, giáo viên, dạy học, phương pháp, nghiên cứu, khảo sát, thực tiễn.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Giáo dục (GD) Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đang phải đối mặt với nhiều vấn đề cấp<br />
bách cần giải quyết. Một trong những vấn đề đó là chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chưa đáp<br />
ứng kịp yêu cầu phát triển theo “gia tốc” của nền kinh tế trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại<br />
hóa. Để giải quyết vấn đề cấp bách nói trên, cần phải tìm ra lời giải cho bài toán về nâng cao chất<br />
lượng GD thông qua nhiều giải pháp hệ thống, đồng bộ, vừa mang tính đột phá trước mắt vừa đảm<br />
bảo tính bền vững lâu dài. Một trong những giải pháp quan trọng là xây dựng đội ngũ giáo viên<br />
(GV) đảm bảo đủ về số lượng, đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, kĩ năng sư phạm, hoàn thiện<br />
về nhân cách bằng việc đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV.<br />
Hoạt động bồi dưỡng (BD) GV trung học phổ thông (THPT) hiện nay còn chưa tập trung, thiếu sự<br />
liên kết, hổ trợ và kế thừa lẫn nhau. Một số hoạt động bồi dưỡng GV ở các trường THPT hiện còn<br />
mang tính phong trào, tùy hứng, chưa thực sự gắn với nhu cầu thực tế, gây tốn kém, lãng phí về<br />
các nguồn lực, chính vì thế, hiệu quả quản lí hoạt động BD GV THPT hiện nay chưa cao. Đó cũng<br />
chính là thực trạng chung của công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường THPT ở các tỉnh<br />
miền Đông Nam Bộ mà các cấp quản lí (QL) ngành GD cần có những giải pháp để khắc phục.<br />
Ngày nhận bài: 25/2/2016. Ngày nhận đăng: 25/4/2016.<br />
Liên hệ: Nguyễn Văn Toàn, e-mail: nvt6999@yahoo.com<br />
<br />
37<br />
<br />
Nguyễn Văn Toàn<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Thực trạng quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên Trung học phổ thông<br />
<br />
Để có cơ sở thực tiễn đưa ra các giải pháp nghiên cứu chất lượng quản lí hoạt động bồi<br />
dưỡng GVTHPT năm học 2014-2015, chúng tôi tiến hành khảo sát, nghiên cứu thực trạng quản<br />
lí hoạt động BD GV THPT đối với 276 cán bộ (CB) QL cấp: Sở GD-ĐT, Phòng, ban thuộc Sở<br />
GD-ĐT, Ban giám hiệu các trường THPT và 865 GV THPT thuộc TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh:<br />
Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Tây Ninh. Kết quả khảo sát như sau:<br />
<br />
2.1.1. Thực trạng QL hoạt động lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch BD GV THPT<br />
a) Thực trạng về quản lí hoạt động lập kế hoạch<br />
Trong công tác QL hoạt động BD GV, hoạt động lập kế hoạch BD GV là việc đầu tiên và<br />
quan trọng mà hiệu trưởng phải thực hiện nhằm để tính toán, xác định phương hướng hoạt động và<br />
phát triển đội ngũ GV trong một thời gian nhất định, đề ra các kết quả cần đạt được trong tương<br />
lai, trong một năm học hoặc một giai đoạn.<br />
Sở GD&ĐT chủ trì chỉ đạo các trường THPT xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện chiến lược<br />
BD GV theo từng năm học, từng giai đoạn. Tìm hiểu thêm về vấn đề này qua xem các kế hoạch<br />
hàng năm của một số hiệu trưởng, thực tế cho thấy đa số hiệu trưởng các trường THPT đều có xây<br />
dựng kế hoạch vào đầu mỗi năm học, trong kế hoạch đều có đề cập đến hoạt động BD GV hàng<br />
năm, tuy nhiên về cách lập kế hoạch, có hiệu trưởng thì lập kế hoạch riêng về hoạt động BD GV,<br />
có hiệu trưởng lập thành một mục trong kế hoạch chung. Trong hồ sơ lưu tại các trường, đa số hiệu<br />
trưởng các trường THPT đều có nắm bắt và triển khai các văn bản chỉ đạo về hoạt động BD cho<br />
GV của các cấp lãnh đạo, của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT, ngay cả kế hoạch BD trong hè cũng<br />
đã được chuẩn bị khá tốt, tuy nhiên hiệu quả của hoạt động BD GV đạt được chưa cao.<br />
<br />
TT<br />
01<br />
02<br />
03<br />
04<br />
05<br />
<br />
Bảng 1. Quản lí hoạt động lập kế hoạch BD GV THPT<br />
Mức độ đánh giá (%)<br />
Nội dung<br />
Tốt Khá TB<br />
Yếu kém<br />
Lập KH BD GV theo quy định của Bộ GD&ĐT<br />
35,3 46,6 18,1<br />
0<br />
Lập KH BD GV theo quy định Sở GD&ĐT<br />
30,1 47,6 22,3<br />
0<br />
Lập kế hoạch BD theo chương trình BD ngắn hạn<br />
32,3 50,1 15,6<br />
0<br />
của trường<br />
Lập kế hoạch BD theo chương trình BD dài hạn của<br />
25,3 56,2 18,5<br />
0<br />
trường<br />
Lập kế hoạch BD theo các chuyên đề chuyên môn<br />
15,3 66,6 18,1<br />
0<br />
(soạn giảng, dự giờ, thi GV dạy giỏi. . . )<br />
<br />
Kết quả khảo sát trên cho thấy hầu hết CBQL và GV đều đánh giá hoạt động lập kế hoạch<br />
BD GV THPT ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ đạt ở mức khá, thể hiện từ nội dung chương trình<br />
của Bộ, Sở và việc lập kế hoạch BD GV tại trường có định hướng theo từng năm, từng giai đoạn<br />
ngắn hạn, dài hạn, đặc biệt đối với việc lập kế hoạch BD theo các chuyên đề môn học (soạn giảng,<br />
dự giờ, thi GV dạy giỏi) thì việc quản lí hoạt động BD này được đánh giá là tốt chiếm tỉ trọng<br />
còn thấp.<br />
38<br />
<br />
Thực trạng và giải pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên Trung học phổ thông...<br />
<br />
b) Thực trạng về quản lí tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng GV THPT<br />
Ở các trường THPT hiện nay, tổ chức thực hiện kế hoạch BD GV chỉ đáp ứng một phần yêu<br />
cầu nâng cao chất lượng đội ngũ, số đông GV chưa đáp ứng được yêu cầu này. Vì công tác tổ chức<br />
BD GV hiện nay chưa có hiệu quả cao nên chưa phát huy được vai trò của nó trong công tác xây<br />
dựng và phát triển đội ngũ, dẫn đến nhiều GV chưa nhận thức đúng vai trò của hoạt động BD GV,<br />
không bố trí thời gian thích hợp và không xây dựng kế hoạch cụ thể cho hoạt động BD GV. Các tổ<br />
chuyên môn chưa sử dụng tốt thời gian BD thường xuyên theo quy định để tổ chức các hoạt động<br />
nâng cao trình độ về mọi mặt cho GV THPT hiện nay.<br />
Kết quả khảo sát cũng cho thấy hầu hết CBQL và GV đánh giá chất lượng của công tác QL<br />
hoạt động tổ chức thực hiện kế hoạch BD ở các trường THPT hiện nay đạt ở mức độ khá, chẳng<br />
hạn như các tiêu chí: xây dựng ban lãnh đạo, các tổ chức cá nhân tham gia thực hiện kế hoạch BD<br />
GV; Phân công trách nhiệm cho từng thành viên tham gia QL hoạt động BD GV; Ban hành qui<br />
định thực hiện kế hoạch BD GV THPT; Ban hành hướng dẫn thực hiện các hoạt động BD; Xây<br />
dựng cơ chế phối hợp giữa QL hoạt động BD GV và các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, thông<br />
tin); Chuẩn bị các điều kiện phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch BD. Riêng vấn đề về huy động<br />
nguồn lực cho hoạt động BD GV được CBQL và GV đánh giá ở mức trung bình. Điều này cho<br />
thấy đa số hiệu trưởng các trường THPT đã thực hiện khá tốt chức năng tổ chức BD GV của mình<br />
trong QL tại trường, từ việc triển khai thực hiện đến phân công bố trí lực lượng tham gia và có sử<br />
dụng các giải pháp QL chặt chẽ nhằm đảm bảo hoạt động BD GV được thực hiện theo đúng kế<br />
hoạch đề ra.<br />
<br />
Hình 1. Biểu đồ đánh giá tính khả thi khi thực hiện kế hoạch BD GV THPT<br />
Đa số ý kiến cho rằng tính khả thi trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch BD GV THPT của<br />
Bộ, Sở và của Trường THPT khi tổ chức ở mức độ bình thường, tức là tính khả thi của hoạt động<br />
tổ chức BD còn có những vấn đề nan giải do một số nguyên nhân chủ quan lẫn nguyên nhân khách<br />
quan. Những nguyên nhân này đã được đề cập trong nội dung đánh giá về những điều kiện cần<br />
thiết cho hoạt động BD cũng như những khó khăn tồn tại khi tổ chức BD GV THPT. Đây là một<br />
trong những vấn đề cần có giải pháp thiết thực khi tổ chức thực hiện BD GV THPT nhằm nâng<br />
39<br />
<br />
Nguyễn Văn Toàn<br />
<br />
cao hiệu quả GD, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện GD Việt Nam trong giai đoạn hội<br />
nhập quốc tế.<br />
<br />
2.1.2. Thực trạng việc đánh giá, xếp loại hoạt động bồi dưỡng GV THPT<br />
Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc dựa vào<br />
sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra nhằm đề<br />
xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu<br />
quả công việc.<br />
Hoạt động đánh giá, xếp loại GV THPT được thực hiện trên cơ sở các văn bản quy định của<br />
các cấp về đánh giá, xếp loại GV theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV, ngày 21/3/2006 của Bộ<br />
trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại GV mầm non và GV phổ thông công<br />
lập; đánh giá, xếp loại GV theo quy định tại Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT, ngày 22/10/2009<br />
ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp GV THCS, GV THPT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.<br />
Việc thực hiện đánh giá, xếp loại GV THPT theo định hướng đổi mới chương trình GDPT<br />
được thực hiện theo một số tiêu chí với kết quả khảo sát như sau:<br />
<br />
TT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
<br />
Bảng 2. Đánh giá hoạt động BD GV THPT<br />
Mức độ đánh giá (%)<br />
Nội dung<br />
Tốt Khá TB<br />
Yếu kém<br />
Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch,<br />
23,1 39,9 34,5<br />
2,5<br />
chương trình BD đã xây dựng<br />
Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nội dung,<br />
24,3 26,6 47,1<br />
2,1<br />
PP, hình thức tổ chức hoạt động BD theo từng đợt<br />
Kiểm tra, đánh giá kết quả BD thông qua sự trưởng<br />
1,8<br />
thành về nhận thức và năng lực chuyên môn, nghiệp 23,2 37,8 37,2<br />
vụ của GV THPT.<br />
Kiểm tra, đánh giá việc phối hợp giữa Sở, Trường và<br />
25,3 23,2 49,0<br />
2,5<br />
GV THPT trong các đợt BD<br />
Rút ra bài học kinh nghiệm cho hoạt động quản lí<br />
21,1 25,3 50,9<br />
2,6<br />
hoạt động BD cấp Sở và Trường<br />
Điều chỉnh hợp lí kế hoạch, nội dung, pp, hình thức<br />
25,0 25,3 47,9<br />
1,8<br />
tổ chức BD cho chu kì sau<br />
<br />
2.1.3. Thực trạng về các hình thức, phương pháp bồi dưỡng giáo viên THPT<br />
Thực trạng về các hình thức, phương pháp BD GV THPT ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ có<br />
kết quả khảo sát trong Bảng 3.<br />
Kết quả khảo sát trên cho thấy đa số đối tượng khảo sát đánh giá mức độ khá ở một số tiêu<br />
chí hướng dẫn lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức BD phù hợp với trình độ năng lực của<br />
GV, Chỉ đạo xác định nhu cầu BD và mục tiêu của việc BD nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp<br />
vụ cho GV THPT. Còn một số tiêu chí khác như: Chỉ đạo đổi mới về mục tiêu, nội dung, PP và<br />
hình thức tổ chức, đánh giá kết quả BD GV THPT; Hướng dẫn lựa chọn nội dung, phương pháp,<br />
cung cấp tài liệu để GV tự BD nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; Hướng dẫn GV nghiên<br />
cứu bài học; Chỉ đạo các trường bố trí thời gian hợp lí cho GV tham gia BD theo tổ bộ môn; Chỉ<br />
40<br />
<br />
Thực trạng và giải pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên Trung học phổ thông...<br />
<br />
đạo BD GV THPT Tổ chức BD GV thông qua phong trào hội thi, hội giảng, tổng kết sáng kiến –<br />
kinh nghiệm giảng dạy được đa số đối tượng khảo sát đánh giá nhiều ở mức trung bình. Điều này<br />
cho thấy, hiệu quả trong việc QL hoạt động các hình thức phương pháp BD ở các trường THPT đạt<br />
được chưa cao.<br />
Bảng 3.<br />
TT<br />
1<br />
<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Nội dung<br />
Hướng dẫn lựa chọn nội dung, phương pháp và hình<br />
thức BD phù hợp với trình độ năng lực của GV<br />
THPT<br />
Chỉ đạo xác định nhu cầu BD và mục tiêu của việc<br />
BD nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho<br />
GV THPT<br />
Chỉ đạo đổi mới về mục tiêu, nội dung, PP và hình<br />
thức tổ chức, đánh giá kết quả BD GV THPT<br />
Hướng dẫn lựa chọn nội dung, phương pháp, cung<br />
cấp tài liệu để GV tự BD nâng cao trình độ chuyên<br />
môn nghiệp vụ<br />
Hướng dẫn GV nghiên cứu bài học<br />
Chỉ đạo các trường bố trí thời gian hợp lí cho GV<br />
tham gia BD theo tổ bộ môn<br />
Chỉ đạo BD GV THPT Tổ chức BD GV thông qua<br />
phong trào hội thi, hội giảng, tổng kết sáng kiến<br />
<br />
Mức độ đánh giá (%)<br />
Tốt Khá TB<br />
Yếu kém<br />
24,5<br />
<br />
63,1<br />
<br />
10,0<br />
<br />
2,4<br />
<br />
39,3<br />
<br />
50,5<br />
<br />
7,2<br />
<br />
3,1<br />
<br />
27,2<br />
<br />
30,1<br />
<br />
39,7<br />
<br />
3,1<br />
<br />
25,4<br />
<br />
26,6<br />
<br />
45,6<br />
<br />
2,4<br />
<br />
20,9<br />
<br />
29,5<br />
<br />
47,0<br />
<br />
2,5<br />
<br />
24,9<br />
<br />
24,3<br />
<br />
49,6<br />
<br />
1,2<br />
<br />
24,8<br />
<br />
23,8<br />
<br />
47,9<br />
<br />
3,5<br />
<br />
Một số giải pháp đổi mới quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên Trung học<br />
phổ thông đáp ứng đối mới giáo dục phổ thông<br />
<br />
Trên cơ sở thực trạng, chúng tôi nhận thấy rằng phải có hệ thống các giải pháp QL hoạt<br />
động BD GV THPT phù hợp với điều kiện cụ thể của các trường THPT các tỉnh miền Đông Nam<br />
Bộ.<br />
<br />
2.2.1. Đổi mới hoạt động lập kế hoạch và nâng cao hiệu quả chỉ đạo thực hiện kế hoạch BD<br />
GVTHPT<br />
a) Đổi mới hoạt động lập kế hoạch BD GVTHPT<br />
Lập kế hoạch BD GV là thực hiện hệ thống mục tiêu BD tức là tìm các nguồn lực (nhân lực<br />
- vật lực - tài lực), thời gian và không gian cần thiết cho việc hoàn thành mục tiêu. Như vậy để có<br />
phương án lập kế hoạch BD GV tốt nhất, việc xây dựng và điều chỉnh kế hoạch hiệu trưởng cần<br />
quan tâm dự báo tốt đến sự phát triển đội ngũ GV của trường trong một thời gian nhất định, phân<br />
tích mọi điều thuận lợi và khó khăn của trường. Khi dự báo, hiệu trưởng cần lưu ý đến đối tượng<br />
chưa đạt chuẩn nghề nghiệp hoặc đối tượng có trình độ thấp nhất trong trường để cử BD trước,<br />
hiệu trưởng cũng cần quan tâm đến đối tượng GV nòng cốt của trường và GV có điều kiện học<br />
nâng cao trình độ (sau đại học).<br />
41<br />
<br />