intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bón phân đón đòng cho lúa đông xuân

Chia sẻ: Nguyen UYEN | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

455
lượt xem
40
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần lớn diện tích lúa đông xuân ở ĐBSCL đang ở giai đoạn 4045 ngày tuổi. Đây là giai đoạn lúa đang chuẩn bị làm đòng. Bón phân đón đòng cho lúa ở giai đoạn này có tác động rất lớn đến năng lúa của cả vụ. Thông thường bà con thường bón phân cho lúa làm 3 đợt: đợt 1 lúc 710 ngày sau sạ (NSS), đợt 2 lúc 20-25 NSS, đợt 3 lúc 40-45 NSS. Công thức phân bón nói chung là 100:60:50 kg NPK/ha. Trong khi bón phân đợt 1 và đợt 2 có tác dụng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bón phân đón đòng cho lúa đông xuân

  1. Bón phân đón đòng cho lúa đông xuân
  2. Phần lớn diện tích lúa đông xuân ở ĐBSCL đang ở giai đoạn 40- 45 ngày tuổi. Đây là giai đoạn lúa đang chuẩn bị làm đòng. Bón phân đón đòng cho lúa ở giai đoạn này có tác động rất lớn đến năng lúa của cả vụ. Thông thường bà con thường bón phân cho lúa làm 3 đợt: đợt 1 lúc 7- 10 ngày sau sạ (NSS), đợt 2 lúc 20-25 NSS, đợt 3 lúc 40-45 NSS. Công thức phân bón nói chung là 100:60:50 kg NPK/ha. Trong khi bón phân đợt 1 và đợt 2 có tác dụng thúc đẩy cho lúa để nhánh và sinh trưởng sinh dưỡng thì bón phân đợt 3 sẽ tác động trực tiếp đến các thành phần năng suất lúa như chiều dài bông, số hạt chắc/bông, trọng lượng hạt, tỷ lệ hạt lép và cuối cùng tác động đến năng suất lúa. Chính vì vậy bón phân đợt này có ý nghĩa rất quan trọng với cả vụ lúa. Tập quán của bà con nông dân là thường dùng phân hỗn hợp NPK để bón đón đòng cho lúa , nhưng theo ý kiến của các nhà khoa học thì nên bón phân đơn, cụ thể là phân đạm urea và phân kali, vì phân bón có lân ở giai đoạn này ít có hiệu quả mà nên bón hết lượng phân lân cả vụ vào đợt 1 và 2. Bón phân ka li giai đoạn này sẽ giúp cây lúa cứng cây, hạn chế đổ ngã (lúa bị đổ ngã sẽ giảm năng suất rất nhiều), chắc hạt,giảm sâu bệnh. Phân đạm sẽ giúp lá lúa xanh tốt , làm tăng khả năng quang hợp và vận chuyển chất khô
  3. về hạt . Lượng phân bón cho đợt bón đón đòng này là 50 kg urea + 50 kg kali/ha. Lưu ý khi bón phân: Trước khi bón phân bà con cần quan sát vào màu sắc lá lúa để bón phân đạm theo kinh nghiệm sản xuất của mình. Nếu thấy lá lúa rất xanh và cây lúa non, có triệu chứng đổ ngã là dấu hiệu cho thấy ruộng lúa đã thừa đạm, vì vậy không nên bón thêm phân đạm mà cần tăng lượng phân kali cho cứng cây. Điều đặc biệt là phải quan tâm đến bệnh đạo ôn. Thời tiết ở nam bộ mùa này ngày nắng gắt, đêm lạnh, sáng nhiều sương rất thích hợp cho bệnh đạo ôn phát triển. Nếu trên ruộng đang có bệnh đạo ôn thì bà con cần phải phun thuốc trị bệnh đạo ôn trước. Cần chọn những loại thuốc có hiệu quả cao và phun nhiều nước để thuốc trải đều trên bề mặt lá và thấm xuống tầng lá bên dưới, diệt sạch mầm bệnh. Khi thấy vết bệnh khô đi, không còn dấu hiệu phát triển và lây lan thì mới tiến hành bón phân và nên giảm lượng phân urea xuống 30 kg/ha bởi vì ở giai đoạn này tán lá sum sê, thời tiết cũng thuận lợi. Nếu có đạm nhiều thì bệnh rất dễ tái phát gây ra đạo ôn cổ bông và cổ gié sẽ làm giảm năng suất. Các loại thuốc có thể dùng để trị bệnh đạo
  4. ôn như Fual 50 EC, Kian 50 EC, Filia 525 SE,Beam 75 WP... để diệt nhanh và ngăn cản bào tử nấm tái phát. Để giúp cây lúa hình thành đòng, trổ nhanh và đều , cho nhiều hạt và to, ngay giai đoạn bón phân đón đòng kết hợp phun thêm Till Super với lượng 300 ml/ha. Kinh nghiệm của bà con nông dân thường phun Tilt Super để phòng ngừa bệnh vàng lá chín sớm, giúp lúa chắc hạt, màu sắc sáng bóng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2