intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bỏng Pô Xe Và Cách Xử Lý

Chia sẻ: Aae Aey | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

111
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bỏng pô xe là một loại bỏng khá phổ biến khi sử dụng xe máy. Theo các bác sĩ, vết phỏng thường gặp là ở vùng cẳng chân và bàn chân, không sâu nhưng thường để lại vết sẹo lâu dài. Xử trí ban đầu, chăm sóc tại nhà không đúng là nguyên nhân gây nên biến chứng nhiễm trùng nặng, lâu lành. Dưới đây là một số điều bạn cần ghi nhớ. 1. Ngay lập tức làm mát vùng bỏng bằng nước lạnh trong vài phút. Điều này giúp cho da đỡ bị tổn thương sâu....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bỏng Pô Xe Và Cách Xử Lý

  1. Bỏng Pô Xe Và Cách Xử Lý Bỏng pô xe là một loại bỏng khá phổ biến khi sử dụng xe máy. Theo các bác sĩ, vết phỏng thường gặp là ở vùng cẳng chân và bàn chân, không sâu nhưng thường để lại vết sẹo lâu dài. Xử trí ban đầu, chăm sóc tại nhà không đúng là nguyên nhân gây nên biến chứng nhiễm trùng nặng, lâu lành. Dưới đây là một số điều bạn cần ghi nhớ. 1. Ngay lập tức làm mát vùng bỏng bằng nước lạnh trong vài phút. Điều này giúp cho da đỡ bị tổn thương sâu. Khi bị bỏng pô xe ngay lập tức làm mát vùng bỏng bằng nước lạnh trong vài phút. Ảnh: internet
  2. 2. Nếu có sẵn nên bôi phủ vết phỏng bằng thuốc mỡ đặc trị phỏng để làm dịu và giúp vết phỏng mau lành. Thoa thuốc mỡ lên vùng da bị bỏng sẽ giúp bạn đỡ đau rát hơn. Việc dùng thuốc mỡ này, bạn nên hỏi bác sĩ, tùy theo mức độ nghiêm trọng của vết bỏng. Nhiều người nói dùng mỡ trăn, dầu cá, dầu mù u tốt. Nhưng nếu vết bỏng sâu, mỡ trăn không được tiệt trùng nên hầu hết bị ôi thiu do nhiễm vi sinh vật. Do đó, vết bỏng bị nhiễm khuẩn rất nhanh. Còn dầu cá có mùi tanh, khi bôi lên sẽ bị hôi tanh và gọi ruồi đến.
  3. Về nguyên tắc, mỡ trăn và dầu cá đều có thể chữa bỏng nhưng phải dùng đúng lúc. Bạn nên sử dụng kết hợp với các thuốc khác tạo thành hợp chất có tác dụng như mỡ, kèm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không dùng mỡ trăn và dầu cá vào việc sơ cứu. 3. Nếu da bị tổn thương sâu, bạn băng vết thương lại bằng gạc để tránh bụi bám vào. Nên thoa thuốc trước khi băng, sẽ đỡ đau hơn. Thay băng sau 24 giờ và sau đó mỗi 2 – 3 ngày, rửa vết thương bằng nước muối. 4. Không chọc vỡ bóng nước, bôi đắp các loại chất bôi không rõ vì sẽ làm chậm lành vết thương và thêm nguy cơ nhiễm trùng. 5. Dùng kem đánh răng để làm mát vết bỏng, bôi lòng đỏ trứng gà đều là cách sai lầm khi sơ cứu bỏng. Vì kem đánh răng có chất kiềm nhẹ, khi bôi lên vết bỏng sẽ làm tăng đau đớn. Còn lòng đỏ trứng là là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0