intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bữa ăn gia đình- nền tảng hạnh phúc và sức khỏe

Chia sẻ: Cong Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

136
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bữa ăn gia đình- nền tảng hạnh phúc và sức khỏe Bữa ăn gia đình là một vấn đề rất quan trọng. Trong thời buổi cơ chế thị trường, người lớn thì tất bật với công việc bận rộn, trẻ em thì lo lắng với sách vở học hành. Thường thì gia đình chỉ gặp mặt quây quần vào bữa cơm chiều tối và những bữa ăn trong những ngày nghỉ cuối tuần. Bữa ăn gia đình là thời điểm mà mọi người trong gia đình mong đợi để được ăn những món ăn ngon truyền thống, để được chia...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bữa ăn gia đình- nền tảng hạnh phúc và sức khỏe

  1. Bữa ăn gia đình- nền tảng hạnh phúc và sức khỏe Bữa ăn gia đình là một vấn đề rất quan trọng. Trong thời buổi cơ chế thị trường, người lớn thì tất bật với công việc bận rộn, trẻ em thì lo lắng với sách vở học hành. Thường thì gia đình chỉ gặp mặt quây quần vào bữa cơm chiều tối và những bữa ăn trong những ngày nghỉ cuối tuần. Bữa ăn gia đình là thời điểm mà mọi người trong gia đình mong đợi để được ăn những món ăn ngon truyền thống, để được chia sẻ những niềm vui, để được nhận những lời khuyến khích an ủi. Bữa ăn gia đình cũng là nơi chị em phụ nữ thể hiện sự khéo léo, tận tâm với chồng con và qua đó thể hiện vai trò của người mẹ đã tốn công sức và tình cảm tạo ra những bữa ăn ngon
  2. đem lại niềm vui và sức khỏe cho tất cả mọi mgười. Bữa ăn gia đình ngon lành, đầm ấm là thế mạnh để thu hút lôi cuốn người đàn ông luôn nhớ tới tổ ấm của mình. Bữa ăn là chất keo gắn bó mọi thành viên trong gia đình lại với nhau. Xây dựng và tổ chức tốt bữa ăn gia đình là đảm bảo sức khỏe, sự an tòan và hạnh phúc của mọi thành viên. Một bữa ăn gia đình hợp lý phải đảm bảo các yêu cầu sau đây: 1. Bữa ăn gia đình phải đủ dinh dưỡng và ngon miệng: Bữa ăn phải đủ chất dinh dưỡng cần thiết và cân đối, cụ thể là phải đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm gồm nhóm lương thực (gạo hoặc mì, ngô, khoai, bún phở...); nhóm chất đạm(thịt
  3. hoặc cá, trứng, tôm, lạc, đậu phụ...); nhóm chất béo (dầu hoặc mỡ, bơ, vừng...); nhóm vitamin và muối khóang(rau xanh và quả chín). Khi chế biến nên sử dụng nhiều loại thực phẩm phối hợp để chúng bổ sung và hỗ trợ cho nhau vì thực tế không có lọai thực ăn nào có đầy đủ các chất dinh dưỡng và ở tỉ lệ cân đối. Món ăn được chế biến cần hợp khẩu vị , hấp dẫn, ngon lành và thường xuyên thay đổi. Khi nấu xong nên ăn ngay như vậy vừa ngon miệng lại không bị hao hụt chất dinh dưỡng. 2. Bữa ăn phải an tòan: Thức ăn phải đảm bảo lành, sạch, không độc, không phải là nguồn gây bệnh để giúp cho các chức phận của cơ thể họat động tốt . Thực
  4. phẩm phải có giá trị phòng bệnh, nâng cao sức khỏe, tăng cường sinh lực, thực phẩm phải an tòan không bị nhiễm hóa chất độc, không bị nhiễm giun, nhiễm khuẩn. Do vậy ngay từ khâu mua thực phẩm người nội trợ cần lựa chọn những thực phẩm tươi, sạch không mua và sử dụng những thực phẩm có nghi ngờ không an tòan. Dùng nước sạch rửa kỹ thực phẩm trước khi chế biến, hoa quả cần rửa sạch và gọt vỏ trước khi ăn. 3. Bữa ăn nên được tổ chức một cách tiết kiệm, kinh tế nhất: Người nấu ăn cần biết chọn thực phẩm sạch, giàu dinh dưỡng nhưng giá cả phù hợp với đều kiện kinh tế gia đình. Không nhất thiết các thức ăn đắt tiền mới là tốt, nhiều thức ăn rẻ tiền
  5. nhưng biết cách lựa chọn, chế biến lại có giá trị dinh dưỡng cao. Thí dụ cá diếc, cá dầu nhỏ giá thành chỉ bằng khỏang 1/4 giá của thịt nạc hoặc cá chép to nhưng thành phần chất đạm cũng gần tương đương (100 gam cá diếc có 17,7 gam đạm; 100 gam cá chép có 16,0 gam đạm; 100 gam thịt lợn nạc có 19 gam đạm) mà cá nhỏ kho nhừ ăn cả xương còn là nguồn canxi hữu cơ rất tốt giúp phòng chống bệnh còi xương ở trẻ nhỏ và lõang xương ở người lớn. Bữa ăn gia đình cần được tổ chức tình cảm: trong không khí đầm ấm, hạnh phúc, quan tâm săn sóc lẫn nhau sẽ kích thích các tuyến tiêu hóa họat động gíup mọi người ăn ngon miệng và giúp cho việc
  6. tiêu hóa, hấp thu thức ăn được tốt hơn. Cần hết sức tránh mắng mỏ, nhiếc móc con cái trong bữa ăn, tránh những lời nói, thái độ bực tức của người lớn thể hiện khi vào bữa ăn. “Trời đánh còn tránh bữa ăn”là điều mà các cụ ta răn dạy từ lâu đời nay vẫn luôn là đúng xin mọi người đừng bỏ qua. Mọi người nên dành thời gian và có thói quen tổ chức “Bữa ăn gia đình” đủ chất, ngon miệng và an tòan. Qua bữa ăn gia đình sẽ giảm bớt được các sức ép (stress) do công việc căng thẳng trong ngày gây nên, đồng thời sẽ tạo điều kiện để các thành viên trong gia đình gần gũi và quan tâm đến nhau hơn.
  7. Hiện nay, ở các thành phố trên thị trường có nhiều lọai thức ăn chế biến sẵn hay ăn liền bày bán trong các cửa hàng hay quán ăn trên vỉa hè rất thuận tiện cho việc ăn nhanh và ăn cá nhân. Hầu hết các lọai thức ăn này đều chế biến hấp dẫn để kích thích người mua và sử dụng nhưng giá trị dinh dưỡng của chúng thường đơn điệu, nghèo nàn và có thể không đảm bảo vệ sinh. Vì vậy các gia đình nên duy trì bữa ăn tập trung gia đình với các món ăn ngon miệng, truyền thống dân tộc. Người phụ nữ trong gia đình cần có hiểu biết về nhu cầu dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng của từng lọai thức ăn và biết cách tổ chức tốt bữa ăn đủ dinh dưỡng, ngon, lành, tình cảm và tiết kiệm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0