intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bực mình vì con hay hỏi

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

63
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc trẻ thường xuyên làm đau đầu người lớn bằng những câu hỏi là một tín hiệu đáng mừng vì điều đó thể hiện trẻ có một trí não năng động và phát triển tốt. Bạn nên xem mỗi lần bé hỏi là cơ hội tốt để kích thích tính tò mò, gieo nhu cầu, giúp trẻ khám phá, mở rộng sự hiểu biết về thế giới xung quanh. Hỏi không biết chán chính là đặc điểm tâm lý đặc trưng của của nhóm trẻ 35 tuổi. Với vốn kinh nghiệm và hiểu biết non nớt, ngay những điều đơn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bực mình vì con hay hỏi

  1. Bực mình vì con hay hỏi Việc trẻ thường xuyên làm đau đầu người lớn bằng những câu hỏi là một tín hiệu đáng mừng vì điều đó thể hiện trẻ có một trí não năng động và phát triển tốt. Bạn nên xem mỗi lần bé hỏi là cơ hội tốt để kích thích tính tò mò, gieo nhu cầu, giúp trẻ khám phá, mở rộng sự hiểu biết về thế giới xung quanh. Hỏi không biết chán chính là đặc điểm tâm lý đặc trưng của của nhóm trẻ 3- 5 tuổi. Với vốn kinh nghiệm và hiểu biết non nớt, ngay những điều đơn giản nhất cũng có thể là mới lạ và trẻ cần người lớn giải thích. Cũng có khi trẻ đặt câu hỏi chỉ muốn được giao tiếp với người lớn: được nói chuyện, được quan tâm và thể hiện mình để lôi kéo sự chú ý. Để xử lý vấn đề này, cha mẹ cần chú ý các nguyên tắc sau: không phải câu hỏi nào của trẻ cũng cần cha mẹ phải trả lời chính xác theo cách nghĩ hay hiểu biết của người lớn. Điều quan trọng cần chú ý đến khi trả lời là mong muốn, xúc cảm, hứng thú, niềm tin của trẻ. Tốt nhất, khi trẻ hỏi, bố mẹ không nên vội trả lời, mà cho con một cơ hội để suy nghĩ về điều đó. Bạn có thể hỏi lại: “Thế theo con thì tại sao?”. Nếu trẻ nói đúng, bố mẹ khen kịp thời để nuôi dưỡng sự tự tin, còn không, hãy hỏi lại tại sao con nghĩ vậy để hiểu được cách nghĩ riêng của trẻ, từ đó khuyến khích hay bồi đắp cho trẻ phát triển… Nếu trẻ nói: “Con không biết, mẹ nói đi", bạn hãy xem đó là cơ hội để giúp con động não: “Mẹ cũng không biết. Hai mẹ con mình cùng nghĩ nhé!".
  2. Đôi khi, người lớn có thể giả vờ giải thích sai để kích thích tư duy phê phán của trẻ. Cũng có khi cha mẹ không cần trực tiếp trả lời vào câu hỏi của con, mà nhân đó kể một câu chuyện có nội dung lý thú, giúp con tự tìm được câu trả lời thích hợp. Nếu như khi con hỏi mà bạn quá mệt, bận rộn, hoặc không biết hãy nói với trẻ “ồ vấn đề của con rất thú vị nhưng mẹ chưa nghĩ ra… chúng ta sẽ trao đổi vào buổi tối nhé…”. Dù vì bất cứ lý do gì cũng không cáu kỉnh, lảng tránh, nói dối hoặc trả lời cho xong chuyện, bởi trẻ rất nhạy cảm và nhận ra ngay. Trẻ sẽ cảm thấy bị tổn thương, không được quan tâm và tôn trọng. Nếu bạn đang bận hoặc chưa muốn trả lời ngay câu hỏi của con, bạn có thể nói: "Mẹ nhớ ra là hai mẹ con mình còn chuyện quan trọng hơn cần làm, để lúc khác nói tiếp chuyện này nhé!", đừng nói: "Mẹ bận lắm", "Mẹ mệt" hay "Con hỏi vớ vẩn gì thế?" vì điều này dễ làm trẻ bị thương tổn. Do đó, chúng ta cần thay đổi để theo kịp xu hướng phát triển trên thế giới. Trách nhiệm đó trước tiên thuộc về những người làm cha mẹ. Cho dù quyết định của bạn là thế nào hãy giúp con được là mình, đừng quên, tuổi thơ chỉ có một lần trong đời, đừng bắt các em có một tuổi thơ quá tải với những yêu cầu không thực tế. Hãy đặt lợi ích của con mình lên hàng đầu chứ không phải chạy theo những điều tất cả mọi người khác đang làm. Lịch sử không bao giờ được viết bởi những người chỉ làm theo những yêu cầu của người khác. Những em bé đang học lớp một bây giờ sẽ tham gia thị trường lao động trong 15 năm sau. Tương lai 15 năm sau các em sẽ phải cạnh tranh với công
  3. dân trên toàn thế giới để có việc làm trên chính đất nước mình, các kỹ năng sống và làm việc toàn cầu mới là những điều cần trang bị cho trẻ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2