intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bùn cống, một nguồn thuốc bổ

Chia sẻ: Nguyen Phuong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

74
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thế giới vi sinh vật ẩn chứa nhiều điều kỳ diệu, một trong những điều đó là nó đã giúp con người có thể tổng hợp, sản xuất vitamin B12 từ những nguyên liệu rẻ và sẵn có. Những năm trong và sau Chiến tranh thế giới thứ 2, số người bị bệnh thiếu máu ác tính tăng lên rất nhiều. Người bệnh thường bị lâm vào tình trạng rối loạn chức năng tuần hoàn. Hồng cầu trong máu giảm từ 4 triệu xuống còn 3 triệu, thậm chí ở nhiều người giảm xuống chỉ còn trên 1 triệu....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bùn cống, một nguồn thuốc bổ

  1. Bùn cống, một nguồn thuốc bổ
  2. Thế giới vi sinh vật ẩn chứa nhiều điều kỳ diệu, một trong những điều đó là nó đã giúp con người có thể tổng hợp, sản xuất vitamin B12 từ những nguyên liệu rẻ và sẵn có. Những năm trong và sau Chiến tranh thế giới thứ 2, số người bị bệnh thiếu máu ác tính tăng lên rất nhiều. Người bệnh thường bị lâm vào tình trạng rối loạn chức năng tuần hoàn. Hồng cầu trong máu giảm từ 4 triệu xuống còn 3 triệu, thậm chí ở nhiều người giảm xuống chỉ còn trên 1 triệu. Kèm theo đó là sự rối loạn hệ thống thần kinh, rối loạn tiêu hoá, độ axit của dạ dày giảm rất nhanh, màng dạ dày bị teo. Nhiều bác sĩ tài giỏi nhất thời bấy giờ cũng phải bó tay, nhiều bệnh trở thành nan y, đã có rất nhiều người tử vong vì các căn bệnh nguy hiểm này. Trải qua rất nhiều thí nghiệm trên lâm sàng, đến năm 1929, các nhà khoa học mới phát hiện vitamin B12 có thể đẩy lùi được căn bệnh thiếu máu ác tính. Nhưng phải chờ tới 20 năm về sau, năm 1948, những giọt vitamin B12 tinh khiết đầu tiên trên thế giới mới được tách chiết. Tiếp theo đó, những ống thuốc chữa bệnh thiếu máu mang màu hồng tươi đã xuất hiện trên các quầy hàng dược phẩm đem lại nguồn hy vọng tràn trề cho nhiều người đang bị bệnh tật hành hạ.
  3. Nhưng niềm vui chẳng tày gang của người bệnh đã sớm trở thành nỗi thất vọng, vì giá thuốc thời bấy giờ đã vượt xa túi tiền của đại đa số bệnh nhân. Vì sao lúc đó vitamin B12 lại đắt như vậy? Việc lý giải thật đơn giản nhưng để thực hiện lại vô cùng khó khăn đã được dành cho các nhà khoa học! Đó là vì các thực vật loại cao hoàn toàn không có loại vitamin này. Nguồn nguyên liệu sản xuất vitamin B12 hoàn toàn trông mong vào các động vật mà chủ yếu là gan bò. Nhưng để có thể tách chiết được 10mg vitamin B12 thì cần phải dùng đến những 1.000 kg gan bò, như vậy một xí nghiệp dược phẩm muốn sản xuất 1 kg vitamin B12 thì cần phải dùng đến nguồn nguyên liệu là một số lượng bò khổng lồ, lên tới khoảng... 10 triệu con! Bởi vậy cơ số vitamin B12 được sản xuất ra là rất ít vì bò làm sao sinh sản kịp để có nguyên liệu làm thuốc và chỉ có người rất giàu mới có tiền để dùng loại thuốc thiết yếu này. Mặc dù sức khỏe không phải là đặc quyền của tầng lớp thượng lưu, nhưng khổ nỗi bệnh tật lại không chừa một ai. Bởi vậy việc tìm ra nguồn nguyên liệu sản xuất vitamin B12 giá rẻ để phục vụ cho bệnh nhân nghèo đã và đang trở thành vấn đề cấp thiết thời bấy giờ. Sự kỳ diệu của thế giới vi sinh vật
  4. Vào thời đó các nhà khoa học còn chưa biết tường tận công thức cấu tạo của vitamin B12 thì sự kỳ diệu của tự nhiên đã đến từ thế giới vi sinh vật. Đó là vào năm 1951, hai nhà khoa học Frieric và Berna đã phát hiện ra một kho vitamin B12 khổng lồ giấu ở một nơi bất ngờ nhất: bùn cống - một nguồn nguyên liệu vô cùng rẻ tiền và sẵn có để tổng hợp vitamin B12. Trong bùn cống có rất nhiều vi khuẩn mà chủ yếu là nhóm vi khuẩn thuộc họ me-tan. Những con vi khuẩn này sống hoàn toàn không cần không khí, chúng dùng các hệ thống enzym đặc biệt của mình để phân hủy các nguyên liệu hữu cơ như protein, cellulo, đường, bột... có trong bùn cống để tổng hợp nên các phân tử vitamin B12 và một số vi chất khác. Chính từ phát hiện khoa học trên mà một số nhà khoa học đã nảy ra ý định sản xuất thuốc bổ máu từ các chất lắng đọng trong toàn bộ hệ thống cống rãnh của thành phố. Tuy nhiên muốn tách chiết được vitamin B12 từ trong bùn thì phải tìm cách để loại bỏ được các tạp chất. Điều này là vô cùng khó khăn và tốn kém! Qua nhiều lần thí nghiệm các nhà khoa học đã tìm ra cách tổng hợp vitamin B12 mà không hề tốn kém. Đó là, họ mang các con vi khuẩn thuộc họ me- tan từ trong bùn đen đến phòng thí nghiệm, loại bỏ các tạp chất và tìm xem loại vi khuẩn nào có thể tổng hợp được vitamin B12 có số lượng nhiều và
  5. trong thời gian nhanh nhất. Sau cùng họ đã lựa chọn ra được một loại vi khuẩn, chúng có cái tên Latinh là Propionnibacterium shermani. Loại vi khuẩn này có hình dạng que ngắn, xếp thành hình cầu, đường kính chừng 5 micromét. Tại các nhà máy sản xuất dược phẩm, những con vi khuẩn trên được nuôi trong những thùng lên men khổng lồ, nhiệt độ môi trường luôn luôn đảm bảo ở độ ấm 30oC. Nguyên liệu sản xuất không phải là bùn thối từ cống rãnh nữa mà là những chế phẩm từ đường glucoza, muối đạm, muối cô- ban... Sau 5 - 7 ngày số vi khuẩn trên sinh sôi nảy nở rất nhanh, lúc này chỉ việc cho dịch lên men qua máy li tâm siêu tốc là có thể tách riêng nước và xác vi khuẩn. Qua một công đoạn nữa là chiết rút sẽ thu được thứ dịch màu hồng tươi, rồi đem đóng trong các ống tiêm - đó là vitamin B12. Vitamin B12 được sản xuất theo cách này có giá thành rất rẻ, có thể thoả mãn được nhu cầu của đại đa số tầng lớp lao động nghèo. Tuy nhiên, sau này các nhà khoa học Nga (từ thời Liên Xô) còn tìm ra cách hạ giá thành vitamin B12 xuống mức thấp hơn nữa nhờ sử dụng loại nguyên liệu phế thải của công nghiệp sản xuất axeton và rượu etylic. Và ngày nay vitamin B12 không chỉ là thuốc chữa cho những người bị bệnh thiếu máu, bệnh rối loạn tuần hoàn và chức năng của gan, bệnh thần kinh... mà nó còn
  6. được dùng để tăng hiệu quả và năng suất trong chăn nuôi gia súc. Theo các nhà khoa học, chỉ cần một lượng nhỏ vitamin B12 (khoảng 50mg/tấn thức ăn) thì đàn gia súc tăng trưởng nhanh hơn, hệ số tiêu hoá được nâng cao rõ rệt, khả năng đồng hoá các protein thực vật cũng tăng lên, gia cầm sẽ đẻ nhiều trứng hơn... Ngoài vitamin B12, vi sinh vật còn tham gia sản xuất trên quy mô công nghiệp hàng loạt các vitamin khác như B2, D2, C, caroten (tiền vitamin A)... Bởi vậy có thể kết luận rằng, sự kỳ diệu của thế giới vi sinh vật trong tự nhiên đã giúp cho con người, kể cả động vật thoát khỏi nạn đói vitamin, nhờ đó mà thoát khỏi nhiều căn bệnh nguy hiểm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2