Bước đầu đánh giá nồng độ, sự phân bố và rủi ro sức khỏe của các polychlorinated biphenyls tương tự dioxin (dl-PCBs) trong bụi PM2,5 ở Hà Nội
lượt xem 2
download
Bụi mịn (PM2,5), đặc biệt là các polychlorinated biphenyls tương tự dioxin (dl-PCBs) trong bụi PM2,5 tiềm ẩn những nguy cơ gây ảnh hưởng đến con người. Bài viết bước đầu đánh giá nồng độ, sự phân bố và rủi ro sức khỏe của các polychlorinated biphenyls tương tự dioxin (dl-PCBs) trong bụi PM2,5 ở Hà Nội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bước đầu đánh giá nồng độ, sự phân bố và rủi ro sức khỏe của các polychlorinated biphenyls tương tự dioxin (dl-PCBs) trong bụi PM2,5 ở Hà Nội
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC TRÁI ĐẤT, MỎ, MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG LẦN THỨ V Doi: 10.15625/vap.2022.0196 BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ NỒNG ĐỘ, SỰ PHÂN BỐ VÀ RỦI RO SỨC KHỎE CỦA CÁC POLYCHLORINATED BIPHENYLS TƯƠNG TỰ DIOXIN (dl-PCBs) TRONG BỤI PM2,5 Ở HÀ NỘI Nguyễn Thị Phương Mai1 *, Nguyễn Mạnh Khải1, Trần Thị Minh Hằng1, 0F Đinh Thị Dịu1, Phạm Hải Long2, Lê Thị Thảo1,2 1 Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội 2 Viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội TÓM TẮT Bụi mịn (PM2,5), đặc biệt là các polychlorinated biphenyls tương tự dioxin (dl-PCBs) trong bụi PM2,5 tiềm ẩn những nguy cơ gây ảnh hưởng đến con người. Do vậy, xác định nồng độ dl-PCBs trong bụi PM2,5, sự phân bố và đánh giá rủi ro sức khỏe do phơi nhiễm dl-PCBs ở hai khu vực trên địa bàn Hà Nội (khu dân cư đô thị và hỗn hợp khu công nghiệp/nông nghiệp) được thực hiện. Các mẫu bụi PM2,5 được thu thập từ tháng 10-11/2020 và nồng độ dl-PCBs trong bụi PM2,5 được xác định trên thiết bị GC/MS/MS. Kết quả cho thấy nồng độ Σdl-PCBs ở khu công nghiệp/nông nghiệp (1,33 pg/m3) thấp hơn so với khu dân cư đô thị (1,85 pg/m3). Sự phân bố của các đồng loại dl-PCBs cho thấy tổng PCB 118, PCB 77 và PCB 126 chiếm 40-50 % tổng dl-PCBs ở cả hai khu vực nghiên cứu. Nguồn phát thải của dl-PCBs trong bụi PM2,5 có thể liên quan đến các thiết bị điện cũ có chứa PCBs (dầu biến thế, chất thải điện tử từ hoạt động thu gom sửa chữa, dầu thải từ động cơ), làng nghề tái chế, đốt rác thải sinh hoạt. Đánh giá rủi ro sức khỏe do hít phải bụi có dl-PCBs cho thấy dl-PCBs không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, tuy nhiên, nguy cơ tích lũy đối với trẻ em cao hơn so với người lớn. Từ khóa: dl-PCBs, rủi ro sức khỏe, Hà Nội, PM2,5. 1. MỞ ĐẦU Ô nhiễm bụi PM2,5 đang là vấn đề nghiêm trọng ở các thành phố lớn [1]. Bụi PM2,5 là hạt bụi có kích thước động học nhỏ hơn 2,5 µm, dễ dàng xâm nhập sâu vào phổi qua đường hô hấp gây ra các tác động xấu đến sức khỏe như các bệnh về hệ hô hấp và hệ tuần hoàn, bệnh tim mạch, mất cân bằng oxy hóa và chứng viêm thần kinh [2]. Theo báo cáo của tổ chức nghiên cứu thế giới về ung thư, ô nhiễm không khí không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người [3]. Các nghiên cứu dịch tễ học chỉ ra rằng tỉ lệ viêm mũi dị ứng, bệnh hen của những người sống ở thành thị (30 %) cao hơn sơn so với những người sống ở vùng nông thôn (10 %) [4]; tỷ lệ người mắc bệnh hô hấp ở trẻ em cao hơn người lớn ở Hà Nội [5]. Các chất hữu cơ trong bụi đặc biệt là các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POPs) rất đáng quan tâm do phân hủy rất chậm và tồn tại lâu trong môi trường (không khí, đất, nước và trầm tích), sinh vật và mô người, vì vậy chúng gây ảnh hưởng xấu đối với con người và hệ sinh thái [6-8]. * Tác giả liên hệ, địa chỉ email: maintp@hus.edu.vn 427
- Nguyễn Thị Phương Mai, Nguyễn Mạnh Khải, Trần Thị Minh Hằng, Đinh Thị Dịu, Phạm Hải Long, Polychlorinated biphenyls (PCBs) là một thành phần của chất gây ô nhiễm không khí, bắt nguồn từ hoạt động công nghiệp như luyện cốc, đốt than, dầu, gỗ và xử lý chất thải có thể phát thải ra PCBs [9]. Polychlorinated biphenyls (PCBs) là các hợp chất clo hữu cơ tổng hợp bao gồm 209 chất đồng đẳng theo số lượng và vị trí của nguyên tử clo trên vòng biphenyl [10]. PCBs có đặc tính chống cháy tốt và độ dẫn điện thấp [10]. Vì vậy, chúng được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp và thương mại, chẳng hạn như trong chất lỏng điện môi cho tụ điện và máy biến áp, chất hóa dẻo cho nhựa, mực in; sơn và chất bôi trơn, chất lỏng thủy lực, chất kết dính, chất bịt kín; chất cán và chất ngâm tẩm, và các chất phụ gia trong xi măng và thạch cao [10]. Tuy nhiên, do lo ngại ngày càng tăng về những rủi ro do sử dụng chúng, năm 2001, PCBs đã được Công ước Stockholm phân loại là chất phân cực hữu cơ khó phân hủy (POPs) và bị cấm sử dụng và sản xuất. Trong tổng số 209 PCBs, 12 đồng loại PCBs tương tự dioxin (dl-PCBs) được xem là các chất có khả năng gây rối loạn nội tiết, kích ứng và ung thư [11]. Mặc dù bị cẩm sử dụng ở hầu hết quốc gia trên thế giới, nhưng chúng vẫn có mặt trong môi trường do việc loại bỏ các thiết bị cũ và đổ chất thải chứa PCBs, thông qua quá trình lắng đọng và vận chuyển khí quyển [12]. Nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy dl-PCBs trong các mẫu khí từ nhà máy luyện kim ở Sơn Đông, Trung Quốc có thể gây rủi ro ung thư đối với con người [13]. Ở Việt Nam, một số nghiên cứu xác định nguồn, vận chuyển, tích tụ và tác động của nguồn PCBs đối với hệ sinh thái và con người đã được thực hiện [14-17]. Các nghiên cứu này cho thấy mặc dù nồng độ PCBs trong môi trường thấp hơn so với các khu vực khác trên thế giới, tuy nhiên ảnh hưởng của nó đối với con người là không thể bỏ qua. Nghiên cứu xác định hiện trạng, nguồn phát thải và rủi ro phơi nhiễm PCBs trong không khí cho thấy việc sử dụng dầu biến thế có chứa PCBs được nhập khẩu trong quá khứ, thiết bị điện cũ, hoạt động công nghiệp và sử dụng các sản phẩm tiêu dùng là nguồn phát thải PCBs trong bụi đường [14], [18]. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên tập trung xác định nguồn, sự phân bố của PCBs trong bụi không khí hoặc bụi đường, đánh giá nồng độ PCBs trong bụi PM2,5 ở Việt Nam vẫn chưa được đề cập. Do đó, để hiểu rõ hơn về nồng độ, sự phân bố và ảnh hưởng của PCBs đối với sức khỏe con người, nghiên cứu này được thực hiện. Sự phân bố và nồng độ của 12 hợp chất PCBs tương tự dioxin trong bụi PM2,5 được đánh giá ở 2 khu vực trên địa bàn Hà Nội, các số liệu về nồng độ dl-PCBs được sử dụng để ước lượng rủi ro sức khỏe đối với con người. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thu thập mẫu Trong nghiên cứu này mẫu bụi PM2,5 được lấy ở trên trên thượng của các ngôi nhà (độ cao khoảng 15-20 m so với mặt đất) tại 2 vị trí S1 (20o59'50''N, 105o49'22''E) thuộc quận Thanh Xuân và S2 (21o10'41,1''N, 105o51'56,3''E) thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội từ ngày 21/10/2020 đến ngày 10/11/2022. Vị trí S1 nằm trong vực Hà Nội, nơi tập trung đông dân cư và phương tiện giao thông, vị trí này bị ảnh hưởng chủ yếu bởi hoạt động giao thông. Vị trí S2 cách khu công nghiệp Bắc Thăng Long khoảng 10 km và cách làng nghề luyện thép khoảng 8 km về phía Đông Nam. Vị trí này bị ảnh hưởng bởi các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và giao thông. Các mẫu bụi PM2,5 được lấy bằng giấy lọc sợi thạch anh (Advance, QR-100, size 110 mm, Nhật Bản), trên thiết bị lấy mẫu thể tích lớn (Sibata HV 500R, Nhật Bản), tốc độ hút khí là 14 m3/h trong 24 h, thời gian lấy mẫu từ 7-9 ngày liên tục trừ khi trời mưa. Các mẫu bụi PM2,5 được bọc trong giấy nhôm, đặt trong túi polypropylene có khóa, được vận chuyển về phòng thí nghiệm, và được bảo quản ở -20 oC cho đến khi phân tích PCBs. Giấy thu mẫu được nung ở 550 oC trong 6 giờ, và sau đó được cân bằng trong bình hút ẩm ở nhiệt độ 25±2 oC và độ ẩm 50±5 % trong 48 h và cân trước và sau khi lấy mẫu. 428
- Bước đầu đánh giá nồng độ, sự phân bố và rủi ro sức khỏe của các polychlorinated biphenyls … S2 S1 Hình 1. Sơ đồ vị trí lấy mẫu 2.2. Phương pháp xử lý và phân tích dl- PCBs trong mẫu bụi PM2,5 Các hợp chất polyclobiphenyl tương tự dioxin đươc phân tích theo tiêu chuẩn EPA Method TO-9A [19]. Cụ thể, 1/2 giấy thu mẫu bụi PM2,5 được cắt thành từng mảnh nhỏ cho vào ống ly tâm có thể tích 50 mL, thêm 25 µL chất chuẩn đồng hành 0,5 mg/L (13C12-PCB 77, 101, 141, 178) và để đạt đến trạng thái cân bằng nhiệt độ trong phòng thí nghiệm ít nhất 60 phút. Sau đó, các mẫu được chiết siêu âm với 10 mL diclometan trong 5 phút bằng thiết bị siêu âm VCX 130 PB (Sonics, Connecticut, USA), lặp lại quá trình chiết 3 lần, dịch chiết được cô đặc và chuyển sang dung môi n- hexan. Dịch chiết trong n-hexane được làm sạch trên cột cartridge chứa chứa 0,5 g Na2SO4, 0,5 g silica gel, 0,5 g silica gel tẩm H2SO4 40 %, 0,5 g silica gel tẩm H2SO4 20 %, 0,5 g silica gel và 0,5 g Na2SO4. Các PCBs được rửa giải bằng hỗn hợp dung môi diclometan/hexan (1:1, v/v). Dịch rửa giải được cô đặc, và thêm chất nội chuẩn tetrachloro-m-xylene (25 µL TCMX 1ppm) trước khi phân tích trên hệ thống sắc ký khí ghép nối khối phổ GC/MS/MS (Model TSQ 9000, Thermo Scientific, USA) với cột tách DB-5MS (30 m × 0,25 mm × 0,25 μm, Agilent) ở chế độ ion hóa va đập electron (EI) và quan sát chọn lọc ion (SIM). Các PCBs được định lượng bằng phương pháp nội chuẩn và pha loãng đồng vị. Hóa chất và dung môi sử dụng trong nghiên cứu này đều là loại tinh khiết cho phân tích dư lượng PCBs được cung cấp bởi ThermoFisher Scientific, Mỹ. Các chất chuẩn được cung cấp bởi AccuStandard, Mỹ. Độ thu hồi của các chất đồng hành nằm trong khoảng 72-95%. Giới hạn phát hiện của phương pháp đối với các PCBs là 0,05 pg/m3. 2.3. Phương pháp đánh giá rủi ro sức khỏe Để đánh giá các rủi ro sức khỏe cộng đồng có thể gây ra do hít phải PCBs trong không khí, chất độc trong không khí, nguy cơ ung thư suốt đời gia tăng (ILCR) được tính theo công thức sau [9]: 429
- Nguyễn Thị Phương Mai, Nguyễn Mạnh Khải, Trần Thị Minh Hằng, Đinh Thị Dịu, Phạm Hải Long, trong đó: CSF: hệ số ung thư (mg/kg/ngày); CSF đối với dl-PCBs là 2 mg/kg/day; LADD: liều trung bình ngày (mg/kg/ngày); C: nồng độ dl-PCBs (pg/m3); IR: tốc độ hit thở (m3/h); ET: thời gian tiếp xúc với không khí (h/ngày); ED: thời gian của phơi nhiễm (năm); EF: tần số phơi nhiễm (ngày/năm); BW: trọng lượng cơ thể (kg); AT: thời gian phơi nhiễm trung bình trong suốt cuộc đời. Các thông số phơi nhiễm được tham khảo từ nghiên cứu trước [9], được kiệt kê ở Bảng 2. Bảng 2. Các thông số phơi nhiễm tính rủi ro sức khỏe Đối tượng IR ET EF ED BW AT (m3/h) (h/ ngày) (ngày/ năm) (năm) (kg) (ngày) Người lớn 17,1 24 90 30 60 70 x 365 Trẻ em 8,7 24 90 30 16 70 x 365 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Nồng độ dl-PCBs trong bụi PM2,5 Nồng độ của 12 dl-PCBs bao gồm PCB 77, PCB 81, PCB 105, PCB 114, PCB 118, PCB 123, PCB 126, PCB 156, PCB 157, PCB 167, PCB 169, và PCB 189 được trình bày ở Bảng 1. Kết quả cho thấy tất cả các mẫu lấy ở khu vực S1 và S2 đều có chứa 12 dl-PCBs. Nồng độ 12 dl-PCBs ở khu vực S1 (1,85±1,89 pg/m3) cao hơn so với S2 (1,33±0,66 pg/m3) và nồng độ TEQ dl-PCBs ở S1 (0,022 pg TEQ/m3) cao hơn 1,4 lần so với S2 (0,015 pg TEQ/m3), kết quả này tương tự trong nghiên cứu nồng độ PCBs trong bụi đường ở Hà Nội [14]. Nồng độ TEQ dl-PCBs trong nghiên cứu này cao hơn nồng độ TEQ dl-PCBs trong bụi PM2,5 (0,002-4,16 fg TEQ/m3) với khu vực ven biển Dalian, Trung Quốc [9], khu đô thị ở Địa Trung Hải (0,02-0,37 fg TEQ/m3) [20]; và thấp hơn nồng độ TEQ dl-PCBs (4-644 fg TEQ/m3) ở khu vực nông thôn tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc [11]. Nồng độ Σdl-PCBs trong nghiên cứu này cao hơn so với khu vực ven biển Dalian, Trung Quốc (0,17 0,10 pg/m3) [9], khu công nghiệp đô thị ở Liban (0,072-0,082 pg/m3) [20]. Tuy nhiên, kết quả này cao nồng độ Σdl-PCBs trong bụi PM2,5 ở thành phố Hồ Chí Minh (0,35 1,66 pg/m3) [21]. Bảng 1. Nồng độ dl-PCBs (pg/m3) trong bụi PM2,5 tại 2 vị trí ở Hà Nội S1 (n = 9) S2 (n =7) TT Tên chất Kí hiệu TEFs Trung Trung SD SD bình bình 1 3,4,4′,5-tetrachlorobiphenyl PCB 81 0,0001 0,13 0,19 0,06 0,01 2 3,3′,4,4′-tetrachlorobiphenyl PCB 77 0,0003 0,24 0,23 0,15 0,12 3 2,3′,4,4′,5′-pentachlorobiphenyl PCB 123 0,0001 0,12 0,14 0,08 0,06 4 2,3′,4,4′,5-pentachlorobiphenyl PCB 118 0,0003 0,33 0,25 0,45 0,07 5 2,3,4,4′,5-pentachlorobiphenyl PCB 114 0,0003 0,11 0,17 0,11 0,12 6 3,3′,4,4′,5-pentachlorobiphenyl PCB 126 0,1 0,19 0,18 0,14 0,04 7 2,3,3′,4,4′-pentachlorobiphenyl PCB 105 0,0003 0,15 0,16 0,11 0,09 8 2,3,3′,4,4′,5-hexachlorobiphenyl PCB 156 0,0003 0,14 0,09 0,07 0,07 9 2,3,3′,4,4′,5′-hexachlorobiphenyl PCB 157 0,0003 0,04 0,03 0,02 0,01 10 2,3′,4,4′,5,5′-hexachlorobiphenyl PCB 167 0,0003 0,17 0,22 0,07 0,04 11 3,3′,4,4′,5,5′-hexachlorobiphenyl PCB 169 0,03 0,09 0,11 0,03 0,03 12 2,3,3′,4,4′,5,5′- heptachlorobiphenyl PCB 189 0,0003 0,12 0,11 0,05 0,02 Σdl-PCBs 1,85 1,33 TEQ-PCB 0,022 0,015 430
- Bước đầu đánh giá nồng độ, sự phân bố và rủi ro sức khỏe của các polychlorinated biphenyls … 3.2. Đặc trưng sự phân bố của dl-PCBs Sự phân bố của các đồng loại PCBs trong bụi PM2,5 được thể hiện ở Hình 2. Kết quả chỉ ra rằng PCB 118 chiếm tỷ lệ nhiều nhất ở cả hai khu vực S1 (18 %) và S2 (33 %) so với các đồng loại còn lại. PCB 77 và PCB 126 lần lượt chiếm tỷ lệ 13 % và 10 % ở khu vực S1; 11 % và 10 % ở khu vực S2. Kết quả này tương đương với nghiên cứu trước đây tại Việt Nam [14], [21]. Sự phân bố của các đồng loại dl-PCBs trong không khí bị ảnh hưởng bởi các nguồn phát thải của chúng, nhìn chung, dl-PCBs trong môi trường xung quanh chủ yếu có nguồn gốc từ quá trình bay hơi các vật liệu chứa PCBs và quá trình nhiệt [21]. Đối với không khí trong các tòa nhà có vật liệu chứa PCBs thì PCB 118, PCB 105, PCB 123 và PCB 77 chiếm tỷ lệ cao hơn các đồng loại khác [22], ngược lại đối với bụi từ trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học, nhà máy điện tử, cơ sở sản xuất thì PCB 77 chiếm tỷ lệ cao nhất (từ 31-60 %) [23]. Mặc khác, PCB 118 được phát thải từ sản phẩm chứa PCBs như Aroclors 1221, 1232, 1242 và Kanechlors 300, 400 và 500 (tụ điện, máy biến áp cũ) [12], PCB 77, PCB 126 và PCB 169 phát thải từ các nhà máy luyện kim và lò đốt chất thải rắn [24]. 40 40 Tỉ lệ % các chất dl-PCBs/12dl-PCBs Tỉ lệ % các chất dl-PCBs/12dl-PCBs 30 30 20 20 10 10 0 0 PCB 81 PCB 77 PCB 123 PCB 118 PCB 114 PCB 126 PCB 105 PCB 156 PCB 157 PCB 167 PCB 169 PCB 189 PCB 81 PCB 77 PCB 123 PCB 118 PCB 114 PCB 126 PCB 105 PCB 156 PCB 157 PCB 167 PCB 169 PCB 189 100 100 Tỉ lệ % TEQ-PCBs 80 80 Tỉ lệ % TEQ-PCBs 60 60 40 40 20 20 0 0 PCB 81 PCB 77 PCB 123 PCB 118 PCB 114 PCB 126 PCB 105 PCB 156 PCB 157 PCB 167 PCB 169 PCB 189 PCB 81 PCB 77 PCB 123 PCB 118 PCB 114 PCB 126 PCB 105 PCB 156 PCB 157 PCB 167 PCB 169 PCB 189 S1 S2 Hình 2. Thành phần của dl-PCBs và TEQ-PCBs trong bụi PM2,5 ở Hà Nội Trong nghiên cứu này, PCB 118, PCB 126 và PCB 77 chiếm 40-50 % tổng dl-PCBs, nguồn chính của dl-PCB có thể là do quá trình bay hơi các sản phẩm chứa PCBs (dầu biến thế, chất thải điện tử từ hoạt động thu gom sửa chữa, dầu thải từ động cơ), lò đốt chất thải hoặc từ nhà máy luyện kim. Điều này phù hợp với khu vực nghiên cứu S2, khu vực này bị ảnh hưởng bởi các hoạt động công nghiệp (Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, làng nghề tái chế kim loại), đốt chất thải rắn sinh hoạt không qua xử lý. Mặc dù, kết quả ban đầu cho thấy hoạt động công nghiệp hoặc sử dụng các sản phẩm có chứa PCBs là nguồn phát thải các chất ô nhiễm khó phân hủy vào không khí, tuy nhiên, để xác định chính xác thành phần nguồn đóng góp cần có các nghiên cứu sâu và rộng trong thời gian tới. Mặc dù nồng độ của PCB 126 thấp hơn so với các đồng loại còn lại nhưng độ độc tương đương TEQ của PCB 126 lại chiếm tỉ lệ lớn nhất (85-92 %) trong hầu hết các mẫu ở khu vực Hà Nội. 431
- Nguyễn Thị Phương Mai, Nguyễn Mạnh Khải, Trần Thị Minh Hằng, Đinh Thị Dịu, Phạm Hải Long, 3.3. Đánh giá rủi ro sức khỏe Kết quả tính rủi ro ung thư do hít phải bụi có chứa dl-PCBs ở 2 khu vực ở Hà Nội được trình bày ở Bảng 3. Mức độ rủi ro đối với dl-PCBs đối với cả trẻ em và người lớn đều nằm trong chấp nhận được theo EPA (1997) [25] (1,0×10−6 đến 10−4), điều này cho thấy các dl-PCBs không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, nguy cơ tích lũy đối với trẻ em cao hơn so với người lớn, cho thấy rằng trẻ em chịu ảnh hưởng từ các hoạt động công nghiệp, giao thông nhiều hơn so với người lớn. So sánh với các nghiên cứu khác ở Đại Liên, Trung Quốc (từ 2,3 ×10−8 đến 2,6×10−7) [9], khu đô thị ở Địa Trung Hải (4,0×10−7) [20] và Hà Nội (
- Bước đầu đánh giá nồng độ, sự phân bố và rủi ro sức khỏe của các polychlorinated biphenyls … [2] L. Calderón-Garcidueñas, A. Serrano-Sierra, R. Torres-Jardón, H. Zhu, Y. Yuan, D. Smith, R. Delgado-Chávez, J. V Cross, H. Medina-Cortina, M. Kavanaugh, T.R. Guilarte, (2013). “The impact of environmental metals in young urbanites’ brains”, Experimental and Toxicologic Pathology, ISSN:0940-2993, 65, 503–511, doi:10.1016/j.etp.2012.02.006. [3] K. Staif, A. Cohen, J. Samet, (2013). “Air Pollution and Caner”. [4] H.T. Lam, E. Rönmark, N. Van Tuong, L. Ekerljung, N.T. Kim Chuc, B. Lundbäck, (2018). “Increase in asthma and a high prevalence of bronchitis: Results from a population study among adults in urban and rural Vietnam”, Respiratory Medicine, ISSN:0954-6111, 105, 177– 185, doi: 10.1016/j.rmed.2010.10.001. [5] Ministry of Natural Resources and Environment, (2014). “National Environment Report 2013: Air Environment”. [6] IARC (International Agency for Research on Cancer), (1990). “Summaries and Evaluations, Chlorinated Paraffins”, Group 2B, 55. [7] U.S.EPA, (2015). “Learn About Polychlorinated Biphenyls (PCBs)”, https://www.epa.gov/pcbs/learn-about-polychlorinated-biphenyls-pcbs, [8] Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2015). “Báo cáo tổng quan 10 năm thực hiện công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy tại Việt Nam 2005 -2015”, 2–6. [9] M. A, R. Cao, N. Geng, X. Zhu, J. Chen, (2022). “Characteristics of PAHs, PCDD/Fs, PCBs and PCNs in atmospheric fine particulate matter in Dalian, China", Chemosphere, ISSN:18791298, 288, 132488, doi: 10.1016/j.chemosphere.2021.132488. [10] M. Zhu, Y. Yuan, H. Yin, Z. Guo, X. Wei, X. Qi, H. Liu, Z. Dang, (2022). “Environmental contamination and human exposure of polychlorinated biphenyls (PCBs) in China: A review”, Science of The Total Environment, ISSN:0048-9697, 805, 150270, doi: 10.1016/j.scitotenv.2021.150270. [11] H. Sun, H. Chen, L. Yao, J. Chen, Z. Zhu, Y. Wei, X. Ding, J. Chen, (2020). “Sources and health risks of PM2.5-bound polychlorinated biphenyls (PCBs) and organochlorine pesticides (OCPs) in a North China rural area”, Journal of Environmental Sciences (China), ISSN:18787320, 95, 240-247, doi: 10.1016/j.jes.2020.03.051. [12] J. Wu, J.C. Hu, S.J. Wang, J.X. Jin, R. Wang, Y. Wang, J. Jin, (2018). “Levels, sources, and potential human health risks of PCNs, PCDD/Fs, and PCBs in an industrial area of Shandong Province, China”, Chemosphere, ISSN:18791298, 199, 382–389, doi: 10.1016/j.chemosphere.2018.02.039. [13] L. Yang, G. Liu, M. Zheng, R. Jin, Q. Zhu, Y. Zhao, X. Zhang, Y. Xu, (2017). “Atmospheric occurrence and health risks of PCDD/Fs, polychlorinated biphenyls, and polychlorinated naphthalenes by air inhalation in metallurgical plants”, Science of the Total Environment, ISSN:18791026, 580, 1146–1154, doi: 10.1016/j.scitotenv.2016.12.071. [14] H. Quoc, I. Watanabe, K. Tomioka, T. Binh, S. Takahashi, (2019). “Characterization of 209 polychlorinated biphenyls in street dust from northern Vietnam: Contamination status, potential sources, and risk assessment”, Science of the Total Environment, ISSN:0048-9697, 652, 345–355, doi: 10.1016/j.scitotenv.2018.10.240. 433
- Nguyễn Thị Phương Mai, Nguyễn Mạnh Khải, Trần Thị Minh Hằng, Đinh Thị Dịu, Phạm Hải Long, [15] W. Wang, Y. Wang, R. Zhang, S. Wang, C. Wei, C. Chaemfa, J. Li, G. Zhang, K. Yu, (2016). “Science of the Total Environment Seasonal characteristics and current sources of OCPs and PCBs and enantiomeric signatures of chiral OCPs in the atmosphere of Vietnam”, Science of the Total Environment, ISSN:0048-9697, 542, 777–786, doi: 10.1016/j.scitotenv.2015.10.129. [16] N.H. Minh, D.H. Anh, T.M. Tri, H.Q. Anh, P.T.N. Mai, V.D. Nam, P.H. Viet, T.B. Minh, (2016). “Persistent toxic substances in Vietnam: A review of environmental contamination and human exposure”, ACS Symposium Series, ISSN:19475918, 1243, 55–83, doi:10.1021/bk- 2016-1243.ch003. [17] N.M. Tue, S. Takahashi, G. Suzuki, T. Isobe, P.H. Viet, Y. Kobara, N. Seike, G. Zhang, A. Sudaryanto, S. Tanabe, (2013). “Contamination of indoor dust and air by polychlorinated biphenyls and brominated flame retardants and relevance of non-dietary exposure in Vietnamese informal e-waste recycling sites”, Environment International, ISSN:0160-4120, 51, 160–167, doi: /10.1016/j.envint.2012.11.006. [18] H.T. Duong, K. Kadokami, H.T. Trinh, T.Q. Phan, G.T. Le, D.T. Nguyen, T.T. Nguyen, D.T. Nguyen, (2019). “Target screening analysis of 970 semi-volatile organic compounds adsorbed on atmospheric particulate matter in Hanoi, Vietnam”, Chemosphere, ISSN:18791298, 219, 784-795, doi: 10.1016/j.chemosphere.2018.12.096. [19] US EPA, (1999). “EPA Method TO-9A. Determination of Polychlorinated, Polybrominated and Brominated/Chlorinated Dibenzo-p-Dioxins and Dibbenzofurans in Ambient Air”, Center for Environmental Research Information Office of Research and Development, U.S. Environmental Protection Agency Cincinnati, OH 45268. [20] M. Fadel, F. Ledoux, C. Afif, D. Courcot, (2022). “Human health risk assessment for PAHs, phthalates, elements, PCDD/Fs, and DL-PCBs in PM2.5 and for NMVOCs in two East- Mediterranean urban sites under industrial influence”, Atmospheric Pollution Research, ISSN:13091042, 13, doi: 10.1016/j.apr.2021.101261. [21] M.M. Trinh, C.L. Tsai, T.T. Hien, N.T. Thuan, K.H. Chi, C.G. Lien, M.B. Chang, (2018). “Atmospheric concentrations and gas-particle partitioning of PCDD/Fs and dioxin-like PCBs around Hochiminh city”, Chemosphere, ISSN:18791298, 202, 246–254, doi: 10.1016/j.chemosphere.2018.03.087. [22] M. Kohler, M. Zennegg, R. Waeber, (2002). “Coplanar Polychlorinated Biphenyls (PCB) in Indoor Air”, Environmental Science & Technology, ISSN:0013-936X, 36, 4735–4740, doi:10.1021/es025622u. [23] Y. Kang, Y. Yin, Y. Man, L. Li, Q. Zhang, L. Zeng, J. Luo, M.H. Wong, (2013). “Bioaccessibility of polychlorinated biphenyls in workplace dust and its implication for risk assessment”, Chemosphere, ISSN:18791298, 93, 924–930, doi: 10.1016/j.chemosphere.2013.05.057. [24] L. Vilavert, M. Nadal, M. Schuhmacher, J.L. Domingo, (2014). “Seasonal surveillance of airborne PCDD/Fs, PCBs and PCNs using passive samplers to assess human health risks”, Science of the Total Environment, ISSN:00489697, 466–467, 733–740, doi: 10.1016/j.scitotenv.2013.07.124. [25] US EPA, (1997). “Update to Exposure Factors Handbook”, Office of Research and 434
- Bước đầu đánh giá nồng độ, sự phân bố và rủi ro sức khỏe của các polychlorinated biphenyls … Development National Center for Environmental Assessmen, U.S. Environmental Protection Agency Washington, DC 20460. PRELIMINARY INVESTIGATION ON CONCENTRATION, DISTRIBUTION AND HEALTH RISK OF PM2.5 - BOUND DIOXIN LIKE PCBs (dl-PCBs) IN HANOI Nguyen Thi Phuong Mai1*, Nguyen Manh Khai1, Tran Thi Minh Hang1, Dinh Thi Diu1, Pham Hai Long2, Le Thi Thao1,2 1 Faculty of Environmental Sciences, University of Science, Vietnam National University, Hanoi 334 Nguyen Trai, Thanh Xuan, Hanoi, Vietnam 2 Department of Environmental Water Quality Analysis, Institute of Environmental Technology, Vietnam Academy of Science and Technology, 18 Hoang Quoc Viet, Cau Giay, Hanoi, Vietnam ABSTRACT Fine particles (PM2.5) in the atmosphere, especially PM2.5 bound with polychlorinated biphenyls like dioxin (dl-PCBs) pose potentially adverse human health risks. This study aimed to examine the concentration and distribution of PM2.5-bound dl-PCBs, and the health risks of dl-PCBs in urban residential and the mixing of industrial and agricultural sites in Hanoi. PM2.5 samples were collected from October to November 2020. The concentration of dl-PCBs in PM2.5 were analyzed by GC/MS/MS. The average concentration of dl-PCBs in urban residential sites (1,85 pg/m3) was higher than those in industrial/agricultural sites (1,33 pg/m3). The concentration of PCB 118, PCB 77, and PCB 126 contributed to 40-50% of the total dl-PCBs concentration at both study sites. These observations suggested that the emission sources of dl-PCBs in PM2.5 may be related to old electrical equipment containing PCBs (electronic waste from recycling craft villages or incineration of household waste). The lifetime incremental cancer risk (ILCR) due to inhalation exposure to PM2.5-bound dl-PCBs was within the acceptable range for both children and adults at both urban residential and mixing of industrial and agricultural sites according to U.S. EPA regulatory threshold. Keywords: dl-PCBs, health risk, Hanoi, PM2.5. 435
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hiện trạng mắc bệnh liên quan đến nguồn nước bị ô nhiễm của người dân vùng nông thôn ven sông Nhuệ - sông Đáy, tỉnh Hà Nam
11 p | 266 | 40
-
Khảo sát và đề xuất các mô hình nông nghiệp sinh thái góp phần bảo vệ môi trường lưu vực sông Thị Tính
8 p | 142 | 13
-
Bước đầu phân tích, đánh giá nguồn nước cấp và nước thải của nhà máy sản xuất xúc xích thuộc công ty liên doanh Đức Việt TNHH
5 p | 78 | 6
-
Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới một số hoạt động sinh kế và đề xuất giải pháp thích ứng tại tỉnh Điện Biên
11 p | 57 | 6
-
Đánh giá rủi ro ô nhiễm dầu do hoạt động hàng hải tại vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng
6 p | 77 | 4
-
Bước đầu nghiên cứu mức phóng xạ gamma trong các loại phân bón và đất nông nghiệp tại Việt Nam sử dụng hệ phổ kế gamma HPGe
11 p | 83 | 3
-
Đánh giá hiện trạng hợp chất Peflo (PFCs) trong nước sông trên địa bàn huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội
12 p | 10 | 3
-
Nghiên cứu đánh giá phú dưỡng hóa ở một hồ nông của Nhật Bản
8 p | 87 | 3
-
Bước đầu nghiên cứu tác dụng của hợp chất bán tổng hợp pyrethroid đối với các giai đoạn phát triển của ve bò (Boophilus microplus) và ve chó (Rhipicephalus sanguineu)
8 p | 68 | 2
-
Bước đầu đánh giá khả năng hấp thụ muối dinh dưỡng nitơ của cỏ vích Thalassia hemprichii tại Nha Trang, Khánh Hoà
9 p | 57 | 2
-
Bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn bổ sung đến hàm lượng Acid béo Omega-3 trong trứng gà
7 p | 85 | 2
-
Đánh giá kết quả bước đầu tình trạng tiếp xúc hexamethylene diisocyanate (HDI) qua sản phẩm chuyển hóa hexamethylen diamin (HDA) trong nước tiểu
7 p | 25 | 2
-
Bước đầu nghiên cứu phân giải màu Congo Red bằng các chủng vi sinh được lựa chọn và phân lập từ nước thải dệt nhuộm
8 p | 35 | 2
-
Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý 2,4-Dinitrotoluen (DNT) trong nước bằng hệ UV-fenton
7 p | 7 | 2
-
Đánh giá đặc tính phân tầng mặn vùng cửa sông Hậu qua số liệu thực đo và công thức thực nghiệm
13 p | 38 | 1
-
Một số kết quả bước đầu ứng dụng mô hình phú dưỡng mô phỏng kịch bản kỹ thuật ở hồ Cự Chính - Hà Nội
3 p | 13 | 1
-
Bước đầu phân tích và đánh giá hàm lượng Pb(ii), Zn(ii), Cu(ii) trong nước thải của một số xưởng tuyển khoáng ở huyện chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
8 p | 69 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn