Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU TẠO HÌNH TAI NHỎ BẰNG SỤN TỰ THÂN<br />
Lý Xuân Quang *, Trần Thị Bích Liên *<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Tạo hình tai nhỏ bằng sụn tự thân (sụn sườn).<br />
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu mô tả phẫu thuật tạo hình tai nhỏ độ III, IV<br />
(Maxr) bằng sụn tự thân tại bệnh viện ĐHYD Tp.HCM từ 3/2008 – 5/2010.<br />
Kết quả: Ghi nhận 8 bệnh nhân trong đó 6 trường hợp tai nhỏ độ III và 2 trường hợp tai nhỏ độ IV. 3 bệnh<br />
nhân phẫu thuật hoàn chỉnh và 5 bệnh nhân chưa hoàn chỉnh. Không trường hợp nào tràn khí màng phổi hay<br />
nhiễm trùng đào thải sụn. 3 trường hợp phẫu thuật hoàn chỉnh cả 3 chỉ số: Về hình dạng đạt 70% tai đối diện,<br />
về kích thước và vị trí như tai đối diện.<br />
Kết luận: Bước đầu nghiên cứu tạo hình tai nhỏ bằng sụn sườn tự thân chúng tôi có một số nhận xét sau:<br />
Đánh giá chất lượng sụn sườn là quan trọng trong việc quyết định thời điểm phẫu thuật. Sụn tăng cường làm<br />
cho các rãnh ở vành sâu hơn và tự nhiên hơn. Sẹo xấu là một tai họa đối với tạo hình vành tai.<br />
Từ khóa: Tai nhỏ, vành tai, sụn sườn tự than.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
INITIAL STUDY OF RECONSTRUCTING MICROTIA WITH AUTOGENOUS RIB CARTILAGE<br />
GRAFTS<br />
Ly Xuan Quang, Tran Thi Bich Lien<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 169 - 172<br />
Objectives: Plastic surgery of microtia with autogenous rib cartilage grafts.<br />
Methods: Prospective study, plastic surgery of microtia of grade III, IV (Maxr) with autogenous rib<br />
cartilage at DHYD hospital from 3 / 2008 - 5 / 2010.<br />
Results: There were eight ears in the study group in which six ears were grade III and two ears were grade<br />
IV. No cases of pneumothorax were from harvest of rib cartilage as well as the cartilage rejection was from<br />
infectious causes of the skin pocket. Three completely surgical ears have three indexes as following: The Shape<br />
reaches about 70 percent of opposite ear; the size and the position are the same as opposite ear.<br />
Conclusion: Initial study of reconstructing microtia with autogenous rib cartilage we discovered as<br />
following: Assessing the quality of rib cartilage is important in deciding the time of surgery. Enhanced cartilage<br />
makes the grooves of the auricle deeper and more natural. Bad scar(keloid) is a disaster for reconstructing the<br />
auricle.<br />
Keywords: Microtia, anotia, auricle, autogenous rib cartilage.<br />
tai nhỏ thì tỉ lệ sinh con có dị tật này tăng hơn<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
những gia đình bình thường 15%. Thông<br />
“Tai nhỏ” là dị tật bẩm sinh của tai ngoài với<br />
thường dị tật tai nhỏ xuất hiện một bên tai (hiếm<br />
tỉ lệ trung bình khoảng 1/7000-8000 trẻ mới sinh<br />
khi cả 2 tai), tai phải thường gặp hơn tai trái và ở<br />
và tỉ lệ này có thể còn cao hơn ở người châu Á,<br />
bé trai gặp nhiều hơn bé gái(1,3).<br />
châu Mỹ Latin. Trong gia đình có người bị dị tật<br />
Dị tật tai nhỏ ngoài ảnh hưởng đến sức nghe<br />
*Đại học y dược TPHCM<br />
Tác giả liên lạc: ThS Lý Xuân Quang.<br />
<br />
Tai Mũi Họng<br />
<br />
ĐT: 0908084001.<br />
<br />
Email: lyxuanquang@yahoo.com<br />
<br />
169<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
còn tác động đến phát triển tâm lý của trẻ (mặc<br />
cảm), và đôi khi có thể khó khăn trong khi mang<br />
kính(khi có bệnh lý về mắt)…Từ 1959,<br />
Dr.Tanzer nghiên cứu về tạo hình tai nhỏ bằng<br />
sụn tự thân(6). Sau đó Dr. Brent hoàn thiện kĩ<br />
thuật tạo hình tai nhỏ qua 4 thì phẫu thuật (từ<br />
1970). Đến 1980, Dr. Nagata đưa ra kỹ thuật tạo<br />
hình tai nhỏ qua 2 thì phẫu thuật và cho đến nay<br />
có 2 kỹ thuật chính trong tạo hình tai nhỏ bằng<br />
sụn tự thân(4,5).<br />
<br />
Thì II (tạo rãnh sau tai): nâng vành tai – tạo<br />
vạt da + cơ thái dương che mặt sau vành tai.<br />
Phẫu thuật thì II sau thì I 4-6 tháng.<br />
<br />
Ở nước ta trong những năm gần đây có một<br />
số nơi bước đầu thực hiện phẫu thuật tạo hình<br />
tai nhỏ bằng sụn tự thân nhưng vẫn chưa phổ<br />
biến rộng rãi cũng như chưa có nghiên cứu, báo<br />
cáo về kết quả của phẫu thuật này.<br />
<br />
Vị trí vành tai<br />
Giới hạn trên và dưới vành tai so với cung<br />
mày và cánh mũi (và so tai đối diện), độ rộng<br />
rãnh sau tai (góc giữa ta và mặt xương chủm)<br />
(so tai đối diện).<br />
<br />
Để góp phần làm rõ hơn về kỹ thuật tạo<br />
hình tai nhỏ bằng sụn tự thân và kết quả mà kỹ<br />
thuật này mang lại chúng tôi tiến hành nghiên<br />
cứu “ Tạo hình tai nhỏ bằng sụn sườn tự thân:<br />
kỹ thuật và kết quả”.<br />
<br />
Hình dạng vành tai<br />
Các gờ và rảnh vành tai (so tai đối diện).<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu: bệnh nhân có dị dạng<br />
tai ngoài đến khám và phẫu thuật tại bệnh viện<br />
ĐHYD từ 4/2007 đến nay.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
Tuổi phẫu thuật từ 6 – 30 tuổi.<br />
Lồng ngực > 60 cm.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Sẹo lồi, sẹo xấu vùng tai dị dạng (kém đàn<br />
hồi). Dị dạng lồng ngực. Bệnh lý nhuyễn sụn.<br />
Bệnh lý nội ngoại khoa chống chỉ định<br />
phẫu thuật.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu tiền cứu mô tả hàng loạt ca.<br />
<br />
Tiến hành nghiên cứu<br />
Phẫu thuật tạo hình vành tai theo kĩ thuật<br />
Dr. Nagata có cải tiến:<br />
Thì I (tạo khung sụn vành tai – nắp tai - dái<br />
tai): lấy sụn sườn 6-9 tạo hình khung sụn vành<br />
tai hoàn chỉnh – tạo túi da – đặt khung sụn vào<br />
túi da và chuyển dái tai.<br />
<br />
170<br />
<br />
Tái khám theo dõi 1, 3, 6, 12, 24 tháng sau<br />
mổ: chụp hình, đo kích thước vành tai, rãnh sau<br />
tai, các gờ vành tai.<br />
<br />
Đánh giá kết quả<br />
Kích thước vành tai<br />
Các chỉ số đo trên vành tai (so tai đối diện).<br />
<br />
Biến chứng – di chứng phẫu thuật<br />
Lấy sụn sườn: Tràn khí màng phôi, sẹo<br />
thành ngực.<br />
Vành tai: Nhiễm trùng – đào thải sụn, sẹo lồi<br />
co rút vành tai, teo –biến dạng sụn, hoại tử - loét<br />
túi da, vạt da che khung sụn.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Bước đầu nghiên cứu phẫu thuật tạo hình “<br />
Tai nhỏ” từ 3/2008 đến 5/2010 tiếp nhận được 8<br />
trường hợp với kết quả như sau:<br />
Bảng 1: Phân bố theo giới.<br />
Giới<br />
Số bệnh nhân<br />
<br />
Nam<br />
5<br />
<br />
Nữ<br />
3<br />
<br />
Bảng 2: Phân bố theo tuổi.<br />
Tuổi<br />
Số trường hợp<br />
<br />
7 - 14<br />
5<br />
<br />
15 - 25<br />
1<br />
<br />
25 -30<br />
2<br />
<br />
Bảng 3: Tai bệnh.<br />
Tai bệnh<br />
Số trường hợp<br />
<br />
Phải<br />
4<br />
<br />
trái<br />
4<br />
<br />
Bảng 4: Phân độ tai nhỏ.<br />
Phân độ<br />
Số trường hợp<br />
<br />
Độ III(peanut ear)<br />
6<br />
<br />
Độ IV (anotia)<br />
2<br />
<br />
Bảng 5: Số lần phẫu thuật.<br />
Số lần phẫu thuật<br />
Hoàn chỉnh<br />
Chưa hoàn chỉnh<br />
<br />
Lần 1<br />
0<br />
3<br />
<br />
Lần 2<br />
3<br />
2<br />
<br />
Lần 3<br />
0<br />
<br />
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
Thời gian phẫu thuật<br />
Tổng thời gian hoàn thành phẫu thuật kéo<br />
dài trung bình là 12-14 tháng với tai nhỏ độ III<br />
(peanut ear) và 18-22 tháng đối với tai nhò độ IV<br />
(anotia).<br />
Cho đến nay 3 trường hợp được phẫu thuật<br />
hoàn chỉnh và 5 trường hợp còn chưa hoàn<br />
chỉnh các bước phẫu thuật. Tạm thời chúng tôi<br />
chỉ đánh giá kết quả về hình dạng –kích thướcvị trí vành tai trên 3 trường hợp đã phẫu thuật<br />
hoàn chỉnh và đánh giá tai biến – di chứng bước<br />
đầu phẫu thuật trên cả 8 trường hợp:<br />
Bảng 6:Kích thước vành tai (so tai đối diện).<br />
Kích thước vành<br />
tai<br />
Chiều cao<br />
Chiều ngang<br />
<br />
Tai sau chỉnh<br />
hình(mm)<br />
57<br />
34<br />
<br />
Tai đối diện(mm)<br />
53<br />
32<br />
<br />
Bảng 7: Vị trí vành tai(so tai đối diện).<br />
Vị trí vành tai<br />
Tai sau chỉnh hình<br />
Tai đối diện<br />
Cực trên/cung mày Cách cung mày 4-6 Tầm cung mày<br />
mm<br />
Cực dưới/cánh mũi<br />
Tầm cánh mũi<br />
Tầm cánh mũi<br />
Độ nghiên trước Trục ngã sau<br />
Trục ngã sau<br />
sau<br />
Độ nghiên trong 10mm<br />
20mm<br />
ngoài<br />
<br />
Bảng 8: Hình dạng vành tai(so tai đối diện).<br />
Hình dạng vành tai<br />
Rãnh gian gờ luân<br />
Hố tam giác<br />
Hố cửa tai<br />
<br />
Tai sau chỉnh hình Tai đối diện<br />
Tương đương<br />
Chuẩn<br />
Nông hơn<br />
Chuẩn<br />
Tương đương<br />
Chuẩn<br />
<br />
Bảng 9:Biến chứng.<br />
Biến chứng<br />
Tràn khí màng phổi<br />
Sẹo thành xấu ngực<br />
Sẹo xấu vành tai<br />
Nhiễm trùng - đào thải sụn<br />
<br />
Số trường hợp<br />
0<br />
1<br />
1<br />
0<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Tuổi phẫu thuật – thu hoạch sụn sườn<br />
Dị tật bẩm sinh tai nhỏ ảnh hưởng đến phát<br />
triển tâm lý của trẻ, đặc biệt là tuổi đi học trong<br />
khi phát triển vành tai của trẻ phải đến sau 6<br />
tuổi thì kích thước mới gần như người trưởng<br />
thành và một yếu tố khác đó là chất lượng sụn<br />
sườn thích hợp cho tạo hình vành tai cũng liên<br />
quan đến tuổi.<br />
<br />
Tai Mũi Họng<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Theo kỹ thuật Dr.Brent (sụn sườn 6, 7, 8 đối<br />
bên) số lượng sụn lấy ít nên ảnh hưởng đến phát<br />
triển lồng ngực là không đáng kể. Vì thế, từ 6<br />
tuổi là có thể tiến hành phẫu thuật(2).<br />
Theo kỹ thuật Dr. Nagata (toàn bộ sụn sườn<br />
5, 6, 7, 8, 9 đối bên) số lượng sụn sườn lấy nhiều<br />
nên ảnh hưởng đến phát triển của vòng ngực<br />
đặc biệt là các sụn sườn 5, 6, 7 khi lấy toàn bộ dể<br />
gây ra sẹp ngực phần thấp(dưới mũi kiếm<br />
xương ức) nên tuổi phẫu thuật muộn hơn (sau<br />
10 tuổi) và đòi hỏi vòng ngực > 60cm(4,5).<br />
Trong kỹ thuật của chúng tôi thu hoạch sụn<br />
sườn (một phần 6, 7, 8, 9 đối bên) tuổi bắt đầu<br />
phẫu thuật trong nghiên cứu chúng tôi là 7.<br />
Ngoài ra chất lượng sụn sườn quyết định trực<br />
tiếp đến sự thành công của tạo hình khung sụn<br />
(sụn sườn mỏng thì không tạo được các gờ và<br />
rãnh của vành tai cũng như khả năng teo sụn<br />
dẫn đến biến dạng vành có thể xảy ra).<br />
<br />
Cách tạo khung sụn<br />
Theo Dr.Brent dùng sụn sườn 6, 7 làm<br />
khung chính và sụn 8 làm gờ luân trong thì đầu<br />
và tạo nắp tai, hõm cửa tai bằng sùn hõm tai bên<br />
đối diện(4,5).<br />
Theo Dr.Nagata dùng sụn sườn 6,7 làm<br />
khung chính và sụn 8 làm gờ luân, sụn 9 làm gờ<br />
đối luân, sụn thừa làm nắp tai trong thì đầu và<br />
dùng sụn 5 (rạch da ngực lần 2 để lấy sụn) làm<br />
hõm cửa tai trong thì 2 (thì cuối)(4,5).<br />
Trong nghiên cứu chúng tôi dùng sụn sườn<br />
6,7 làm khung chính và sụn 8 làm gờ luân, sụn 9<br />
làm gờ đối luân, sụn thừa từ sụn 6, 7 làm sụn<br />
nắp tai và sụn hõm cửa ngay trong thì đầu. Vì<br />
dùng sụn 9 tăng cường cho gờ đối luân nên gờ<br />
và rãnh của vành tai sâu hơn và tự nhiên hơn<br />
trong kĩ thuật của Dr.Brent. Sử dụng sụn thừa<br />
(từ sụn 6, 7) làm sụn hõm cửa tai nhằm tránh mở<br />
lại ngực lấy thêm sụn 5 trong kĩ thuật của Dr.<br />
Nagata.<br />
<br />
Nâng vành tai<br />
Theo Dr.Brent nâng vành tai: dùng sụn hõm<br />
nắp tai bên đối diện và sử dụng ghép da mỏng<br />
che mặt sau tai – xương chủm(4,5).<br />
<br />
171<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Theo Dr.Nagata nâng vành tai: dùng sụn<br />
sườn 5 làm hõm nắp tai và sử dụng vạt cân cơ<br />
thái dương có cuống che mặt sau tai – xương<br />
chủm và sau đó ghép da mỏng phủ lên vạt cân<br />
cơ thái dương(4,5).<br />
Trong nghiên cứu chúng tôi nâng vành tai:<br />
vì đã tạo sụn hõm cửa tai ngay trong thì đầu nên<br />
trong thì 2 dùng vạt da + cơ thái dương có cuống<br />
để che mặt sau tai và xương chủm mà không sử<br />
dụng ghép da. Nhằm mục đích làm rãnh sau tai<br />
rộng, ngoài chống đỡ bằng sụn hõm cửa tai<br />
chúng tôi tăng cường thêm da + cơ thái dương.<br />
Ngoài ra vạt da cơ này làm tăng cường thêm<br />
giường mạch máu nuôi sụn lâu dài tránh thiểu<br />
dưỡng làm teo sụn ghép.<br />
<br />
Đánh giá chất lượng sụn sườn là quan trọng<br />
trong việc quyết định thời điểm phẫu thuật.<br />
Sụn tăng cường làm cho các rãnh ở vành tai<br />
sâu hơn và tự nhiên hơn.<br />
Sẹo xấu là một tai họa đối với tạo hình<br />
vành tai.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Bước đầu nghiên cứu phẫu thuật tạo hình tai<br />
nhỏ bằng sụn tự thân (sụn sườn) còn gặp nhiều<br />
khó khăn từ kĩ thuật lấy sụn, tạo hình khung<br />
sụn, cách đặt – cố định khung sụn cho đến các<br />
bước nâng vành tai, tạo hình dái tai…tuy số<br />
trường hợp phẫu thuật còn ít (8 trường hợp)<br />
chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau:<br />
<br />
172<br />
<br />
Bailey BJ, Johnson, JT, Newlands SD. Head and Neck Surgery<br />
– Otolaryngology, Fourth Edition. Philadelphia: Lippincott;<br />
2006:2685-700.<br />
Brent B. Microtia repair with rib cartilage grafts: a review of<br />
personal experience with 1000 cases. Clin Plast Surg 2002,<br />
29:257–271.<br />
Cummings CW, Flint PW, Harker LA, et al, editors.<br />
Otolaryngology head and neck surgery, Fourth Edition.<br />
Philadelphia: Mosby; 2004:4422–8, 4439-44.<br />
Pine HJ. Microtia Reconstruction. UTMB Department of<br />
Otolaryngology<br />
Grand<br />
Rounds,<br />
2010.<br />
<br />
http://www.utmb.edu/otoref/grnds/grndsindex.ht<br />
ml.<br />
5<br />
<br />
Shen J. (2004): Microtia Reconstruction. UTMB Department of<br />
Otolaryngology<br />
Grand<br />
Rounds,<br />
<br />
http://www.utmb.edu/otoref/grnds/grndsindex.ht<br />
ml<br />
6<br />
<br />
Tanzer R, Edgerton M, et al. Symposium on Reconstruction of<br />
the Auricle, Volume 10. St. Louis: CV Mosby; 1974:3-11, 46-57.<br />
<br />
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng<br />
<br />