BƯỚC ĐẦU THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP GRAP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY – HỌC CHƯƠNG “CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƢỢNG” – SINH HỌC 11 NÂNG CAO – THPT
lượt xem 28
download
Phương pháp Grap là một trong những phương pháp dạy học với mục đích tổ chức rèn luyện nhằm tạo những sơ đồ học tập trong tư duy của học sinh, là cơ sở để hình thành phong cách tư duy khoa học mang tính hệ thống cho học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BƯỚC ĐẦU THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP GRAP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY – HỌC CHƯƠNG “CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƢỢNG” – SINH HỌC 11 NÂNG CAO – THPT
- Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 BƢỚC ĐẦU THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG PHƢƠNG PHÁP GRAP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DẠY – HỌC CHƢƠNG “CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƢỢNG” – SINH HỌC 11 NÂNG CAO – THPT INITIAL DESIGN AND METHODS USED TO IMPROVE THE QUALITY GRAP TEACHING THE CHAPTER “METABOLIC MATTER AND ENERGY” – ADVANCED BIOLOGY 11 – HIGH SCHOOL SVTH: Trần Thị Ngọc Hương Lớp 06SS, Trường Đại học Sư phạm GVHD: ThS. Đỗ Thi Trường Khoa Sinh – Môi trường, Trường Đại học Sư phạm TÓM TẮT Phương pháp Grap là một trong những phương pháp dạy học với mục đích t ổ chức rèn luyện nhằm tạo những sơ đồ học tập trong tư duy của học sinh, là cơ sở để hình thành phong cách tư duy khoa học mang tính hệ thống cho học sinh. Đề tài này đã thiết kế được 24 Grap thuộc chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” – là tài liệu cho giáo viên và học sinh tham khảo nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. ABSTRACT Grap is a method in the teaching methods with the aim of training institutions, was created to study the diagrams in the minds of students, as a basis to help them shape the t hinking style of systematic science. This theme has designed Grap Chapter 24, “Metabolic matter and energy” – a document for teachers and students refer to improving the quality of teaching and learning. 1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Trong xu thế chung hiện nay, việc đổi mới tất cả các lĩnh vực là hết sức cần thiết. Trong đó, đổi mới giáo dục được xem là nhiệm vụ hàng đầu với mục tiêu là nâng cao chất lượng dạy và học. Để thực hiện tốt mục tiêu đề ra đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới một cách toàn diện, đặc biệt cần chú trọng đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh (HS). Qua tìm hiểu chúng tôi thấy PP Grap là PP có nhiều ứng dụng trong quá trình dạy học, tuy nhiên ở phổ thông PP Grap chưa được chú trọng trong quá trình dạy học. Sinh học 11, đặc biệt chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” là chương có nhiều kiến thức khó, phức tạp về các chức năng sinh lí. Nếu như trong quá trình dạy học, các PPDH bộ môn Sinh học đặc thù được hỗ trợ bằng PP Grap có thể giúp nâng cao chất lượng dạy học của chương.Xuất phát từ đó chúng tôi chọn đề tài: “Bước đầu thiết kế và sử dụng phương pháp Grap nhằm nâng cao chất lượng dạy - học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” - Sinh học 11 nâng cao - THPT”. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Thiết kế các Grap nhằm nâng cao chất lượng dạy học chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng”, đồng thời là tài liệu tham khảo cho GV phổ thông và sinh viên sư 511
- Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 phạm. 1.3. Nội dung nghiên cứu Hệ thống hoá cơ sở lí luận về PPDH. Nghiên cứu tình hình sử dụng các PPDH ở trường phổ thông. Phân tích mục tiêu, kiến thức cơ bản chương “Chuyển hoá vật chất và năng lượng” Thiết kế và sử dụng PP Grap phù hợp với nội dung kiến thức của chương. 2. Nội dung 2.1. Đối tượng, khách thể và phương pháp nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Thiết kế các Grap nội dung Cách sử dụng và các hình thức tổ chức dạy học theo PP Grap 2.1.2. Khách thể nghiên cứu - Học sinh lớp 11 trường THPT Thái Phiên. 2.1.3. Phương pháp nghiên cứu a. Phƣơng pháp nghiên cứu lí thuyết. b. Phƣơng pháp thiết kế và sử dụng Grap trong dạy học.Gồm có 3 giai đoạn: - Giai đoạn chuẩn bị Bước 1: Phân tích mục tiêu, kiến thức cơ bản của bài, của chương; Phân tích mối liên hệ giữa các nội dung kiến thức của một phần, các phần trong bài. Bước 2: Lựa chọn kiến thức có thể tiến hành Grap Bước 3: Lựa chọn cách sử dụng PP Grap trong bài học - Giai đoạn thiết kế Grap Bước 4: Lập Grap nội dung Bước 5: Lập Grap hoạt động. Bước 6: Kiểm tra sự phù hợp giữa Grap nội dung và Grap hoạt động. Nếu chưa phù hợp trở về giai đoạn 1. - Giai đoạn hoàn thiện Bước 7: Lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động học tập của HS Bước 8: Tiến hành quá trình dạy học c. Phƣơng pháp điều tra cơ bản. d. Phƣơng pháp thực nghiệm. - Sử dụng Grap thiết kế được dạy học bài 1, 20 thuộc chương “Chuyển hoá vật chất và năng lượng” – Sinh học 11 nâng cao, tại trường THPT Thái Phiên trên 4 lớp: 11/4, 11/6 (nhóm TN) và 11/2, 11/8 (nhóm đối chứng) e. Phƣơng pháp xử lí số liệu. - Sử dụng PP Toán thống kê trong Sinh học 512
- Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 2.2. Kết quả và biện luận 2.2.1. Kết quả điều tra về thực trạng dạy - học Sinh học ở các trường phổ thông thành phố Đà Nẵng. + Đa số các GV đã được tiếp cận với PP Grap, có chung nhận xét là PP này có hiệu quả tốt + Một số ít GV chưa nghe đến hoặc chỉ mới nghe qua, mong muốn được tiếp cận PP Grap. + GV ở các trường THPT đều rất muốn được cung cấp tài liệu về PP Grap. 2.2.2. Kết quả xác định kiến thức cơ bản và mục tiêu các bài trong chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” – Sinh học 11 (nâng cao) – THPT. Qua nghiên cứu chúng tôi đã xác định được: 47 kiến thức cơ bản, 48 mục tiêu về kiến thức, 49 mục tiêu về kỹ năng, 18 mục tiêu về thái độ của 18 bài trong chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng”– Sinh học 11 (nâng cao) – THPT. 2.2.3. Kết quả thiết kế và sử dụng phương pháp Grap trong chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng” – Sinh học 11 (nâng cao) – THPT. a. Hệ thống các Grap xây dựng đƣợc trong chƣơng “Chuyển hóa vật chất và năng lƣợng” – Sinh học 11 (nâng cao) – THPT. - Xây dựng được 24 Grap nội dung của 12 bài trong chương. b. Đề xuất cách sử dụng và các hình thức tổ chức hoạt động học tập của HS theo PP Grap đối với chƣơng “Chuyển hóa vật chất và năng lƣợng – Sinh học 11 NC – THPT. Qua nghiên cứu chúng tôi đã đề xuất cách sử dụng 24 Grap thiết kế được trong các khâu sau đây: - Kiểm tra kiến thức cũ của HS đầu tiết học - Giảng bài mới - Củng cố và đánh giá cuối tiết học - Ra bài tập về nhà cho HS - Ôn tập cuối chương, cuối phần - Kiểm tra đánh giá HS Ví dụ 1: Sử dụng Grap trong khâu giảng bài mới dạy tổ hợp kiến thức “Điều hòa lượng nước” của bài 20. GV nêu câu hỏi dẫn dắt HS tự lập Grap: - Có mấy cơ chế điều hòa khối lượng nước trong cơ thể? : Khối lượng nước trong cơ thể giảm, sẽ xuất hiện những kích thích gì? : Cơ quan tiếp nhận các kích thích? : Các thụ quan của thành mạch truyền kích thích đến bộ phận điều khiển nào? ,: Các bộ phận điều khiển sẽ kích thích cơ quan đáp ứng nào? Bằng cách nào? Kết quả đáp ứng ra sao? 513
- Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 : Khối lượng nước trong cơ thể tăng, sẽ xuất hiện những kích thích gì? ,: Các bộ phận điều khiển sẽ kích thích cơ quan đáp ứng nào? Bằng cách nào? Kết quả đáp ứng ra sao? - Kết quả lập được như Grap hình bên. Ví dụ 1: Sử dụng Grap trong khâu củng cố bài 20: Cân bằng nội môi. - GV: cho Grap cân bằng nội môi ở dạng điền khuyết: - GV nêu câu hỏi gợi ý cho HS hoàn thành. - : Để đảm bảo cân bằng nội môi có những cơ chế điều hòa chủ yếu nào? - : Kể tên các cơ quan, hệ cơ quan tham gia tham gia trong các cơ chế điều hòa đó. - 11: Vai trò của các cơ quan, hệ cơ quan trong các cơ chế điều hòa? - GV nêu đáp án: hình Grap ở dưới. 514
- Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 2.2.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm và biện luận. a. Phân tích kết quả về mặt định lƣợng. Bảng 2.1. So sánh định lượng kết quả nhóm TN và nhóm ĐC qua các lần kiểm tra Lần KT Phương án Số bài S Cv% dTN-ĐC td m X 106 7.07 0.16 1.68 23.76 TN 1 0.9 3.8 ĐC 104 6.17 0.17 1.75 28.36 106 7.23 0.17 1.71 23.65 TN 2 0.93 4.09 ĐC 104 6.3 0.18 1.83 29.05 Tổng 212 7.15 0.12 1.70 23.78 TN 0.91 5.35 hợp ĐC 208 6.24 0.12 1.79 28.69 Qua bảng số liệu thống kê ở bảng 3.5 cho thấy: - Điểm TBC của TN > ĐC, dTN - ĐC >0 kết quả lĩnh hội kiến thức của lớp TN luôn cao hơn lớp ĐC. - S, Cv% của lớp TN < ĐC hiệu quả vững chắc và tính ổn định của PP - td > tα (= 1.94) kết quả lĩnh hội kiến thức của nhóm TN cao hơn ĐC là đáng tin cậy. Bảng 2.2. Phân phối tần số và tần suất cộng dồn (CD) kết quả 2 lần KT Điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Phương án Tần số 0 3 4 6 22 35 44 46 43 9 Tần suất TN 0 0.014 0.019 0.028 0.104 0.165 0.208 0.217 0.203 0.042 CD Tần số 0 7 9 15 38 46 40 31 18 4 ĐC Tần suất 0 0.034 0.043 0.072 0.183 0.221 0.192 0.149 0.087 0.019 CD - Nhận xét: Qua bảng 2.2 và đồ thị 2.1 cho thấy: Từ điểm 2 - 6, lớp ĐC có đồ thị cao hơn lớp TN, nhưng từ điểm 7 trở đi thì đồ thị lớp TN cao hơn lớp ĐC, đặc biệt là ở điểm 8; 9. Kết quả này chứng tỏ lớp TN luôn đạt kết quả cao hơn ĐC. Đồ thị 2.1. Biểu diễn kết quả phân phối tần suất theo điểm số của 2 lần kiểm tra 515
- Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 Bảng 2.3. Phân phối tần suất theo xếp loại trình độ HS qua 2 lần kiểm tra Lần KT Lớp Số bài Yếu, kém (%) Giỏi (%) Trung bình (%) Khá (%) 106 5.66 28.30 44.34 21.70 TN 1 ĐC 104 15.38 41.35 33.65 9.62 106 6.60 25.47 40.57 27.36 TN 2 ĐC 104 14.42 39.42 34.62 11.54 212 6.13 26.89 42.45 24.53 TN 1+2 ĐC 208 14.90 40.39 34.13 10.58 - Nhận xét: Qua bảng 2.3 và đồ thị 2.2 cho thấy, tỉ lệ % điểm khá, giỏi nhóm TN luôn có tỉ lệ cao hơn lớp ĐC đặc biệt là tỉ lệ % điểm giỏi. Chứng tỏ khả ăng lĩnh hội kiến thức của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC. Đồ thị 2.2. Biểu diễn kết quả phân phối tần suất theo xếp loại trình độ HS qua 2 bài kiểm tra b. Phân tích kết quả về mặt định lƣợng. - Lớp ĐC: HS ít phát biểu, ít hứng thú trong tiết học. Trả lời các câu hỏi trong bài kiểm tra còn lan man, lúng túng. Khả năng khái quát, hệ thống kiến thức của HS chưa cao. - Lớp TN: tiết học sôi nổi hơn, HS hệ thống hóa kiến thức tốt hơn. Trong giờ kiểm tra HS trả lời nhanh, ngắn gọn và súc tích các câu hỏi. Điều này chứng tỏ chất lượng bài dạy được nâng cao. 3. Kết luận. Qua quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi thu được các kết quả sau: Hệ thống hóa được cơ sở lý luận của việc thiết kế và sử dụng PP Grap Điều tra sơ bộ tình hình sử dụng các PPDH trong đó có PP Grap đối với môn Sinh học. Đã xác định được nội dung các kiến thức cơ bản và mục tiêu của chương “Chuyển hoá vật chất và năng lượng” – Sinh học 11 NC Chúng tôi đã xây dựng được 24 Grap nội dung Đề xuất một số biện pháp sử dụng và hình thức tổ chức hoạt động học tập theo PP Grap. Thiết kế được 2 giáo án mẫu (bài 1, bài 20) Chứng minh tính hiệu quả của việc sử dụng PP Grap. 516
- Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] TS. Nguyễn Phúc Chỉnh (2005), Phương pháp Grap trong dạy học Sinh học, NXB Giáo Dục. [2] Nguyễn Thị Nguyệt (2005), Giáo dục học II, Đà Nẵng. [3] Đỗ Thị Trường (2007), Chuyên đề tổ chức hoạt động học tập trong dạy học Sinh học ở trường trung học phổ thông, Đà Nẵng. [4] Đỗ Thị Trường (2008), Bài giảng lý luận dạy học Sinh học – phần đại cương, Đà Nẵng. [5] Đỗ Thị Trường (2009), Chuyên đề phát triển các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học Sinh học ở trường THPT, Đà Nẵng. 517
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp "Nghiên cứu và thiết kế hệ thống VoIPv6"
84 p | 292 | 152
-
Đồ án môn học " Kiểm tra hồ sơ thiết kế và thiết bị PCCC cho Trụ sở làm việc - Công ty TNHH Đầu tư T&M TRANS Huế theo các yêu cầu kỹ thuật của quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng "
29 p | 353 | 86
-
Bài tập lớn Phân tích thiết kế hệ thống thông tin: Quản lý nhân sự trường cấp II
28 p | 982 | 85
-
Đề tài: Thiết kế mạch quang báo
31 p | 280 | 73
-
Báo cáo bài tập lớn: Thiết kế mạch điều khiển thang máy bằng vi điều khiển AVR
28 p | 332 | 67
-
Luận văn: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MẠCH ĐIỀU KHIỂN TỪ XA THIẾT BỊ ĐIỆN THÔNG QUA ĐƯỜNG DÂY ĐIỆN THOẠI CỐ ĐỊNH
99 p | 165 | 66
-
Luận văn: Ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế bài giảng Địa lí lớp 11 Trung học phổ thông
125 p | 258 | 66
-
Đồ án tốt nghiệp - Phân tích thiết kế hệ thống - Hệ thống trợ giúp quản lý HS-SV
23 p | 180 | 61
-
Luận văn Đánh giá điều kiện ĐCCT dự án đầu tư xây dựng công trình tuyến N2, đoạn Km 94+210 đến Km 96+363 Tân Thạnh, Mỹ An, Đồng Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp ở giai đoạn TKKT. Thiết kế khảo sát ĐCCT cho giai đoạn thiết kế thi công đoạn tuyến trên với thời gian 3 tháng
116 p | 143 | 42
-
Đồ án tốt nghiệp đề tài: Xây dựng chương trình quản lý nhân sự Khoa Công nghệ thông tin
85 p | 177 | 36
-
Ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế bài giảng Địa lí lớp 11 Trung học phổ thông
125 p | 139 | 26
-
Đồ án tốt nghiệp - Phân tích thiết kế hệ thống - PHẦN MỀM DẠY HỌC NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH C#
46 p | 114 | 23
-
Bài thảo luận Phân tích thiết kế hệ thống thông tin: Phát triển (phần mềm) cho một hệ thống thông tin Quản lý nhân sự
60 p | 70 | 23
-
Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy Plasma cỡ lớn 9mx20 m phục vụ chương trình đóng tàu
164 p | 93 | 22
-
Luận văn: Thiết kế tiến trình hoạt động dạy học các kiến thức phần “Sự chuyển thể của các chất ” (SGK Vật lí 10 cơ bản) theo hƣớng phát huy tính tích cực, tự lực nhận thức của học sinh
149 p | 89 | 20
-
Đồ án tốt nghiệp ngành Kỹ thuật công trình giao thông: Thiết kế nhà ga phân bố sâu Thị Nghè (tại vị trí đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, thuộc tuyến Đường Sắt đô thị thành phố Hồ Chí Minh số 3B)
128 p | 32 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thiết kế một số bài giảng và bước đầu xây dựng tài liệu hỗ trợ cho phần Quang hình học
168 p | 69 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn