Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 6 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
BƯỚU TỤY Ở TRẺ EM<br />
Đinh Việt Hưng*, Vũ Minh Trường*, Phan Ngọc Duy Cần*, Nguyễn Hữu Dũng*, Đào Trung Hiếu*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm lâm sàng và phương pháp điều trị bướu tụy ở trẻ em.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Từ tháng 7/2009 tới 7/2014, tất cả các trường hợp bướu tụy phẫu thuật tại<br />
bệnh viện Nhi Đồng 1 được hồi cứu.<br />
Kết quả: Có 15 bệnh nhi gồm 2 nam và 13 nữ, tuổi từ 4 -164 tháng. Trong đó có 11 trường hợp bướu tụy<br />
dạng giả nhú và đặc, 3 trường hợp bướu nguyên bào sợi cơ viêm và một Lymphoma.<br />
Kết luận: Bướu tụy ở trẻ em là bệnh lý rất hiếm gặp. Bướu tụy dạng giả nhú và đặc và bướu nguyên bào<br />
sợi cơ viêm là hai dạng thường gặp nhất với điều trị phẫu thuật là phương pháp điều trị được lựa chọn.<br />
Từ khóa: Bướu tụy, u biểu mô dạng nhú và đặc, bướu giả nhú và đặc,bướu nguyên bào sợi cơ viêm.<br />
<br />
ABTRACT<br />
PANCREATIC TUMOR IN CHILDREN<br />
Dinh Viet Hung, Vu Minh Truong, Phan Ngoc Duy Can,Nguyen Huu Dung, Dao Trung Hieu<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 6 - 2014: 118 - 121<br />
Objective: To study the clinical feature and surgical treatment of pancreatic tumor in children.<br />
Methods: We conducted a retrospective review of all cases operated in Children Hospital 1 between july<br />
2009 and july 2014.<br />
Results: There were 15 cases, 2 boys and 13 girls from 4 to 164 months old. One was lymphoma, 3 cases of<br />
inflammatory myofibroblastic tumor and 11 cases of Solid Pseudopapillary tumor.<br />
Conclusions: Pediatric pancreatic tumor tumor is very rare. The two main kind is solid – pseudopapillary<br />
tumor and inplammatory myofibroblastic tumor. Operation is the treatment of choice.<br />
Key words: Pancreatic tumor, whipple, Frantz’s tumor, solid pseudopapillary tumor of the pancrease,<br />
inflammatory myofiroblastic tumor.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
<br />
Bướu tụy ở trẻ em là bệnh lý rất hiếm gặp,<br />
chỉ chiếm tỉ lệ khoảng 0,2% ung thư ở trẻ em so<br />
với 3% ở người lớn(6). Cũng vì vậy mà sự hiểu<br />
biết về đặc điểm lâm sàng cũng như phương<br />
pháp điều trị còn bị giới hạn.<br />
<br />
Khảo sát các đặc điểm lâm sàng và phương<br />
pháp điều trị bướu tụy ở trẻ em.<br />
<br />
Khác với ở người lớn, nhiều trường hợp<br />
bướu tụy trẻ em được điều trị gần đây đã cho<br />
thấy sự khác biệt về tiên lượng mà sự hồi phục<br />
hoàn toàn có thể đạt được chỉ với phẫu thuật(1,13).<br />
Hiểu biết rõ về biểu hiện lâm sàng cũng như<br />
bản chất của bướu tụy ở trẻ em sẽ giúp ích cho<br />
việc điều trị mà vốn được cho là phức tạp, dễ có<br />
biến chứng.<br />
<br />
* Bệnh viện Nhi Đồng 1.<br />
Tác giả liên lạc: Ths Bs Đinh Việt Hưng<br />
<br />
118<br />
<br />
ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
Chúng tôi tiến hành hồi cứu tất cả các trường<br />
hợp bướu tụy phẫu thuật tại bệnh viện Nhi<br />
Đồng 1 trong thời gian từ tháng 7/2009 tới<br />
7/2014. Các số liệu được thu thập qua hồ sơ lưu<br />
trữ và xử lý bằng phần mềm SPSS 18. Các<br />
trường hợp không có hồ sơ lưu trữ hoặc kết quả<br />
giải phẫu bệnh được loại trừ.<br />
<br />
ĐT: 0919655982<br />
<br />
Email: viethungcaisan@gmail.com<br />
<br />
Y Học TP.Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 6 * 2014<br />
KẾT QUẢ<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Kết quả giải phẫu bệnh cho thấy bướu biểu<br />
mô tụy dạng giả nhú và đặc chiếm đa số, kế đến<br />
là u nguyên bào sợi cơ viêm chiếm và<br />
lymphoma.<br />
<br />
60%<br />
50%<br />
Đau<br />
bụng<br />
<br />
40%<br />
30%<br />
<br />
Khối u<br />
thượng<br />
vị<br />
<br />
20%<br />
10%<br />
0%<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Bướu tụy là bệnh lý nguy hiểm và có tiên<br />
lượng rất xấu ở người lớn. Ung thư tụy đứng<br />
thứ 7 trong các loại ung thư hay gặp ở Mỹ và<br />
đứng thứ 4 về số ca tử vong(1). Tuy nhiên ở trẻ<br />
em có nhiều điểm khác biệt rất lớn so với u tụy ở<br />
người lớn về đặc điểm lâm sàng, phương pháp<br />
điều trị và tiên lượng(1,4).<br />
<br />
Hình 1: Biểu hiện lâm sàng.<br />
Bướu<br />
nguyên<br />
bào sợi<br />
cơ viêm<br />
20%<br />
<br />
Lympho<br />
ma<br />
7%<br />
<br />
Bướu<br />
tụy giả<br />
nhú và<br />
đặc<br />
73%<br />
<br />
A<br />
<br />
Hình 2: Kết quả giải phẫu bệnh.<br />
Trong 5 năm chúng tôi có 15 trường hợp<br />
bướu tụy được phẫu thuật. Tỉ lệ nam nữ là 1:6.5.<br />
Tuổi trung bình lúc chẩn đoán 07,27 tháng, nhỏ<br />
nhất 4 tháng, lớn nhất 164 tháng.<br />
<br />
B<br />
<br />
Đa số các bệnh nhi đi khám vì dấu hiệu đau<br />
bụng, các lý do khác bao gồm: sờ thấy khối u<br />
vùng thượng vị, vàng da niêm hoặc tình cờ được<br />
phát hiện khi siêu âm bụng.<br />
Vị trí xuất phát của bướu gồm: đầu tụy<br />
(40%), thân tụy(20%), đuôi tụy (6,7%), thân và<br />
đuôi tụy (33,3%). Kích thước bướu trung bình là<br />
7,51 cm (nhỏ nhất 3 cm, lớn nhất 14 cm).<br />
Điều trị phẫu thuật bao gồm: phẫu thuật<br />
whipple (33,3%), cắt bướu kèm đuôi tụy hoặc<br />
thân và đuôi tụy (33,3%), cắt bướu(13,3%), sinh<br />
thiết (20%).<br />
<br />
C<br />
Hình 1: A: Khối u đầu tụy trên phim CT; B,C: khối tá<br />
tụy sau khi cắt (phẫu thuật whipple). (Bệnh nhi Phạm<br />
Tấn P, 83 tháng, giải phẫu bệnh: bướu tụy dạng giả<br />
nhú và đặc.)<br />
<br />
119<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Về lâm sàng, biểu hiện của bướu tụy trẻ em<br />
tương đối nghèo nàn. Nghiên cứu của chúng tôi<br />
cho thấy đa số bệnh nhi đi khám vì dấu hiệu đau<br />
bụng vùng thượng vị, hoặc vô tình sờ thấy một<br />
khối u. Hiếm khi gặp triệu chứng vàng da dù u<br />
xuất phát từ đầu tụy. Do vậy rất khó để phát<br />
hiện sớm u tụy ở trẻ em, thường là phát hiện khi<br />
u đã có kích thước khá lớn, kích thước bướu<br />
trung bình của chúng tôi là 7,51 cm (nhỏ nhất 3<br />
cm, lớn nhất 14 cm).<br />
Do biểu hiện lâm sàng nghèo nàn, các<br />
phương tiện chẩn đoán hình ảnh có một vai trò<br />
quan trọng trong việc phát hiện bướu tụy. Siêu<br />
âm là phương tiện đầu tay để tầm soát và định<br />
bệnh, với đặc điểm ít hại, rẻ tiền và dễ thực hiện.<br />
Chụp cắt lớp điện toán có vai trò quan trọng<br />
giúp đánh giá vị trí, kích thước của bướu và các<br />
mốc giải phẫu mà đặc biệt là các mạch máu và<br />
điều này quyết định khả năng thực hiện cũng<br />
như phương pháp phẫu thuật.<br />
Về phân loại, chúng tôi thấy bướu tụy dạng<br />
nhú và đặc chiếm đa số (73,7%) ít gặp hơn là<br />
bướu nguyên bào sợi cơ viêm (20%) và<br />
lymphoma. Chúng tôi không gặp trường hợp<br />
bướu nguyên bào tụy nào. Cũng như nhiều tác<br />
giả khác, bướu tụy dạng nhú và đặc là dạng<br />
bướu thường gặp nhất của bướu tụy trẻ em(4,6).<br />
Bướu biểu mô dạng nhú và đặc (solid<br />
papillary epithelial neoplasm) hay bướu tụy giả<br />
nhú và đặc (ICD: solid pseudopapillary<br />
neoplasm), (các tên gọi khác: solid cystic tumour,<br />
papillary cystic tumour, Frantz’s tumor) thuộc<br />
nhóm u tụy ngoại tiết (chỉ chiếm khoảng 1-2 %<br />
số ca u tụy ngoại tiết ),hay gặp ở nữ, nó có thể<br />
xuất hiện ở mọi vị trí của tụy. Triệu chứng lâm<br />
sàng nghèo nàn, tương tự như các u tụy trẻ em<br />
khác. Các marker sinh học ung thư (AFP, CEA,<br />
CA19-9) thường cho kết quả trong giá trị bình<br />
thường. Hiện nay nó được xếp vào nhóm bướu<br />
có độ ác thấp, có tiến triển chậm và được điều trị<br />
chủ yếu với phẫu thuật. mặc dù có thể có di căn<br />
và tái phát nhưng do có đặc điểm tiến triển<br />
chậm bệnh nhi vẫn có thể có tiên lương sống lâu<br />
dài với phẫu thuật cắt các thương tổn tái phát<br />
<br />
120<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 6 * 2014<br />
hoặc di căn. Về hóa trị, các nghiên cứu gần đây<br />
ghi nhận bướu tụy dạng nhú và đặc có thể đáp<br />
ứng với gemcitabine, epirubicin, docetaxel,<br />
paclitaxel, mitomycin C và đặc biệt là cisplatin<br />
và 5-FU.<br />
Bướu nguyên bào sợi cơ viêm ở tụy được coi<br />
là một thương tổn đặc lành tính tuy vậy có tác<br />
giả cho rằng nên được xếp vào loại bướu giáp<br />
biên do có khả năng tái phát và di căn. Về điều<br />
trị, phẫu thuật vẫn được coi là phương pháp chủ<br />
yếu với khả năng hồi phục hoàn toàn. Báo cáo<br />
của Haitham về đáp ứng của bướu với corticoid<br />
mở ra triển vọng cho những trường hợp bướu<br />
bao bọc các cấu trúc quan trong không thể phẫu<br />
thuật.<br />
Phẫu thuật cắt bướu kèm theo cắt một phần<br />
của tụy hoặc các cơ quan bị xâm nhập đôi khi là<br />
các di căn là phương pháp điều trị được chọn<br />
lựa và thường cho kết quả tốt đối với u tụy trẻ<br />
em(7,8,9,5) .Tuy vậy, phẫu thuật vào vùng tá tụy<br />
là một phẫu thuật khó khăn và nhiều biến<br />
chứng, đòi hỏi nắm vững về các mốc giải phẫu<br />
và đánh giá chính xác giới hạn của bướu.<br />
Nghiên cứu của chúng tôi có một trường hợp có<br />
biến chứng hẹp miệng nối mật ruột sau mổ<br />
nhưng tự hội phục, có thể do sự phù nề vùng<br />
miệng nối. Chúng tôi chưa ghi nhận biến chứng<br />
dò miệng nối tụy ruột, việc sử dụng sandostatin<br />
trong giai đoạn hậu phẫu có thể giúp ích trong<br />
sự lành miệng nối tụy ruột.<br />
Một vấn đề cần lưu ý khác là việc phân biệt<br />
giữa một u tụy và khối mô viêm của tụy vốn có<br />
các dấu hiệu tương tự trên lâm sàng và các<br />
phương tiện chẩn đoán hình ảnh.<br />
Ngay cả sinh thiết lạnh đôi khi cũng không<br />
hoàn toàn xác định được (âm tính giả 12,5% ,<br />
không xác định 35%)(6). Đánh giá kỹ lưỡng các<br />
đặc điểm của sang thương trong phẫu thuật và<br />
kinh nghiệm lâm sàng có vai trò quan trọng<br />
trong quyết định hướng điều trị. Đôi khi cần tiến<br />
hành sinh thiết trước khi thực hiện phẫu thuật<br />
triệt để, nhưng cũng cần lưu ý rằng một sang<br />
thương viêm tụy mãn có biến chứng chèn ép gây<br />
tắc mật tụy vẫn có chỉ định phẫu thuật.<br />
<br />
Y Học TP.Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 6 * 2014<br />
KẾT LUẬN<br />
Bướu tụy trẻ em là một bệnh lý hiếm gặp , có<br />
nhiều điểm khác biệt so với ở người lớn về lâm<br />
sàng , giải phẫu bệnh và có tiên lượng tốt hơn.<br />
Bướu tụy dạng giả nhú-đặc và bướu nguyên<br />
bào sợi cơ viêm là hai dạng phổ biến nhất với<br />
điều trị phẫu thuật là phương pháp điều trị<br />
được lựa chọn.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
Bệnh nhi cần được theo dõi lâu dài do có khả<br />
năng tái phát chậm.<br />
<br />
10.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
11.<br />
<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
Charles BP, Alberto SP (2002). Management of infrequent<br />
cancers of childhood. Principles and practice of pediatric<br />
oncology, fourth editon, pp 1091-1113.<br />
David CY, Harry K, et al (2009). Children pancreatic tumors: a<br />
single institution experience. Journal of Pediatric surgery, Vol<br />
44, pp 2267-2272.<br />
Haitham D, Cheryl K, et al (2009). Inflammatory<br />
myofibroblastic tumor of the pancreas: a case report of 2<br />
pediatric cases- steroids or surgery?. Journal of Pediatric<br />
surgery, Vol 44, pp 1839-1841.<br />
Hồ Trần Bản, Vũ Trường Nhân, et al (2010). U đầu tụy ở trẻ<br />
em. Tạp chí y học Tp HCM, Tập 14, phụ bản 4, tr 734-738.<br />
Jaksic T, Yaman M, Thorner P, et al (1992): A 20-Year Review<br />
of Pediatric Pancreatic Tumors. Journal of Pediatric surgery,<br />
Vol 27, No 10 (October),: pp 1315-1317.<br />
Jinyoung P, James CYD, James BA (2006). Management of<br />
children with pancreatic head mass. Journal of Pediatric<br />
surgery, Vol 41, pp E1-E4.<br />
<br />
12.<br />
<br />
13.<br />
<br />
Julie K, David BW, Steven S (2009). Downsizing to resectabilty<br />
of a large solid and cystic papillary tumor of the pancreas by<br />
single agent chemotherapy. Journal of Pediatric surgery, Vol<br />
44, pp E23-E25.<br />
Kasper SW, Craig A, et al (1998). Papillary Cystic Neoplasm<br />
of the Pancreas:A Report of Three Pediatric Cases and<br />
Literature Review. Journal of F’ecfiatric Surgery, Vol33, No 6<br />
(June), pp 842-845.<br />
Klöppel R, Hruban J, Lüttges et al. Solid-pseudopapillary<br />
neoplasm. In: Stanley R. HamiltonLauri A. Aaltonen: World<br />
Health Organization Classification of Tumours, Pathology<br />
and Genetics ofTumours of the Digestive System. pp 246-248.<br />
Machiel VDA, Paola A, et al (2012). Malignant pancreatic<br />
tumors in children: a single-institution series. Journal of<br />
Pediatric surgery, Vol 47,: pp 681-687.<br />
Minoru H, Noriji N, et al (1995). Frantz’s tumor (solid and<br />
cystic tumor of the pancrease) With liver metastasis:<br />
successful treatment and long term follow up. Journal of<br />
Pediatric surgery, Vol 30, pp 724-726.<br />
Pietro S, Giovanni C, et al (2010). Management of unresectable<br />
solid papillary cystic tumor of the pancreas. A case report and<br />
literature review. Journal of Pediatric surgery, Vol 45, pp E1E6.<br />
Traian D, Oana S, et al (2011). Central pancreatectomy for<br />
pancreablastoma in a 16 year old girl. Journal of Pediatric<br />
surgery, Vol 46, pp E17-E21.<br />
<br />
Ngày nhận bài báo<br />
Ngày phản biệnđánh giá bài báo<br />
2014.<br />
Ngày bài báo được đăng<br />
<br />
05-10-2014.<br />
10-1014-11-2014.<br />
<br />
121<br />
<br />