intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cá chép - Vị thuốc lợi tiểu, thông sữa

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

106
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cá chép - Vị thuốc lợi tiểu, thông sữa Cá chép sinh trưởng ở ao hồ, sông ngòi, cá chép có thể mua được ở khắp các chợ, nó là một thực phẩm phổ biến, thường gặp. Tác dụng phổ biến của nó là bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, nó còn chữa được ho, bệnh méo miệng, lở loét. Một số phương thuốc món ăn được chế từ cá chép có thể chữa được nhiều bệnh ở phụ nữ. Tác dụng thông sữa: 1 con cá chép đánh vẩy, bỏ ruột, rửa sạch, cho vào nồi cùng 15g đẳng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cá chép - Vị thuốc lợi tiểu, thông sữa

  1. Cá chép - Vị thuốc lợi tiểu, thông sữa Cá chép sinh trưởng ở ao hồ, sông ngòi, cá chép có thể mua được ở khắp các chợ, nó là một thực phẩm phổ biến, thường gặp. Tác dụng phổ biến của nó là bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, nó còn chữa được ho, bệnh méo miệng, lở loét. Một số phương thuốc món ăn được chế từ cá chép có thể chữa được nhiều bệnh ở phụ nữ. Tác dụng thông sữa: 1 con cá chép đánh vẩy, bỏ ruột, rửa sạch, cho vào nồi cùng 15g đẳng sâm, 50g hoàng kỳ, đổ đủ nước rồi hầm nhỏ lửa trong 1 giờ đồng hồ, sau đó thêm gia vị là ăn được, ăn cá uống canh. Món ăn này thích hợp với những người khí huyết hao tổn sau khi đẻ, tỳ vị hư yếu, không đủ sữa, mỗi ngày uống 1 thang, liền trong 7 ngày. Tác dụng an thai: 1 con cá chép tươi khoảng 500g, đánh vẩy, bỏ ruột, rửa sạch, cho vào nước luộc thành canh. Lấy 30g củ gai sắc lấy nước. Lấy 60g gạo nếp, vo sạch, đổ vào nồi, đổ nước canh cá, nước sắc củ gai vào rồi ninh thành cháo. Ăn nóng vào buổi sáng và buổi chiều có thể ăn kèm với cá. Cá chép giúp an thai, củ gai là loại thuốc thông dụng chữa động thai, hai thứ này kết hợp có công hiệu bảo dưỡng thai khí, giữ yên vị trí của thai, là một phương thuốc chữa động thai. Nếu tỳ thận hư yếu, thai không ổn định có thể dùng cá chép, phối hợp với a giao nấu thành canh ăn. Cách làm: 1 con cá chép tươi khoảng 500g, đánh vẩy, bỏ ruột rửa sạch, 12g a giao rang qua, 60g gạo nếp. Tất cả cho vào nồi, đổ nước vào, thêm hành, gừng, vỏ quýt, gia vị, nấu thành canh, chia làm hai, lần ăn liền trong 7 ngày. Chữa phù thũng khi mang thai: Sau khi mang thai, cùng với sự lớn lên của thai nhi, thai nhi sẽ ép vào các bộ phận của cơ thể, gây ra hiện tượng phù chi dưới thậm chí phù toàn thân, đó chính là phù khi mang thai. Lúc này không nên hoạt động mạnh, có thể dùng cá chép để bổ hư, lợi tiểu tiêu phù. Cách làm: Lấy 1 con cá chép khoảng 500g, rửa sạch bỏ vẩy và ruột, cho vào chảo rán vàng cả hai mặt, đổ vừa nước hầm nhỏ lửa, cho thêm 500ml sữa bò, gừng, hành không cho muối. Hầm cho đến khi nước đặc lại, cá chín nhừ là được. Ăn cá uống nước.
  2. Cá chép còn có tác dụng chữa phù thũng người già: Trong cuốn Thần nông bản thảo kinh có ghi cá chép có tác dụng lợi tiểu tiêu phù. Nó có vị ngọt, tính bình, đồng thời với lợi tiểu tiện còn giúp bổ tỳ vị, rất thích hợp với người tuổi già sức yếu, tỳ vị hư tổn dẫn đến phù thũng trướng bụng. Trong gia đình để chữa sức yếu phù thũng có thể dùng 50g đậu đỏ, cho nước vào luộc chín sau đó cho một con cá chép độ 500g đã làm sạch vào, đun tiếp cho cá chín, ăn cá, ăn đậu, uống canh. Những người phù thũng, viêm thận mạn tính, báng bụng xơ cứng gan đều có thể ăn được. Cá chép với tác dụng bổ máu: Cách làm: 1 con cá chép độ 500g, đánh vẩy, bỏ ruột rửa sạch, cho vào bát to. Sau đó cho tiếp vào bát 15g cùi long nhãn, 15g hoài sơn dược, 15g cẩu kỷ tử, 4 quả táo đỏ, một chút đường đỏ, rượu vang rồi đậy lại, cho lên hầm cách thủy khoảng 3 tiếng đồng hồ là được. Cá chép vị ngon, nhiều chất dinh dưỡng, chứa nhiều axit amin, protein, mỡ, vitamin PP, A, B1, B2, canxi, phospho, sắt... có tác dụng làm khỏe não. Phối hợp với táo đỏ, sơn dược là những thực phẩm bổ tỳ vị, long nhãn dưỡng tâm bổ máu, cẩu kỷ tử bổ thận ích tinh, đường đỏ và rượu vang thì khử tanh và giúp cho thuốc phát huy tác dụng bổ dưỡng. Những người mất ngủ hay quên chóng mặt mệt mỏi do suy nghĩ quá nhiều, lao động quá sức làm thương tổn tâm tỳ nên ăn món này thường xuyên. Canh cá chép có tác dụng làm hạ cholesterol máu: Cách làm: 10g hà thủ ô sắc lấy nước, 1 con cá chép khoảng 250g mổ bỏ nội tạng, không đánh vảy, rửa sạch cho vào nồi nước sắc hà thủ ô, đun lên cho đến khi cá chín, cho thêm bột hoa tiêu, gia vị là dùng được. Hà thủ ô là thuốc bồi bổ gan thận, dưỡng máu, ích tinh, thường được dùng với những người đau đầu chóng mặt, mất ngủ, lưng gối đau mỏi, râu tóc bạc sớm, trí nhớ giảm sút. Trong cá chép có lượng chất dinh dưỡng phong phú, có khả năng kiện tỳ lợi tiểu. Hà thủ ô ninh lên cùng với cá chép làm canh có công hiệu bồi bổ gan thận, kiện tỳ lợi tiểu, hạ lượng mỡ trong máu, rất thích hợp với những người lưng gối đau mỏi, tinh thần mệt mỏi, chóng mặt hay quên, ăn được ít, mắc bệnh béo phì và có lượng mỡ trong máu cao. Tỳ vị hư yếu, ăn uống không ngon có thể luộc cá chép lên ăn, nếu thấy lạnh bụng ăn không hợp thì có thể luộc cá chép lẫn hồ tiêu và gừng.
  3. Những người không đủ sữa, khí huyết hư tổn sau khi đẻ có thể dùng 1 con cá chép, 15g đẳng sâm, 50g hoàng kỳ đun lên ăn, mỗi ngày một thang. Những người ho, khò khè có thể lấy 1 đầu cá chép ninh cùng với gừng, tỏi, dấm để ăn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
20=>2