Cá miệng tròn
lượt xem 68
download
Đặc điểm chung lớp cá miệng tròn Lớp cá Miệng tròn có 2 phân lớp là phân lớp cá Bám (Petromyzones) và phân lớp cá Mixin (Mixini), thích nghi với đời sống ký sinh ở các mức độ khác nhau. Lớp này có các đặc điểm chung như sau
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cá miệng tròn
- Cá miệng tròn Đặc điểm chung lớp cá miệng tròn Lớp cá Miệng tròn có 2 phân lớp là phân lớp cá Bám (Petromyzones) và phân lớp cá Mixin (Mixini), thích nghi với đời sống ký sinh ở các mức độ khác nhau. Lớp này có các đặc điểm chung như sau: - Cơ thể không có vây chẵn, chỉ có vây lẻ
- - Bộ xương là sụn và mô liên kết. Dây sống có mặt, cột sống chưa hình thành các đốt sống. hộp sọ chưa hoàn chỉnh, nóc sọ chưa kín - Não bộ còn nguyên thủy: Tiểu não chưa tách khỏi hành tuỷ, các phần não xếp trên một mặt phẳng, chưa chồng lên nhau - Chỉ có 1 lỗ mũi, một đôi ống bán khuyên (cá Mixin) hay 2 đôi (cá Bám) - Hệ tiêu hoá còn đơn giản: Chưa có dạ dày, ruột có hay chưa có nếp xoắn ốc. - Cơ quan hô hấp là 7 đôi túi mang (cá Bám) hay nhiều hơn (cá Mixin), túi mang có nguồn gốc nội bì. - Tim 2 ngăn: một tâm nhĩ và 1 tâm thất. Các cung động mạch chỉ có ở vùng mang.
- - Hệ bài tiết là trung thận. Ở cá Mixin còn có tiền thận hoạt động. - Đơn tính, thụ tinh ngoài, phát triển qua ấu trùng ammoxetet (ammocoetes). Nguồn gốc và tiến hoá của cá Miệng tròn Hoá thạch gần với cá miệng tròn còn chưa được biết. Tuy nhiên người ta đã tìm thấy một số hoá thạch có liên quan vào kỷ Silua và Đêvon, đặc biệt là hoá thạch của Cephalaspis và các loài gần nó. Đây là các động vật không lớn, cơ thể dẹp theo hướng lưng bụng, miệng ở mặt
- bụng, mắt ở mặt lưng. Như vậy chúng thuộc nhóm không hàm và chuyên hoá với đời sống ở đáy. Vào kỷ Cambri, động vật Có xương sống dạng cổ nhất đã phân hoá thành 2 nhóm là cá Không hàm và cá Có hàm. Tất cả các nhóm động vật Có xương sống tiếp theo đều bắt nguồn từ một trong 2 nhánh đó. Di tích hoá thạch của động vật Có xương sống cổ xưa nhất được tìm thấy ở địa tầng kỷ Ôđôvic, cách đây khoảng 500 triệu năm. Những con vật này có hình dạng giống cá, thân phủ giáp xương, không có hàm, không có vây chẵn, một lỗ mũi, tai có 2 vành bán khuyên, bộ xương tạng không phân đốt. các loài cá này hợp thành nhóm cá Có giáp (Ostracodermi). Tất cả cá Có giáp sống ở biển, hoạt động kém vì thiếu vây chẵn,
- chúng chỉ sống ở đáy, ăn lọc thông qua mang - hầu. Vào cuối Silua xuất hiện nhóm cá Có hàm và là thời kỳ suy thoái của cá Không hàm. Cuối kỷ Đêvon, cá Không hàm bị tuyệt chủng. Cá Miệng tròn có lẽ là một nhánh được tách ra từ nhóm cá Thiếu giáp (Anaspida) nào đó từ kỷ Silua, chuyển sang đời sống nửa ký sinh. Trong lớp cá Miệng tròn, phân lớp cá Bám có quan hệ thân thuộc với cá Thiếu giáp cổ, còn nguồn gốc của cá Mixin chưa rõ. Các nghiên cứu về giải phẫu, sinh lý, cách sống và chu trình sống của 2 phân lớp cá Miệng tròn có sai khác quan trọng, vì vậy người ta cho rằng cá Bám và cá Mixin phát sinh độc lập nhau.
- Sự đa dạng của cá Miệng tròn (Cyclostoma) Lớp cá Miệng tròn là lớp duy nhất còn sót lại của nhóm cá Không hàm (Agnatha) đã phát triển khá mạnh ở kỷ Silua và Đêvon. Lớp cá Miệng tròn được chia thành 2 phân lớp là cá Bám (Petromyzones) và cá Mixin (Mixini). 1. Phân lớp cá Bám (Petromyzones)
- Là nhóm nửa ký sinh nên còn giữ nhiều đặc điểm điển hình của lớp: Có 2 vây lưng, bộ xương tạng phát triển, mắt có thủy tinh thể, tai trong có 2 ống bán khuyên, ống hô hấp riêng biệt, ống mũi hầu bịt đáy, có 7 đôi túi mang, thông trực tiếp ra ngoài. Phân tính, trứng nhỏ, ít noãn hoàng. Tất cả các loài đều di cư ngược sông để sinh sản, làm tổ trong cát, đẻ vài ngàn trứng và bố mẹ đều chết. Ấu trùng ammocoeles biến thái trong 3 -7 năm mới trở thành cá lớn.
- Phân lớp này có khoảng vài chục loài. Phân bố ở vùng cửa sông bố ở biển bắc Đại Tây Dương, Lapetrra morii, L. japonica ở biển Bắc Thái Bình Dương. 2. Phân lớp cá Mixin (Mixine) Có đời sống ký sinh trên cá đang sống hay đã chết, thân mềm, giáp xác và cả giun đốt. Chúng đều là các loài ký sinh quá chuyên hoá nên tổ chức cơ thể thoái hoá hơn cá Bám: vây lưng, xương tạng tiêu giảm, mắt thoái hoá, tai chỉ có một ống bán khuyên, cả tiền thận và trung thận hoạt động, ống tiêu hoá chưa tách biệt với ống hô hấp, có 15 đôi túi mang không thông trực tiếp với bên ngoài. Cá có một số lớn các tuyến tiết chất nhờn làm thành hai dãy bên thân, giúp cho con vật hô hấp khi phần đầu con vật cắm vào
- vật chủ hay cắm sâu vào bùn. Cá lưỡng tính, ở thời kỳ non thì sinh tinh trùng, khi già lại sinh trứng. Trứng lớn, nhiều noãn hoàng nhưng số lượng ít. Phát triển không qua biến thái. Phân lớp Mixin hiện có 32 loài. Đại diện có loài Mixine glutinosa, phân bố ở bờ biển Bắc Đại Tây Dương, loài Eptatretus burgeri và giống Bdellostoma phân bố ở biển Bắc Thái Bình Dương. Cá Mixin ăn hại khá lớn: Trong vòng 7 giờ có thể ăn hết một con cá nặng gấp 18 lần khối lượng cơ thể của nó. Cơ quan tuần hoàn, bài tiết và sinh dục Cá miệng tròn
- Cơ quan tuần hoàn - Tim có 2 ngăn, một tâm thất và 1 tâm nhĩ, ngoài ra còn có thêm xong tĩnh mạch. - Hệ động mạch: Từ tâm thất phát ra động mạch bụng, phần góc phình rộng được gọi là bầu chủ động mạch. Động mạch bụng phát ra 8 đôi động mạch tới mang, phân nhánh trong vách mang. Sau đó rời mang đi vào động mạch chủ lưng, động mạch này chạy dọc về phía sau, phân nhánh tới nội quan - gan, sau đó chuyển vào phần dưới xoang tĩnh mạch. Từ xoang tĩnh mạch, chuyển vào tâm nhĩ, sau đó sang tâm thất. Vòng tuần hoàn lại tiếp tục. Như vậy tuần hoàn của cá Miệng tròn chưa có ống Cuvie và hệ gánh thận như các nhóm khác.
- - Hệ tĩnh mạch: Máu tĩnh mạch từ phía sau thân, vào tĩnh mạch đuôi rồi phân ra thành 2 tĩnh mạch chính sau, sau đó đổ vào xoang tĩnh mạch. Ở phần đầu, máu
- tĩnh mạch tập trung vào 2 tĩnh mạch chính trước, còn máu phần hầu đổ vào tĩnh mạch cảnh dưới, sau đó đổ vào xoang tĩnh mạch. Cơ quan bài tiết Là đôi trung thận. Niệu quản là ống Vonphơ, đổ vào xoang sinh dục, sau đó thông ra ngoài qua lỗ niệu sinh dục ở đầu núm niệu sinh dục. Cơ quan sinh dục Phân tính. tuyến sinh dục chỉ có một buồng trứng hay một tinh hoàn, không có ống dẫn. Trứng và tinh trùng lọt qua vết nứt thành tuyến vào thể xoang, qua lỗ sinh dục vào xoang niệu sinh dục rồi ra ngoài. thụ tinh trong nước.
- Cơ quan tiêu hóa và hô hấp Cá miệng tròn Cơ quan tiêu hoá Cấu tạo đặc biệt thích nghi với đời sống ký sinh hút máu vật chủ. Phễu miệng biến đổi thành một giác bám, bờ trên và dưới có răng sừng. Đáy phễu có tấm sừng trên và dưới có răng, đầu lưỡi cũng có răng nhỏ. Lưỡi của cá như một cái pittong giúp cho phễu miệng bám được vào vật chủ, đâm thủng da và hút máu.
- Miệng nằm ở đáy phễu, tới khoang miệng và dẫn tới 2 ống nhỏ: Ống trên là thực quản, ống dưới là ống hô hấp. Từ thực quản đến ruột có van, ruột là ống thẳng, phần trước hơi phình được gọi là dạ dày, cuối ruột là ruột thẳng. Có màng nhày chạy dọc ruột, hơi xoắn ốc để tăng diện tích hấp thu của ruột.
- Cơ quan hô hấp Cấu tạo đặc biệt: Ống hô hấp tận cùng ở trước tim, thông với 7 đôi túi mang và thông với khe mang ra ngoài. Mặt trong mỗi túi có nhiều lá mang là các nếp lồi. Giữa 2 túi mang là khoang bao mang hẹp có vách liên kết chia thành ngăn. Lá mang và khe mang có nguồn gốc nội bì. Động tác hô hấp là sự phồng lên hay xẹp xuống của bộ mang làm cho nước vào và ra khỏi khoang mang qua khe mang.
- Hệ thần kinh và Giác quan Cá miệng tròn Hệ thần kinh 1. Não bộ - Bán cầu não trước nhỏ, nóc não phủ màng biểu mô, đáy là thể vân. Có thuỳ khứu lớn.
- - Não trung gian có cơ quan đỉnh và mấu não trên, đáy của não trung gian có bắt chéo thần kinh thị giác nằm phía trước, phía sau là phễu não có mấu não sau. - Não giữa phát triển chưa đầy đủ, nóc phủ màng biểu mô. - Tiểu não không phát triển, chỉ có một nếp gấp. - Hành tuỷ kéo dài về phía sau.
- - Có 10 đôi dây thần kinh não. 2. Tuỷ sống Dẹp hình dải. Các dây thần kinh tuỷ gồm rễ lưng và rễ bụng tách rời mà không nhập lại làm một.
- Giác quan : Giác quan còn rất đơn giản: - Cơ quan khứu giác chỉ có một túi khứu giác, đáy túi thông với ống mũi hầu bịt đáy, xuyên qua tấm sụn nền và đi tới phía trước dây sống. - Cơ quan thính giác chỉ có tai trong, nhưng chỉ có 2 ống bán khuyên (cá bám) và 1 ống bán khuyên (cá Mixin). - Cơ quan thị giác là mắt nằm dưới da, cấu tạo đơn giản (cá Mixin thiếu cả nhân mắt). - Cơ quan đường bên là các hố không sâu, đáy của các hố này có liên hệ với dây thần kinh mê tẩu (dây thần kinh não).
- Hình dạng, vỏ da và bộ xương Cá miệng tròn 1. Hình dạng ngoài Cơ thể hình trụ, dài khoảng 40cm, chia thành 3 phần là đầu, thân và đuôi. Có 2 mắt nằm ở 2 bên đầu, lỗ mũi ở giữa 2 mắt, sau lỗ mũi là cơ quan đỉnh, trước mắt là phễu miệng có rèm da. Sau mắt là 7 đôi khe mang. Dọc lưng có 2 vây lưng. Vây đuôi có thuỳ đối xứng 2 bên trục sống, kiểu vây nguyên vĩ (protoxec). Lỗ hậu môn nằm phía sau, mặt dưới, sau hậu môn là lỗ niệu sinh dục.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Động vật học có xương sống: Phần 1 - GS. Lê Vũ Khôi
175 p | 624 | 134
-
Giáo trình Động vật học có xương sống: Phần 2 - GS. Lê Vũ Khôi
147 p | 449 | 123
-
Động vật có xương sống - Động vật học: Phần 1
114 p | 426 | 77
-
Bài giảng Giải phẩu thú y - Chương XII: Hình thái cấu tạo cơ thể cá (Nguyễn Bá Tiếp)
10 p | 121 | 18
-
Chạy sắc ký với kẹo và giấy lọc cà phê
3 p | 82 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn