Cá rô đồng
lượt xem 39
download
Cá rô đồng (gọi đơn giản là cá rô) ( danh pháp khoa học: Anabas testudineus) là loại cá sống ở môi trường nước ngọt, nước lợ. Chúng có thịt béo, thơm, dai, ngon, có giá trị thương phẩm cao. Kích thước cực đại của chúng có thể tới 250 mm.Cá rô có màu xanh đến xám nhạt, phần bụng có màu xám hơn phần lưng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cá rô đồng
- RƯỜNG ĐẠI HỌC BẠC LIÊU MÔN: KĨ THU ẬT NUÔI CÁ N ƯỚC NG ỌT KHOA NÔNG NGHIỆP GV: LÊ TH Ị BÍCH NH Ư LỚP 2NT1- NHÓM 2 (Anabas testudineus )
- NỘI DUNG PHÂN LOẠI I ĐẶC ĐiỂM SINH HỌC II KĨ THUẬT SẢN XuẤT GiỐNG III KĨ THUẬT NUÔI IV CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH V THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ VI CÁC MÓN ĂN BỔ DƯỠNG VII TÀI LiỆU THAM KHẢO VIII
- I.Phân loại Giới (regnum):Animalia Ngành (phylum):Chordata Lớp (class):Actinopterygii Bộ (ordo):Perciformes Họ (familia):Anabantidae Loài (species):Anabas testudineus
- Đặc điểm chung Cá rô đồng (gọi đơn giản là cá rô) ( danh pháp khoa học: Anabas testudineus) là loại cá sống ở môi trường nước ngọt, nước lợ. Chúng có thịt béo, thơm, dai, ngon, có giá trị thương phẩm cao. Kích thước cực đại của chúng có thể tới 250 mm.
- Cá rô có màu xanh từ xám đến nhạt, phần bụng có màu sáng hơn phần lưng, với một chấm màu thẫm ở đuôi và chấm khác ở sau mang. Các gờ của vảy và vây có màu sáng. Nắp mang cá có hình răng cưa.
- Chúng có một cơ quan hô hấp đặc biệt dưới mang là mang phụ, cho phép chúng có thể hấp thụ được ôxy trong không khí. Chúng có răng chắc, sắc, xếp thành dãy trên hai hàm, trên hai hàm còn có răng nh ỏ nh ọn: hàm răng ở giữa to hơn hai bên và răng có trên xương lá mía.
- 2. Phân bố Cá rô thường sinh sống được ở các loại hình mặt nước: ruộng lúa, ao, mương, rãnh, hào, đầm, sông rạch... Trên thế giới, cá rô phân bố trong khoảng vĩ độ 28° bắc - 10° nam, chủ yếu ở miền nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, Ấn Độ, Philippin, châu Phi và các quần đảo giữa Ấn Độ và châu Úc là những khu vực có nhiệt độ trung bình thích hợp cho sự sinh trưởng (từ 22 - 30°C). Vùng phân bố của cá rô đồng trên thế giới
- Độ sâu sinh trưởng: Chúng được biết đến với khả năng di cư từ ao hồ này sang ao hồ khác bằng cách vượt cạn (cá rô rạch), nhất là trong mùa mưa và thông th ường diễn ra trong đêm. Ở ĐBSCL cá rô phân bố nhiều ở những khu vực trũng, nước ngập quanh măn như nông trường Phương Ninh (CầnThơ), rừng U Minh Hạ (Cà Mau), U Minh Thuợng (Kiên Giang) hoặc vùng Tứ Giác Long Xuyên, cũng thường gặp chúng ở kênh mương thuỷ lợi, ao, hồ…(Dương Nhựt Long). Ngoài ra cá cũng sống ở nước lợ, nhưng sống chính ở các suối nhỏ, ruộng lúa và đầm lầy và ngay cả nước thải từ cống rãnh
- II. Đặc điểm sinh học 1. Đặc điểm dinh dưỡng: - Cá có tính ăn tạp thiên về động vật, tính ăn r ất ít thay đổi (về thành phần) từ khi còn rất nhỏ (cá bột) cho đến lúc trưởng thành. Nói cách khác, từ khi còn nhỏ tính ăn của cá như cá trưởng thành (khác v ới các loài cá trắm, mè, v.v…).
- - Cá ăn được nhiều loại thức ăn: chất vẩn, mùn bã hữu cơ, động vật phiêu sinh, côn trùng, động vật đáy, bèo, mầm cỏ, hạt ngũ cốc nẩy mầm và cả thức ăn chế biến, thức ăn viên tổng hợp… - Cá hoạt động tầng đáy là chủ yếu và hoạt động mạnh về chiều tối đến đêm.
- 2. Đặc điểm sinh trưởng: Tốc độ sinh trưởng chậm, cá nuôi thâm canh (mật độ 20-40 con/m2, cỡ giống thả 300-400 con/kg), cung cấp đầy đủ thức ăn, môi trường thuận lợi, sau 6-7 tháng nuôi cá đạt trọng lượng trung bình: con cái 80-120g/con, con đực 50-80 g/con.
- Cá tăng trưởng mạnh từ 3,5-6,5 tháng tuổi. Giai đoạn trước và từ sau 6-7 tháng tuổi: cá cái mang tr ứng nh ưng vẫn tiếp tục tăng trọng tuy chậm, cá đực tăng trọng r ất chậm, có con hầu như ngừng tăng trọng
- 3. Đặc điểm sinh sản: - Cá Rô đồng thành thục sau 5-7 tháng tuổi (tuỳ vào nhiệt độ môi trường và chế độ dinh dưỡng). - Điều kiện sinh thái đẻ trứng trong thiên nhiên t ương đối khắt khe: có mưa, nhiệt độ mát, có nước mới, giàu dinh dưỡng (để nuôi cá con), mực nước cạn.
- Vì thế khi nuôi trong ao, mặc dù cá cái đã có trứng nhưng trứng chỉ ở cuối giai đoạn III, đang vào pha ngh ỉ, chờ điều kiện sinh thái thuận lợi như đã nói ở trên m ới chín và rụng (cá đẻ). - Sức sinh sản: 1.000-6.000 trứng/cá cái (80-120g). - Cá đẻ 4-5 lần trong năm, tập trung vào mùa m ưa. - Thời gian tái thành thục: 3-4 tuần (phụ thu ộc nhiều vào nhiệt độ và thức ăn).
- III. Kĩ thuật sản xuất giống 1. Chọn cá làm đàn bố mẹ: Cá bố mẹ có thể được chọn từ cá thương phẩm từ vụ trước, muốn làm cá bố mẹ thì cá ít nhất cũng từ 10 – 12 tháng tuổi (một số hộ ở Bình Dương dùng các mương nước nhỏ trong vườn để nuôi cá làm bố mẹ sau khi lựa từ cá bán thịt). Cá được chọn phải khỏe mạnh, không trầy xước, dị hình, trọng lượng tối thiểu là 50 gr/con.
- Cách phân biệt đực cái như sau: Cá đực: cỡ nhỏ hơn, thân thon dài, màu sậm hơn. Cá cái: lớn hơn, thân tương đối tròn, mùa sinh sản bụng to. Cá rô đồng đực (trên) và cá rô đồng cái (dưới
- 2. Nuôi vỗ : Ao nuôi có thể là ao đất hay ao lót bạt, diện tích t ối ưu là từ 200 – 300m2, độ sâu nước ao từ 0,8 – 1,2m, chủ động trong cấp thoát nước, nếu là ao đất thì cũng được cải tạo kỹ như ao nuôi thương phẩm, xung quanh ao nên có lưới bao cẩn thận.
- - Trước khi nuôi vỗ, nên tính trước lượng cá cần cho một lứa đẻ, theo kinh nghiệm để có 1.000.000 cá bột thì cần khoảng 3 - 5kg cá cái (nếu đàn bố mẹ có cỡ lớn thì đẻ nhiều hơn), số cá đực nuôi vỗ bằng cá cái, cá đực và cá cái nuôi chung.
- - Mật độ thả từ 1 – 1,5 kg/m2 mặt nước. - Thức ăn khi nuôi vỗ phải là loại có đạm cao, có th ể tự chế biến bằng bột cá lạt hay cá tươi xay nhỏ trộn với cám và gạo đã nấu chín, tỷ lệ cám và bột cá là 1:1. - Thức ăn tự chế phải được cho ăn trong các sàn ăn đặt quanh ao. - Lượng thức ăn trong ngày chiếm từ 5 – 7% trọng lượng đàn cá, một số hộ còn dùng lúa, các loại đậu… ủ cho lên mầm và cho cá ăn thêm.
- - Mỗi ngày cho ăn 2 bữa, vào lúc sáng sớm và chi ều mát. - Khi thấy nước dơ thì cần phải thay nước, mỗi lần thay không được quá 1/3 nước ao. - Cách tuần lại trộn vào thức ăn các loại thuốc bổ nh ư sau, cho ăn liên tiếp 3 ngày: + Supastock Fish: 100gr cho 3kg th ức ăn. + Grow Fish, Aqua C Fish: 100gr cho 3kg th ức ăn. + Aquazyme P: 100gr cho 3 kg thức ăn. Sau 1 tháng nuôi vỗ, có thể chọn cá cho sinh sản, t ỷ l ệ thành thục sau nuôi vỗ cao và đồng đều hay không còn phụ thuộc nhiều vào sự chăm sóc của người nuôi.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sinh sản nhân tạo cá rô đồng với tỷ lệ cá cái cao
2 p | 492 | 136
-
Chương 5.b: KỸ THUẬT NUÔI CÁ RÔ ĐỒNG (Anabas testudineus Bloch, 1792)
6 p | 372 | 127
-
Kỹ thuật khi nuôi cá rô đồng trong ao
2 p | 464 | 120
-
Sản xuất cá rô đồng giống
2 p | 413 | 100
-
Kỹ thuật ươm nuôi cá rô đồng và cách phòng trị bệnh
10 p | 221 | 65
-
Một số thông tin cần biết về hiện tượng sình bụng ở cá rô đồng
1 p | 166 | 37
-
Bài thuyết trình: Mô hình nuôi cá rô đồng trong ao đất
23 p | 180 | 25
-
CÁC KỸ THUẬT NUÔI SINH SẢN NHÂN TẠO CÁ RÔ ĐỒNG
7 p | 132 | 22
-
Nuôi cá rô đồng mùa nước nổi
2 p | 134 | 16
-
CÁC KỸ THUẬT NUÔI CÁ RÔ ĐỒNG
20 p | 125 | 16
-
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Rô Đồng
10 p | 114 | 15
-
Kỹ thuật sản xuất giống cá rô đồng
7 p | 134 | 12
-
Bệnh nấm nhớt ở cá Rô Đồng
6 p | 118 | 9
-
Một số đặc điểm chính của cá rô đồng (Anabas testudineus Bloch)
3 p | 115 | 8
-
Kỹ thuật sản xuất giống cá rô đồng thương phẩm (Anabas testudineus Bloch)
4 p | 85 | 4
-
Lãi cao nhờ nuôi cá rô đồng thương phẩm
5 p | 95 | 3
-
Kỹ Thuật Nuôi Cá Rô Đồng Trong Ao
4 p | 86 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn