intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các bài thuốc tả hạ

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

142
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thuốc tả hạ là những bài thuốc có tác dụng làm thông đại tiện: bài trừ tích trệ ở trường vị, trừ thực nhiệt, trục thủy âm do tích trệ ở tỳ vị, thực nhiệt kẽ ở bên trong, ứ nước, hàn tích và táo bón gây ra bệnh. Các chứng bệnh nói chung đều thuộc chứng lý, thực, có tính chất hàn nhiệt, hoãn cấp khác nhau; các vị thuốc tả hạ lại có tính chất hàn nhiệt, cường độ mạnh yếu khác nhau. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các bài thuốc tả hạ

  1. Các bài thuốc tả hạ Thuốc tả hạ là những bài thuốc có tác dụng làm thông đại tiện: bài trừ tích trệ ở trường vị, trừ thực nhiệt, trục thủy âm do tích trệ ở tỳ vị, thực nhiệt kẽ ở bên trong, ứ nước, hàn tích và táo bón gây ra bệnh. Các chứng bệnh nói chung đều thuộc chứng lý, thực, có tính chất hàn nhiệt, hoãn cấp khác nhau; các vị thuốc tả hạ lại có tính chất hàn nhiệt, cường độ mạnh yếu khác nhau. Vì vây các bài thuốc tả hạ cũng được chia thành 5 loại: hàn hạ, ôn hạ, nhuận hạ, trục thủy, công bổ kiêm trị. Không dùng các bài thuốc tả hạ cho những người đang có chửa, mới đẻ, đang hành kinh, người già suy yếu, người mất máu, tân dịch giảm. Các bài thuốc tả hạ dễ làm tổn thương vị khí nên ngừng dùng thuốc ngay khi kết quả chữa bệnh đã đạt yêu cầu. I. Các bài thuốc hàn hạ
  2. Thuốc hàn hạ là các bài thuốc dùng các vị thuốc có tính chất lạnh đáng để tả nhiệt, thông đại tiện chữa các chứng tích trệ do nhiệt kết xuất hiện, đại tiện táo kết, bụng đầy trướng đau, có thể sốt cao không dứt, mê sảng, rêu lưỡi vàng khô, mạch hoạt thực. Ngoài ra còn dùng cho chứng thấp nhiệt uất kết khí huyết ngưng trệ. Bài 1 : ĐẠI THỪA KHÍ THANG Đại hoàng 12g Hậu phác 12g Mang tiêu
  3. 16g Chỉ thực 12g Cách dùng: sắc uống nóng, một ngày chia làm hai lần Tác dụng: tẩy, chữa nhiệt kết. Ứng dụng lâm sàng: * Chữa bệnh dương minh phủ chứng, đại tiện táo kết, bụng đầu trướng đau, cự áp, sốt cao mê sảng, rêu lưỡi vàng dầy khô, mạch trầm thực. * Chữa chứng nhiệt kết bàng lưu, đi ngoài nước trong, thối, tuy đi ngoài nhưng bụng không giảm đau và chướng, ấn có cục phân rắn ứ đọng, miệng lưỡi khô, mạch hoạt sác.
  4. * Chữa chứng sốt cao có giật, phát cuồng. * Chữa các bệnh viêm túi mật, viêm ruột thừa cấp có hiện tượng táo bón, rêu lưỡi vàng, mạch thực. Phân tích bài thuốc: Đại hoàng đắng lạnh tiết nhiệt, thông tiện, thanh trường vi là quân; Mang tiêu: mặn, lạnh tả nhiệt, nhuyễn kiên nhuận táo là thần; Chỉ thực, Hậu phác tiêu bĩ trừ mãn, hành khí tán kết là tá và sứ. Bài thuốc này để chữa bốn chứng: bĩ, mãn, táo, thực. Chú ý: bài này bỏ Mang tiêu gọi là tiểu thừa khí thang chữa chứng sốt, gây táo nhưng ở mức độ nhẹ hơn. Bài này bỏ chỉ thực. Hậu phác thêm Cam thảo 8g gọi là bài điều vị thừa khí thang, tác dụng hòa hoãn hơn hai bài trên. II. Các bài thuốc ôn hạ Thuốc ôn hạ là các bài thuốc có tác dụng trừ hàn, thông tiện để chữa các bệnh tích trệ ở tạng phủ do lạnh, xuất hiện đại tiện táo, bụng lạnh đau, tay chân lạnh, miệng nhạt, không khát, rêu lưỡi trắng trơn, mạch trầm tri.
  5. Các bài thuốc được tạo thành do các vị thuốc tả hạ phối hợp với các thuốc trừ hàn như Phụ tử, Can khương. Bài 1 : ĐẠI HOÀNG PHỤ TỬ THANG Đại hoàng 12g Phụ tử chế 16g Tế tân 8g
  6. Cách dùng: sắc uống làm ba lần trong ngày. Tác dụng: thông kinh tán hàn, thông tiện chỉ thống. Ứng dụng lâm sàng: do thực hàn tích tụ gây táo bón đau bụng, tay chân lạnh, rêu lưỡi dính, mạch trầm huyền khẩn. Phân tích bài thuốc: phụ tử ôn kinh tán hàn là quân; Tế tân cay ấm giúp Phụ tử tăng cường tác dụng trừ hàn là thần; Đại hoàng đắng lạnh có tác dụng tả hạ dùng chung với phụ tử tính nóng để thông tiện là thần. Ba vị hợp lại có tác dụng ôn hạ. Bài 2 : TAM VẬT BỊ CẤP HOÀN Đại hoàng 40g
  7. Ba đậu chế 40g Can khương 40g Cách dùng: tán thành bột nhỏ, mỗi ngày uống 1,2 – 2g, uống bằng nước nóng, nếu thấy không đại tiện, uống thêm 0,8-1,2g. Tác dụng: công trục hàn tích.
  8. Ứng dụng lâm sàng: chữa chứng lý hàn thuộc thực, chữa chứng tắc ruột cơ năng. Phân tích bài thuốc: Ba đậu cay ấm tác dụng tẩy sạch, Ôn thông hàn bế là quân, Can khương ôn trung trừ hàn là thần; Đại hoàng đắng lạnh tiện và hạn chế đặc tính của Ba đậu là tá và sứ. III. Các bài thuốc nhuận hạ Thuốc nhuận có tác dụng nhuận tràng để chữa chứng táo bón do sốt gây mất tân dịch hay bấm tố hỏa hương làm tỳ vị khô táo gây nên, hoặc do người già tân dịch giảm sút sau khi mắc bệnh lâu ngày, sau khi đẻ mất máu, mất tân dịch gây lên. Nếu do sốt cao hoặc bẩm tổ hỏa vượng thò dùng thuốc nhuận hạ và hàn hạ tạo thành bài thuốc nếu do âm hư, tân dịch giảm, huyết hư thì dùng các bài thuốc nhuận hạ phối hợp với các bài thuốc bổ của bổ huyết tạo thành bài thuốc. Bài 1: BÀI THUỐC CHỮA TÁO BÓN Vỏ đại
  9. 40g Phèn chua 8g Nước mưa 300ml Cách dùng: sắc đặc, mỗi ngày uống 50ml (sắc còn lại 100ml) Chữa: táo bón lâu ngày
  10. Bài 2: BÀI THUỐC CHỮA TÁO BÓN Hạt cau 40g Là muồng trâu 200g Chỉ thực 30g Vỏ cây rụt
  11. 40g Ô dược 40g Đường 200g Vừng 100g
  12. Cách dùng: làm thành viên, ngày uống 4-10g. Chữa: táo bón lâu ngày Bài 3: Sinh địa 100g Đào nhân 50g Vừng 50g
  13. Trần bì 50g Rau sam 50 Cách dùng: dùng đường làm thành viên, ngày uống 3-10g. Tác dụng: bổ âm, nhuận tràng chữa táo bón. Bài 4: NGŨ NHÂN HOÀN
  14. Đào nhân 20g Hạnh nhân 20g Úc lý nhân 12g Trần bì 16g
  15. Bá tử nhân 20g Sung úy nhân 20g Cách dùng: tán thành bột làm viên, uống mỗi ngày 10g. Tác dụng: bố huyết, bổ âm nhuận tràng. Chữa: táo bón ờ người già, phụ nữ sau đẻ. Bài 5: TƯ ÂM NHUẬN TRÀNG Sinh địa 20g
  16. lá Dâu 20g Mạch môn 20g Chút chít 12g Muông trâu 20g
  17. - Cách dùng: sắc uống. - Tác dụng: bổ âm nhuận tràng. - Chữa: sốt gây táo bón, người già phụ nữ sau khi đẻ táo bón IV. Các bài thuốc trục thủy Thuốc trục thủy là các bài thuốc có tác dụng công trục thủy ẩm đưa một số lượng nước lớn ra ngoài bằng đường đại tiện để chữa các chứng bệnh thũng trướng. Các bài thuốc trục thủy có độc tính, tác dụng mạnh chỉ dùng thích hợp cho các chứng ứ nước ở bụng, ngực, phù to thuộc thực chứng và thể lực còn mạnh khỏe . Bài 1: THẤP TÁO THANG
  18. Đại táo 10 quả, Cam toại, Đại kích, Nguyên hoa (thành phần bằng nhau). Cách dùng: Cam toại, Đại kích, Nguyên hoa tán thành bột, mỗi ngày uống một lần từ 0,8g-1,2g. Dùng nước Đại táo làm thang. Tác dụng: công trục thủy âm. Ứng dụng lâm sàng: * Chữa chứng có nước ở màng phổi do lao. * Chữa cổ trướng thuộc thể thực chứng. * Chữa viêm ngoại tâm mạc do lao. Chú ý: không được sử dụng cho phụ nữ có thai. Bài 2: KỶ TIÊU LỊCH HOÀNG HOÀN Phòng kỷ
  19. 40g Tiêu mục 40g Đình lịch tử 40g Đại hoàng 40g
  20. Cách dùng: tán thành bột hoàn viên mật nhỏ, mỗi lần uống 4 - 8g, mỗi ngày hai, ba lần. Uống lúc đói với nước sôi đã nguội. Tác dụng: công trục thủy ẩm, lợi thủy thông tiện. Ứng dụng lâm sàng: chữa xơ gan cổ trướng, viêm màng phổi do lao, phù do viêm màng ngoài tim, phù viêm thận. Chú ý: chứng tỳ vị gương hư gây phù thũng, người thể bệnh yếu không được dùng bài này. Tiêu mục: là hạt Xuyên tiêu lúc chín nứt vỏ (mở mắt). V. Các bài thuốc công bổ kiêm trị Thuốc công bổ kiệm tri chữa chứng táo bón xuất hiện do tà thực mà chính khí hư, các bài thuốc được tạo thành do các vị thuốc tả hạ phổi với các vị thuốc để bổ vừa đưa được tà khí ra ngoài mà bảo vệ được chính khí. Bài 1: HOÀNG LONG THANG Đại hoàng 12g
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2