intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các báo điện tử VN có vi phạm bản quyền không?

Chia sẻ: Hai Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

90
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông thường mỗi tuần, tôi vào 4 đến 5 trang tin khác nhau để cập nhật tin tức trong nước. Do vậy chuyện đọc tin bị trùng không phải là hiếm. Mỗi lần như thế, cái thói “Sherlock Holmes” (tò mò!) cố hữu lại khiến tôi loay hoay tìm ra cho bằng được cái bài viết “quen quen” đó bắt nguồn từ đâu. Và tôi nhận ra rằng, một bài viết thường được “lưu truyền” ở khá nhiều trang tin khác nhau, có khi giống đến từng từ, có khi khác cái … tiêu đề. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các báo điện tử VN có vi phạm bản quyền không?

  1. Các báo điện tử VN có vi phạm bản quyền? (I) Thông thường mỗi tuần, tôi vào 4 đến 5 trang tin khác nhau để cập nhật tin tức trong nước. Do vậy chuyện đọc tin bị trùng không phải là hiếm. Mỗi lần như thế, cái thói “Sherlock Holmes” (tò mò!) cố hữu lại khiến tôi loay hoay tìm ra cho bằng được cái bài viết “quen quen” đó bắt nguồn từ đâu. Và tôi nhận ra rằng, một bài viết thường được “lưu truyền” ở khá nhiều trang tin khác nhau, có khi giống đến từng từ, có khi khác cái … tiêu đề. 1. Cuộc khảo sát
  2. Vậy là quyết định làm một cuộc tìm hiểu nho nhỏ để xem mức độ các trang tin trực tuyến “tham chiếu” nội dung của nhau như thế nào nảy ra trong đầu tôi. Ý tưởng rất đơn giản: tôi sử dụng Google để tìm xem một tờ báo điện tử sử dụng bao nhiêu bài viết của một báo khác. Ví dụ nếu tôi muốn biết có bao nhiêu bài viết trên VietnamNet là của báo Tuổi Trẻ (hoặc Tuổi Trẻ Online), tôi tìm chính xác cụm từ “Theo Tuổi Trẻ” (có ngoặc kép) trong site VietnamNet. Cụ thể, tôi ghi vào ô tìm kiếm của Google như sau: “Theo Tuổi Trẻ” site:vietnamnet.vn. Cũng may cho tôi là vì các site lớn đều có ghi nguồn nếu bài viết không phải của họ. Nếu bạn để ý, cụm từ “Theo Tuổi Trẻ”, “Theo Thanh Niên”, “Theo VnExpress”… nằm ở cuối bài đã thành chuẩn mực trong việc đăng lại nội dung từ một trang tin hoặc báo khác. Dân Trí là một ngoại lệ mà tôi sẽ trình bày trong phần kết quả.
  3. Dĩ nhiên cách khảo sát này không thể cho kết quả chính xác tuyệt đối vì có thể cụm từ “Theo Tuổi Trẻ” chẳng hạn, xuất hiện ở giữa bài viết chứ không phải ở cuối bài. Trong trường hợp đó rất có thể bài viết chỉ trích dẫn một phần bài viết gốc chứ không phải copy nguyên bài. Nhưng bất cứ cuộc khảo sát nào cũng không thể chính xác tuyện đối nên chúng ta có thể coi đó là sai số. Hơn nữa, để kiểm tra, tôi luôn click vào 5 bài viết bất kỳ trong 20 kết quả đầu tiên từ Google để kiểm tra cụm từ khóa có thật sự là trích dẫn “nguyên xi” không. Kết quả, 100% trường hợp (6×5×5= 150 lần click) đều xác nhận là cụm từ khóa nằm dưới cùng của bài viết, nghĩa là đăng lại chứ không phải trích dẫn. Điều đó chứng tỏ cách khảo sát của tôi cũng tương đối chính xác.
  4. 2. Đối tượng Đối tượng mà tôi chọn là 6 tờ báo điện tử mà khá phổ biến hiện nay - Tuổi Trẻ - Thanh Niên - VnExpress - VietnamNet - Dân Trí - 24h Đó là một sự lựa chọn có chủ đích. Tuổi Trẻ và Thanh Niên là hai tờ báo lớn và có uy tín, đồng thời phiên bản điện tử cũng rất thành công, có nhiều bạn đọc. Tôi gọi đó là “Click and mortal
  5. publishers”. VnExpress và VietnamNet là đại diện của “Pure dot- coms”, không có báo giấy, nhưng là những tờ báo điện tử đầu tiên và nổi tiếng nhất tại Việt Nam. Dân Trí và 24h là “New entries”, còn gọi là “Start-ups”, mới xuất hiện gần đây, nhưng có vẻ cũng khá thành công (dựa vào lượng banners dày đặc không kém các trang khác). 3. Kết quả khảo sát Đây là biểu đồ và số liệu mà tôi ghi nhận được.
  6. 24h Tổng T.Tr T.Niê VNE VNN Dân ẻ n Trí "Theo Tuổi 913 6500 264 668 5920 1664 Trẻ" 1 0 "Theo 641 6310 789 554 1470 9764 Thanh Niên" "Theo 1580 1800 334 113 873 8723
  7. VnExpress" 0 0 "Theo 1770 1490 0 118 2080 6520 VietnamNet" 0 "Theo Dân 46 70 61 411 35 623 Trí" "Theo 24h" 63 290 2 618 212 1185 4100 4563 1287 779 374 1037 4345 Tổng 6 3 8 4 8 Dựa vào kết quả, ta có thể thấy bài viết từ Tuổi Trẻ “được” đăng lại nhiều nhất. Điều đó một lần nữa chứng minh cho chất lượng bài viết từ tờ báo có truyền thống lâu đời này. Thanh Niên và VnExpress lần lượt đứng thứ 2 và 3. Riêng đối với VnExpress, đó cũng là một bằng chứng cho nỗ lực đáng hoan nghênh của tờ
  8. báo điện tử này trong việc cố gắng mang đến những tin tức nguyên bản không sao chép cho bạn đọc trong những năm gần đây. Việc các báo uy tín như Thanh Niên, Tuổi Trẻ sử dụng lại thông tin từ VnExpress, một tờ báo mà trước đây tôi luôn có thành kiến “chuyên đi lấy thông tin của báo khác”, đã khẳng định sự đóng góp của VnExpress cho nền báo chí Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh dấu hiệu tích cực đó, VnExpress vẫn tiếp tục giữ “ngôi vị” số một về việc sử dụng lại bài viết của các báo khác. Có thể đó là do những tin bài sử dụng trước đây khá nhiều, cũng có thể là hiện tại, VnExpress vẫn còn phải dựa vào bài viết của các báo khác để giữ tính cập nhật cho mình. Chúng ta cũng không ngạc nhiên khi Tuổi Trẻ và Thanh Niên có số lượng bài viết sử dụng lại của báo khác thấp nhất trong 6 site
  9. của cuộc khảo sát. Mặc dù chúng ta không rõ Tuổi Trẻ và Thanh Niên có thực sự chủ trương hạn chế việc sử dụng bài viết của báo khác hay không, nhưng đây cũng một điểm tích cực đáng ghi nhận và củng cố niềm tin của tôi với 2 tờ báo uy tín và chuyên nghiệp này. “Khoan đã, tôi thấy Dân Trí có số thấp hơn 2 tờ báo kia”, bạn thắc mắc. Khi nhận được kết quả này, tôi cũng khá ngạc nhiên như bạn, nên đã tìm hiểu kỹ hơn. Lý do tôi rút ra là: do Dân Trí không theo một qui tắc thống nhất trong cách ghi tham chiếu, nên các kết quả của Dân Trí trong cuộc khảo sát này có thể có sai số rất lớn, thậm chí ngược với thực tế. Để các bạn dễ hiểu, ví dụ như khi trích bài của Tuổi Trẻ, Dân Trí thỉnh thoảng ghi “Theo Tuổi Trẻ” như các báo khác, nhưng đôi lúc lại ghi “Báo Tuổi Trẻ” hay
  10. chỉ “Tuổi Trẻ”, hoặc thậm chí gọn lỏn “TTO” ở cuối bài. Sự thiếu thống nhất này khiến cho bất cứ câu truy vấn Google nào cũng không chính xác. Do đó, tôi không thể có kết luận gì với Dân Trí, mặc dù khi thử nghiệm với câu tìm kiếm “Báo Tuổi Trẻ” site:dantri.com.vn thì kết quả có thêm 806 bài viết nữa. Vì vậy, tôi tin là số bài viết của báo khác mà Dân Trí sử dụng sẽ cao hơn con số 3744 nhiều. Trong khi đó, chỉ mới ra đời hơn 2 năm (8/2004) nhưng 24h đã không thua kém VnExpress bao nhiêu về số lượng bài viết từ các báo khác được đăng tại site này. Trong kết quả khảo sát, 24h chỉ xếp thứ 2 sau VnExpress với 10378 kết quả tìm được. Có thể nói chính việc “tận dụng” nguồn tài nguyên chưa được bảo vệ này là một nhân tố quan trọng dẫn đến sự thành công của 24h.
  11. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rằng khảo sát trên chỉ là một “thí nghiệm” không chính thức của cá nhân tôi nhằm nhấn mạnh một điều quan trọng hơn: Tất cả các báo điện tử hiện nay đều ít nhiều đã vi phạm bản quyền “lẫn nhau”. Đó thật sự là một điều đáng buồn, nhất là khi Việt Nam chúng ta đã gia nhập WTO. Có thể nhiều bạn sẽ cho rằng tình trạnh vi phạm bản quyền là tình trạng chung của Việt Nam, không riêng gì báo điện tử. Thế nhưng tôi lại có suy nghĩ khác, báo chí có thể gọi là đầu tàu thông tin của xã hội, nó không những truyền tải thông tin, mà còn có trách nhiệm giáo dục và nâng cao nhận thức người dân. Ta có thể chỉ trích “Báo chí còn vi phạm bản quyền, huống gì người dân”, nhưng không thể nói “Dân còn vi phạm bản quyền, huống gì
  12. báo chí” nhất là khi báo chí ở Việt Nam còn là đại diện cho nhà nước và chính phủ. 4. Một phút xưng tội Người ta nói trước khi nói người khác hãy ngẫm lại mình. Đây là tự thú của bản thân tôi. Từ lâu tôi đã có “mặc cảm tội lỗi” là đang sử dụng một số phần mềm thuộc dạng download miễn phí, không có bản quyền. Thế nhưng thật sự là trước đây cũng như bây giờ tôi chưa thể “kham” số tiền mua bản quyền đắt khủng khiếp của MS Office hay Adobe. Nhưng nhất định trong vòng 1 năm tới tôi sẽ loại bỏ và cố gắng sao cho đến cuối 2007, có thể đạt được “cảnh giới” 100% có bản quyền cho tất cả phần mềm trong máy mình. Có lẽ để đạt
  13. được điều đó, tôi sẽ chỉ mua những ứng dụng quan trọng nhất mà thôi. Các phần mềm còn lại thì có lẽ dùng open-source và ứng dụng web. Mấy hôm nay tôi đã thử một số ứng dụng Web 2.0 và cảm thấy chúng hoàn toàn có thể thay thế cho các ứng dụng client truyền thống. Hoan hô, à không, Zoho Web 2.0!!!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2