intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các bệnh của mẹ ảnh hưởng đến thai nhi

Chia sẻ: Lulu Lovely | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

93
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

- Trong 9 tháng nằm trong bụng mẹ, sự phát triển của thai nhi phụ thuộc phần lớn vào cơ thể và tình trạng sức khỏe của người mẹ. Vì thế, nếu trong quá trình mang thai mà người mẹ bị mắc một trong những căn bệnh nào đó thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của bé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các bệnh của mẹ ảnh hưởng đến thai nhi

  1. Phụ nữ mang thai cần đến các bệnh viện khám định kỳ (google image) Các bệnh của mẹ ảnh hưởng đến thai nhi
  2. - Trong 9 tháng nằm trong bụng mẹ, sự phát triển của thai nhi phụ thuộc phần lớn vào cơ thể và tình trạng sức khỏe của người mẹ. Vì thế, nếu trong quá trình mang thai mà người mẹ bị mắc một trong những căn bệnh nào đó thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của bé. Dưới đây chúng tôi cung cấp một số thông tin về các nhóm bệnh của mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi. 1. Các bệnh nhiễm trùng a. Do virus - Sởi: Có thể gây sảy thai hoặc sinh non. Bệnh này không gây dị tật bẩm sinh cho con. - Bại liệt: Nếu mắc bệnh trong 3 tháng đầu, khoảng 50% thai phụ bị sảy thai. Nếu bị bại liệt trong 3 tháng cuối, thai có thể chết trong bụng mẹ. Bệnh này không gây dị tật bẩm sinh cho trẻ. - Coxsackie: Virus Coxsackie có thể qua rau thai, gây dị tật bẩm sinh cho con (dị dạng ở đường tiết niệu - sinh dục, đường tiêu hóa, hệ tim mạch). Nếu người mẹ nhiễm virus này vào tháng cuối thai kỳ, trẻ sinh ra có thể tử vong do viêm cơ tim hoặc viêm màng não. - ECHO: Virus này có thể qua nhau thai và gây viêm màng não cho trẻ, để lại di chứng thần kinh. Bệnh viêm gan do virus ECHO gây tử vong ở trẻ với tỷ lệ khá cao. - Cúm: Có thể gây sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Đa số trẻ sinh ra có dị tật bẩm sinh nhẹ, hiếm khi có dị tật bẩm sinh nặng ở não. Trẻ sinh ra dễ bị viêm phổi.
  3. - Quai bị: Có thể gây sảy thai và sinh non. Trẻ sinh ra có thể nhẹ cân và bị dị tật bẩm sinh. b. Do vi trùng - Lao: Do mẹ suy kiệt vì bệnh lao nên thai nhi sẽ phát triển chậm. Bệnh nặng có thể gây sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. - Lậu: Đứa trẻ dễ bị lây nhiễm vi trùng lậu từ mẹ, bị viêm kết mạc do lậu diễn tiến, có thể mù nếu không được điều trị kịp thời. - Sốt rét: Người mẹ có thể bị sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Trẻ sinh ra có thể bị nhẹ cân, sốt, thiếu máu, vàng da, gan và lách to. Phụ nữ mang thai cần đến các bệnh viện khám định kỳ (google image) 2. Các bệnh đường hô hấp - Hen: Có thể gây thai chết lưu hoặc sinh non.
  4. - Bệnh phổi mạn tính: Thai nhi chậm phát triển. Cả 2 mẹ con có thể bị khó thở cấp, dẫn đến tử vong. 3. Các bệnh tiêu hóa - Viêm loét đại tràng: Có thể dẫn đến sảy thai. - Vàng da ứ mật: Hậu quả thường gặp là thai chết lưu, sinh non hoặc trẻ sinh bị ngạt. - Viêm tụy cấp: Dễ gây sảy thai, thai chết lưu, sinh non. 4. Các bệnh về máu - Xuất huyết giảm tiểu cầu: Trẻ sinh ra có nguy cơ bị xuất huyết não do giảm tiểu cầu. - Thiếu máu: Nếu mẹ bị thiếu máu nặng, thai nhi sẽ chậm phát triển, bị sảy thai, chết lưu, hoặc bị sinh non, bị ngạt khi sinh. 5. Các bệnh thần kinh - Động kinh: Đứa trẻ rất có thể cũng bị động kinh và có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao gấp 8 lần so với những trẻ có mẹ không bị động kinh. Việc mẹ bị co giật trong thai kỳ thì sẽ làm tăng khả năng tử vong cho thai. - Nhược cơ: Đứa con sinh ra có thể bị yếu cơ, khóc yếu và bú yếu. Các triệu chứng này xuất hiện khoảng 10 ngày sau khi sinh và thường hồi phục sau nhiều tuần. 6. Các bệnh tim mạch - Bệnh tim: Trẻ có nguy cơ tử vong (nguy cơ này cao hay thấp tùy thuộc vào mức độ bệnh tim của mẹ). - Sốc do mất máu: Có thể gây tình trạng ngạt cho thai.
  5. 7. Các bệnh thận - nội tiết - Viêm cầu thận: Khoảng 10% trường hợp bị hư thai, 20% sinh non hoặc sinh ngạt. - Nhiễm trùng tiểu: Có thể gây sinh non, sảy thai hoặc thai chết lưu. - Tiểu đường: Con sinh ra thường to và dễ bị hạ đường huyết. 8. Bệnh ngoại khoa - Viêm ruột thừa: Bà mẹ bị viêm ruột thừa có thể sảy thai (nếu bị trong 3 tháng đầu) hoặc sinh non (nếu bị trong 3 tháng cuối). - Chấn thương vùng bụng: Các tai nạn gây chấn thương nội tạng người mẹ cũng có thể gây chấn thương trực tiếp cho thai. Để đảm bảo cho trẻ sinh ra được khỏe mạnh, phụ nữ mang thai cần đến các bệnh viện khám định kỳ nhằm phát hiện và điều trị kịp thời những bệnh lý gây tác động bất lợi cho thai.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0