intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các bệnh do vi khuẩn E.Coli gây ra trên heo

Chia sẻ: Tran Anh Phuong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

1.112
lượt xem
208
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vi khuẩn E.Coli và các thể điển hình: Vi khuẩn E.Coli có tên đầy đủ là Escherichia coli (thuộc họ Enterobacteriaceae) gây bệnh bại huyết, tiêu chảy ở heo con sơ sinh, bệnh tiêu chảy và phù thủng sau ở heo cai sữa. Vi khuẩn này có sẵn trong đường ruột chủ yếu ở phần ruột già và phần dưới của ruột non, là một loại vi khuẩn cơ hội sẵn sàng tấn công khi có một số điều kiện tác động đến heo như: vào thời điểm ngay sau khi đẻ heo con chưa hoàn chỉnh hệ thống phòng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các bệnh do vi khuẩn E.Coli gây ra trên heo

  1. Các bệnh do vi khuẩn E.Coli gây ra trên heo Vi khuẩn E.Coli và các thể điển hình: Vi khuẩn E.Coli có tên đầy đủ là Escherichia coli (thuộc họ Enterobacteriaceae) gây bệnh bại huyết, tiêu chảy ở heo con sơ sinh, bệnh tiêu chảy và phù thủng sau ở heo cai sữa. Vi khuẩn này có sẵn trong đường ruột chủ yếu ở phần ruột già và phần dưới của ruột non, là một loại vi khuẩn cơ hội sẵn sàng tấn công khi có một số điều kiện tác động đến heo như: vào thời điểm ngay sau khi đẻ heo con chưa hoàn chỉnh hệ thống phòng vệ nên vi khuẩn E.coli dễ dàng xâm nhập vào ruột và gây bệnh hay do điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng heo mẹ chưa tốt, chuồng trại ẩm ướt, vệ sinh kém, không thông thoáng, bị stress, thiếu máu, thiếu vitamin… Các thể gây bệnh điển hình của vi khuẩn E.coli trên heo: - Thể bại huyết (nhiễm E.coli máu): bệnh thường xảy ra ở heo con sơ sinh từ 0-3 ngày tuổi. - Thể viêm ruột tiêu chảy -Thể phù thủng: Thường gặp ở heo con trước và sau cai sữa 1-2 tuần ( hoặc có xảy ra viêm vú, viêm bàng quang ở heo nái). Các thể do vi khuẩn E.Coli gây ra trên heo: - Thể nhiễm trùng huyết *Nguyên nhân: thường xảy ra ở các đàn úm không ấm áp, vệ sinh kém, thiếu hoặc ít sữa đầu, nước uống không tốt, sữa mẹ kém làm giảm hoặc mất nhu động ruột, có thể do thiếu máu, thiếu vitamin (A, PP, B5…). Vi khuẩn E.coli sẽ xâm nhập và nhân lên trong ruột, vào máu và gây nhiễm trùng máu. *Triệu chứng & bệnh tích: heo bị nhiễm bệnh trong vòng 12h sau khi sanh và có thể chết trong vòng 48 giờ với các biểu hiện sau: heo bệnh lười vận động, đứng riêng ra khỏi đàn, ủ rũ, đuôi rũ xuống hông. Đôi khi ói mửa, run rẩy và có thể chết sau khi hôn mê, co giật (tỷ lệ chết có thể 80-90%). Heo bị nhiễm trùng huyết có bệnh tích: viêm màng ngoài và van tim, sung huyết thận, lá lách, có thể viêm da và khớp. *Phòng bệnh và các điều trị: tiến hành vệ sinh sát trùng chuồng heo nái trước khi đẻ bằng các loại hoá chất sát trùng đặc hiệu, nên thường xuyên thay đổi hoá chất để chống lờn. Tăng khẩu phần ăn cho heo mẹ và dùng thức ăn chất lượng
  2. cao để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng trong thời kỳ trước khi đẻ và thời kỳ nuôi con. Khi heo đã mắc bệnh tiến hành điều trị bằng các loại thuốc đặc trị đối với vi khuẩn E. Coli có bán trên thị trường. - Thể tiêu chảy: trong số những loại bệnh tiêu chảy như tiêu chảy vi khuẩn Clostridial, Coccidiosis, TGE và PED thì tiêu chảy do vi khuẩn E.Coli được xem là phổ biến. có thể thấy ở 3 giai đoạn và lứa tuổi ở heo con như: Tiêu chảy phân trắng ở heo từ 12-72 giờ sau khi đẻ; Tiêu chảy từ 4 ngày tuổi đến 3-4 tuần tuổi; Tiêu chảy sau cai sữa hay viêm ruột tiêu chảy sau cai sữa.Bệnh thường xảy ra ở giai đoạn heo con sơ sinh đến giai đoạn cai sữa. nhưng tập trung vào hai giai đoạn khi lợn được 5 ngày tuổi và giai đoạn hai từ 7-14 ngày tuổi. * Nguyên nhân: Bệnh xảy ra ở các đàn úm không đủ ấm, vệ sinh chuồng và thức ăn nước uống kém, thiếu hoặc ít sữa đầu, sữa mẹ kém, thiếu máu, thiếu vitamin. Bệnh thường kết hợp nhiệt độ quá thấp, mưa lạnh, ẩm ướt, stress… Lý do, hệ thống tiêu hóa ở lợn chưa hoàn chỉnh, đặc biệt là hệ miễn dịch của lợn còn yếu nên vi khuẩn E. Coli dễ dàng tấn công. Do đó nếu đã tấn công thì thì tỉ lệ mắc bệnh rất cao * Triệu chứng: Đối với heo sơ sinh: Trường hợp ác tính cơ thể run rẩy, nằm sụp trong góc chuồng, vùng da quanh hậu môn và đuôi ướt. Nước rãi chảy ra liên tục và có mùi hôi, kèm theo nôn ói. Heo bị tiêu chảy sẽ có tình trạng khát nước, mắt nhắm, da tím tái, khuẩn E.Coli thường làm cho những con khác trong đàn có màu da cam hoặc vàng, trước khi tử vong thì sùi bọt mép. Đối với những con mắc bệnh thể nhẹ: Xuất hiện những dấu hiệu kể trên nhưng ở mức độ nhẹ hơn với thời gian dài hơn. Triệu chứng này thường gặp ở nhóm sơ sinh từ 7-14 ngày tuổi. Phân có màu trắng. Đối với những con bỏ bú: Thường có dấu hiệu suy yếu, khát nước và tiêu chảy ra nước. Một số trường hợp còn có máu trong phân, phân có những màu sắc khác thường. Mắt nhắm do thiếu nước nên trọng lượng lợn giảm nhanh, ở thể nặng có thể tử vong, cũng có trường hợp lợn khỏe nhưng do nhiễm bệnh có thể tử vong, không để lại những dấu hiệu bên ngoài và chỉ tiêu chảy thành từng đợt. Heo con mắc bệnh yếu đi rất nhanh nếu không điều trị kịp thời thì heo yếu dần, lông xù và chết (tỷ lệ chết có thể lên đến 80-90%).
  3. Một dạng tiêu chảy phân trắng điển hình do E. Coli * Chẩn đoán - chữa trị và phòng bệnh Để điều trị khỏi bệnh người ta làm phép thử phân để tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây bệnh. Đơn giản bằng cách ngâm giấy có chứa khuẩn E.Coli vào dịch kiềm (màu xanh) nếu nhiễm E.Coli thì nó sẽ chuyển sang màu hồng. Đối với những gia đình không có điều kiện thì nên báo cho bác sĩ thú y để kiểm tra cụ thể bệnh tình và có phương pháp điều trị thích hợp. Ngoài ra nên thực hiện một số vấn đề phòng tránh sau: - Cho heo bú ngay từ khi lọt lòng vì sữa đầu có chứa hàm lượng dưỡng chất cao. Cho heo con bú càng sớm càng tốt, sau 24 giờ chất kháng thể trong sữa mẹ sẽ giảm trong khi đó men tiêu hóa chất đạm lại hoạt động mạnh gây phá hủy các kháng thể trong sữa đầu. - Nên tiêm phòng cho heo mẹ và heo con, (dịch tả, thương hàn, tiêu chảy vì khuẩn E.Coli…) để tạo miễn dịch tốt. - Vệ sinh cuống rốn tốt cho heo con sơ sinh, nếu không sẽ bị viêm nhiễm và phát sinh bệnh. Nên cắt rốn, sát trùng bằng iodine liên tục cho đến khi rốn rụng. - Cung cấp dưỡng chất sắt cho heo con để hạn chế nguy cơ thiếu máu dẫn đến tiêu chảy. - Phòng bệnh cho heo mẹ để hạn chế nguy cơ mắc hội chứng MMA (viêm vú, viêm tử cung và mất sữa). - Vệ sinh chuồng trại, cho ăn vệ sinh, đủ chất, đủ nước, nước uống phải sạch sẽ, nên cho kín chuồng khi trời lạnh và thoáng mát về mùa hè. - Thể phù thủng: vi khuẩn E.coli gây bệnh phát triển trong niêm mạc ruột làm sản sinh độc tố phá hủy mao mạch dẫn đến phù thủng khắp cơ thể. Bệnh thường xảy
  4. ra trên heo cai sữa hoặc sau cai sữa 1-3 tuần tuổi. Bệnh thường xảy ra trên những con lớn nhất đàn sau lây qua những con khác. * Nguyên nhân: do chuồng trại vệ sinh không tốt, ẩm thấp. E.coli có sẵn trong cơ thể kết hợp với stress khi tách mẹ thì sẽ nhân lên nhanh trong ruột. Thay đổi thức ăn đột ngột, heo con không còn được bú do đó sẽ ăn quá nhiều thức ăn dẫn đến không tiêu hóa hết thức ăn. * Triệu chứng: lúc mới nhiễm bệnh heo có dấu hiệu kém ăn, kém linh hoạt. Bệnh thường xảy ra đột ngột ở giai đoạn vài ngày đến một tuần sau cai sữa và trên heo lớn trội của bầy. Ở thể quá cấp heo chết đột ngột và trước khi chết có triệu chứng phù,ở thể cấp tính, bệnh diễn biến 2-3 ngày. Ngày đầu heo bỏ ăn, sang ngày thứ 2 hoặc ngày thứ 3 có triệu chứng phù. Triệu chứng phù thủng xuất hiện chủ yếu ở vùng đầu như: mí mắt, vùng hầu, gốc tai, đôi khi sưng cả mặt. Ngoài ra heo cũng dễ bị phù não do não bị chèn ép bởi dịch thoát ra từ mạch máu nên gây nhũn não dẫn đến triệu chứng thần kinh như: co giật kiểu bơi chèo, đi xiêu vẹo, hay đâm đầu vào tường, đi lại không định hướng. Đồng thời do thủy thủng ở thanh quản nên heo bệnh thường hay kêu en ét giống tiếng chim. * Bệnh tích: vùng mỡ liên kết dưới da bị thủy thủng,hạch bẹn, hạch ruột bị thủy thủng, phù thủng ở màng treo ruột. Thủy thủng mí mắt, lỗ tai, ở quanh tim, thanh quản. *Phòng trị: bằng mọi biện pháp nhằm tăng cường sức đề kháng và tránh mọi nguyên nhân dẫn đến stress như chăm sóc nuôi dưỡng phù hợp, giữ chuồng khô ráo, ấm áp, sạch sẽ. Thức ăn và nước uống phải chất lượng hợp vệ sinh. Tập cho heo con ăn sớm, cung cấp chất dinh dưỡng phù hợp... Đồng thời chú ý sát trùng chuồng trại thường xuyên. Nên giảm bớt 50% thức ăn trong 2 ngày đầu sau cai sữa và trộn thêm kháng sinh vào thức ăn *Điều trị: Việc điều trị chỉ có kết quả khi chưa nhiễm độc tố vào máu, chưa có triệu chứng phù thủng. Khi heo đã mắc bệnh nên tiến hành cách ly và phòng bệnh cho toàn đàn. Cung cấp thêm các vitamin, chất điện giải, tăng sức đề kháng, nhằm tăng hiệu quả điều trị đồng thời sử dụng các sản phẩm điều trị đặc hiệu có bán trên thị trường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2