JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 1, pp. 166-173<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0019<br />
<br />
CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI NHẰM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ<br />
CHO TRẺ MẪU GIÁO KHIẾM THÍNH 3 - 4 TUỔI TRONG MÔI TRƯỜNG<br />
GIÁO DỤC HÒA NHẬP<br />
Bùi Thị Lâm<br />
Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
Tóm tắt. Phát triển ngôn ngữ là một mục tiêu quan trọng trọng giáo dục trẻ khiếm thính<br />
3 - 4 tuổi và chơi là phương tiện hữu hiệu để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Nội dung bài báo<br />
này đề cập đến các biện pháp tổ chức trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính<br />
3 - 4 tuổi trong môi trường giáo dục hòa nhập bao gồm 3 nhóm biện pháp là: nhóm biện<br />
pháp chuẩn bị điều kiện tổ chức trò chơi, nhóm biện pháp tổ chức hướng dẫn trẻ chơi và<br />
nhóm biện pháp hỗ trợ tổ chức trò chơi, với 10 biện pháp cụ thể. Các biện pháp được đề<br />
xuất đảm bảo các yêu cầu của tổ chức trò chơi ở lớp mẫu giáo hòa nhập, tác động vào toàn<br />
bộ quá trình tổ chức trò chơi với sự phối hợp giữa giáo viên lớp mẫu giáo với giáo viên hỗ<br />
trợ và gia đình trẻ khiếm thính nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ.<br />
Từ khóa: Giáo dục hòa nhập, phát triển ngôn ngữ, trẻ khiếm thính, trò chơi.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Trong giáo dục trẻ khiếm thính, nghiên cứu tìm kiếm các phương pháp, biện pháp phát triển<br />
ngôn ngữ luôn là vấn đề trung tâm và được nhiều tác giả quan tâm, đặc biệt trong các nghiên cứu<br />
của Kuder S. Jay, Yoshinaga-Itano, C., Raver, S.A. . . [4, 6, 7].<br />
Các nhà nghiên cứu về phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính lứa tuổi mẫu giáo đều thống<br />
nhất rằng: để phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính lứa tuổi này đạt hiệu quả, nhà giáo dục cần<br />
tìm ra các biện pháp tổ chức các hoạt động và tạo môi trường giao tiếp để thông qua đó trẻ học<br />
ngôn ngữ, chứ không phải không phải là dạy ngôn ngữ cho trẻ. Ủng hộ quan điểm này, một số nhà<br />
khoa học như: Kuder S. Jay, Yoshinaga-Itano, C., Elizabeth, A. and Nerys, R., Raver, S.A.,. . . [2,<br />
4, 6, 7] đã khẳng định vị trí đặc biệt quan trọng của trò chơi trong quá trình phát triển ngôn ngữ<br />
cho trẻ khiếm thính lứa tuổi mẫu giáo.<br />
Các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính đã được các tác giả Yoshinaga-Itano,<br />
C., Mary, P.M., Hahshie, J và cộng sự, Kuder S. Jay,. . . [3, 4, 5, 7] đề xuất trong những nghiên cứu<br />
của mình, song những nghiên cứu này mới chỉ tập trung vào hỗ trợ trẻ trong hoạt động can thiệp<br />
cá nhân.<br />
Ở Việt Nam, hỗ trợ, phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính độ tuổi mẫu giáo là một mục<br />
tiêu quan trọng của các chương trình can thiệp sớm. Song nghiên cứu các biện pháp phát triển<br />
ngôn ngữ cho trẻ đặc biệt trong môi trường giáo dục hòa nhập còn rất hạn chế. Độ tuổi 3 - 4 tuổi<br />
Ngày nhận bài: 15/11/2015. Ngày nhận đăng: 20/2/2016.<br />
Liên hệ: Bùi Thị Lâm, e-mail: lambt@hnue.edu.vn<br />
<br />
166<br />
<br />
Các biện pháp tổ chức trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo khiếm thính...<br />
<br />
là điểm giữa của giai đoạn can thiệp sớm. Ở lứa tuổi này trẻ khiếm thính vừa chuyển từ chương<br />
trình hướng dẫn phụ huynh sang chương trình mẫu giáo hòa nhập. Sau quá trình đeo máy trợ thính,<br />
trẻ đã tích lũy được những kinh nghiệm nghe, nói ban đầu, đây là thời điểm cần sự hỗ trợ từ môi<br />
trường giao tiếp và các chiến lược can thiệp để thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Để trẻ<br />
khiếm thính đạt được các mục tiêu phát triển ngôn ngữ và giao tiếp của cuối độ tuổi mẫu giáo cần<br />
có một quá trình tác động có hệ thống.<br />
Bài viết này giới thiệu một số biện pháp tổ chức trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ<br />
khiếm thính 3 - 4 tuổi giúp giáo viên mầm non tác động đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ khiếm<br />
thính một cách có mục đích, hệ thống, khoa học song vẫn đảm bảo được sự vui vẻ, tự nhiên của<br />
trò chơi.<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Khái niệm biện pháp tổ chức trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ<br />
khiếm thính 3 - 4 tuổi trong môi trường giáo dục hòa nhập<br />
<br />
Biện pháp tổ chức trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo khiếm thính 3 - 4<br />
tuổi là những cách thức tổ chức cụ thể trong hoạt động chơi cùng nhau giữa giáo viên và trẻ dựa<br />
trên đặc điểm khả năng, nhu cầu của trẻ khiếm thính và điều kiện môi trường giáo dục hòa nhập<br />
nhằm phát triển ngôn ngữ của trẻ trong trò chơi.<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Cơ sở khoa học định hướng xây dựng biện pháp tổ chức trò chơi cho trẻ<br />
khiếm thính 3 - 4 tuổi trong môi trường giáo dục hòa nhập<br />
<br />
- Dựa trên quan điểm xã hội về trẻ khiếm thính, đó là những trẻ có sự suy giảm hay mất<br />
khả năng nghe, làm chậm quá trình phát triển ngôn ngữ hoặc mất tiếng nói gây hạn chế chức năng<br />
giao tiếp [4]. Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ một mặt cần hỗ trợ thính học để giúp trẻ nghe được<br />
tốt hơn, đồng thời phải có các biện pháp trợ giúp trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục.<br />
- Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ khiếm thính, có đặc trưng là ngôn ngữ nói chậm phát triển<br />
và có một số khác biệt, song không có kết quả nghiên cứu cho thấy sự phát triển chậm trễ của ngôn<br />
ngữ kí hiệu. Những khiếm khuyết về nghe rõ ràng là một yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến những<br />
khiếm khuyết về sự phát triển ngôn ngữ. Cơ hội tham gia vào các cuộc hội thoại bằng lời bị hạn<br />
chế, nên những trẻ khiếm thính không có nhiều cơ hội để học nói [5, 7]. Do đó, trẻ khiếm thính<br />
cần được tạo nhiều cơ hội hơn để học ngôn ngữ thông qua các hoạt động với sự hướng dẫn có chủ<br />
đích của nhà giáo dục.<br />
- Vấn đề sử dụng trò chơi trong giáo dục trẻ khiếm thính. Trong giáo dục trẻ khiếm thính,<br />
trò chơi được sử dụng theo ba hướng chính. Một là, các trò chơi được sử dụng như một phương tiện<br />
trị liệu ngôn ngữ cho trẻ [1]. Hai là, các trò chơi được tổ chức cho trẻ tập trung vào việc cải thiện<br />
kĩ năng chơi, cách này nhằm mở rộng các trò chơi của trẻ hoặc kĩ năng tương tác với môi trường<br />
thông qua trò chơi [1]. Ba là, các trò chơi tập trung hỗ trợ tính chất chơi, nhấn mạnh đến chất lượng<br />
chơi của trẻ chứ không thể hiện những hoạt động chơi cụ thể [1]. Trong nghiên cứu này, các biện<br />
pháp được đề xuất giao thoa giữa hướng thứ hai và ba đó là sử dụng trò chơi của trẻ khiếm thính<br />
một cách có mục đích, vừa thúc đẩy sự phát triển kĩ năng chơi của trẻ, đảm bảo tính chất chơi vui<br />
vẻ của trẻ trong trò chơi song cũng đạt được các mục tiêu giáo dục, đặc biệt là các mục tiêu phát<br />
triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính.<br />
- Thực trạng tổ chức trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính 3 - 4 tuổi ở lớp<br />
mẫu giáo hòa nhập hiện nay cho thấy giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của các biện<br />
pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính trong tổ chức trò chơi, song chưa nhận thức đúng và<br />
167<br />
<br />
Bùi Thị Lâm<br />
<br />
đầy đủ về bản chất các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính. Có một số kĩ thuật thực<br />
hiện biện pháp giáo viên chưa hiểu rõ hoặc cho rằng không biết đến. Giáo viên cũng chưa quan<br />
tâm thúc đẩy mối quan hệ tương tác giữa các trẻ em trong quá trình chơi, đặc biệt giáo viên mầm<br />
non đang thiếu các kiến thức và kĩ năng làm việc với trẻ khuyết tật nói chung và trẻ khiếm thính<br />
nói riêng. Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính và nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khiếm<br />
thính vấn đề nghiên cứu về biện pháp tổ chức trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một nhu<br />
cầu cấp thiết.<br />
<br />
2.3.<br />
<br />
Các biện pháp tổ chức trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm<br />
thính 3 - 4 tuổi trong môi trường giáo dục hòa nhập<br />
<br />
Bài viết đề xuất 3 nhóm biện pháp với 10 biện pháp cụ thể áp dụng trong toàn bộ quá trình<br />
tổ chức trò chơi cho trẻ khiếm thính 3 - 4 tuổi ở lớp mẫu giáo hòa nhập với sự phối hợp chặt chẽ<br />
với gia đình trẻ.<br />
<br />
Sơ đồ 1. Biện pháp tổ chức trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính 3 - 4 tuổi<br />
<br />
2.3.1. Nhóm biện pháp chuẩn bị điều kiện tổ chức trò chơi<br />
Biện pháp 1: Sưu tầm và xây dựng các trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm<br />
thính 3 - 4 tuổi<br />
* Mục tiêu, ý nghĩa: Cung cấp cho các giáo viên mầm non “ngân hàng” các trò chơi, hoạt<br />
động dưới dạng tài liệu nguồn bao gồm các trò chơi tổ chức chung cho tất cả trẻ em trong lớp và<br />
những trò chơi hỗ trợ các kĩ năng đặc thù cho trẻ khiếm thính. Điều này đảm bảo sự thuận lợi cho<br />
168<br />
<br />
Các biện pháp tổ chức trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo khiếm thính...<br />
<br />
giáo viên khi tổ chức trò chơi cho trẻ em ở lớp mẫu giáo hòa nhập.<br />
* Nội dung: Các trò chơi được sưu tầm và xây dựng phù hợp với mục tiêu phát triển ngôn<br />
ngữ của trẻ ở giai đoạn này bao gồm: trò chơi rèn luyện kĩ năng nghe, trò chơi rèn luyện phát âm,<br />
trò chơi phát triển vốn từ, trò chơi sử dụng ngôn ngữ.<br />
* Cách tiến hành: Giáo viên tự xây dựng hoặc sưu tầm các trò chơi nhằm phát triển ngôn<br />
ngữ cho trẻ từ các nguồn tài liệu khác nhau như Hướng dẫn thực hiện chương trình, tài liệu tham<br />
khảo về tổ chức trò chơi ở lớp mẫu giáo hòa nhập, tuyển tập trò chơi...<br />
Biện pháp 2: Lập kế hoạch tổ chức trò chơi cho trẻ<br />
* Mục tiêu, ý nghĩa: Lập kế hoạch là khâu đầu tiên trong quá trình tổ chức cho trẻ chơi. Một<br />
kế hoạch được xây dựng tốt là cơ sở định hướng cho toàn bộ các hoạt động của giáo viên và trẻ em<br />
trong trò chơi để đạt được các mục tiêu giáo dục.<br />
* Nội dung: Kế hoạch tổ chức trò chơi bao gồm: Mục tiêu, nội dung chơi và hình thức tổ<br />
chức chơi, các biện pháp thực hiện, chuẩn bị phương tiện thực hiện. Kế hoạch tổ chức trò chơi ở<br />
lớp mẫu giáo hòa nhập cần đảm bảo quan tâm đến nhu cầu cá nhân của từng trẻ đặc biệt là trẻ<br />
khiếm thính; thống nhất với chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ; linh hoạt và tự nhiên; an toàn<br />
với trẻ em; có sự tham gia của cha mẹ của trẻ khi cần thiết.<br />
* Cách tiến hành: Khi lập kế hoạch tổ chức trò chơi cho trẻ, giáo viên cần thực hiện theo<br />
các bước: Phân tích khả năng chơi hiện tại của trẻ và mức độ sử dụng ngôn ngữ, xác định mục tiêu,<br />
lựa chọn nội dung chơi, hình thức chơi linh hoạt phù hợp với mục tiêu đặt ra, lựa chọn các biện<br />
pháp thực hiện, dự tính các phương tiện cần thiết để tổ chức trò chơi cho trẻ.<br />
Biện pháp 3: Xây dựng môi trường chơi phù hợp và giàu kích thích ngôn ngữ<br />
* Mục tiêu, ý nghĩa: Xây dựng môi trường chơi là một biện pháp hữu hiệu cho việc hỗ trợ,<br />
tăng cường chơi và sự phát triển của trẻ khiếm thính. Môi trường chơi phù hợp sẽ thu hút sự tham<br />
gia của trẻ; góp phần thúc đẩy trẻ chơi, sử dụng vật liệu chơi, thu hút bạn bè cùng tham gia và duy<br />
trì trò chơi, tạo cơ hội để trẻ bộc lộ khả năng chơi của mình.<br />
* Nội dung: Việc xây dựng môi trường chơi cho trẻ bao gồm việc tạo điều kiện nghe tốt<br />
cho trẻ, bố trí địa điểm chơi, tạo không gian ngôn ngữ, trang bị sắp xếp đồ dùng đồ chơi, vật liệu,<br />
phương tiện kĩ thuật phù hợp khuyến khích trẻ chơi và kích thích trẻ học và sử dụng ngôn ngữ.<br />
* Cách tiến hành: Tạo môi trường nghe thích hợp cho trẻ khiếm thính; sắp xếp không gian<br />
lớp học, các khu vực chơi khuyến khích trẻ tương tác và tạo không gian ngôn ngữ; sử dụng ánh<br />
sáng hợp lí để giúp trẻ khiếm thính quan sát rõ khuôn mặt và cử chỉ điệu bộ; lựa chọn đồ dùng, đồ<br />
chơi, vật liệu chơi đa dạng và khuyến khích tất cả các loại trò chơi, các mức độ chơi khác nhau;<br />
sắp xếp, bố trí đồ dùng, đồ chơi, vật liệu chơi sao cho tạo cơ hội để trẻ được giao tiếp, hợp tác với<br />
nhau; tạo tâm thế thoải mái, chờ đợi đến trò chơi cho trẻ; điều chỉnh mức độ trừu tượng, phức tạp,<br />
sự phản hồi của đồ dùng, đồ chơi phù hợp với khả năng tiếp cận của trẻ khiếm thính.<br />
<br />
2.3.2. Nhóm biện pháp tổ chức hướng dẫn trẻ chơi<br />
Biện pháp 4: Điều chỉnh cách tổ chức hướng dẫn chơi phù hợp với khả năng ngôn ngữ của<br />
trẻ khiếm thính<br />
* Mục tiêu và ý nghĩa: Những điều chỉnh trong quá trình tổ chức trò chơi phù hợp sẽ giúp<br />
trẻ phát triển tốt nhất khả năng của mình, hỗ trợ sự tham gia của trẻ vào trò chơi, giúp trẻ hoà nhập<br />
một cách hiệu quả và có ý nghĩa vào lớp học.<br />
* Nội dung: Thực chất của biện pháp này là điều chỉnh cách thức giao tiếp, chỉ dẫn và sử<br />
dụng các phương tiện hỗ trợ phù hợp với khả năng ngôn ngữ của trẻ khiếm thính như giúp trẻ đọc<br />
hình miệng, chú ý vị trí của trẻ khi giao tiếp với giáo viên và các bạn, sử dụng các phương tiện<br />
trực quan, và điều chỉnh cách sử dụng lời nói của giáo viên khi hướng dẫn, gợi ý, trợ giúp trẻ chơi.<br />
169<br />
<br />
Bùi Thị Lâm<br />
<br />
Điều chỉnh cách tổ chức hướng dẫn trò chơi cần phù hợp với khả năng của trẻ khiếm thính, không<br />
đánh giá thấp khả năng, đặc biệt là khả năng ngôn ngữ.<br />
*Cách tiến hành: Trong quá trình tổ chức trò chơi, giáo viên quan tâm tạo điều kiện giúp<br />
trẻ đọc hình miệng, sắp xếp hợp lí vị trí trẻ khiếm thính trong lớp và nhóm chơi, sử dụng bổ sung<br />
các hỗ trợ thị giác cho trẻ khiếm thính, điều chỉnh việc sử dụng lời nói của giáo viên đảm bảo trẻ<br />
khiếm thính hiểu được những chỉ dẫn, gợi ý, câu hỏi của cô giáo.<br />
Biện pháp 5: Áp dụng các kĩ thuật phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong khi chơi<br />
* Mục tiêu và ý nghĩa: Tận dụng các trò chơi để giúp trẻ giao tiếp và sử dụng lời nói, khuyến<br />
khích trẻ diễn đạt hành động, cử chỉ, suy nghĩ, dự định chơi của mình.<br />
* Nội dung: Biện pháp này sử dụng các kĩ thuật nói mẫu, tạo tình huống cho trẻ học ngôn<br />
ngữ, giao tiếp, khuyến khích trẻ sử dụng ngôn ngữ khi chơi.<br />
*Cách tiến hành: Các kĩ thuật phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong khi chơi bao gồm: Sử dụng<br />
lời nói mẫu thông qua các kĩ thuật cụ thể là nói mẫu, mở rộng câu nói cho trẻ, nhắc lại, nói song<br />
song, tự nói một mình; tạo tình huống trong quá trình chơi bằng cách tạo các tình huống có vấn<br />
đề, đặt câu hỏi và trả lời, tạo ra lỗi và khuyến khích trẻ sử dụng ngôn ngữ phù hợp với tình huống<br />
chơi thông qua việc cung cấp từ, câu phù hợp, gợi ý tình huống hoặc câu nói cho trẻ.<br />
Biện pháp 6: Sử dụng giao tiếp tổng hợp với trẻ khi chơi<br />
* Mục tiêu và ý nghĩa: Việc sử dụng giao tiếp tổng hợp để giao tiếp, hướng dẫn, trợ giúp<br />
cho trẻ khiếm thính sẽ giúp trẻ tiếp nhận được thông tin đầy đủ hơn và diễn đạt được suy nghĩ,<br />
mong muốn và ý tưởng chơi với cô giáo và bạn bè.<br />
* Nội dung: Sử dụng các phương tiện giao tiếp khác nhau để tiếp nhận và diễn đạt thông tin<br />
với trẻ khiếm thính. Những phương tiện tiếp nhận và diễn đạt thông tin được trẻ khiếm thính sử<br />
dụng trong lớp học bao gồm: nghe, nhìn, quan sát, lời nói, cử chỉ điệu bộ, kí hiệu<br />
*Cách tiến hành: Trong các tình huống chơi, giáo viên cần sử dụng và khuyến khích các trẻ<br />
em khác trong lớp sử dụng giao tiếp tổng hợp với trẻ khiếm thính bằng cách kết hợp lời nói, hình<br />
miệng với kí hiệu, cử chỉ điệu bộ, nét mặt, hành động mô phỏng... Tùy thuộc vào tình huống giáo<br />
viên có thể áp dụng linh hoạt việc kết hợp nói với cử chỉ điệu bộ, nói với hình vẽ, tranh ảnh, kết<br />
hợp nói với kí hiệu ngôn ngữ.<br />
Biện pháp 7: Khuyến khích trẻ tương tác trong khi chơi<br />
* Mục tiêu và ý nghĩa: Trò chơi là hoạt động hữu hiệu để trẻ khiếm thính có thể tương tác<br />
với bạn bè. Các mối quan hệ tương tác này không chỉ giúp trẻ học được các kĩ năng xã hội mà còn<br />
là cơ hội để trẻ học ngôn ngữ một cách có hiệu quả.<br />
* Nội dung: Tương tác chơi bao gồm cả sự chủ động từ phía trẻ khiếm thính song trong môi<br />
trường hoà nhập thì cần có sự chủ động từ phía trẻ nghe bình thường, đây là một cách hỗ trợ trẻ<br />
khiếm thính nói chung và hỗ trợ học ngôn ngữ cho trẻ nói riêng. Tạo tình huống để giúp trẻ tương<br />
tác với nhau, mở rộng quan hệ chơi cho trẻ song đảm bảo luôn tuân theo sự dẫn dắt của trẻ trong<br />
tình huống chơi.<br />
*Cách tiến hành: Khi tổ chức trò chơi, giáo viên cần khuyến khích trẻ tương tác cùng nhau<br />
thông qua việc giáo viên hỗ trợ, điều phối để trẻ khiếm thính và trẻ nghe bình thường cùng tham<br />
gia vào trò chơi, trợ giúp trẻ biết cách đề nghị tham gia chơi cùng các bạn bằng lời nói hoặc hành<br />
động, tận dụng sự giúp đỡ từ bạn cùng trang lứa cho trẻ khiếm thính, tạo tình huống để trẻ tương<br />
tác với nhau một cách tự nhiên trong trò chơi.<br />
Biện pháp 8: Đánh giá kết quả chơi<br />
* Mục tiêu và ý nghĩa: Đánh giá kết quả chơi giúp cho giáo viên biết được mức độ tiến bộ<br />
về kĩ năng chơi và ngôn ngữ của trẻ. Giúp giáo viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh,<br />
170<br />
<br />