YOMEDIA
ADSENSE
Các biểu hiện suy thoái đất ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
97
lượt xem 12
download
lượt xem 12
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết Các biểu hiện suy thoái đất ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế trình bày: Tình trạng thoái hóa đất đang diễn ra trên địa bàn huyện Phong Điền với các biểu hiện rất rõ nét như tăng độ chua tầng mặt; giảm sút hàm lượng mùn, đạm, lân tổng số và lân dễ tiêu; giảm sút độ ẩm đất; bị xói mòn, rửa trôi mạnh do lớp phủ thực vật bị phá hủy,... Mời các bạn cùng tham khảo.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các biểu hiện suy thoái đất ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
CÁC BIỂU HIỆN SUY THOÁI ĐẤT<br />
Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ<br />
TRẦN THỊ TUYẾT MAI - LÊ PHÚC CHI LĂNG<br />
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế<br />
Tóm tắt: Tình trạng thoái hóa đất đang diễn ra trên địa bàn huyện Phong<br />
Điền với các biểu hiện rất rõ nét như tăng độ chua tầng mặt; giảm sút hàm<br />
lượng mùn, đạm, lân tổng số và lân dễ tiêu; giảm sút độ ẩm đất; bị xói mòn,<br />
rửa trôi mạnh do lớp phủ thực vật bị phá hủy… Việc nghiên cứu các biểu<br />
hiện suy thoái đất, tìm ra các giải pháp nhằm giảm thiểu sự suy thoái tài<br />
nguyên đất trên lãnh thổ huyện Phong Điển phục vụ mục tiêu phát triển bền<br />
vững là vấn đề mang tính cấp thiết.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Đất là nguồn tài nguyên quý giá, là tư liệu sản xuất của nông - lâm - nghiệp. Hoạt động<br />
khai thác sử dụng của con người với nhiều mục đích khác nhau và tác động của các quá<br />
trình tự nhiên đã dẫn đến tình trạng thoái hóa đất. Hiện nay, tình trạng thoái hóa đất<br />
đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Huyện Phong Điền, tỉnh<br />
Thừa Thiên Huế là vùng đất có độ nhạy cảm cao, dễ bị xói mòn, rửa trôi chất dinh<br />
dưỡng và tầng đất mặt. Việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến suy thoái đất, những<br />
biểu hiện của suy thoái đất ở huyện Phong Điền sẽ xây dựng cơ sở khoa học cho việc đề<br />
xuất hướng sử dụng đất bền vững, giảm thiểu và ngăn ngừa thoái hóa đất trong vùng<br />
nghiên cứu.<br />
2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SUY THOÁI ĐẤT HUYỆN PHONG ĐIỀN<br />
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ<br />
Quá trình suy thoái đất diễn ra với các biểu hiện và cấp độ khác nhau, điều này tùy<br />
thuộc vào mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội. [3]<br />
2.1. Các yếu tố tự nhiên<br />
2.1.1. Đá mẹ<br />
Đá mẹ không chỉ có ảnh hưởng lớn đến sự thành tạo đất mà còn tác động mạnh đến quá<br />
trình thoái hóa đất. Các loại đất được hình thành từ các loại đá mẹ khác nhau sẽ có mức<br />
độ thoái hóa đất khác nhau. Các đất được hình thành từ đá cát, macma axit… rất dễ bị<br />
thoái hóa, còn các đất được hình thành từ đá phiến sét, macma trung tính… thì có mức<br />
độ thoái hóa thấp hơn [2]. Ở Phong Điền có các thành tạo trầm tích và trầm tích có<br />
nguồn gốc núi lửa phát triển khá phong phú, có tuổi từ Neoproterozoi đến Kainozoi.<br />
2.1.2. Địa hình<br />
Địa hình Phong Điền khá đa dạng: Phía Bắc là các đụn cát ven biển cao trên 20m, rộng<br />
từ 1 đến 2km; tiếp đến là đồng bằng phù sa lẫn cát, thấp dưới 1m, hẹp (chiều ngang chỉ<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 04(12)/2009: tr. 56-64<br />
<br />
CÁC BIỂU HIỆN SUY THOÁI ĐẤT Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ<br />
<br />
57<br />
<br />
trên1km); vùng cát nội đồng cao từ 7 đến 8m, rộng trên 4km, xen lẫn các bàu hay trằm<br />
thấp trữ nước. Phần trung tâm của huyện là các đồi cao vài chục mét và đồng bằng nhỏ<br />
hẹp chạy dọc sông Ô Lâu; phía Tây Nam và Nam là vùng đồi núi, cao từ vài trăm mét<br />
đến hơn 1.500m [2].<br />
Địa hình có vai trò quan trọng trong việc phân bố đất. Từ địa hình cao đến địa hình thấp<br />
là các loại đất đặc trưng tương ứng. Mỗi kiểu hình thái địa hình thể hiện các quy luật<br />
thoái hóa đất riêng. Cụ thể, các loại đất hình thành ở những khu vực núi và cao nguyên<br />
là những nơi có quá trình ngoại sinh diễn ra mạnh mẽ có quá trình thoái hóa đất do xói<br />
mòn, rửa trôi; còn các loại đất hình thành ở những khu vực ven sông suối có quá trình<br />
thoái hóa đất theo hướng glây hóa…<br />
2.1.3. Khí hậu<br />
Phong Điền có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm.<br />
- Chế độ nhiệt: Phong Điền có nền nhiệt cao, nhiệt độ trung bình năm từ 20-250C. Chế<br />
độ nhiệt trong năm có sự phân hóa rõ nét theo mùa:<br />
Mùa nóng từ tháng 3 đến tháng 8, chịu ảnh hưởng của gió tây nam khô nóng, nhiệt độ<br />
trung bình khoảng 290C, nhiệt độ cao tuyệt đối đến 400C.<br />
Mùa lạnh từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, có nền nhiệt giảm sút do chịu ảnh hưởng của<br />
gió mùa đông bắc, nhiệt độ trung bình ở đồng bằng từ 200C-220C, miền núi từ 170C190C, có khi xuống dưới 150C.<br />
- Chế độ mưa: Phong Điền có lượng mưa trung bình năm là 2800-2900mm và phân bố<br />
tập trung theo mùa.<br />
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 tập trung đến 70-75% lượng mưa năm, mưa tập trung<br />
lớn nhất vào các tháng 9, 10, 11.<br />
Mùa ít mưa từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, có lượng mưa thấp.<br />
Đặc điểm khí hậu như vậy đã tạo điều kiện cho các quá trình phong hóa, thoái hóa đất<br />
diễn ra nhanh chóng. Mùa mưa có mưa lớn, tập trung nên gây xói mòn, rửa trôi mạnh;<br />
mùa khô lại có nhiệt độ cao, thiếu ẩm nên đất đai bị chai cứng, nứt nẻ… quá trình thoái<br />
hóa đất có cơ hội diễn ra.<br />
2.1.4. Thủy văn<br />
Phong Điền có mật độ sông suối dày đặc: 1,18km/km2, có 2 sông lớn là Ô Lâu, Bồ và<br />
nhiều khe, suối nhỏ. Ngoài ra, còn có các hệ thống khe rãnh, sông cụt, chỉ hoạt động<br />
vào mùa mưa. Sông có đặc điểm ngắn, dốc, lắm thác ghềnh, cửa sông hẹp. Dòng chảy<br />
thay đổi theo mùa rất lớn, mùa mưa lưu lượng trung bình khoảng 3000m3/s nhưng vào<br />
mùa khô chỉ 4m3/s.<br />
Vào mùa mưa nước sông dâng cao gây lũ lụt, xói mòn đất đai. Mùa khô, nước kiệt,<br />
vùng cửa sông bị xâm nhập mặn gây mặn hóa đất đai.<br />
<br />
58<br />
<br />
TRẦN THỊ TUYẾT MAI - LÊ PHÚC CHI LĂNG<br />
<br />
2.1.5. Thảm thực vật<br />
Lãnh thổ huyện Phong Điền nằm trong 2 vành đai thảm thực vật là nhiệt đới ẩm và á<br />
nhiệt đới ẩm. Trong mỗi vành đai còn có các kiểu thực vật như sau: [2]<br />
a. Vành đai nhiệt đới ẩm<br />
! Vành đai nhiệt đới ẩm phát triển trên đất địa đới gồm các kiểu:<br />
- Rừng kín cây lá rộng thường xanh nhiệt đới ẩm, hiện chỉ còn ở tây nam Phong<br />
Xuân, Phong Mỹ, núi Ông Đôn thuộc Phong Sơn.<br />
- Trảng cây bụi thứ sinh phân bố rộng rãi trong huyện (vùng đồi Phong Sơn, Phong<br />
Mỹ).<br />
- Trảng cỏ thứ sinh phân bố rải rác trong vùng.<br />
- Rừng tre nứa thứ sinh phân bố dọc sông và tập trung ở Phong Mỹ.<br />
! Vành đai nhiệt đới ẩm phát triển trên đất phi địa đới có các kiểu:<br />
- Trảng cây bụi thứ sinh phân bố rải rác ở vùng cát nội đồng ở Phong Chương,<br />
Phong Bình, Phong Hòa, Phong An và phụ cận thị trấn Phong Điền.<br />
- Trảng cỏ thứ sinh phân bố rải rác trên vùng cát nội đồng và trên đụn cát ven biển,<br />
bên cạnh các trảng cây bụi.<br />
! Vành đai nhiệt đới ẩm phát triển trên đất ngập nước phổ biến các kiểu sau:<br />
- Trảng cây bụi, trảng cỏ chịu ngập thứ sinh…<br />
- Các quần xã thủy sinh ở đầm phá, vũng vịnh và ở đầm, hồ, ao, trằm…<br />
b. Vành đai á nhiệt đới ẩm<br />
! Rừng kín cây lá rộng thường xanh á nhiệt đới ẩm: Kiểu này phân bố ở các núi có độ<br />
cao trên 800m ở Phong Xuân.<br />
Trên các vùng núi cao như núi Co Pung (Phong Xuân), phổ biến rừng cây lá rộng<br />
thường xanh á nhiệt đới ẩm nhưng do đặc trưng khí hậu (thường có mây mù, gió<br />
mạnh) và thổ nhưỡng (mỏng, nghèo, khô), nên thảm thực vật có nét đặc trưng riêng<br />
như cây gỗ thường thấp nhưng có độ che phủ lớn.<br />
! Trảng cây bụi thứ sinh: Kiểu này chiếm diện tích không lớn, phân bố rải rác xung<br />
quanh các khu rừng ở Phong Mỹ, Phong Xuân, Phong Sơn.<br />
Ngoài thảm thực vật tự nhiên còn có thảm thực vật cây trồng như lúa nước (phân bố<br />
tập trung ở đồng bằng hạ lưu sông Bồ và Ô Lâu ở Phong Mỹ, Phong Sơn, Phong<br />
Xuân), hoa màu, cây công nghiệp, phân bố ở các vùng có địa thế cao; rừng trồng<br />
trên các cồn cát, đụn cát và các cây trồng trong khu dân cư.<br />
Mỗi một kiểu thực vật đều có ảnh hưởng đến tính chất đất. Đặc biệt, độ che phủ của<br />
thực vật, tùy theo mức độ sẽ tạo khả năng chống xói mòn, thoái hóa đất khác nhau.<br />
<br />
CÁC BIỂU HIỆN SUY THOÁI ĐẤT Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ<br />
<br />
59<br />
<br />
Phong Điền có tỉ lệ đất trống đồi trọc lớn, khoảng 45.000 ha (đây là địa bàn có nguy cơ<br />
thoái hóa đất cao), lớp phủ rừng chiếm 36.026,69 ha chiếm gần 37,8% diện tích tự nhiên...<br />
2.2. Các yếu tố kinh tế - xã hội<br />
2.2.1. Các ngành kinh tế<br />
Hoạt động kinh tế, đặc biệt là hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp có tác động mạnh đến<br />
quá trình thoái hóa đất do cường độ, hệ số sử dụng đất và do tính hợp lí trong sử dụng đất.<br />
Nông nghiệp giữ vị trí chủ đạo trong nền kinh tế của huyện Phong Điền. Năm 2007,<br />
diện tích trồng lúa của huyện là 5.043,35 ha. Diện tích trồng cây công nghiệp ngắn ngày<br />
và hoa màu ngày càng tăng [7]. Để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nhiều công trình<br />
thủy lợi được xây dựng với quy mô tưới 20 ha/1 công trình, điều này đã tác động mạnh<br />
đến lưu lượng nước ở vùng cửa sông.<br />
Trong lâm nghiệp, phát triển mạnh việc trồng rừng, diện tích rừng trồng là 9.028,1 ha,<br />
chiếm 25,05% diện tích rừng toàn huyện.<br />
2.2.2. Dân cư, lao động<br />
Huyện Phong Điền có 15 xã và một thị trấn với số dân 107.122 người (tính đến 2008).<br />
Mật độ dân số trung bình là 112,3 người/km2 và phân bố không đều giữa các xã, tập<br />
trung nhiều ở xã Phong Hải (922 người/km2) và thưa thớt ở xã Phong Mỹ (13<br />
người/km2), Phong Xuân (35 người/km2)… Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên vào năm 2007<br />
của huyện là 1,14%. Quy mô dân số của huyện cũng tăng, từ năm 1999 (số dân của<br />
huyện vào năm 1999 là 99.293 người) đến nay, số dân của huyện đã tăng thêm 7.892<br />
người [7]. Dân số đông đã gây áp lực đối với việc sử dụng đất.<br />
Nguồn lao động của huyện dồi dào, chủ yếu tập trung vào khu vực nông - lâm - ngư<br />
nghiệp, song trình độ còn hạn chế. So sánh với toàn tỉnh, Phong Điền vẫn là huyện có<br />
mức sống còn rất thấp. Mức sống thấp và trình độ lao động hạn chế là những nguy cơ<br />
đối với vấn đề sử dụng đất.<br />
3. CÁC DẤU HIỆU THOÁI HÓA ĐẤT Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA<br />
THIÊN HUẾ<br />
3.1. Các dấu hiệu thoái hóa về hóa học<br />
Các chỉ tiêu hóa học được xem xét để nghiên cứu tình trạng suy thoái đất ở huyện<br />
Phong Điền gồm: [4], [6], [8]<br />
a. Độ chua: Giá trị thông dụng để xác định độ chua của đất là pHKCl. Biểu hiện của quá<br />
trình già hóa của đất đỏ nhiệt đới là quá trình axit hóa. Quá trình thoái hóa đất làm tăng<br />
độ chua tầng mặt hay toàn phẫu diện. Trung bình đất dưới rừng có độ pHKCl = 4,5 - 5,5;<br />
trung bình chung mỗi đơn vị cấu trúc có pHKCl = 4 - 5, khi thoái hóa pHKCl = 3 - 4. So<br />
sánh các giá trị trên với các chỉ tiêu nông hóa trong nông nghiệp đánh giá pHKCl sau<br />
đây, cho thấy giới hạn pHKCl = 4 - 5 là dấu hiệu cho thấy đất bị thoái hóa.<br />
<br />
60<br />
<br />
TRẦN THỊ TUYẾT MAI - LÊ PHÚC CHI LĂNG<br />
<br />
Bảng 1. Phân cấp độ chua trong đất theo S.N. Tartrinov và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển<br />
Nông thôn Việt Nam (MARD)<br />
Phân cấp chỉ tiêu pHKCl<br />
Rất chua<br />
Chua<br />
Chua vừa<br />
<br />
S.N. Tartrinov<br />
<br />
MARD<br />
<br />
0,12<br />
0,08 - 0,12<br />
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn