intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các biểu thức rào đón trong tiếng Nhật

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

45
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày khái niệm hành vi ngôn ngữ rào đón – giới thiệu một số biểu thức rào đón trong một số bối cảnh giao tiếp; Cấu tạo ngữ pháp và chức năng của biểu thức rào đón; Một số yếu tố tác động đến hành vi rào đón.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các biểu thức rào đón trong tiếng Nhật

  1. CÁC BIỂU THỨC RÀO ĐÓN TRONG TIẾNG NHẬT Dƣơng Hƣơng Giang, Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Phƣơng Thái Hà, Hoàng Ngọc Phƣơng Thảo Khoa Nhật Bản học, Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam TÓM TẮT Việc sử dụng các biểu thức rào đón trong ngôn ngữ Nhật là một trong những nét đặc trung vô cùng độc đáo, và là một thành phần không thể thiếu trong những câu nói mở lời của người Nhật Nó không đơn thuần chỉ là phép lịch sự mà còn thể hiện rõ cho ta thấy được tinh cẩn trọng, lễ ngh a của con người Nhật Bản trong việc giao tiếp hằng ngày. Qua bài viết này, nhóm chúng tôi mong muốn mọi người sẽ hiểu rõ hơn về các cách hành văn trong giao tiếp của người Nhật để áp dụng chúng vào công việc đời sống hằng ngày , giúp mọi người trang bị hành trang tốt hơn trên con đường theo đuổi ngôn ngữ Nhật Qua đó chúng tôi muốn đưa ra những cách sử dụng các biểu thức rào đón khác nhau , tuỳ theo từng hoàn cảnh trong không gian giao tiếp tiếng Nhật với những mẫu ngữ pháp cơ bản để giúp cho những người học tiếng Nhật sẽ dễ dàng hơn trong cách giao tiếp với người Nhật để tránh gây hiểu lầm. 1. KHÁI NIỆM HÀNH VI NGÔN NGỮ RÀO Đ N – GIỚI THIỆU MỘT SỐ BIỂU THỨC RÀO Đ N TRONG MỘT SỐ BỐI CẢNH GIAO TIẾP Hành vi ngôn ngữ rào đón là những ngữ được người nói diễn đạt trong các mối quan hệ xã hội, đời sống hằng ngày, là những lời nói, câu từ để bắt đầu một cuộc trò chuyện theo phép lịch sự, tạo cho người đối diện thấy được sự tôn trọng Cũng như trong các buổi hội thảo, bài thuyết trình, lời rào đón sẽ giúp cho người nghe biết được khi nào bài thuyết trình bắt đầu để mọi người tập trung theo dõi. Đối với người Nhật việc sử dụng biểu thức rào đón là một điều vô cùng cần thiết trong mọi cuộc đối thoại trong đời sống thường ngày của họ Dưới đây là một vài ví dụ về việc sử dụng biểu thức rào đón của tiếng Nhật trong giao tiếp thông dụng .  Trước khi đặt câu hỏi hay đặt một vấn đề nào đó với người có chức vụ cao hơn VD1:あのう、ツインの予約なんですけど。 ( Dạ , về việc đặt phòng đôi thì )  Trong trường hợp khi muốn nhờ vả người lạ giúp đỡ một việc nào đó hay hay những đồng nghiệp lớn tuổi hơn ( các tiền bối đi trước) , hàng xóm lớn tuổi hơn : VD2: すみません、道に迷ってしまいました。今どこにいますか? (Xin lỗi, Tôi bị lạc rồi, không biết hiện giờ tôi đang ở đâu?) VD3: すみません、ちょっとおたずねしたいことがあるんですが。 (Xin lỗi, tôi có chút chuyện muốn nhờ...)  Trong trường hợp khi nói chuyện với những người thân thiết như bạn bè hoặc những người nhỏ tuổi hơn mình: VD4:ねえ、みき、ちょっと、聞いていい? 879
  2. (Nè, Miki , hỏi chút được không?)  Trong trường hợp nói chuyện với nhân viên phục vụ ở hàng quán bình dân ở các quán nước: VD5: ちょっと、聞いてもいいかな。 (Cho tôi hỏi một chút được không hả?)  Trong trường hợp ở những nơi sang trọng như nhà hàng hay khách sạn: VD6: あのう、すみません、ちょっと、おたずねしたいんですが。 (Xin lỗi, tôi muốn hỏi anh/ chị một chút) 2. CẤU TẠO NGỮ PHÁP VÀ CHỨC NĂNG CỦA BIỂU THỨC RÀO Đ N 2.1 Đặc điểm cấu tạo ngữ pháp Tiếng Nhật thuộc loại hình ngôn ngữ chắp dính, nên về cấu tạo và hình thức của các câu, từ cần những yếu tố phụ trợ đi kèm như trợ từ, giới từ v..v... Cụ thể hơn là các biểu thức rào đón thường được xuất hiện trong các câu có tính nhờ vả hay các câu mang tính hỏi về vấn đề gì đó để thể hiện được tính lịch sự trong giao tiếp. Cấu trúc ngữ pháp: “biểu thức rào đón + mệnh đề ( んですが/んですけど)” Biểu thức rào đón thường có vị trí ở “đầu câu-前置き” và thường bắt đầu với các từ đệm như “すみませ ん、あのう、ちょっと、ごめん、ねえ、あのう” , tiếp nối ngay sau từ đệm này thường là các mệnh đề mang tính chất hay nội dung nhờ vả, nghi vấn, xác định v.v... dưới dạng thức … んですが hoặc んですけ ど Một số ví dụ cụ thể あのう、ホテルの代金のことなんだけど。 (À , là về tiền phòng khách sạn thì... ) ちょっと、聞いてもいいかな。 (Cho tôi hỏi một chút được không?) あのう、すみません、ちょっと、おたずねしたいんですが。 (xin lỗi, tôi muốn nhờ anh/ chị chút việc) 2.2 Chức năng của biểu thức rào đón Người Nhật từ xưa đến nay luôn xem trọng tính lịch sự ở lời nói trong giao tiếp với người khác. Việc sử dụng biểu thức rào đón trong giao tiếp là một trong những nét đặc trưng vô cùng độc đáo và là một thành phần không thể thiếu trong những câu nói mở lời của người Nhật Nó không đơn thuần chỉ là phép lịch sự mà còn thể hiện rõ cho ta thấy được tính cẩn trọng của con người Nhật Bản trong việc giao tiếp hằng ngày. Vì trong mỗi câu nói đều làm cho mọi người có thể hiểu ra được bối cảnh , vị trí hiện tại và vai vế của những người trong cuộc đàm thoại đó Nhờ vào việc đó ta có thể hiểu thêm được về sự phân chia rõ ràng các tầng lớp trong xã hội Nhật Bản Và để nắm bắt được cách sử dụng biểu thức rào đón trong tiếng Nhật đòi hỏi người học phải thật chú tâm để không bị bối rối trong việc giao tiếp. 880
  3. 3. MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI RÀO Đ N 3.1 Tác động của văn hoá giao tiếp Văn hoá trong giao tiếp ở xã hội Nhật rất được coi trọng và được thực hiện một cách bài bản dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như : môi trường giao tiếp, cấp bậc trong công ty, mối quan hệ giữa người nói và người nghe. Chính vì thế mà tác động của văn hoá giao tiếp đối với hành vi rào đón vô cùng mật thiết .  Văn hoá xin lỗi, cảm ơn: Trong từ điển của Nhật Bản, arigato là từ mà người Nhật sử dụng để bày tỏ sự biết ơn, còn Sumimasen là từ được sử dụng để xin lỗi vì một việc nào đó, ví dụ như khi bạn đi trên đường mà lỡ đụng vào người nào đó bạn sẽ nói lời xin lỗi với họ. Thế nhưng không phải lúc nào người Nhật cũng dùng đúng ngh a gốc của hai từ vựng nói trên. Khi một người Nhật nói Sumimasen không có ngh a là bạn phải hiểu là họ đang muốn xin lỗi bạn vì điều gì đó, mà cũng có thể hiểu là người Nhật rất có ý thức trong việc chịu ơn , và tình cảm này đã thấm vào ngôn ngữ của họ . Một ví dụ nhỏ cho dễ hiểu hơn về việc này. Một người nước ngoài thường lui tới của hàng của một ông chủ hoà nhã và hơi lắm lời để mua thịt hằng ngày. Sau khi trả tiền xong khách quay ra cửa hàng thì lập tức người bán thịt sẽ đưa tiễn vị khách của mình bằng một tràng :” Sumimasen ! Sumimasen! Trong vài lần đầu thì người khác h này đã ngh rằng có thể ông ta xin lỗi vì đã bán thịt quá đắt hoặc thậm chí vì khách đã pải nhọc lòng vì nuôi béo hầu bao của ông ta. Nhưng sau một thời gian tìm hiểu thì người khách mới hiểu được lý do này. Với câu Sumimasen, ông ta đã thể hiện một suy ngh rằng là : mình không xứng đáng nhận lòng tốt của người khác, và việc hạ cố tới một cửa hàng được người Nhật coi như sự ban ơn mà đúng ra phải tạ lễ. Vì vậy mặc dù từ Arigato có ngh a là cảm ơn nhưng từ Sumimasen mới là từ mà người Nhật hay dùng. Ngoài ra, người Nhật cũng rất hay sử dụng những từ “ Cảm ơn” hay “ xin lỗi” trong văn hóa giao tiếp, và những câu này đã trở thành “biểu thức rào đón” trong những câu giao tiếp thông thường. có thể thấy được, văn hoá trong giao tiếp rất được người Nhật chú trọng. Nó là một phần thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày của người Nhật, dù cho bạn có ở vị trí nào trong xã hội. Chính vì thế, nó là vấn đề tác động trực tiếp đến hành vi rào đón trong tiếng Nhật. Tuỳ thuộc vào vị trí hay quan hệ xã hội soto hay uchi của bạn mà sẽ sử dụng những biểu thức rào đón khác nhau Ngoài ra , nó còn cho ta thấy được sự rạch ròi , tỉ mỉ của con người Nhật Bản qua cách sử dụng ngôn từ trong giao tiếp. Từ đó hình thành nên các quy tắc mà bắt buộc mọi người đều phải tuân theo trong đó có “ biểu thức rào đón” 3.2 Tác động của quy tắc hội thoại Nếu là trong màn chào hỏi khi lần đầu gặp mặt, sau khi tự giới thiệu về bản thân, người Nhật thường cúi đầu chào và nói : “よろしくお願いします。- Rất mong sự giúp đỡ của bạn” (Trong khi có thể thực sự bạn chẳng giúp đỡ gì cho họ hoặc họ cũng không liên quan đến công việc của bạn). Việc sử dụng biểu thức rào đón được coi là một phương pháp giao tiếp hiệu quả để “kiềm chế cảm xúc của bản thân” trong giao tiếp. Trong cuộc hội thoại với nhau, người Nhật luôn chú trọng làm sao cho người nói chuyện với mình cảm thấy thoải mái và dễ chịu nhất có thể. Họ không muốn người khác phải bị ảnh hưởng bởi cảm xúc riêng của bản thân, cho dù trong lúc nói chuyện tâm trạng của họ không được vui nhưng họ vẫn sẽ cố gắng mỉm cười. Ngay cả trong những tình huống khó chịu nhất như nhờ vả hay rủ mời nhưng xác suất bị từ chối sẽ cao, thì biểu thức rào đón được sử dụng như chiến lược hiệu quả để làm giảm bớt sự căng thẳng cho cả hai bên giao tiếp Đôi khi, những người không am hiểu về lý do của việc sử dụng các biểu thức rào đón trong tiếng Nhật diễn ra rất nhiều, khiến nhiều tình huống trực tiếp trở thành “gián tiếp” và bị mang tính chất nhập nhằng, mơ hồ 881
  4. 3.3 Tác động của đặc trƣng nhận thức của ngƣời Nhật Nhật Bản luôn được thế giới biết đến là quốc gia có nhiều thành tựu to lớn, một dân tộc kiên cường, và những chuẩn mực khắt khe trong xã hội. Chính bản thân những người dân Nhật, họ luôn tự ý thức trong mọi hành vi của cá nhân, khi làm việc gì họ luôn ngh không chỉ cho bản thân mà còn cho mọi người xung quanh Đó là bản chất, là con người, là lẽ sống trong mỗi người dân Nhật. Họ luôn khiêm tốn, tôn trọng người khác, phân biệt rõ ràng trong mọi việc và biết ơn những người giúp đỡ mình. Họ mang trong mình những đức tính tốt đẹp, và khiến cả thế giới khâm phục dù chỉ là một nước nhỏ bé. Mỗi hành vi cử chỉ , hay những bài học đều có những ý ngh a riêng Như đã đề cập ở trên, trong việc giao tiếp hằng ngày, người Nhật thường sẽ không đặt ngay vào vấn đề sắp nói mà họ sẽ sử dụng biện pháp “ rào đón”, rồi sau đó mới vào vấn đề chính. Ngay cả khi đó là lời mời hay lời từ chối, hay đó là một lời thăm hỏi thì họ đều sử dụng lời mào đầu.Nó thể hiện được sự điềm t nh, phép lịch sự, tạo cho người nghe cảm giác được tôn trọng, và biết được phần nào vị trí của bản thân với đối phương Đó cũng được coi là một quy tắc, một phẩm chất đã được thấm nhuần trong con người Nhật.Vì vậy nên các đặc trưng trong nhận thức của người Nhật cũng tác động và gây ảnh hưởng phần nào tới việc sử dụng ngôn ngữ rào đón trong giao tiếp hằng ngày. 4. KẾT LUẬN Từ những nghiên cứu trên có thể thấy biểu thức rào đón là một thành phần quan trọng không thể thiếu trong giao tiếp và văn hoá của người Nhật Đối với người Nhật phép lịch sự trong giao tiếp là điều vô cùng cần thiết, nó thể hiện được sự tôn trọng của những người trong cuộc đối thoại. Từ đó cho thấy biểuthức rào đón chính là thành phần tạo nên sự trang trọng và lịch sự trước những phát ngôn của người nói muốn truyền đạt đến người nghe. Biểu thức rào đón rất đa dạng , được sử dụng trong nhiều hoàn cảnh và mục đích khác nhau Đối với mỗi đối tượng người nghe khác nhau sẽ có một cách diễn đạt bằng biểu thức rào đón khác nhau tạo nên sự phù hợp trong từng môi trường giao tiếp . Ở bài nghiên cứu này nhóm tác giả đã nêu ra những ví dụ cụ thể , thể hiện trong các mối quan hệ xã hội khác nhau ở những biểu thức rào đón phù hợp TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Văn Hiệp (2012) Cơ sở ngữ ngh a phân tích cú pháp NXB Giáo dục Việt Nam, 2012. [2] Nguyễn Trường Tân, Văn hoá Nhật Bản , Nhà xuất bản Văn hoá – Thông tin [3] Sue A.Kawashima. A Dictionary of Japanese Particles, NXB Kodansha.1999. [4] 生中継日本語初級 NXB Kodansha.1999 882
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2