intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các cây có khả năng cho dầu

Chia sẻ: Kata_1 Kata_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

94
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo quỹ gen các loài thực vật bảo tồn được, hiện nay thế giới đã phát hiện được bao nhiêu loại cây có khả năng cho quả lấy dầu (ngoài cây cọc rào Jatropha)? Ở vùng Tây Bắc từng tồn tại một loại cây có khả năng ăn được và có dầu, từng được Nông trường Mường Ẳng, Điện Biên trồng để ép dầu ăn, nhưng đến nay không còn trồng; đây là một loại cây thân gỗ lâu năm, tiếng địa phương gọi “mắc ten”, có năng suất đạt vài chục cân đến tạ quả/cây tùy theo tuổi cây....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các cây có khả năng cho dầu

  1. Các cây có khả năng cho dầu Theo quỹ gen các loài thực vật bảo tồn được, hiện nay thế giới đã phát hiện được bao nhiêu loại cây có khả năng cho quả lấy dầu (ngoài cây cọc rào Jatropha)? Ở vùng Tây Bắc từng tồn tại một loại cây có khả năng ăn được và có dầu, từng được Nông trường Mường Ẳng, Điện Biên trồng để ép dầu ăn, nhưng đến nay không còn trồng; đây là một loại cây thân gỗ lâu năm, tiếng địa phương gọi “mắc ten”, có năng suất đạt vài chục cân đến tạ quả/cây tùy theo tuổi cây. Xin GS cho biết tên khoa học cây này? Dầu quả cây nói trên có khả năng chế biến thành nhiên liệu sinh học diesel không? Hiện nay khó có tài liệu nào thống kê được các cây có khả năng cho dầu trên thế giới. Cây thông dụng vẫn là cây Jatropha (cây cọc rào, diesel). Theo thông tin trên mạng thì trên thế giới, đã có nhiều nước phát triển cây dầu diesel từ rất sớm, nhưng ở nước ta phải đến năm 2001, các nhà khoa học thuộc Phân viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên TP HCM (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) mới chính thức bắt tay vào nghiên cứu, tuyển chọn giống cây triển vọng này. TS Lê Võ Định Tường - tác giả công trình nghiên cứu cho biết: "Diesel là một loại cây dầu có nguồn gốc từ các nước Trung Mỹ. Ở Việt Nam, loại cây này
  2. cũng đã mọc lác đác ở một số nơi, song chưa thành hệ thống và các giống chưa được phân lập, tuyển chọn". Cây diesel cao khoảng 1-5m, thân mọng nước rất khó cháy nên không gây cháy rừng mà còn có thể làm hàng rào ngăn lửa. Các loại gia súc, chuột... rất sợ mùi của cây nên ít bị chúng phá hại. Cây ít bị sâu bệnh, có đặc tính chịu hạn rất cao, có thể mọc ở nơi chỉ có 250mm mưa/năm, thậ m chí có thể sống trong điều kiện khô hạn kéo dài 8-9 tháng. Cây diesel sống thích hợp với đất cát và có thể mọc ở nhiều loại đất khác, kể cả đất sỏi đá và nhiễ m mặn. Kỹ thuật trồng cây rất đơn giản, có thể trồng bằng hạt hay thân. Để tận dụng đất đai và tăng sản phẩm, có thể trồng xen với các cây trồng khác như: gừng, nghệ, keo, bạch đàn... Cây có thời gian sinh trưởng rất nhanh, sau 1 năm có thể cho quả, đến 5 năm cho năng suất cao và sống tới 50-60 năm. Hiện, các nhà khoa học đã phân lập ra được hai chủng cây là chủng không độc (dùng làm thức ăn cho gia súc, nhưng vẫn lấy dầu được) và chủng độc (chuyên lấy dầu). Theo báo Điện Biên Phủ thì chẳng ai biết cái tên Mường Ẳng có từ bao giờ và con người đến định cư như thế nào. Mường Ẳng (nguyên ngữ Thái đen là khoe sắc bản mường) để níu mọi sự chú ý của khách qua đường. Quả nhiên, cái tên thơm ấy đã kéo người về như trảy hội. Nhưng quá trình phát triển của Mường Ẳng chính thức phải kể từ năm 1958, khi nông trường Điện Biên trên cơ sở của một trung đoàn
  3. thuộc F316 làm nhiệm vụ rà phá bom mìn; rồi ở lại, vừa trấn ải, vừa khôi phục sản xuất, biến trận địa Mường Thanh thành cánh đồng lớn nhất Tây Bắc. Cùng lúc, hai đại đội C20 và C22 ra tạo dựng Phân trường Mường Ẳng trực thuộc. Sang đầu năm 1967, Phân trường Mường Ẳng tách ra, hoạt động độc lập với cái tên: Nông trường quốc doanh Mường Ẳng, xây dựng nền móng phát triển kinh tế bao cấp bằng 746 ha cây mắc ten và trẩu, 240 ha màu, vài trăm con bò thịt. Năm 1993, vì nhiều lý do, Nông trường quốc doanh Mường Ẳng giải thể, thị trấn nông trường nằm giữa 3 Ẳng (Mường Ẳng hôm nay) cơ bản không còn năng động bởi nhiều ý kiến muốn nhanh chóng trả về cho 3 xã như tự thân ban đầu của nó. Thời gian ấy là “nốt trầ m” trên con đường vinh thăng của Mường Ẳng sau này. Thống kê sau giải thể, Mường Ẳng có tới 80% số hộ dân thất nghiệp; cũng chừng ấy con số đói nghèo và gần như 100% người dân phải sống nhờ những thân gỗ ten, trẩu mà ngót 30 năm từng hy vọng, rồi thất vọng. Rất ít thông tin về cây Mắc ten (mắc là quả) dùng để lấy dầu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2