intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các giải pháp thiết kế mặt cắt nhà chung cư sinh thái phù hợp điều kiện khí hậu và phát triển bền vững tại Việt Nam

Chia sẻ: Sở Trí Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

36
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài báo đưa ra một số giải pháp thiết kế mặt cắt nhà chung cư cao tầng theo hướng sinh thái phù hợp với điều kiện môi trường, khí hậu và kinh tế, xã hội tại Việt Nam, làm cơ sở cho các nhà thiết kế tham khảo và các nhà quản lý hoạch định chính sách phát triển đô thị trong tương lai. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các giải pháp thiết kế mặt cắt nhà chung cư sinh thái phù hợp điều kiện khí hậu và phát triển bền vững tại Việt Nam

  1. CÁC GIẢI PHÁP THIẾT KẾ MẶT CẮT NH CH NG CƢ SINH THÁI PHÙ HỢ ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM Hoàng Hải Yến Khoa Kiến trúc  Mỹ thuật, trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Xu hướng xây dựng các tòa nhà cao tầng sinh thái đang trở thành xu hướng tất yếu đảm bảo sự phát triển bền vững cho các đô thị tại Việt Nam hiện nay. Các khu đô thị sinh thái góp phần tạo ra không gian sống tiện nghi cho con người, tiết kiệm năng lượng và giảm ô nhiễm môi trường trong quá trình sử dụng, tạo ra môi trường sống chất lượng cao và nâng cao sức khỏe cho người sử dụng. Để xây dựng được một công trình chung cư sinh thái đạt yêu cầu chất lượng thì việc thiết kế mặt cắt nhà từ giai đoạn thiết kế ban đầu là rất quan trọng. Bài báo đưa ra một số giải pháp thiết kế mặt cắt nhà chung cư cao tầng theo hướng sinh thái phù hợp với điều kiện môi trường, khí hậu và kinh tế, xã hội tại Việt Nam, làm cơ sở cho các nhà thiết kế tham khảo và các nhà quản lý hoạch định chính sách phát triển đô thị trong tương lai. Từ khóa: Chung cư sinh thái, giải pháp mặt cắt, kiến trúc bền vững, kiến trúc sinh thái, Việt Nam. 1. MỞ ĐẦU Việc phát triển các khu đô thị sinh thái và nhà cao tầng sinh thái đang trở thành xu hướng tất yếu trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Đặc biệt trong giai đoạn hiện tượng biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng và có ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhiều quốc gia, trong đó Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, việc quan tâm đến môi trường trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là ngành xây dựng, đã trở thành yêu cầu cấp thiết. Do dân số Việt Nam có xu hướng ngày càng tăng 5 . C ng với sự hội nhập kinh tế quốc tế nên ngày càng có nhiều người nước ngoài đến Việt Nam sống và làm việc. Việc tìm ra một loại hình không gian ở thích hợp, vừa tiết kiệm diện tích đất xây dựng, vừa phục vụ được số đông người dân, lại đem lại một môi trường sống thoải mái và tiện nghi là một nhu cầu bức thiết. Nhà chung cư cao tầng là một loại hình nhà ở đáp ứng được các yêu cầu trên, và hiện các khu chung cư đang được xây dựng rộng rãi tại các khu đô thị ở Việt Nam. Việc xây dựng ồ ạt các khu chung cư cao tầng, chủ yếu để phục vụ mục đích kinh tế và đầu tư, nên đã coi nhẹ yếu tố bảo vệ môi trường, làm cho kiến trúc hoà hợp với thiên nhiên và thích ứng với điều kiện khí hậu. Ngành xây dựng vốn là một trong những ngành gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất. Để cho việc xây dựng các tòa nhà chung cư sinh thái đảm bảo yêu cầu chất lượng, chúng ta cần phải có các giải pháp hợp lý khi thiết kế mặt cắt công trình , góp phần tăng lượng thông gió tự nhiên và chiếu sáng tự nhiên cho công trình, tiết kiệm năng lượng từ quá trình xây dựng, vận hành đến sử dụng lâu dài về sau. Thiết kế xây dựng các công trình chung cư sinh thái đòi hỏi người Kiến trúc sư phải quan tâm đến mối tương tác giữa công trình khí hậu địa phương 1 . Trong khu vực và trên thế giới thời gian gần đây đã xây dựng rất nhiều các công trình chung cư sinh thái chất lượng và đạt hiệu quả cao trong sử dụng. Do đó việc ứng dụng các giải pháp thiết kế mặt cắt cho nhà cao tầng chung cư sinh thái tại các khu đô thị mới ở Việt 80
  2. Nam trong giai đoạn hiện nay là quan trọng và cần thiết, giúp tạo ra các công trình và căn hộ chất lượng cao cho người dân. 2. NỘI DUNG 2.1. Một số khái niệm 2.1.1. Khái niệm về Kiến trúc bền vững Kiến trúc bền vững là nghiên cứu và thực hành kiến trúc nhằm góp phần bảo đảm sự phát triển bền vững của các đô thị trên cơ sở hạn chế tối đa các tác động xấu của công tác quy hoạch, giao thông, kiến trúc, xây dựng và vận hành công trình, cùng các hoạt động văn hoá, xã hội, dịch vụ do kiến trúc đem lại. Để giữ được sự cân bằng ổn định và phát triển bền vững của đa dạng sinh thái đô thị, trong đó con người được sống khoẻ mạnh, ăn ,ở, làm việc, học tập, vui chơi giải trí, đi lại trong một môi trường vệ sinh và tiện nghi, trong quan hệ gia đình và xã hội lành mạnh, an toàn và tốt đẹp. Kiến trúc bền vững là tổng hoà của các xu hướng kiến trúc: – Kiến trúc môi trường. – Kiến trúc sinh thái. – Kiến trúc có hiệu quả năng lượng. – Kiến trúc thích ứng. – Kiến trúc khí hậu. KiÕn tróc BÒn v÷ng Sustainable Architecture Green Building Biologic Architecture KiÕn Environmental tróc Architecture KiÕn tróc xanh KiÕn tróc Sinh th¸i m«I tr-êng KiÕn tróc Sinh KhÝ hËu KiÕn tróc KiÕn tróc HiÖu qu¶ thÝch øng N¨ng l-îng Adaptable Energy-Efficient Architecture Architecture Hình 1. Mô hình của Kiến trúc bền vững 2.1.2. Kiến trúc sinh thái = Ecologic Architecture [2] Kiến trúc bảo đảm sự phát triển bền vững của hệ sinh thái, bao gồm cả Môi trường sống và các quần thể sinh vật, trong đó chú trọng con người. Kiến trúc sinh thái phải đảm bảo đa dạng sinh học. Kiến trúc môi trường nằm trong kiến trúc sinh thái. 2.1.3. Kiến trúc (sinh) khí hậu = Climatic (Bioclimatic) Architecture Kiến trúc khí hậu là kiến trúc tận dụng tối đa điều kiện khí hậu tự nhiên (thiên nhiên) thuận lợi, hạn chế các điều kiện khí hậu bất lợi của một địa phương (vỏ công trình như bộ lọc khí hậu”), do đó tạo được môi trường khí hậu tốt nhất, có lợi nhất cho các hoạt động và sức khoẻ của con người. [2] 81
  3. 2.1.4. Khái niệm chung cư cao tầng hu chung cƣ là những khu nhà bao gồm nhiều hộ dân sinh sống bên trong các căn hộ khép kín, có hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung. Chung cư thường xuất hiện nhiều ở các đô thị. Bên trong các căn hộ có thể có đồ nội thất đầy đủ hoặc chưa có đồ và gia chủ có thể tự lựa chọn để trang trí ngôi nhà của mình theo đúng ý tưởng của các thành viên trong gia đình. 6 2.2. Kinh nghiệm thiết kế mặt cắt nhà cao tầng sinh thái trên thế giới 2.2.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản Kiến trúc Nhật Bản luôn luôn có sự đồng cảm với môi trường, người Nhật luôn luôn có tinh thần hợp tác với thiên nhiên và cố gắng thích ứng với thiên nhiên. Nền nhà Nhật Bản được nâng cao, bên trong thoáng để không khí lưu thông. Việc chọn vật liệu xây dựng do khí hậu quyết định, gỗ được chuộng hơn cả vì gỗ nhạy cảm với khí hậu. Về khái niệm không gian trong kiến trúc, nhà và vườn mang tính chất liên tục, kiến trúc Nhật Bản không có sự ngăn chia r rệt nội thất và ngoại thất, người Nhật coi trọng hiên nhà. Nikken Sekkei là một trong những công ty kiến trúc danh tiếng nhất của Nhật Bản hành nghề trong lĩnh vực thiết kế bền vững. Nikken Sekkei đã vận dụng những quan điểm có tính truyền thống trong không gian kiến trúc hiện đại. Những quan niệm này có thể xem như là cơ sở lý thuyết quan trọng trong thiết kế phù hợp với điều kiện khí hậu. Quan điểm của Nikken Sekkei là kiến trúc gần gũi với môi trường. Toà nhà Trung tâm thông tin Panasonic - Tokyo là một công trình thông minh có sự nhạy cảm hữu cơ, đặt một không gian trong một không gian khác sao cho chúng có quan hệ và ảnh hưởng lẫn nhau, tạo môi trường bên trong đa thể và sử dụng năng lượng tự nhiên. Toà nhà có những đặc điểm như thông gió tự nhiên rộng khắp toà nhà, hệ thống thông gió điều hoà từ sàn, làm mát ban đêm bằng không khí bên ngoài, sử dụng hiệu quả làm mát tự do trong vùng thải nhiệt, phối hợp giữa chiếu sáng tự nhiên và nhân tạo. [7] Hình 2. Phối cảnh Trung tâm Panasonic, Tokyo, Nhật Bản Hình 3. Mặt cắt công trình Hình 4. Bên trong công trình 82
  4. 2.2.2. Ngân hàng Thương mại (Commerzbank Headquarters), Frankfurt, CHLB Đức (53 tầng, 100 000 m2, 1997) Toà tháp cao hơn 300 m, là tháp có người ở cao nhất Châu Âu, với những vườn trời” (sky gardens) được nối với hệ thống thông gió tự nhiên trên cả hai mặt đứng của nhà. Mặt bằng hình tam giác, ba cạnh là khối văn phòng bao quanh thân” là một giếng trời khổng lồ, tạo ra hiệu ứng ống khói trên các tầng cao của toà nhà. Tháp không có lõi trung tâm; thang máy và buồng thang bộ, khu phục vụ và các khối kỹ thuật khác bố trí tại ba góc của tháp. Các đôi trụ đứng xây theo cấu trúc góc này được nối bằng các dầm cách nhau tám tầng nhà, chúng được hỗ trợ bởi sàn văn phòng từ góc nọ sang góc kia.[7] Toàn bộ nhà văn phòng được thông gió tự nhiên bằng cách mở cửa sổ vào mặt trong của nhà. Mặt ngoài luôn đóng; chỉ cho một lượng không khí được kiểm soát vào phòng. Cứ tám tầng văn phòng lại có một vườn trời cao bốn tầng, chúng chạy quanh các mặt tháp hình tam giác lên cao dần để bảo đảm các vườn trời trên các mặt nhà được nhìn thấy từ khoảng cách xa trong thành phố.[7] Hình 5. Mặt cắt toà tháp Ngân hàng thương mại (Commerzbank Headquarter) 2.3. Một số giải pháp thiết kế mặt cắt nh chung cƣ cao tầng sinh thái phù hợp với điều kiện khí h u Việt Nam 2.3.1. Giải pháp để trống một phần hay toàn bộ tầng 1 Trong các khu chung cư cao tầng hiện nay, tầng 1 thường được sử dụng để cho thuê kinh doanh bán hàng, thiếu các không gian dành cho các hoạt động vui chơi cho trẻ em, nghỉ ngơi cho người già và các hoạt động giao tiếp xã hội. Giải pháp để trống một phần hay toàn bộ tầng 1 vừa giải quyết được yêu cầu tạo các không gian giao tiếp công cộng, vừa điều hoà khí hậu cho toàn bộ ngôi nhà.[3] Tổ chức tầng một thông thoáng,khử được vùng gió âm sau nhà, một mặt cho gió lùa vào qua tầng một hút lên theo các giếng trời tạo thông gió tự nhiên cho các tầng, mặt khác tạo sự gần gũi tiếp cận thân thiện với thiên nhiên ngoài nhà.[3] 2.3.2. Giải pháp tầng trống công cộng Đối với những toà nhà không thể sử dụng giải pháp trống tầng 1, đặc biệt là lõi thang nằm hoàn toàn trong trung tâm toà nhà, không thông gió và lấy sáng tự nhiên qua các khe hay các thang bộ được, lõi thang kín và tối. Giải pháp tầng trống công cộng được đưa ra nhằm khắc phục yếu điểm trên, đồng thời, nó còn tạo ra các không gian giao tiếp công cộng trên các tầng cao của nhà, vốn rất cần thiết đối với nhà chung cư cao tầng nhưng chưa hề được áp dụng ở Việt Nam.[3] Giải pháp tổ chức tầng trống công cộng trên nhà chung cư cao tầng như sau: 4 83
  5. – Khoảng cách 5-6 tầng đặt một tầng trống, kết hợp làm phòng đa năng và không gian cây xanh. Phần trống này nối với lõi thang. – Các tầng trống đặt so le trên mặt đứng để tạo cảnh quan và điều hoà khí hậu đều cho toà nhà, tạo nên một đường vận chuyển gió theo kiểu zíc zắc lên các tầng. – Tầng trống có thể 1 phần hay toàn bộ phụ thuộc mặt bằng từng công trình. – Tầng trống mở về hướng đón gió mát và có cửa che chắn khi có gió bão. 2.3.3. Giải pháp tổ chức vùng đệm ở hướng bất lợi Giải pháp này áp dụng cho các căn hộ ở hướng Đông hay hướng Tây, chịu ảnh hưởng của bức xạ mặt trời lớn. Tại các mặt này, các phòng của các căn hộ được làm sâu vào bên trong so với tường biên. Khoảng đệm này thường làm sân có giàn cây leo che kín, nếu diện tích đủ rộng có thể làm thành vườn trời, sàn nước làm nơi thư giãn và điều hoà vi khí hậu cho các căn hộ.[3] Hình 6. Giải pháp mặt cắt công trình [3] 3. KẾT LUẬN Sự xuất hiện của kiến trúc sinh thái và xây dựng các công trình chung cư sinh thái tại các đô thị lớn chính là lối thoát để bảo vệ môi trường trong quá trình đô thị hoá nhanh tại Việt Nam, đảm bảo sự phát triển của đô thị đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ mai sau. Kiến trúc sinh thái là kiến trúc hướng tới giải quyết mối quan hệ giữa con người, kiến trúc và thiên nhiên, nó phải vừa vì con người mà sáng tạo ra một môi trường không gian nhỏ dễ chịu vừa phải bảo vệ môi trường lớn chung quanh. Khi thiết kế xây dựng các công trình chung cư sinh thái, chúng ta cần quan tâm tới các giải pháp thiết kế mặt cắt công trình như để trống một phần hoặc toàn bộ tầng 1, tạo tầng trống công cộng và tạo v ng đệm ở hướng bất lợi, giúp tạo ra một không gian sống thông thoáng, tiện nghi cho cư dân. Chúng ta cần dựa vào điều kiện khí hậu, kinh tế cụ thể tại từng vùng ở Việt Nam để có thể ứng dụng các giải pháp này khi thiết kế xây dựng các tòa nhà chung cư cao tầng theo hướng sinh thái, cũng như cần hệ thống hóa các giải pháp, đưa ra nguyên tắc thiết kế và tiêu chuẩn thiết kế. Đặc biệt cần đưa ra thành bộ tiêu chuẩn thiết kế để các kiến trúc sư, kỹ sư và các nhà thiết kế có thể áp dụng, cũng như làm cơ sở cho các nhà quản lý và đầu tư tham khảo khi quyết định xây dựng các khu đô thị sinh thái. 84
  6. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Dubrovnik – Croatia: .Meltem Yılmaz PhD ( 2006) Sustainable design in architecture. international design conferenece- Design 2006 [2] Ken Yeang ( 2006 ) Eco design – a manual for ecological design [3] Hai Yen Hoang ( 2010) Master thesis- Research and application ecological architecture to design condominiums in new residential areas in Hanoi [4] Bộ Xây Dựng (2004) TCXDVN 323:2004 – Nhà ở cao tầng – Tiêu chuẩn thiết kế. NXB Xây dựng. [5] http://depthanalysis.com/ [6] https://vi.wikipedia.org/wiki/ [7] https://ashui.com/ 85
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1