intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các hình thức bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp giáo viên ở một số nước và bài học cho Việt Nam

Chia sẻ: ViHitachi2711 ViHitachi2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

75
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tập trung nghiên cứu về kinh nghiệm bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp giáo viên ở một số nước. Trong đó, phân tích sự cần thiết phải bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp giáo viên, các hình thức bồi dưỡng giáo viên ở một số nước và từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các hình thức bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp giáo viên ở một số nước và bài học cho Việt Nam

HNUE JOURNAL OF SCIENCE<br /> DOI: 10.18173/2354-1075.2019-0025<br /> Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 2A, pp. 74-81<br /> This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br /> <br /> CÁC HÌNH THỨC BỒI DƯỠNG PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN<br /> Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM<br /> <br /> Dương Thị Thuý Hà<br /> Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br /> Tóm tắt. Phát triển nghề nghiệp giáo viên có vai trò quan trọng trong việc thực hiện<br /> và đảm bảo chất lượng giáo dục nói chung, giáo viên là nguồn lực quan trọng nhất<br /> của nhà trường; vì vậy phát triển nghề nghiệp cho giáo viên đang là vấn đề được<br /> nhiều nước quan tâm đầu tư trong phát triển nghề nghiệp. Bài viết tập trung nghiên<br /> cứu về kinh nghiệm bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp giáo viên ở một số nước.<br /> Trong đó, phân tích sự cần thiết phải bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp giáo viên, các<br /> hình thức bồi dưỡng giáo viên ở một số nước và từ đó rút ra một số bài học kinh<br /> nghiệm cho Việt Nam.<br /> Từ khóa: Bồi dưỡng, giáo viên, hình thức bồi dưỡng, phát triển nghề nghiệp, bài học<br /> kinh nghiệm.<br /> <br /> 1.<br /> <br /> Mở đầu<br /> <br /> Phát triển nghề nghiệp cho giáo viên (GV) đang là vấn đề được nhiều nước quan tâm<br /> đầu tư triển khai với nhiều nội dung phong phú và hình thức đa dạng nhắm nâng cao chất<br /> lượng đội ngũ nói chung và chất lượng giáo dục. Kansanen, P (2003), khi nghiên cứu về<br /> giáo dục Phần Lan đã cho rằng: "Chìa khoá cho sự thành công không phải là chính phủ<br /> đầu tư bao nhiêu tiền, trái lại thành công là ở nhân tố con người. Chất lượng giáo dục cao<br /> ở Phần Lan là do Phần Lan đào tạo được một thế hệ giáo viên chất lượng cao nhất" [4, 6].<br /> Như vậy, có thể thấy cải cách giáo dục phải bắt đầu từ giáo viên-chủ thể quan trọng trong<br /> hệ thống giáo dục, người quyết định sự thành bại của công cuộc cải cách giáo dục của các<br /> quốc gia. Vì vậy, việc bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp cho giáo viên là việc làm cần<br /> thiết, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.<br /> <br /> 2. Nội dung nghiên cứu<br /> 2.1. Sự cần thiết phải bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp giáo viên<br /> Với quan niệm “giáo viên chính là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục” nên có rất<br /> nhiều các nghiên cứu của các nước về phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên. Các<br /> nghiên cứu tại Tennessee và Dallas (Mỹ) đã chỉ ra rằng, nếu bạn nhận những học sinh (HS)<br /> Ngày nhận bài: 1/2/2019. Ngày sửa bài: 19/2/2019. Ngày nhận đăng: 2/3/2019.<br /> Tác giả liên hệ: Dương Thị Thúy Hà. Địa chỉ e-mail: hadtt@hnue.edu.vn<br /> 74<br /> <br /> Các hình thức bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp giáo viên ở một số nước và bài học cho Việt Nam<br /> <br /> có khả năng trung bình và giao các em này cho những GV nằm trong tốp 20% GV giỏi<br /> nhất, các em cuối cùng sẽ lọt vào 10% những HS có thành tích tốt nhất. Nếu giao cho<br /> những GV nằm trong tốp 20% GV kém nhất, các em sẽ có kết quả học tập thấp, đứng ở vị<br /> trí cuối lớp. Chất lượng GV ảnh hưởng tới thành tích của HS nhiều hơn mọi yếu tố khác.<br /> Nghiên cứu của Darling-Hammond đã cho thấy: các chỉ số đo đạc chất lượng GV có<br /> tương quan mạnh với kết quả học tập của HS ở môn Tập đọc và Toán. Và bà cho rằng<br /> chất lượng GV có quan hệ chặt chẽ với kết quả học tập của HS hơn là đầu tư vào việc giảm<br /> số HS/lớp, chi trả lương cao... Chính vì thế, các nhà nghiên cứu đều cho rằng nâng cao chất<br /> lượng đội ngũ nhà giáo là yếu tố quyết định đến việc nâng cao chất lượng giáo dục [3].<br /> Ngoài ra, bất kể việc đào tạo GV tốt như thế nào thì các chương trình đào tạo không<br /> thể cung cấp đầy đủ những kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm cần cho sinh viên tốt<br /> nghiệp để trở thành GV hiệu quả. Chúng ta cũng không thể mong đợi họ được đào tạo đáp<br /> ứng tất cả những thách thức mà họ sẽ phải đối mặt trong suốt sự nghiệp của mình. Cũng<br /> như trong tất cả các ngành nghề khác, các GV mới cần phải có một số năm để đạt được<br /> những kĩ năng mà họ cần để giảng dạy hiệu quả. Công việc giảng dạy rất phức tạp, luôn<br /> phải đối mặt với những thách thức hàng năm như sự thay đổi trong nội dung giảng dạy<br /> môn học, các phương pháp giáo dục mới, những tiến bộ trong công nghệ, những thay đổi<br /> về chính sách, luật pháp, và nhu cầu học tập của HS… Chính vì thế, GV phải liên tục học<br /> tập nâng cao trình độ, cải thiện các kĩ năng của mình… Các hệ thống giáo dục cần tìm<br /> cách cung cấp cho GV những cơ hội phát triển nghề nghiệp (PTNN) trong quá trình làm<br /> việc để giữ vững chuẩn giảng dạy cao và duy trì một lực lượng GV chất lượng cao.<br /> Ở Liên minh Châu Âu, một nguyên tắc chung trong đào tạo GV đã được nhấn mạnh:<br /> “Một nghề đặt trong bối cảnh học suốt đời”. Nghĩa là đào tạo GV là một quá trình liên<br /> tục, bao gồm đào tạo ban đầu, tập sự và phát triển nghề nghiệp tiếp tục. Giáo viên phải<br /> được hỗ trợ để phát triển nghề nghiệp liên tục [9]. Phần dưới đây đi sâu phân tích các hình<br /> thức bồi dưỡng GV của một số nước và từ đó rút ra một số bài học cho phát triển nghề<br /> nghiệp GV của Việt Nam.<br /> <br /> 2.2. Các hình thức bồi dưỡng giáo viên ở một số nước<br /> Việc bồi dưỡng GV được thực hiện qua nhiều hình thức khác nhau, có những hình<br /> thức hỗ trợ trực tiếp mang tính tổ chức chính quy như tham dự các khóa học, khóa đào<br /> tạo, bồi dưỡng, hội thảo, sinh hoạt tổ chuyên môn, dự giờ… và cũng có những hình thức<br /> mang tính chất gián tiếp (hỗ trợ qua mạng Internet, trang web, qua sách báo) hoặc hỗ trợ<br /> cá nhân dưới sự hướng dẫn, tư vấn của người trợ giúp.<br /> Nghiên cứu của OECD (2009) về các loại hình hoạt động phát triển nghề nghiệp<br /> chính thức của GV ở 23 nước cho thấy như sau [8]:<br /> - Khóa học và hội thảo: Sự tham gia nhiều nhất là ở Áo (92%), Estonia (93%), Lithuania<br /> (96%) and Mexico (94%) ít nhất ở Italy (66%), Turkey (62%) Slovak Republic (50%).<br /> - Hội nghị và seminars về giáo dục: Lithuania (68%), Slovenia (75%) và Turkey<br /> (68%), Belgium (33%), Malaysia (32%) and Mexico (33%).<br /> - Các chương trình cấp chứng chỉ: Brazil (41%), Bulgaria (50%) và Lithuania<br /> (44%), Australia (12%), Ireland (11%), Italy (11%) và Slovenia (10%)<br /> - Quan sát/thăm quan các trường khác: Estonia (63%), Iceland (60%) và Korea<br /> (67%), Austria (10%), Denmark (10%), Ireland (8%) và Slovenia (8%).<br /> 75<br /> <br /> Dương Thị Thúy Hà<br /> <br /> - Mạng lưới phát triển nghề nghiệp: Australia (60%), Poland (61%); Iceland (83%),<br /> Slovenia (72%), Bulgaria (20%), Italy (20%) và Portugal (15%).<br /> - Nghiên cứu cá nhân và cộng tác với đồng nghiệp: Brazil (55%), Denmark (52%),<br /> Italy (57%), Mexico (63%), Norway (12%) và cộng hòa Slovak (12%).<br /> - Hướng dẫn và quan sát đồng nghiệp: Korea (69%), Poland (67%), cộng hòa Slovak<br /> (65%), Austria (18%), Denmark (18%), Ireland (18%), Malta (17%) và Portugal (15%).<br /> Ở Singapore điểm nổi bật và cũng là kinh nghiệm quý cho nhiều nước trong bồi<br /> dưỡng và phát triển năng lực nghề cho giáo viên là hoạt động bồi dưỡng xuất phát từ nhu<br /> cầu nâng cao tay nghề, phát triển nghề nghiệp của GV và gắn với hoạt động thực tiễn của<br /> họ thông qua các hình thức hoạt động đa dạng: bồi dưỡng tại chỗ (tại trường phổ<br /> thông); bồi dưỡng thông qua nghiên cứu cải tạo thực tiễn, thông qua hoạt động nghiên cứu<br /> bài học và thông qua sinh hoạt chuyên môn của cộng đồng GV, cũng như qua nhiều hình<br /> thức bồi dưỡng khác với mục tiêu phát triển năng lực GV liên tục, bền vững.<br /> Năm 2010, Bộ Giáo dục thành lập Học viện GV Singapore, Học viện tập hợp các GV<br /> từ các trường khác nhau và tham gia vào nhiều loại hình học tập liên kết mạng lưới. Học<br /> viện GV Singapore gồm có bốn nhóm môn học (có thể coi là các mạng lưới học tập), mỗi<br /> nhóm được chia thành các môn học cụ thể. Tất cả GV của Bộ Giáo dục - những người dạy<br /> các môn này - đều được mời trở thành thành viên của các nhóm môn học này, tạo cho họ<br /> nhiều cơ hội để học hỏi các đồng nghiệp khác. Theo trang web của Học viện GV<br /> Singapore, có khoảng 3.500 GV đã tham gia vào các hoạt động được tổ chức thông qua<br /> các nhóm môn học trong năm 2014.<br /> Ngoài Học viện GV, năm 2011, Singapore còn thành lập một số học viện (Trung tâm)<br /> khác, các nhóm môn học và các Trung tâm tài năng tổ chức rất nhiều phương thức về phát<br /> triển chuyên môn cho GV, từ các hoạt động mang tính nghi lễ (hội thảo về phương pháp<br /> nghiên cứu dựa vào nhà trường, các khóa học và hội thảo tập trung vào kiến thức chung<br /> và kiến thức giáo dục, các hội nghị, hội nghị chuyên đề) tới các hoạt động phát triển<br /> chuyên môn theo lối cải thiện hơn (nghiên cứu hoạt động, các cuộc thảo luận hợp tác).<br /> Việc học của GV được hỗ trợ bởi "Một cổng thông tin cho tất cả người học", một diễn đàn<br /> trực tuyến với nhiều kho quản lí nội dung có chứa thông tin và tài liệu học tập hữu ích.<br /> Bên cạnh các năng lực dạy học và giáo dục học sinh, Singapore đã chỉ ra các yêu cầu<br /> bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để phát triển năng lực nghề nghiệp trong thế kỷ mới. Một mặt họ<br /> nhấn mạnh "trách nhiệm pháp lí và sự cần thiết phải duy trì các tiêu chuẩn cao về sự liêm<br /> chính nghề nghiệp" khi giáo viên thực thi nhiệm vụ và trách nhiệm của mình. Mặt khác,<br /> họ cũng đòi hỏi mỗi giáo viên phải có khả năng "tìm kiếm cơ hội để chủ động cải thiện<br /> chuyên môn". Các nhà biên soạn chuẩn nghề nghiệp GV của Singapore đặc biệt lưu ý GV<br /> về "sự cần thiết phải phát triển các kĩ năng cho thế kỷ XXI" và cần nhận thức "trong một<br /> thế giới thay đổi nhanh chóng, khả năng thử nghiệm và phản biện phương pháp mới sẽ là<br /> trọng tâm của năng lực nghề nghiệp".<br /> Hoạt động bồi dưỡng GV tại Singapore được thực hiện theo nhiều hình thức phong<br /> phú: tăng cường hợp tác, tham gia các hội thảo và các khóa học; Giới thiệu những người<br /> có khả năng làm việc tốt; Nghỉ phép để học tập nâng cao trình độ; Nghiên cứu và công bố<br /> các công trình; học tập hợp tác; nghiên cứu và quan sát, tìm tòi; Chia sẻ thực tiễn kinh<br /> nghiệm; trở thành thành viên của các ban, các tổ chức, các nhóm công việc liên quan đến<br /> giáo dục. Dưới đây là một số hình thức phổ biến [1, 2, 7].<br /> 76<br /> <br /> Các hình thức bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp giáo viên ở một số nước và bài học cho Việt Nam<br /> <br /> Phát triển chuyên môn dựa vào nhà trường: Các cộng đồng học tập chuyên môn<br /> (School-based PD: Professional Learning Communities - PLCs)<br /> Có thể nói đây là phương thức điển hình, hiệu quả và rất đáng được học tâp trong<br /> việc phát triển nghề nghiệp GV ở Singapore. Phần lớn cơ hội phát triển chuyên môn của<br /> GV tiểu học và trung học ở Singapore đều diễn ra trong quy mô trường học, nơi họ có<br /> nhiều cơ hội để vừa làm việc vừa học hỏi.<br /> Trên thực tế, điều này được hiểu rằng các trường học cần phải là những tổ chức chính<br /> thúc đẩy việc học của GV và chính các trường đó nên được nhìn nhận như là "các tổ chức<br /> học tập". Trong năm 2009-2010, sau hơn một thập kỷ khởi xướng sáng kiến phát triển<br /> chuyên môn, Bộ Giáo dục đã cho phép tất cả các trường công trở thành các cộng đồng<br /> học tập chuyên môn. Chính sách này đã đưa Singapore trở thành quốc gia đầu tiên trên<br /> thế giới áp dụng cộng đồng học tập chuyên môn trên toàn quốc (Dimmock & Tan, 2013;<br /> Hairon & Dimmock, 2011).<br /> Dưới sự điều hành của lãnh đạo nhà trường (ví dụ như các nhà phát triển nhân lực,<br /> các trưởng phòng, các chuyên gia về nội dung) cùng với sự hỗ trợ của các Học viện, các<br /> cộng đồng học tập chuyên môn cung cấp cho GV nguồn lực để tham gia vào các hoạt<br /> động phát triển chuyên môn khác nhau như nghiên cứu hoạt động, nghiên cứu bài học<br /> và một phạm vi lớn về các vòng tròn học tập tập trung vào các chủ đề khác nhau (ví dụ<br /> như đổi mới chương trình, dạy học dựa vào người học, năng lực sử dụng công nghệ<br /> thông tin và truyền thông, lập kế hoạch bài học mang tính hợp tác và học tập theo dự án).<br /> Các nhóm đồng nghiệp học và cộng tác cùng nhau được gọi là "Nhóm học tập". Những<br /> nhóm này thường hoàn thành công việc của họ trong các khoảng thời gian được bảo hộ<br /> gọi là "khoảng trắng". Các trường thuộc Bộ Giáo dục được khuyến khích cung cấp ít<br /> nhất một giờ học mỗi tuần để GV tích cực tham gia vào các cải cách phát triển chuyên<br /> môn dựa vào nhà trường. Các nhóm học tập thường lên kế hoạch cho khoảng 8-10 buổi<br /> học, mỗi buổi kéo dài 2 giờ trong suốt cả năm học. Thời gian làm việc này được ghi<br /> nhận trong sự đánh giá của các GV, đóng góp vào 100 giờ trong quyền được bồi dưỡng<br /> hàng năm.<br /> Hơn nữa, Bộ Giáo dục cũng cấp kinh phí để đào tạo, bồi dưỡng một số GV trong mỗi<br /> trường trở thành "các nhà hoạt động nghiên cứu" với mong muốn sau đó họ sẽ trợ giúp<br /> các đồng nghiệp tiến hành nghiên cứu dựa trên lớp học. Họ cũng dự kiến sẽ dành một phần<br /> thời gian để thực hiện công việc phát triển, đề xuất đổi mới chương trình dạy và học, thực<br /> hiện các nghiên cứu tiên tiến trong lớp học. Những việc này đều có ý nghĩa đối với chính<br /> sách giáo dục và thực tiễn dạy học. Năm 2009, Singapore đã thí điểm chương trình cộng<br /> đồng học tập chuyên môn tại 51 trường học. Đến năm 2013, chương trình này đã được thực<br /> hiện tại tất cả các trường thuộc Bộ Giáo dục trên cả nước (Lee, Hong, Tay, & Lee, 2013).<br /> Câu lạc bộ/ Nhóm phát triển chuyên môn<br /> Ở cấp trường, GV có cơ hội chia sẻ, cộng tác và cùng phát triển những cách thức<br /> giảng dạy tốt hơn. Ví dụ, GV được tham gia vào các Câu lạc bộ/Nhóm phát triển chuyên<br /> môn để phát triển các mảng khác nhau như: lên kế hoạch bài học, chỉnh sửa tài liệu giảng<br /> dạy, các chiến lược giảng dạy và thực hiện đánh giá (Bộ Giáo dục Singapore, 2009). Các<br /> chuyên đề của Học viện GV Singapore hỗ trợ Câu lạc bộ/Nhóm phát triển chuyên môn<br /> trong các trường học bằng cách cung cấp các nguồn tài liệu và các yếu tố chỉ đạo trong<br /> các môn học hay chuyên đề của họ. Họ cũng xác định và chia sẻ các phương pháp sư<br /> 77<br /> <br /> Dương Thị Thúy Hà<br /> <br /> phạm tốt trong trường học. Tính đến tháng 1/2016, hơn một nửa số trường học tại<br /> Singapore đã thành lập Câu lạc bộ/ Nhóm phát triển chuyên môn.<br /> Bên cạnh các phương thức bồi dưỡng và phát triển GV có tính thường nhật và gắn với<br /> hoạt động thực của GV như trên, GV có thể tận dụng nhiều phương thức học tập khác nâng<br /> cao trình độ của mình như hội thảo, cố vấn, thực hiện dựa trên nghiên cứu, học tập thông<br /> qua mạng,… Có thể nói, Singapore là quốc gia tổ chức nhiều hội thảo khoa học với các chủ<br /> đề khác nhau và đây chính là cơ hội tốt cho việc trao đổi và học tập lẫn nhau giữa các GV<br /> trong nước và quốc tế. Mặt khác, đó cũng là thể hiện phương thức tự bồi dưỡng, tự phát<br /> triển rất được đề cao ở quốc gia này. Rõ ràng đây là phương thức phát triển bền vững nhất.<br /> Tổ chức các khoá đào tạo [5]<br /> Ở Đức, Nhật Bản và một số nước, các nhà quản lí giáo dục đã đồng ý để các cơ sở<br /> đào tạo GV gia tăng mức độ huấn luyện đối với giáo viên tập sự. Ở Đức, GV trẻ được<br /> khuyến khích tham gia các khóa đào tạo do các tổ chức đào tạo GV tại chức cung cấp.<br /> Những khóa học này được cung cấp cho GV ở tất cả các cấp học. Một số nước như Đức,<br /> Pháp, Anh, Bang California - Hoa Kỳ, Nhật Bản, Philippin, Trung Quốc... còn có chương<br /> trình đào tạo GV tập sự với nhiều chương trình, nhiều cấp độ bồi dưỡng đa dạng, có hệ<br /> thống tư vấn hỗ trợ, có mạng bồi dưỡng trên internet. Mục đích các chương trình này<br /> nhằm tạo động lực về vật chất, tinh thần và cơ hội thăng tiến cho đội ngũ GV trẻ giúp họ<br /> phát triển năng lực nghề nghiệp từ đó có ý chí và tình cảm để gắn bó lâu dài với nghề dạy<br /> học ở cấp học này.<br /> Ở Malaysia Bộ Giáo dục đưa ra các học bổng và các chương trình khác nhau để thu<br /> hút làm tăng số GV đạt chứng chỉ giảng dạy hoặc có bằng cấp về việc nâng cao uy tín của<br /> nghề giáo. Dựa vào kế hoạch chiến lược về việc nâng cao trình độ chuyên môn, Bộ Giáo<br /> dục bắt tay vào chương trình nâng cao trình độ của GV, nhằm phát triển tính chuyên<br /> nghiệp của GV. Các GV được khuyến khích nâng cao trình độ giảng dạy thông qua giáo<br /> dục từ xa và bồi dưỡng tại các trường đại học trong và ngoài nước. Đã có rất nhiều<br /> chương trình bồi dưỡng GV nhằm phát triển năng lực nghề tại các trường đại học công<br /> lập Malaysia và Học viện Giáo dục GV, bao gồm chương trình đặc biệt được gọi là<br /> Chương trình GV chuyển tiếp (Chương trình Pensiswazahan Guru) dành cho các GV<br /> trường tiểu học đã được Bộ Giáo dục yêu cầu. Để khắc phục tình trạng bồi dưỡng GV chủ<br /> yếu nhằm vào việc tăng lương và nâng cao hiệu quả chuyên môn của BD, Bộ Giáo dục<br /> giao quyền cho các Hiệu trưởng đánh giá GV hàng năm. Các GV thực hiện tốt sẽ được<br /> thăng tiến nhanh hơn, GV chưa tốt sẽ nhận được sự hỗ trợ huấn luyện từ Bộ Giáo dục.<br /> Ở Nhật, từ 1992 mọi GV mới vào nghề ở mọi cấp học (tiểu học, THCS, THPT và các<br /> trường giáo dục đặc biệt) đều được hưởng một chương trình huấn luyện trong năm đầu.<br /> Việc huấn luyện này được thực hiện một cách chính thức như một sự hướng dẫn và do ủy<br /> ban giáo dục của thành phố hoặc tỉnh cũng như do từng trường tổ chức. Trong năm đầu,<br /> mọi GV THCS và THPT thực hiện một lịch dạy giảm giờ chỉ khoảng 10 giờ mỗi tuần và<br /> mỗi tuần một lần đi tham dự huấn luyện tại Trung tâm Giáo dục.<br /> Tập huấn cho giáo viên<br /> Ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam, tập huấn được coi như là một hình thức phổ<br /> biến trong việc bồi dưỡng nâng cao năng lực cho GV.<br /> Tập huấn là đợt bồi dưỡng ngắn hạn do các chuyên gia GD thuộc các chuyên ngành<br /> 78<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2