Các hình thức sở hữu hiến định – Phần 5
lượt xem 12
download
Chính sách sở hữu trong lịch sử lập hiến Việt Nam Việt Nam đã trải qua 5 kỳ soạn thảo Hiến pháp kể từ năm 1946 đến 2001. Vấn đề sở hữu được nhìn nhận khác nhau qua các thời kì, trong đó sở hữu tư nhân với vai trò nhất định của nó không phải lúc nào cũng được Nhà nước thừa nhận trong các bản Hiến pháp. Hiến pháp 1946 có 7 chương với 70 điều nhưng không có chương nào quy định về chế độ kinh tế và chỉ có duy nhất 1 điều quy định...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các hình thức sở hữu hiến định – Phần 5
- Các hình thức sở hữu hiến định – Phần 5 1.4. Chính sách sở hữu trong lịch sử lập hiến Việt Nam Việt Nam đã trải qua 5 kỳ soạn thảo Hiến pháp kể từ năm 1946 đến 2001. Vấn đề sở hữu được nhìn nhận khác nhau qua các thời kì, trong đó sở hữu tư nhân với vai trò nhất định của nó không phải lúc nào cũng được Nhà nước thừa nhận trong các bản Hiến pháp. Hiến pháp 1946 có 7 chương với 70 điều nhưng không có chương nào quy đ ịnh về chế độ kinh tế và chỉ có duy nhất 1 điều quy định về vấn đề sở hữu đó l à Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm (Điều 12) nằm trong Chương II – Nghĩa vụ và quyền lợi của công dân. Có thể lý giải vấn đề này là do hoàn cảnh lịch sử đất nước ta lúc bấy giờ vừa mới giành được độc lập từ tay thực dân Pháp, nhu cầu về một bản HP thống nhất là vô cùng bức thiết, đó cũng là một trong những nhiệm vụ cấp bách được Hồ Chủ tịch đưa ra tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ ngày 03/9/1945 “Trước chúng ta đã bị
- chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế nên nước ta không có Hiến pháp, nhân dân ta không đ ược hưởng quyền tự do, dân chủ. Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ” , và vấn đề quan tâm hàng đầu thời kỳ đó là vấn đề chính trị, xã hội, là bảo vệ tổ quốc, là tiếp tục tiến hành cuộc đấu tranh để giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, vấn đề kinh tế do đó không được chú trọng là lẽ dễ hiểu. Nhìn vào cơ cấu bản HP 1946 ta dễ dàng nhận ra điều đó, trong toàn bộ 7 chương với 70 điều thì hầu hết quy định về vấn đề chính trị, xã hội, tổ chức bộ máy nhà nước với 5 chương với 51 điều. HP 1959 lần đầu tiên nhà nước đề cập đến sở hữu tư nhân và thừa nhận nó dưới dạng: -Hình thức sở hữu của người lao động riêng lẻ -Hình thức sở hữu của nhà tư sản dân tộc qui định tại Điều 11Ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong thời kỳ quá độ, các hình thức sở hữu chủ yếu về tư liệu sản xuất hiện nay là: hình thức sở hữu của Nhà nước tức là của toàn dân, hình thức sở hữu của hợp tác xã tức là hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động, hình thức sở hữu của người lao động riêng lẻ và hình thức sở hữu của nhà tư sản dân tộc.” Hiến pháp 1959 đã đề cập và giải thích chi tiết sở hữu tư nhân bao gồm những thành phần nào và tất cả đều được nhà nước bảo hộ bình đẳng như nhau. Tại các
- Điều 14, 15, 16, 18, nhà nước thể hiện sự quan tâm đến các hình thức sở hữu của nhiều tầng lớp trong xã hội, trong đó có tầng lớp nông dân (Điều 14), những người làm nghề thủ công, những người lao động riêng lẻ (Điều 15), các nhà tư sản dân tộc (Điều 16). Đồng thời Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu của công dân về của cải thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở các thứ vật dụng riêng khác. (Điều 18) Tuy nhiên đến HP 1980 sở hữu tư nhân đã không được thừa nhận sự tồn tại trong nền kinh tế, nhà nước với mục tiêu tiến hành cuộc cách mạng về quan hệ sản xuất, cải tạo các thành phần kinh tế phi XHCN, đã thiết lập chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất nhằm thực hiện một nền kinh tế quốc dân chủ yếu có hai thành phần: thành phần kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và thành phần kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể, trong đó sở hữu toàn dân được chú trọng. (Điều 18) Ngoài tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, công trình công cộng v.v… nhà nước còn trưng thu toàn bộ tài sản của giai cấp địa chủ phong kiến và tư sản mại bản (Điều 25) đưa vào sở hữu toàn dân. Và nhà nước chỉ bảo vệ tài sản của công dân với điều kiện “được phép lao động riêng lẻ” (Điều 27) Đến giai đoạn này ta thấy có một sự thay đổi r õ rệt trong đường lối của nhà nước, với nôn nóng xây dựng XHCN ở miền Bắc làm nền tảng kinh tế, là hũ gạo để nuôi sống miền Nam trong cuộc tr ường kỳ kháng chiến, các nhà lãnh đạo đã tư duy sai lầm khi lựa chọn nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung làm cơ sở để thực hiện chiến
- lược của mình. Việc quá coi trọng sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể không thừa nhận bộ phận sở hữu tư nhân đã đưa đất nước ta vào giai đoạn “đêm đen”, nhà nước sản xuất mọi thứ và bao tiêu mọi thứ với giá cả bất hợp lý, thị tr ường không tồn tại, chỉ có tem, phiếu và mọi công dân phải xếp hàng để được nhận những mặt hàng không những không phù hợp với nhu cầu mà còn kém chất lượng, thậm chí không thể sử dụng. Tiêu chí làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu thể hiện sự bất hợp lý, nó tiêu diệt động lực lao động kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận của các cá nhân, thành phần kinh tế tư nhân không được thừa nhận cho nên phải hoạt động lén lút cầm chừng, không tự do buôn bán, không thương mại, không xuất nhập khẩu, nền kinh tế không có động lực để phát triển và ngày càng suy yếu. HP 1980 đã góp phần đưa đất nước lùi một khoảng dài hàng chục năm so với thời cuộc. Tuy nhiên nhà nước đã nhận ra và sửa chữa sai lầm của mình bằng công cuộc đổi mới toàn diện 1986. Trên cơ sở đó HP 1992 ra đời sau đó được sửa đổi bổ sung đã khắc phục nhiều nhược điểm của HP 1980 trong đó quan trọng nhà nướcthực hiện nhất quán chính sáchphát triển nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân. (Điều 15) Việc nhà nước thừa nhận trở lại sở hữu tư nhân cho thấy nhìn nhận đúng đắn về vai trò của các thành phần kinh tế: “Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” (Điều
- 16). Trên tinh thần đó nhà nước cam kết bằng HP bảo vệ tài sản hợp pháp của mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội (Điều 23), kể cả các cá nhân và tổ chức nước ngoài (Điều 25). Đây là điểm tiến bộ của HP 1992 (sửa đổi bỏ sung 2001) so với tất cả các bản HP trước đó, thể hiện kỹ thuật lập hiến của VN ngày càng được nâng cao. Tóm lại ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể tương ứng với từng bản HP, vấn đề về sở hữu nói chung và sở hữu tư nhân nói riêng được nhìn nhân và đánh giá không giống nhau. Tuy nhiên cuối cùng vai trò của nó đã được thừa nhận và được đảm bảo thực hiện bằng văn bản pháp luật có giá trị cao nhất đó l à Hiến pháp. Sở hữu tư nhân qua các bản hiến pháp: Hiến pháp 1946 công nhận các quyền cơ bản của công dân như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền khiếu nại tố cáo... Ở các bản Hiến pháp sửa đổi năm 1959 và 1980, các quyền này không được qui định rõ ràng hoặc không đầy đủ. Đến bản Hiến pháp sửa đổi năm 1992 lại có nhiều điểm quay lại với Hiến pháp 1946. Điều 12 Hiến pháp năm 1946: Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm. Điều 11 Hiến pháp năm 1959: Ở n ước Việt Nam DCCH trong thời kỳ quá độ, các hình thức sở hữu chủ yếu về tư liệu sản xuất hiện nay là: hình thức sở hữu của Nhà
- nước tức là của toàn dân, hình thức sở hữu của hợp tác xã tức là hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động, hình thức sở hữu của người lao động riêng lẻ, và hình thức sở hữu của nhà tư sản dân tộc. Điều 15 Hiến pháp năm 1980: Mục đích chính sách kinh tế của n ước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và văn hóa ngày càng tăng của cả xã hội bằng cách không ngừng phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, trên cơ sở chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa và nền khoa học, kỹ thuật hiện đại. Điều 15 Hiến pháp năm 1992: Nhà nước xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trên cơ sở phát huy nội lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhà nướcthực hiện nhất quán chính sáchphát triển nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng.”
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
5 p | 1309 | 245
-
Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam hiện nay
6 p | 297 | 20
-
Hình thức sở hữu tư nhân & thực tiễn
11 p | 158 | 15
-
Các hình thức sở hữu hiến định – Phần 1
19 p | 78 | 11
-
Xây dựng chiến lược thực thi quyền sở hữu trí tuệ
10 p | 74 | 9
-
Các hình thức sở hữu hiến định – Phần 4
9 p | 81 | 9
-
Các hình thức sở hữu hiến định – Phần 3
15 p | 107 | 9
-
Quyền sở hữu tài sản của công dân ở Việt Nam: Phần 1
175 p | 32 | 5
-
Sở hữu trong nền kinh tế thị trường hiện đại nhìn từ lý luận và thực tiễn
8 p | 92 | 5
-
Quá trình hình thành tư liệu nghiên cứu quan hệ biện chứng giữa các lực lượng sản xuất và sự đa dạng hóa p8
8 p | 93 | 5
-
Hình thức thể hiện sáng tạo (Bộ sách về Sở hữu trí tuệ dành cho các doanh nghiệp - Số 4)
35 p | 33 | 4
-
Quyền tự bảo vệ - một nội dung của quyền sở hữu tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015
10 p | 36 | 4
-
Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam đối với nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt
9 p | 52 | 4
-
Hoàn thiện quy định về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo cam kết trong Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
9 p | 12 | 3
-
Vấn đề sở hữu tài sản trong Hiến pháp năm 2013
11 p | 75 | 3
-
Quá trình hình thành tư liệu nghiên cứu nền kinh tế thị trường bằng những biện pháp cơ bản p3
6 p | 90 | 3
-
Vai trò của giáo dục đối với các tội xâm phạm sở hữu do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
6 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn