Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam đối với nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt
lượt xem 4
download
Qua nghiên cứu thực tiễn xét xử cùng với sự đối chiếu, so sánh quy định của pháp luật hình sự hiện hành về các tội xâm phạm sở hữu, chúng tôi nhận thấy có những hạn chế, bất cập qua đó có những đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn quy định của pháp luật hình sự về nhóm các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam đối với nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt
- HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ĐỐI VỚI NHÓM TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU CÓ TÍNH CHIẾM ĐOẠT Lê Đình Nghĩa Dương Thị Cẩm Nhung TÓM TẮT: Các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt được pháp luật hình sự quy định từ rất sớm, tuy nhiên pháp luật bao giờ cũng lạc hậu hơn so với sự phát triển không ngừng của các quan hệ xã hội và các quy định của pháp luật về các tội xâm phạm sở hữu chỉ mang tính hoàn thiện tương đối trong một khoảng thời gian nhất định. Qua nghiên cứu thực tiễn xét xử cùng với sự đối chiếu, so sánh quy định của pháp luật hình sự hiện hành về các tội xâm phạm sở hữu, chúng tôi nhận thấy có những hạn chế, bất cập qua đó có những đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn quy định của pháp luật hình sự về nhóm các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt. Từ khóa: Pháp luật hình sự, xâm phạm sở hữu, chiếm đoạt. ABSTRACT: The crimes of infringing upon property with appropriation have been prescribed by the criminal law very early, but the law is always backward compared to the continuous development of social relations and legal provisions. The law on property infringement crimes is only relatively complete in a certain period of time. Through the study of trial practice along with the comparison and comparison of the current criminal law provisions on crimes of property infringement, we found that there are limitations and inadequacies through which there are suggestions for proposed to improve the provisions of the criminal law on the group of crimes of infringing upon property with appropriation. Keyword: Criminal law, property infringement, appropriation. 1. Quy định của pháp luật hình sự về nhóm tội xâm phạm sở hữu Tội phạm xâm phạm sở hữu chính là xâm phạm tới quyền sở hữu của người khác. Trước đây, trong Bộ luật hình sự năm 1985, nhóm tội xâm phạm sở hữu được chia là 2 ThS., Tòa án quân sự khu vực 1, Quân khu ; Email: lenghiataqsqk5@gmail.com ThS., Giảng viên Khoa Luật Hình sự, Trường Đại học Luật, Đại học Huế; Email: nhungdtc@hul.edu.vn 255
- nhóm nhỏ là nhóm các tội xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa và nhóm các tội xâm phạm sở hữu của công dân. Tới thời điểm Bộ luật hình sự năm 1999 có hiệu lực, 2 nhóm nhỏ này được sát nhập thành một để tránh sự phức tạp khi phải xác định tài sản thuộc sở hữu của ai. So với Bộ luật hình sự năm 1999, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây viết tắt là BLHS), nhóm các tội xâm phạm sở hữu được quy định tại Chương XVI, có số điều luật không tăng, không giảm nhưng có nhiều điểm mới được sửa đổi, bổ sung so với BLHS năm 1999. BLHS năm 2015 quy định nhóm các tội xâm phạm sở hữu bao gồm gồm 13 tội được quy định từ Điều 168 đến Điều 180 BLHS. Căn cứ vào tính chất, mục đích phạm tội, khoa học luật hình sự chia các tội xâm phạm sở hữu thành nhóm các tội có tính chiếm đoạt (8 tội từ Điều 168 đến Điều 175 BLHS); các tội có mục đích tư lợi không chiếm đoạt (Điều 176, Điều 177 BLHS) và nhóm các tội không có mục đích tư lợi (hoặc gây thiệt hại về tài sản) (Điều 178 đến Điều 180 BLHS. Các tội có tính chiếm đoạt là những tội xâm phạm quyền sở hữu bằng hành vi có tính chiếm đoạt, do vậy trong cấu thành tội phạm của những tội này có dấu hiệu chiếm đoạt. Như vậy, dựa vào cấu thành tội phạm của các tội có tính chiếm đoạt được quy định trong BLHS, có thể hiểu, tính chiếm đoạt là hành vi cố ý chuyển dịch trái pháp luật tài sản của người khác thành tài sản của mình. Mục đích chiếm đoạt là yếu tố bắt buộc trong cấu thành các tội thuộc nhóm các tội có tính chiếm đoạt. Tuy nhiên, biểu hiện mục đích chiếm đoạt của các tội này không phải đều giống nhau. Tùy thuộc vào từng tội cụ thể mà mục đích phạm tội xuất hiện trước khi người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội, trong khi thực hiện hành vi phạm tội hoặc sau khi thực hiện hành vi phạm tội. 2. Những bất cập từ các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành và các vướng mắc trong thực tiễn áp dụng đối với nhóm tội xâm phạm sở hữu Các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt được pháp luật quy định từ rất sớm, tuy nhiên các quy định của pháp luật về các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt chỉ mang tính hoàn thiện tương đối trong một khoảng thời gian nhất định. Qua nghiên cứu thực tiễn xét xử cùng với sự đối chiếu, so sánh với quy định của pháp luật hình sự hiện hành về các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt, tác giả nhận thấy có những hạn chế, vướng mắc về quy định của pháp luật như sau: 256
- Thứ nhất, có 3 tội phạm trong 8 tội danh xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt chỉ nêu tội danh, không quy định cụ thể cấu thành tội phạm, đặc biệt là không mô tả hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm nên đã dẫn đến nhiều trường hợp hiểu và thực hiện không thống nhất, có nhiều trường hợp có sự nhầm lẫn trong việc định tội danh. Cụ thể là các tội: Tội cướp giật tài sản (Điều 171 BLHS), Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172 BLHS), Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS). Thứ hai, hành vi thuộc mặt khách quan của một số tội phạm chưa được phân biệt rõ ràng, ví dụ như hành vi đe dọa dùng vũ lực trong tội cướp tài sản quy định tại Điều 168 BLHS với hành vi đe dọa dùng vũ lực của tội cưỡng đoạt tài sản quy định tại Điều 170 BLHS. Với cách quy định này nhiều trường hợp nhầm lẫn, khó phân biệt trong việc định tội, giải quyết vụ án. Hoặc quy định về dấu hiệu “hành vi khác”, “thủ đoạn khác” tại các Điều 168 (Tội cướp tài sản), Điều 170 (Tội cưỡng đoạt tài sản) là chưa rõ ràng dẫn đến thiếu thống nhất trong nhận thức và thực hiện pháp luật. Thứ ba, tại các khoản 2, 3, 4 Điều 171 BLHS đều quy định tình tiết: Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ. Nhưng trong thực tế nếu trường hợp thương tích được xác định theo tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 30% đến dưới 31% hoặc từ 60% đến dưới 61% thì việc các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng khung, khoản để định tội danh, quyết định hình phạt sẽ khó xác định, dễ gây ra sự tùy nghi. Hoặc quy định tại điểm b, khoản 4: “gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên nhưng nếu trường hợp “gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người dưới 31%” thì áp dụng khoản nào của Điều 171 BLHS thì nhà làm luật lại chưa tính đến. Thứ tư, đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 BLHS), việc quy định hành vi “Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản” (điểm a khoản 1) là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản dường như không chính xác, vì đây có thể là một cách thức lừa đảo cụ thể trong trường hợp có thủ đoạn gian dối. Việc “bỏ trốn” theo quy định nêu trên có thể là hệ quả của các hành vi gian dối chiếm đoạt tài sản trước đó và cũng có thể là sự vắng mặt hợp pháp để đi nơi khác làm ăn, kiếm tiền trả nợ 257
- hoặc nhiều lý do cá nhân khác của người đã vay hoặc mượn tài sản nhưng chưa thể hiện rõ mục đích chiếm đoạt tài sản. Trong trường hợp này, nếu khởi tố người nhận được tài sản theo Điều 175 BLHS năm 2015 là đã hình sự hóa quan hệ dân sự, vì hành vi này chỉ là vi phạm nghĩa vụ về hợp đồng dân sự hoặc hợp đồng kinh tế mà thôi. Tương tự như vậy, quy định hành vi “Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản” (điểm b khoản 1) là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là không rõ ràng. Trong trường hợp này, nếu mục đích sử dụng tài sản bất hợp pháp tài sản có trước thì hành vi phải xác định là lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nếu mục đích sử dụng bất hợp pháp tài sản có sau, dường như đây không phải là hành vi chiếm đoạt tài sản, bởi không có sự cố ý chiếm đoạt mà chỉ cố ý sử dụng vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến mất khả năng trả lại tài sản. Mặt khác, hiện nay có trường hợp vay mượn tiền tài sản với số lượng hoặc giá trị lớn sau đó sử dụng vào việc ăn chơi, tiêu xài hoang phí dẫn đến không có khả năng trả nợ lại không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ, vì việc ăn chơi tiêu xài như vậy không được coi là hành vi bất hợp pháp (5). Thứ năm, trong một số điều luật của các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt có quy định về tình tiết định tội “đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án mà còn vi phạm", còn tồn tại một số vướng mắc. Cụ thể: Về tình tiết “đã bị xử phạt hành chính”, một nguyên tắc của pháp luật được thừa nhận là một hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần. Như vậy, nếu thừa nhận tình tiết “đã bị xử phạt hành chính” làm cơ sở định tội sẽ lấy yếu tố thuộc nhân thân người phạm tội để xử lý người vi phạm pháp luật và như vậy một hành vi vi phạm pháp luật đã bị xử lý 2 lần (vừa bị xử lý hành chính, vừa bị cộng dồn để xử lý hình sự). Đối với tình tiết “Đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản”, đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt cũng nảy sinh bất hợp lý, chưa mang tính răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung. Theo quy định: Hành vi chiếm đoạt tài sản nếu có giá trị dưới mức định lượng tối thiểu (2 triệu đồng đối với các tội quy định tại Điều 172, 173, 174 và 4 triệu đồng đối với tội quy định tại Điều 175), thì phải có thêm dấu hiệu “Đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích, mà còn vi phạm” mới cấu thành tội phạm, nên trong thực tế có người thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới mức tối thiểu, tuy chưa có lần nào bị kết án về tội chiếm đoạt nhưng lại có nhiều tiền án về các tội đặc biệt nghiêm trọng khác, như: 258
- giết người, hiếp dâm trẻ em,… lại không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngược lại, người có hành vi chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới mức định lượng tối thiểu và chỉ có một tiền án về tội chiếm đoạt tài sản (mặc dù thuộc loại ít nghiêm trọng) vẫn bị coi là tội phạm. Thứ sáu, đối với một số tội danh có quy định về định lượng tài sản để truy cứu trách nhiệm hình sự như: Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172), Tội trộm cắp tài sản (Điều 173), Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174), Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175)... Việc quy ra tiền để xác định định lượng truy cứu trách nhiệm hình sự có thật sự hợp lý khi tiền tệ của nước ta thường không ổn định (đồng tiền nước ta bị trượt giá liên tục). Mặt khác, việc định lượng bằng tiền để truy cứu trách nhiệm hình sự thường không dựa vào chuẩn mực khoa học, khách quan vì khi “tiền mất giá” thì ta lại phải sửa đổi luật. Bên cạnh đó còn có một số điểm bất hợp lý như: Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS) nếu giá trị tài sản chiếm đoạt dưới 2 triệu đồng (thuộc trường hợp không gây hậu quả nghiêm trọng, chưa bị xử lý hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc chưa bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản) thì không bị xử lý hình sự. Trong khi đó, hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì từ 4 triệu trở lên (không thuộc các trường hợp đặc biệt) mới bị xử lý hình sự. Tuy nhiên, đối với Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 323 BLHS) lại không có quy định về định lượng tài sản, nên người nào tiêu thụ tài sản trộm cắp dù chỉ vài trăm ngàn đồng cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 3. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự đối với nhóm tội xâm phạm sở hữu Thực tiễn áp dụng Bộ luật hình sự cho thấy còn những bất cập vướng mắc đó là có những cấu thành cơ bản, cấu thành tăng nặng của các tội xâm phạm sở hữu khi xác định rất khó khăn. Vì vậy, tác giả kiến nghị cần hoàn thiện cấu thành cơ bản, tăng nặng đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt ở một số vấn đề sau: Thứ nhất, đối với Tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 168 BLHS “người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản ”. Theo quan điểm truyền thống thì đây là tội có cấu thành hình thức, chỉ cần người phạm tội có hành vi “dùng vũ lực” hoặc đe dọa “dùng vũ lực” làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản là phạm tội cướp, không cần xét đến hành 259
- vi đó thực tế có xâm phạm sức khỏe người khác hoặc chiếm đoạt được tài sản hay không. Trên thực tế, có những trường hợp người phạm tội chỉ có hành vi tát hay dùng dép đánh vào người để chiếm đoạt tài sản đều bị coi là cướp tài sản. Những trường hợp này nếu áp dụng tội cướp tài sản đối với họ là quá nặng và hình phạt được tuyên không tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Vì thế theo tác giả chỉ nên coi hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe người khác nhằm chiếm đoạt tài sản mới cấu thành tội cướp. Còn hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực nhưng không chứa đựng tính gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe người khác nhằm chiếm đoạt tài sản thì cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản. Có như vậy, việc phân biệt hai tội danh này sẽ dễ hơn trong thực tiễn áp dụng. Đồng thời, về mặt ngôn ngữ diễn đạt cần bỏ từ “dùng” thay bằng cụm từ “sử dụng” sẽ phù hợp hơn vì sử dụng là phát huy chức năng, công dụng của vũ khí, phương tiện còn dùng có thể chỉ mới cầm vũ khí đe dọa. Vì vậy, cụm từ “sử dụng” có ý nghĩa phù hợp hơn (5). Từ thực tiễn áp dụng pháp luật cho thấy cần quy định cấu thành cơ bản của các tội cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản như sau: Điều 168. Tội cướp tài sản 1. Người nào chiếm đoạt tài sản bằng cách sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực ngay tức khắc có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của người khác hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì.....” Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản 1. Người nào chiếm đoạt tài sản bằng cách sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 điều 168 của Bộ luật này hoặc dùng thủ đoạn uy hiếp tinh thần người khác, thì …” Thứ hai, Tội cướp giật tài sản được quy định tại Điều 171 BLHS nhưng điều luật lại không miêu tả cụ thể hành vi thuộc dấu hiệu khách quan của tội phạm dẫn đến sự nhầm lẫn trong việc định tội danh. Trong khoa học pháp lý, hành vi khách quan của tội cướp giật tài sản có hai đặc điểm: Một là, tính công khai của hành vi chiếm đoạt, vì người phạm tội không che dấu hành vi của mình cũng như không che dấu tính trái pháp luật của hành vi; hai là, 260
- tính nhanh chóng của hành vi chiếm đoạt tài sản để loại trừ sự cản trở của chủ sở hữu tài sản khi bị phát hiện.Vì vậy, theo tác giả sửa đổi Điều 171 BLHS theo hướng như sau: “Điều 171. Tội cướp giật tài sản 1. Người nào chiếm đoạt tài sản của người khác một cách công khai và nhanh chóng tẩu thoát thì…..” Để tránh sự tùy nghi nên sửa đổi điểm b, khoản 3 Điều 171 BLHS thành “Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ trên 30% đến 60%”; Sửa đổi điểm b, khoản 4 Điều 171 thành“Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ trên 60% trở lên”. Mặt khác cần quy định làm rõ “gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người dưới 31%” Thứ ba, Tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173 BLHS, điều luật cũng không quy định cụ thể hành vi khách quan. Sở dĩ như vậy là do nhà làm luật cho rằng khái niệm trộm cắp tài sản từ xưa đến nay vẫn được hiểu thống nhất về mặt lý luận và thực tiễn là hành vi lén lút nhằm chiếm đoạt tài sản người khác. Tuy nhiên, thực tiễn vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót trong việc định tội danh đối với tội này. Vì vậy, để thống nhất về kỹ thuật lập pháp cũng như tính minh bạch của pháp luật, tác giả cho rằng cần sửa đổi Điều 173 BLHS theo hướng : “Điều 173. Tội trộm cắp tài sản: 1. Người nào lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng…thì….” Thứ tư, sửa đổi tình tiết định khung tăng nặng tại điểm đ khoản 2 Điều 173 BLHS Tội trộm cắp tài sản, quy định tình tiết định khung tăng nặng “hành hung tẩu thoát”. Đây là tình tiết mà xét về tâm lý của tội phạm, người nào khi bị phát hiện và bắt giữ họ sẽ có những hành vi kháng cự nhằm chạy thoát, không ai đứng lại để bị bắt. Vì vậy, hành vi “hành hung tẩu thoát” được xem là bản năng của con người, không nên xem là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự áp dụng đối với tội trên. Các tội chiếm đoạt tài sản có quy định tình tiết định khung tăng nặng phạm tội “đối với nhiều người ”, BLHS cần sửa đổi theo hướng cụ thể hơn. Bởi nhiều người ở đây được hiểu là từ hai người trở lên, vì vậy có thể thay thế cụm từ “đối với nhiều người” thành “từ 02 261
- người trở lên”. Đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt quy định mức định lượng tương đối như các mức: “gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” cần được quy định cụ thể hoặc hướng dẫn bằng các văn bản pháp luật cụ thể (3). Đối với Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 BLHS), như đã phân tích sự bất cập ở nội dung phần trên. Để khắc phục vướng mắc đó, tác giả đề nghị mở rộng quy định của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 175 BLHS năm 2015. Theo đó, tội phạm này sẽ bao gồm cả một số hành vi chiếm đoạt tài sản hiện quy định trong Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 BLHS như đã phân tích ở trên. Sau khi đã có sự điều chỉnh như vậy, có thể bỏ Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 175 BLHS năm 2015 cho phù hợp với bản chất thực tế của hành vi này do chỉ còn là các quan hệ dân sự, thương mại vay, mượn, thuê tài sản… Việc xử lý giải quyết các vụ việc lúc đó được thực hiện thông qua quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Quan hệ pháp luật hình sự chỉ đặt ra bằng việc xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội không chấp hành án quy định tại Điều 380 BLHS năm 2015 khi bên có nghĩa vụ cố ý không thực hiện nghĩa vụ của mình theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Thứ năm, đối với một số tội danh có quy định về định lượng tài sản để truy cứu trách nhiệm hình sự như: Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172); Tội trộm cắp tài sản (Điều 173), Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174)...cơ quan có thẩm quyền cần sớm nghiên cứu áp dụng việc định lượng truy cứu trách nhiệm hình sự dựa trên một cơ sở khoa học cụ thể và ổn định hơn. Kết luận: Tội phạm liên quan đến các tội xâm phạm sở hữu được quy định khá sớm trong các văn bản quy phạm pháp luật hình sự và ngày càng được hoàn thiện. Kế thừa kỹ thuật lập pháp hình sự của những văn bản quy phạm pháp luật trước đây, BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015 tiếp tục hoàn thiện quy định các tội xâm phạm sở hữu với nội dung cụ thể, rõ ràng hơn cả về dấu hiệu định tội và dấu hiệu định khung hình phạt. Đây là cơ sở pháp lý thống nhất cho việc định tội danh và áp dụng hình phạt trong thực tiễn xét xử của các Tòa án. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng Bộ luật hình sự cho thấy còn những bất cập, vướng mắc đó là có những cấu thành cơ bản, cấu thành tăng nặng của các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt khi xác định rất khó khăn. Vì vậy, qua nghiên cứu chúng tôi có 262
- một số đề xuất kiến nghị để hoàn thiện hơn pháp luật hình sự Việt Nam đối với nhóm các tội xâm phạm sở hữu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Ngọc Kiện (2020), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần chung, NXB Tư pháp. 2. Võ Khánh Vinh (2014), Giáo trình sau đại học Luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm của Học Viện Khoa Học Xã Hội, Nhà xuất bản Khoa học xã hội. 3. Đoàn Công Viên (2018), Luận án tiến sĩ luật học “Các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa” tại cơ sở đào tạo Học viện Khoa học xã hội. 263
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một số hạn chế trong thực tiễn áp dụng quy định Bộ luật Hình sự năm 2015 khi định tội danh tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép
4 p | 15 | 6
-
Nghiên cứu lịch sử hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam và định hướng tiếp tục hoàn thiện - 75 năm hình thành và phát triển: Phần 2
460 p | 12 | 6
-
Thách thức của an ninh phi truyền thống - từ pháp luật quốc tế đến pháp luật hình sự Việt Nam
12 p | 30 | 5
-
Hình phạt tù trong pháp luật hình sự Cộng hòa Pháp và vấn đề tiếp thu hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam
8 p | 62 | 5
-
Tội phạm có tổ chức và phương hướng hoàn thiện pháp luật hình sự ở Việt Nam
7 p | 28 | 4
-
Bảo vệ dữ liệu cá nhân bằng pháp luật hình sự - Kinh nghiệm các nước và những vấn đề pháp lý đặt ra cho Việt Nam
13 p | 5 | 3
-
Học thuyết về hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự - nền tảng lý luận của chiến lược phát triển pháp luật hình sự
31 p | 32 | 3
-
Suy ngẫm về định hướng tiếp tục hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam trong tương lai
10 p | 77 | 3
-
Một số ý kiến đóng góp cho việc hoàn thiện pháp luật Hình sự Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu các tội xâm phạm người chưa thành niên và gia đình trong pháp luật hình sự Cộng hoà Pháp
9 p | 47 | 3
-
Những phương hướng cơ bản của việc hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về miễn trách nhiệm hình sự
9 p | 93 | 3
-
Giáo dục bắt buộc áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo quy định của Bộ luật Hình sự Liên bang Nga và gợi mở cho Việt Nam
10 p | 39 | 2
-
Hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự hiện hành liên quan đến bảo mật thông tin cá nhân
17 p | 6 | 2
-
Hoàn thiện chế định lớn về đạo luật hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành
7 p | 50 | 1
-
Xu hướng phát triển của pháp luật hình sự về nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
7 p | 5 | 1
-
Tội buôn lậu theo Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật, bảo đảm áp dụng
10 p | 2 | 1
-
Vấn đề mở rộng nguồn của pháp luật hình sự Việt Nam
8 p | 89 | 1
-
Bàn về khái niệm tội phạm trong Bộ luật hình sự Việt Nam
12 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn