intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các khu nghỉ dưỡng ở phía Bắc Việt Nam thời Pháp thuộc (1858-1945)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tập trung làm rõ điều kiện dẫn đến sự ra đời của các khu nghỉ dưỡng ở phía Bắc Việt Nam, mô tả một số khu nghỉ dưỡng đã được người Pháp khảo sát và khai thác, các hoạt động du lịch chủ đạo tại các khu nghỉ dưỡng. Trên cơ sở đó, tác giả đánh giá một số tài nguyên du lịch điển hình của Việt Nam vẫn còn giá trị đến hiện tại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các khu nghỉ dưỡng ở phía Bắc Việt Nam thời Pháp thuộc (1858-1945)

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC Tống Thanh Bình (2023) Khoa học Xã hội (31): 7 - 14 CÁC KHU NGHỈ DƢỠNG Ở PHÍA BẮC VIỆT NAM THỜI PHÁP THUỘC (1858 - 1945) Tống Thanh Bình Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Sự hình thành của ngành du lịch ở Việt Nam được bắt nguồn từ những năm đầu thế kỷ XX - khi chính quyền thuộc địa tiến hành khảo sát, tạo điều kiện cho một số tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch khai thác các nguồn tài nguyên để thu lời và nâng tầm ảnh hưởng của Đông Dương trong hệ thống các thuộc địa, đồng thời đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người Pháp tại Việt Nam. Dựa trên các nguồn tài liệu sơ cấp và thứ cấp chủ yếu từ thời Pháp thuộc, bài viết tập trung làm rõ điều kiện dẫn đến sự ra đời của các khu nghỉ dưỡng ở phía Bắc Việt Nam, mô tả một số khu nghỉ dưỡng đã được người Pháp khảo sát và khai thác, các hoạt động du lịch chủ đạo tại các khu nghỉ dưỡng. Trên cơ sở đó, tác giả đánh giá một số tài nguyên du lịch điển hình của Việt Nam vẫn còn giá trị đến hiện tại. Từ khóa: Du lịch, khu nghỉ dưỡng, Đông Dương, phía Bắc Việt Nam, Pháp thuộc. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ nghỉ dưỡng Việt Nam chính là những tài liệu Ngành du lịch thế giới có lịch sử hình lưu trữ của Pháp khi họ tiến hành khảo sát, thành từ rất sớm nhưng ban đầu hình thức còn nghiên cứu, quy hoạch và mô tả về các điểm rất sơ khai. Sang thời kỳ cận đại, sự phát triển đến. Một số cuốn sách quảng bá, giới thiệu tài của nền kinh tế, giao thông vận tải và các nguyên và hiện trạng du lịch Việt Nam đã ngành khoa học đã tạo điều kiện cho sự phát được xuất bản, điển hình là 3 cuốn sách của triển của du lịch. Đến cuối thế kỷ XIX, du lịch Madrolle1. Ngoài ra, chính quyền Pháp cũng với tư cách là một ngành kinh tế đã xuất hiện nỗ lực dùng các phương tiện truyền thông, chủ bằng sự kiện năm 1841, Thomas Cook tổ chức yếu là báo chí để giới thiệu về Đông Dương và chuyến đi du lịch trong nước và sau đó ra nước Việt Nam. Trong đó, tạp chí Du lịch Đông ngoài sang các châu lục khác. Các dịch vụ đi Dương (Revue du Tourisme indochinoise), kèm phát triển theo, đặc biệt là kinh doanh Tạp chí Đông Dương (Revue Indochinoise) khách sạn và các khu nghỉ dưỡng. Từ những đóng vai trò quan trọng trong việc giới thiệu năm 50 của thế kỷ XX, du lịch đã phát triển các tài nguyên du lịch của khu vực. Không chỉ mạnh mẽ và trở thành một trong những ngành vậy, người Pháp rất chú trọng việc ghi chép, kinh tế quan trọng. mô tả những vùng đất họ làm việc, sinh sống, Tại Việt Nam, hoạt động du lịch đã manh điển hình trong số đó là cuốn hồi ký của Paul nha xuất hiện từ thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, Doumer (2016) [10]. Những năm 1940 - 1945, do sự hạn chế về cơ sở hạ tầng, chất lượng nhiều bài báo trong tuần báo Indochine viết dịch vụ, sản phẩm, nguồn nhân lực du lịch… bằng tiếng Pháp của hội Alexandre de Rhodes cộng với tình hình chính trị, xã hội chưa thực và 1 số cộng tác viên người Việt đã thực hiện sự ổn định nên du lịch Việt Nam thời kỳ này nhiều bài viết mô tả diện mạo của một số điểm chưa trở thành một ngành kinh tế. Vì nhu cầu nghỉ dưỡng Việt Nam cách đây 1 thế kỷ, tập cấp bách của quan chức, sĩ quan, binh lính và hợp trong cuốn Tỉnh thành Việt Nam xưa ở kiều dân Pháp nên những cơ sở chữa bệnh, Việt Nam, nhiều tác giả (2018) [8]. những khu nghỉ dưỡng được chính quyền chú Về nguồn tài liệu thứ cấp, từ nửa sau thế ý tìm kiếm, khảo sát và xây dựng như: Đà Lạt, kỷ XX, đã có thêm những nghiên cứu trong và Sa Pa, Đồ Sơn, Ba Vì, Tam Đảo, Bà Nà… - ngoài nước về du lịch Đông Dương. Những tác nơi sở hữu những tài nguyên du lịch tự nhiên giả nghiên cứu về du lịch Việt Nam thời kỳ và nhân văn. Vì thế, từ đầu thế kỷ XX việc nghiên cứu và quảng bá về du lịch Việt Nam đã bước đầu được chú ý. 1 Madroller là một trong những người đóng vai trò quan Nguồn tài liệu phản ánh chi tiết về các khu trọng sáng lập ra ngành du lịch Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX. 7
  2. này phải kể đến Erich DeWald (2008), The dựa trên tài liệu lưu trữ bằng tiếng Pháp, bài Development of Tourism in French Colonial viết đã đề cập tới sự ra đời của ngành du lịch Vietnam, 1918 – 1940 (Sự phát triển của du Việt Nam, hoạt động quảng bá du lịch và một lịch Việt Nam thời thuộc địa 1918 – 1940) số hoạt động du lịch tiêu biểu, một số địa danh trong sách “Asian Tourism” [4]; Năm 2010, du lịch tiêu biểu. Tuy nhiên, do phạm vi một nghiên cứu của Đại học Québec về nghiên cứu rộng nên tác giả chưa có điều kiện “Claudius Madrolle et l’introduction du nghiên cứu chi tiết về loại hình du lịch nghỉ tourisme colonial en Indochine Francaise 1898 dưỡng. – 1914: Entre propagande économique et Những nghiên cứu trên đã bước đầu đề cập légitimation politique (Claudius Madrolle và đến sự hình thành và phát triển của du lịch sự giới thiệu về du du lịch thuộc địa ở Đông Việt Nam thời Pháp thuộc với các loại hình du Dương thuộc Pháp 1898 – 1914: giữa tuyên lịch: tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, trải bố kinh tế và chính trị) [6] đã đề cập đến vai nghiệm… Du lịch nghỉ dưỡng đóng vai trò đặc trò của Claudius Madrolle – người tiên phong, biệt quan trọng đối với sức khỏe, tinh thần, mở đường cho sự hình thành của du lịch thuộc tính mạng của nhiều người Pháp - được chính địa tại Đông Dương. Ngoài ra còn có luận án quyền thuộc địa đặc biệt quan tâm đầu thế kỷ “Émergence et développement du tourisme en XX. Tuy nhiên, vấn đề này chưa được nghiên Annam (1910-c.1945)” (Sự hình thành và phát cứu một cách hệ thống. triển của du lịch An Nam (1910 - 1945) của tác 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU giả Nguyễn Thị Thanh Nga (2019) của trường Bằng phương pháp lịch sử, phương pháp Đại học LA ROCHELLE - nghiên cứu tổng logic, phương pháp phân tích, tổng hợp, bài thể về du lịch Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. viết dựa trên tài liệu lưu trữ, sách báo của Việt Ellen Furlough trong bài báo: “Bài học kinh Nam và Pháp, các nghiên cứu tổng hợp qua nghiệm: Du lịch, đế chế và quốc gia trong thời các thời kì… để làm rõ về loại hình du lịch kỳ chiến tranh nước Pháp” cho rằng: nước nghỉ dưỡng ở phía Bắc Việt Nam thời thuộc Pháp cố gắng xây dựng hình ảnh vĩ đại thông địa: nguyên nhân ra đời, các khu nghỉ dưỡng qua việc gắn với du lịch hoặc du lịch thuộc địa tiêu biểu, các hoạt động du lịch chính… góp phần cho đế chế Pháp, du lịch trở thành một phương tiện tuyên truyền về sự thống nhất 3. NỘI DUNG giữa nước Pháp ở chính quốc với các thuộc địa 3.1. Điều kiện dẫn tới sự xuất hiện các khu xa xôi. Arthur Asa Berger (2012) Vietnam nghỉ dƣỡng ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX Tourism (Du lịch Việt Nam), James Kulwicki đầu thế kỷ XX (2008), Curing the Colonizers: Hydrotherapy, Vấn đề tác động của khí hậu tới sức khỏe Climatology, and French Colonial Spas đã được các nhà nghiên cứu châu Âu đề cập từ (review) (Chữa bệnh cho thuộc địa: Thủy trị rất sớm. Cuối thế kỷ XIX, cuốn “The influence liệu, Khí hậu học và Spa thuộc địa của Pháp of climate” (Ảnh hưởng của khí hậu) đã phân (đánh giá), Maurizio Peleggi (2005), tích chi tiết những tác động từ khí hậu tới cơ Consuming colonial nostalgia: The thể con người khi thay đổi môi trường sống:“Y monumentalisation of historic hotels in urban học đã chứng minh rằng: thay đổi khí hậu và South‐East Asia (Mang theo hoài niệm thuộc thay đổi không khí là những tác nhân chữa địa: Sự hoành tráng của các khách sạn lịch sử bệnh có hiệu quả lớn”, thậm chí “Sự cải thiện ở đô thị Đông Nam Á); Emmanuelle Peyvel rõ rệt về sức khoẻ, được tạo ra bởi sự thay đổi (2011), Visiting Indochina, the imaginary of the từ thành phố đến quốc gia, ngay cả trong một French colonial period in today’s touristic Viet thời gian ngắn, và sự cải thiện to lớn, và thậm Nam (Tham quan Đông Dương, tưởng tượng về chí chữa khỏi, các bệnh khác nhau”(James thời Pháp thuộc trong du lịch Việt Nam ngày Clark, Bart, (1829) [5, tr.1-5]. Điều này càng nay)… là những nghiên cứu đa chiều về du lịch được những người Pháp chú trọng khi họ tới Việt Nam đầu thế kỷ XX. sinh sống, làm việc dài hạn tại một xứ nhiệt Tại Việt Nam, nghiên cứu về du lịch và đới, nóng ẩm như Việt Nam. các điểm nghỉ dưỡng thời Pháp thuộc chưa Năm 1858, thực dân Pháp chính thức xâm nhiều. Nổi bật có bài viết Du lịch Việt Nam lược Việt Nam nhưng kế hoạch đánh nhanh đầu thế kỷ XX của Trần Viết Nghĩa (2010) [9], 8
  3. thắng nhanh bất thành, Pháp chuyển sang đánh cơn bão khủng khiếp với sức tàn phá dữ dội lâu dài, chiếm từng vùng lãnh thổ. Việc kéo được ông ví như “một vụ hành quyết man rợ, dài cuộc chiến khiến đội quân xâm lược Pháp diễn ra khắp nơi, tựa như trong một cơn cuồng khổ sở. Điều đáng nói ở chỗ: trong giai đoạn loạn”. Người tiền nhiệm ông – Toàn quyền đầu, số lính Pháp chết trên giường bệnh do sự Armand Rousseau năm 1896 cũng mất tại Hà khắc nghiệt của khí hậu nhiều hơn chết ngoài Nội khi đương nhiệm cũng từng khổ sở trước chiến trường. Đó là một trong những lý do cái nóng bức của mùa hè xứ Bắc Kỳ - phải lên khiến chính quyền đặt các trạm quan trắc khí sà lúp đoạn thoáng gió nhất của sông Hồng để hậu nhằm nghiên cứu điều kiện tự nhiên, khí cố ngủ Paul Doumer (2015) [10]. hậu của thuộc địa Đông Dương. Cuốn Khí hậu Tương tự ở các vùng đất khác trên lãnh thổ Đông Dương, Việt Nam thời thuộc địa Việt Nam, nhiều quan chức và binh lính Pháp Ch.Robequain, (1930) [1] đã tập hợp kết quả trong các ghi chép của mình hoặc trong các quan trắc khí hậu trong 20 năm (1907-1927). báo cáo hàng năm đều có phản ánh về sự khó Càng về sau, số trạm khí tượng càng được tăng chịu trước kiểu khí hậu nóng ẩm của một số cường với 86 trạm khí tượng và lâm sàng, và địa điểm họ đóng trụ sở. Trong một ghi chép 388 trạm đo đa năng trên lãnh thổ Đông của một quan chức người Pháp ở tỉnh Vạn Bú Dương. Các chỉ số về: khí hậu, chế độ mưa, độ (sau này đổi tên thành tỉnh Sơn La - 1904), ẩm, các trận bão, gió mùa Đông Bắc, gió Tây ông ta đã mô tả khí hậu vùng đất này như sau: Nam (Gió Lào), mưa nhỏ, mưa phùn cuối đông “Về phần tôi, tôi xin được báo cáo ngài về thường xuyên được cập nhật. những tác động mà khí hậu Vạn Bú gây ra trên Trong một nghiên cứu về Đà Lạt của Eric cơ thể tôi, cũng là những tác động được cảm T.Jenning (2015) [3], tác giả có đề cập một nhận bởi rất nhiều người khác, đặc biệt là Đèo vấn đề từng là nỗi ám ảnh của người Pháp khi Văn Trì 2 , người không thể lưu lại Vạn Bú tới Đông Dương và Việt Nam, đó là “Chạy trong mùa nắng nóng. Vào mùa hè, tôi bị các trốn cái chết vùng nhiệt đới”. Theo giải thích cơn chóng mặt bất ngờ tấn công khiến tôi ngã của tác giả, đầu thế kỷ XX “sức khỏe của binh ngửa. Mùa hè năm ngoái tôi đã hết sức lo lắng lính, sĩ quan, và dân định cư Pháp là mối quan vì tôi không biết sự khó chịu của mình phải đổ ngại hàng đầu với chính quyền thuộc địa ở lỗi cho cái gì. Chỉ đến khi tôi biết rằng Đèo Đông Dương”, nhất là khí hậu vùng Nam Kỳ Văn Trì cũng bị bệnh giống tôi, tôi mới nghĩ khiến nhiều người không tin người châu Âu có đến chuyện rời Vạn Bú. Ý tưởng này rất thành thể thích ứng được bởi sự độc địa của khí hậu công đối với tôi, và tôi có thể tránh việc xuống và thổ nhưỡng. đồng bằng là do tôi đã sống ở cao nguyên Sơn Điều này cũng được tìm thấy trong những La suốt cả mùa hè. Tôi chỉ xuống Vạn Bú trang hồi ký của Paul Doumer – Toàn quyền trong tình thế bắt buộc và tôi không bao giờ ở Đông Dương những năm 1897 – 1902. Khi đặt lại đó quá 5 hoặc 6 ngày; dù vậy, chút ít thời chân đến Nam Kỳ, ông đã quan ngại: “Nền gian này cũng đủ để kéo trở lại các cơn chóng nhiệt 30 độ của Nam Kỳ làm ta có cảm giác mặt - thứ biến mất ngay khi tôi rời Vạn Bú” như từ 55 đến 60 độ ở Pháp hoặc ở Algéri… Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I (1902) [12]. Đó Chẳng làm gì mồ hôi cũng vã ra như tắm, chỉ là chưa kể đến sự biệt lập, hẻo lánh của vùng cần động chân động tay một chút là mồ hôi đã đất “rừng thiêng nước độc” cũng là nỗi ám ảnh vã ra. Thế nên ta hiểu vì sao người châu Âu ở của nhiều người Pháp khi tới vùng Tây Bắc Đông Dương rất muốn ngồi yên nghỉ ngơi, Việt Nam. tránh tối đa việc lao động và rèn luyện thân Một lý do khiến người Pháp khi tới Việt thể. Tuy nhiên, không có gì cản trở được cái Nam dễ đổ bệnh không chỉ vì khí hậu, khắc chết” Paul Doumer (2015) [10, tr.110-112]. nghiệt khác hẳn với quê hương của họ mà còn Đối với Bắc Kỳ, Paul Doumer nhận xét trong vì “lòng hoài hương dày vò”. Các căn bệnh sự so sánh với Nam Kỳ: “Mùa hè ở Bắc Kỳ rất của vùng nhiệt đới cộng với tâm bệnh khiến nóng, có lẽ còn nóng hơn ở Nam Kỳ… Không nhiều người Pháp không thể chữa khỏi và chết hiếm những ngày nhiệt kế chỉ tới 40 độ vào ở Việt Nam. Chính vì thế, một nhu cầu lớn đối tháng 6 và tháng 7 mà tịnh không một ngọn gió. Cả ngày lẫn đêm đều nóng hầm hập” Paul 2 Một thủ lĩnh người Thái có tầm ảnh hưởng lớn ở Lai Doumer (2015) [10]. Đó là chưa kể tới những Châu đầu thế kỷ XX 9
  4. với nhiều người Pháp sau một thời gian tới Sau một vài lần lựa chọn địa điểm thử nghiệm, Việt Nam chính là một cuộc hồi hương hoặc Lang Bian - Đà Lạt đã được khảo sát kĩ lưỡng tới những nơi có điều kiện khí hậu, cảnh quan để lựa chọn xây dựng khu nghỉ dưỡng cho tương đồng nước Pháp. Trong một nghiên cứu người Pháp vào những năm 1890. Người có của một bác sĩ người Pháp, “người châu Âu sẽ công lớn trong việc phát hiện ra Đà Lạt và chết sau trung bình hai năm ở vùng này” vì biến nơi này trở thành một Pari thu nhỏ chính thế ông đã đề xuất thời hạn đóng quân lâu nhất là Yersin3, ông đã viết thư cho mẹ của mình cho một đợt là không quá 2 năm. Trên thực tế “có một bình nguyên bao la, hoang vắng rộng đã có nhiều cuộc hồi hương khẩn cấp để cứu chừng 400km vuông với một ngọn núi mọc lên sinh mạng những người lâm bệnh vì khí hậu ở giữa. Độ cao trung bình của bình nguyên là và bệnh tật (đặc biệt là bệnh sốt rét, dịch tả) 1.500m trên mực nước biển, núi cao hơn nhưng không giảm đáng kể tỉ lệ người châu 2.000m. Con tin rằng địa phương này tốt cho Âu tử vong. “Những lãnh thổ Đông Nam Á sức khỏe vì nó hoang vu” Eric T.Jennings của Pháp vẫn hung hiểm chết chóc gấp hai lần (2015) [3]. Phát hiện này sẽ giảm chi phí cho so với những vùng phi nhiệt đới Bắc Phi” Eric quan chức, binh lính, kiều dân Pháp không phải T.Jennings (2015) [3,tr.27]. Trong hồi ký của sang Singapor hoặc Nhật Bản để an dưỡng đồng Paul Doumer kể về hành trình di chuyển từ thời tăng nguồn thu cho chính quyền. Nam Kỳ ra Bắc Kỳ khi ông mới đến Đông Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer rất Dương nhận nhiệm vụ, ông đã đi trên con tàu ủng hộ đề xuất này, ông cho rằng, Lang-Bian Isly do vị chỉ huy trưởng – Thiếu tá Pillot điều có khí hậu giống với miền Nam nước Pháp, khiển trong tình thế ông Pillot bị sốt cao, đáp ứng được nhiều tiêu chí hơn so với các địa gương mặt đờ đẫn, thân hình bất động, chỉ có điểm khác ở Bắc Kỳ: độ cao thích đáng, nguồn ánh mắt sống động để chỉ huy những người nước, không khí trong lành và gió mát. Thậm điều khiển trên tàu. Ông cũng là một trong chí, Doumer còn chú ý nghiên cứu tiềm năng những người không thể thích ứng với thời tiết nuôi trồng hoa quả và rau xanh châu Âu trên khắc nghiệt của vùng đất nhiệt đới và đó là Lang-Bian. Về chiến lược, ông còn hướng đến chuyến tàu cuối cùng ông chỉ huy trước khi xây dựng Lang-Bian thành một trung tâm hành qua đời tại Nam Kỳ, Paul Doumer (2015) [10, chính Pháp. Ở giai đoạn sau, Albert Sarraut tr.173-185]. Việc hồi hương được coi là giải cũng là người ủng hộ việc phát triển Đà Lạt pháp cứu sống những người châu Âu trong thành một trung tâm nghỉ dưỡng. cơn nguy kịch, tuy nhiên không phải tất cả Có thể thấy, khí hậu và cảnh quan là hai những người hồi hương được cứu sống bởi yếu tố được người Pháp chú trọng để có thể một phần trong số họ đã chết trong quá trình đảm bảo sức khỏe trong quá trình thực hiện chuyển bệnh nhân trước khi đến được các nhiệm vụ tại Đông Dương. bệnh viện hoặc về nước Pháp. 3.2. Các khu nghỉ dƣỡng tiêu biểu ở phía Bắc Việc hồi hương bắt nguồn từ ý niệm “sự Việt Nam thời Pháp thuộc thay đổi không khí có thể chữa lành bệnh tật”. Trong hồi kí của Paul Doumer - Đặc mệnh Người Pháp có 2 giải pháp chính để thoát khỏi toàn quyền Đông Dương đã đưa ra 3 tiêu chí những tai ương của vùng nhiệt đới nóng ẩm: để xây dựng khu an dưỡng là “có độ cao tối Một là hồi hương, hai là tìm kiếm những vùng thiểu 1.200 mét, có nguồn nước dồi dào, có cao nguyên trong khu vực để xây dựng các đất canh tác, có khả năng xây dựng đường khu nghỉ dưỡng cho người Pháp. Giải pháp hồi giao thông dễ dàng” (1897) Paul Doumer hương vừa tốn kém về tài chính vừa không (2015) [10, tr.558]. Do nhu cầu bức thiết về đem lại hiệu quả như ý muốn, vẫn có hàng tìm kiếm điểm nghỉ dưỡng, trong khoảng thời chục người chết trên mỗi chuyến tàu giải cứu. gian từ cuối thế kỷ XIX đến hết trước Chiến Vì thế, việc xây dựng các viện điều dưỡng trên tranh Thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918), Đà các cao nguyên của Đông Dương là một phương án phù hợp ở thời điểm đó Eric 3 T.Jennings (2015) [3]. Alexandre Émile Jean Yersin (1863 - 1943): Ông là Những khu nghỉ dưỡng sẽ giúp phục hồi bác sĩ y khoa, nhà vi khẩn học, nhà thám hiểm người sinh lực tại chỗ bởi điều kiện khí hậu mát mẻ, Pháp gốc Thụy Sĩ. Ông là người khám phá cao nguyên Lâm Viên – sau này trở thành điểm nghỉ dưỡng lý có nhiều điểm tương đồng khí hậu châu Âu. tưởng. 10
  5. Lạt trở thành trạm nghỉ dưỡng chính của Đông ánh mặt trời là những giải sương mảnh mai. Dương. Xuất hiện sau Đà Lạt, Bà Nà cũng trở Một sự thanh lãng tràn ngập, một sự trong mát thành khu nghỉ dưỡng bổ sung cho Đà Lạt. cao nhã ngoài đồng bằng sông Hồng ngột Cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất ngạt pha đôi chút lộn xộn” nhiều tác giả khiến việc hồi hương, giao thông hàng hải bị (2017) [8], tr.53]. gián đoạn nên đã tạo điều kiện cho một mạng lưới khu nghỉ dưỡng trên các cao nguyên mọc lên khắp Đông Dương, trong đó phải kể đến một số khu nghỉ dưỡng tiêu biểu ở phía Bắc Việt Nam: Sa Pa, Tam Đảo, Mẫu Sơn, Ba Vì, Sầm Sơn, Đồ Sơn... Không chỉ vậy, một số khu vực khác có các cao nguyên cũng được các nhà khoa học, chính quyền Pháp khảo sát như: Mộc Châu (Sơn La). Mọi hoạt động quảng bá du lịch Đông Dương do một Câu lạc bộ du lịch tại Pháp (Touring-Club de France ) đảm nhận dưới sự Hình 1. Viện điều dưỡng cho quân đội bảo trợ của Tổng thống Pháp hoạt động từ năm tại Sa Pa thời Pháp thuộc, ảnh https://www.entreprises-coloniales.fr/ 1910 (trích theo Trần Viết Nghĩa (2010) [9], tr.167]). Dựa trên các nguồn tài liệu: Tạp chí Cảnh đẹp Sa Pa đã thu hút rất nhiều người Du lịch Đông Dương, tài liệu lưu trữ, các sách Pháp đến đây. Năm 1910, đoàn lính lê dương báo xuất bản tại Việt Nam thời Pháp thuộc, có đầu tiên đến để mở đường và lập trại lính. Đến thể mô tả sơ bộ về các khu nghỉ dưỡng trên 1919 trại điều dưỡng dành cho quân đội đã lãnh thổ Việt Nam bấy giờ như sau: được xây dựng. Trong 10 năm (1910 – 1920), Sa Pa: được ví như một “nữ hoàng của độ đã có 6 toà nhà được xây dựng. Từ 1920 đến cao”, người Pháp có mục tiêu biến Sa Pa thành 1930, 3 khách sạn (Fansipan, Vaumousse, “kinh đô nghỉ hè”. “Sapa cố gắng tái tạo nước Morellon) và 28 ngôi nhà được xây dựng. Pháp để khách du lịch có thể tận hưởng ở đó. Những năm 1930 - 1940, 26 biệt thự, 1 nhà Khát vọng ấy vì thế được thể hiện trong không thờ và khách sạn Métropole được xây dựng. gian: những ngôi nhà tái hiện kiến trúc Pháp; Từ 1940 đến 1943, 8 biệt thự và 10 toà nhà quy hoạch thị trấn nghỉ dưỡng theo mô hình được hoàn thành. Ngoài các công trình lớn, resort châu Âu; các vườn cây ăn trái, vườn cho đến 1943 có rất nhiều công trình nhỏ khác, rau và nhà máy sữa gần đó cung cấp các sản Nhiều tác giả (2017) [8], tr.54]. Cùng với việc phẩm tương tự như ở Pháp nhờ độ tươi do độ xây dựng các công trình trên, người Pháp đã cao mang lại Emmanuelle Peyvel (2010) [2]. hoàn thiện hệ thống cung cấp điện, nước cho Năm 1903, trong chuyến đi thực tế ở Lào khu vực này. Hiện nay, những dấu tích của Cai để lập bản đồ, đoàn trắc địa của Sở Địa lý công trình thủy điện cổ đầu thế kỷ XX do Đông Dương đã phát hiện ra một nơi có phong người Pháp xây dựng vẫn còn, phục vụ du cảnh tuyệt đẹp và khí hậu dễ chịu trên cao khách tham quan. nguyên Lồ Suối Tủng (cao nguyên Sa Pa) Ba Vì: Núi Ba Vì (núi Tản Viên) có ba thuộc dãy Hoàng Liên Sơn. Ngay lập tức đỉnh: đỉnh Đông Nam; đỉnh giữa; đỉnh Tây người ta nảy ra ý tưởng xây dựng ở nơi đây Bắc. Năm 1914, người Pháp đã xây dựng được một trại điều dưỡng. Tuy nhiên, ý tưởng này một con đường lên núi tới độ cao 400 mét. phải đến năm 1909 mới được Công sứ tỉnh Năm 1916 ông Marius Borel đã xây dựng một Lào Cai Toures đề xuất. Sa Pa được mô tả đầy trại chăn nuôi và một khu nhà nghỉ hè - đây là hấp dẫn: “Dưới chân núi, Sa Pa mỉm cười nhà nghỉ mát đầu tiên ở Ba Vì [8]46]. Năm trong ánh mặt trời tháng sáu. Những cây đào 1924, trong ghi chép của Đỗ Đình Nghiêm, trĩu quả đổ bóng lên những bức tường đá xám. Ngô Vi Liễn đã viết: “Từ Sơn Tây có đường Cao hơn, nơi gợi nhớ tới những đông cỏ trên tốt lên tận núi (Tản Viên) đi qua làng Vân cao ở châu Âu, là những con bò hung hung đỏ, Mộng và lăng Hiệu Lực ngay ở chân núi” Đỗ trắng và những hàng rào bằng cây đầy mấu… Đình Nghiêm và Ngô Vi Liễn (2019) [7, Lướt nhanh qua mọi thứ đang vui tươi dưới 11
  6. tr.119]. Đến năm 1937, có 4 biệt thự của con đường lớn được xây đựng, phần lớn được Borel, Trú sứ Sơn Tây, Demolle và bác sĩ trải nhựa. Nghị định ngày 18/5/1909 của Toàn Joyeux. Cũng trong năm này, ông Regimbaud quyền Đông Dương Klobukowski đã nâng cấp đã cho xây dựng một ngôi nhà sàn nhỏ để làm Đồ Sơn thành đô thị. Từ khi trở thành đô thị, nơi nghỉ hè và trồng thử các loại rau quả. Năm Đồ Sơn càng có sức hấp dẫn đối với du khách. 1941, Seitz đã xây dựng hai ngôi nhà xây, có Từ tháng 5 đến tháng 10, rất nhiều du khách một ngôi có chiều dài tới 30 mét. đã đến các Bãi Lớn, vịnh Clateau, vịnh Hoa tiêu (Baie des Pilotes), và vịnh Pagodon. Mặc dù có tới 150 biệt thự và ba khách sạn, nhiều nhà hàng, nhưng vẫn không đủ phục vụ khách đi nghỉ hè, nhiều tác giả (2017) [8, tr.39-40]. Tam Đảo: Năm 1906, Phủ Toàn quyền ra quyết định xây dựng Tam Đảo. Năm 1911 bắt đầu mở đường bộ từ Vĩnh Yên. Bốn năm sau đã hình thành đường cho xe thô sơ lên Ƭ am Đảѻ . Trong suốt 15 năm, Pháp đã chi vào đây một số tiền lớn để biến nơi này thành nơi tráng lệ bậc nhất Đông Dương. Bên cạnh những căn nhà nghỉ của Công sứ Vĩnh Yên và của Phủ Hình 2. Tổng quan các vị trí nghỉ dưỡng núi Thống sứ, cho đến tận năm 1912 ở đó hầu như Ba Vì, ảnh Lực lượng không quân Đông chỉ có nhà ở của binh lính. Đến năm 1939, Dương – Bạch Mã; https://www.entreprises- coloniales.fr/ người Pháp quy hoạch Tam Đảo trở thành đô Đến năm 1942, chính quyền thuộc địa thị với trên 140 ngôi biệt thự cao từ 1 đến 5 quyết định xây dựng Ba Vì thành một khu tầng, có đường xe ô tô từ Vĩnh Yên lên và nghỉ mát trong tỉnh Sơn Tây. Ba Vì đã được thường xuyên có hơn 1.000 người sinh sống cấp điện chiếu sáng và một đường dây điện sôi động vào mùa hè. thoại. Một bản quy hoạch đã được thảo ra gồm Mộc Châu: những năm 1904 - 1919, người có một trạm bưu điện, một chợ, một sân thể Pháp đã nhận định ưu thế của cao nguyên Mộc thao, xây một tuyến đường mới cho các xe lớn Châu trong so sánh với Lang Bian, Sa Pa, Tam đi tới các khu nghỉ mát. Năm 1942, Ba Vì đã Đảo: “Cao nguyên Mộc: mát hơn và ít ẩm hơn có thêm 3 ngôi nhà nữa tại độ cao 800 mét Tam Đảo, rộng hơn Sa Pa … Từ tháng 5 tới được xây dựng để đón nhận 400 thanh niên. tháng 9 nhiệt độ không vượt quá 23 đến 24 độ C, Con đường lên tới độ cao 1.000 mét được khởi dễ chịu hơn Sa Pa, Tam Đảo, Liang Bian, Trấn công ngày 26/2/1942 và lô thứ nhất ở độ cao Ninh. Nằm gần Hà Nội (cách Hà Nội 157 km), để 1.000 mét đã được hoàn thành vào ngày vào đó không cần tuyến đường đặc biệt nào chỉ 23/4/1943 [8, tr.42-52]. Đến cuối năm 1944, cần qua đường Sơn La (đã được quyết định thi hầu hết các công trình trong quy hoạch trên công)” Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I (2017) đều chưa được thực hiện được. [13]. Mộc Châu có nhiều ưu điểm về độ dài Đồ Sơn: Năm 1880, Jean Dupuis đổ bộ lên quãng đường tính từ Hà Nội, khí hậu lý tưởng, bán đào Đồ Sơn và tiến hành khảo sát qua loa nhưng cao nguyên này có những hạn chế về giao các địa điểm. Năm 1886, các ông Vlaveanos, thông khi tuyến đường nối Hà Nội và vùng Tây Costa và Gouma đã phát hiện ra Đồ Sơn. Họ Bắc chưa được thi công, chi phí xây dựng cho đã giới thiệu cho các gia đình người Âu ở Bắc nhân công đắt đỏ, cộng với việc thiếu nước vào Kỳ đến đây để trốn tránh cái nắng oi bức của mùa khô, sự biệt lập của vùng đất thưa thớt người Bắc Kỳ [8, tr39]. dân tộc thiểu số sinh sống… là những lý do khiến Năm 1891, thực dân Pháp đã khởi công người Pháp không quyết định xây dựng khu nghỉ xây dựng một tuyến đường nối Hải Phòng với dưỡng tại đây. Tuy nhiên, việc chuyển trụ sở tỉnh Đồ Sơn, đến năm 1892, con đường đã được lỵ từ Vạn Bú ra cao nguyên Sơn La “nơi an toàn, hoàn thành. Trú sứ Kiến An đã cho xây dựng ở mát mẻ, nhiệt độ không bao giờ vượt quá 30oC” Đồ Sơn một ngôi biệt thự. Ngay sau đó nhiều cho thấy giải pháp thích ứng của các công sứ, sĩ người Pháp đã đổ ra Đồ Sơn xây nhà. Những quan, nhân viên văn phòng người Pháp, Tỉnh ủy và nnk (2005) [11, tr.53]. 12
  7. Như nhiều nơi khác trong thế giới nhiệt đới 1940, đã có khoảng 60 trẻ em người Pháp và cuộc tìm kiếm nơi có khí hậu ôn hòa để nghỉ người An Nam dưới sự hướng dẫn cùa Seitz ngơi từ khí hậu nhiệt đới đã thúc đẩy sự phát đã cắm trại trong rừng ở độ cao 800 mét – sau triển của du lịch thiên nhiên. Các địa điểm cho này là Trại Thanh niên. Ngoài ra, Ba Vì còn là việc này tập trung ở các khu nghỉ mát ven biển nơi 250 – 350 thanh niên Pháp – Nam bó mình (nhà ga balnéaires) và trạm trên đồi (trạm hai tháng liền trong những bài rèn luyện thân d'altitude), nơi các hoạt động theo đuổi dựa trên thể và kỷ luật tinh thần, những bài chỉ tạo ra thiên nhiên có thể được kết hợp với việc hồi những con người rắn chắc và lành mạnh, nhiều phục và thư giãn. Trong một số trường hợp, các tác giả (2017) [8, tr.50]. Khu nghỉ mát Ba Vì điểm đến thu hút khách du lịch vì danh tiếng cũng thu hút được một lượng đáng kể khách của họ là kỳ quan thiên nhiên (Vịnh Hạ Long) du lịch người châu Âu và người bản xứ. Ba Vì hoặc hệ thực vật và động vật của họ (săn bắn ở có lợi thế về cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ, và khá vùng đất thấp của miền Nam Việt Nam). gần Hà Nội và Sơn Tây, khoảng 65km, không Nhưng, nhìn chung, du lịch thiên nhiên tập phải đi qua cầu Doumer (cầu Long Biên) và trung vào biển và cao nguyên, và những năm cầu Đuống. Nguồn cung ứng thực phẩm khá giữa các cuộc chiến đã chứng kiến những nỗ dồi dào và tiện lợi. Việc cung ứng sữa, bơ – lực phát triển đáng kể, nhiều tác giả (2017) [8]. món ăn đồ uống yêu thích của người châu Âu, đặc biệt là trẻ em được đảm bảo bởi trang trại 3.3. Một số hoạt động tại các điểm nghỉ dưỡng ông Michaud , nhiều tác giả (2017) [8]. Lý do Mục đích chính của du khách khi đến các Ba Vì hấp dẫn du khách vì Ba Vì không ẩm địa điểm nghỉ dưỡng là tìm một nơi có đặc điểm khí hậu tương đồng với Pháp để tái tạo như Tam Đảo và luôn có gió nên rất thông thoáng. Nhiệt độ thấp nhất trong năm là 17,8 sức khỏe, chữa bệnh, hoặc giải tỏa nỗi nhớ quê độ và cao nhất là 29,6 độ. Không chỉ vậy: “Ở hương, đất nước của người Pháp. Trong bối đây, người ta không cảm thấy những cú đau xé cảnh đầu thế kỷ XX, việc khảo sát, quy hoạch vì độ cao nhưng nhiệt độ hạ đáng kể về ban và tổ chức các hoạt động du lịch đều có sự chi đêm luôn luôn cho ta giấc ngủ ngon”, nhiều phối của chính quyền và các nhà tư bản Pháp. tác giả (2017) [8]. Những người dân địa phương tham gia với vai Đồ Sơn: với sự ưu đãi của thiên nhiên, mùa trò phục vụ, đảm nhận các hoạt động phục vụ xuân và mùa thu là hai mùa lý tưởng để đi dạo khách như: vận chuyển, dọn dẹp, bán hàng… Sa Pa: là vùng chịu nhiều ảnh hưởng từ trên những con đường quanh thị trấn hay đua thuyền ra Hòn Dấu. Việc quy hoạch đô thị quy hoạch đến cách sống của người Pháp: du giúp Đồ Sơn có diện mạo hiện đại hơn so với khách sử dụng cơ sở hạ tầng du lịch như các thị trấn ven biển khác. Những thứ gây đường mòn đi bộ hoặc sân thể thao vào ban hứng thú cho du khách chính là các hoạt động ngày và rạp chiếu phim hoặc câu lạc bộ vào lướt ván, đua thuyền, du lịch biển trong mùa buổi tối. Họ đi nhà thờ vào ngày chủ nhật”, hè. Đặc biệt, việc đánh bắt cá và sản xuất các Emmanuelle Peyvel (2010) [2]. sản phẩm chế biến từ hải sản rất được chú Tam Đảo: Giữa lòng chảo là khu công viên trọng. Ở thời điểm những năm 40 của thế kỷ – thể thao văn hóa: có bãi rộng, có bồn hoa, XX, Đồ Sơn đã cung cấp mỗi năm từ 80 đến ghế đá, sân chơi trẻ em. Công viên được trồng 100 tấn cá chủ yếu cho vùng châu thổ. Theo nhiều giống cỏ, giống hoa - loại đưa từ Pháp đó, Đồ Sơn vừa là khu nghỉ mát vừa là trung sang (chỉ trồng được ở nơi mát); vào hè, trăm tâm đánh bắt cá quan trọng của phía Bắc Việt hoa đua nở, trăm màu khoe sắc; có bể bơi dành Nam. cho người lớn và bể bơi dành cho trẻ con; có Có thể thấy, hầu hết các khu nghỉ dưỡng sân quần vợt, có nhà bắn bia… Nổi bật nhất đều sở hữu khí hậu mát mẻ, dễ chịu và nhiều chính là Khách sạn – Nhà hàng Thác Bạc tài nguyên nhân văn khác. Do được khảo sát kĩ (Hôtel – Restaurant de la Cascade d’Argent) là lưỡng nên việc quy hoạch, xây dựng đường, khách sạn đầu tiên, lớn nhất, đầy đủ tiện nghi điện, nước, thử nghiệm các loại cây, con mới thường xuyên trong tình trạng kín phòng. đáp ứng nhu cầu của khách được tiến hành bài Ba Vì: là thiên đường của trẻ em bởi sự bản. Theo đó, ngoài việc xây dựng cơ sở hạ huyền bí của núi rừng, khiến các bạn thiếu nhi tầng, các khu nghỉ dưỡng còn thu hút khách muốn thám hiểm, khám phá. Mùa hè năm bởi các hoạt động đặc thù của từng điểm đến. 13
  8. Đó là lý do khiến các khu nghỉ dưỡng đều 3. Eric T.Jennings (2015) Đỉnh cao đế quốc kín khách vào mùa hè cao điểm. Điều này Đà Lạt và sự hưng vong của Đông Dương chứng tỏ, sự ra đời và phát triển của các khu thuộc Pháp. Hồng Đức, Hà Nội. nghỉ dưỡng hoàn toàn phù hợp với nhu cầu 4. Erich DeWald (2010) The Development of tái tạo sức khỏe và chữa căn bệnh hoài Tourism in French Colonial Vietnam, 1918– hương dày vò của người Pháp. 1940. University of Stirling, UK, Hà Nội. 4. KẾT LUẬN 5. James Clark, Bart (1829) “The influence of Có thể nói, người Pháp đã định hình cho sự climate.” Gaulter, London. hình thành và phát triển của du lịch Việt Nam 6. Lemaire N (2010) Claudius Madrolle et nhằm thỏa mãn những nhu cầu chữa bệnh và l’introduction du tourisme colonial en nghỉ dưỡng, đồng thời nhằm tăng thêm vị thế Indochine française 1898-1914  : entre của thuộc địa Đông Dương, đem lại nguồn thu propagande économique et légitimation cho chính quyền từ hoạt động du lịch. Sự hình politique. 117. thành, xuất hiện của các khu nghỉ dưỡng ở 7. Đỗ Đình Nghiêm, Ngô Vi Liễn Địa dư các Việt Nam đầu thế kỷ XX đã đáp ứng phần nào tỉnh Bắc Kỳ. NXB Tri thức, Hà Nội. nhu cầu của khách du lịch Pháp, quốc tế và 8. Nhiều tác giả (2017) Tỉnh thành xưa ở Việt tầng lớp thượng lưu Việt Nam. Qua đó, đầu Nam. NXB Hồng Đức, Hà Nội. thế kỷ XX, những thông tin giới thiệu về tiềm 9. Trần Viết Nghĩa (2010) Du lịch Việt Nam năng du lịch Việt Nam đã được quảng bá tới thế đầu thế kỷ XX. Tạp chí Khoa học giới. Về cơ bản, cho đến nay những khu nghỉ ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn dưỡng đầu thế kỷ XX vẫn phát huy tiềm năng và 26 (2010) 164-173 26:164–173. thế mạnh. Với sự phát triển của ngành du lịch 10. Paul Doumer (2015) Hồi ký xứ Đông Việt Nam, những địa danh Sa Pa, Tam Đảo, Ba Dương. NXB Thế giới, Hà Nội Vì, Đồ Sơn, Mộc Châu… ngày càng thu hút du 11. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Sơn La khách trong và ngoài nước với thương hiệu điểm (2005) Tỉnh Sơn La 110 năm, 1895 - 2005. nghỉ dưỡng lý tưởng của Việt Nam. Chính trị Quốc gia. 12. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I (1902) RST TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ch.Robequain (1930) Annales de 55027, Báo cáo tình hình tỉnh Vạn Bú Géographie, e climat de l’Indochine 1902, tờ 02. française. 13. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I A.s création des sanatoriums aux provinces de Laokay, 2. Emmanuelle Peyvel (2010) Tourismes, ethnies et territoires: le cas de Sa Pa (Việt Son La, Vinh Yen 1904 – 1919, hồ sơ số RST 74505. Nam). RESORTS IN THE NORTH OF VIETNAM DURING THE FRENCH COLONIAL PERIOD (1858 - 1945) Tong Thanh Binh Tay Bac University Abstract: In the early twentieth century, Vietnam's tourism industry was formed. The colonial government surveyed and allowed the exploitation of tourism resources to profit and increase the influence of Indochina in the system of colonies and to serve the health care needs of the French in Vietnam. Based on primary and secondary sources mainly from the French colonial period, the article aims to clarify the conditions leading to the establishment of resorts in the North of Vietnam, describing a number of resorts that have been surveyed and exploited by the French and the main tourist activities at the resorts. On that basis, the author evaluates some typical Vietnamese tourism resources that are still valuable today. Keywords: Tourism, resorts, Indochina, North Vietnam, French colonial. Ngày nhận bài: 30/11/2022. Ngày nhận đăng: 20/12/2022 Liên lạc: Tống Thanh Bình, e-mail: binhtt@utb.edu.vn 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
38=>2