intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các loài côn trùng có ích và ứng dụng: Loài gây hại

Chia sẻ: Nguyen Phuonganh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

182
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Loài gây hại: Bọ trĩ hại hoa Frankliniella occidentalis Đặc điểm gây hại trên cây kí chủ. Bọ trĩ hại hoa Frankliniella occidentalis, là loài côn trùng phổ biến trên thế giới, với phổ cây kí chủ rộng, chẳng hạn như các cây rau như ớt chuông, dâu tây, dưa, dưa chuột, cà tím, đậu và cà chua cũng như các cây trồng ngoài đồng, cây hoa, cây ăn trái, cây có múi và các loài cây cảnh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các loài côn trùng có ích và ứng dụng: Loài gây hại

  1. Các loài côn trùng có ích và ứng dụng (tt) Loài gây hại: Bọ trĩ hại hoa - Frankliniella occidentalis Đặc điểm gây hại trên cây kí chủ. Bọ trĩ hại hoa Frankliniella occidentalis, là loài côn trùng phổ biến trên thế giới, với phổ cây kí chủ rộng, chẳng hạn như các cây rau như ớt chuông, dâu tây, dưa,
  2. dưa chuột, cà tím, đậu và cà chua cũng như các cây trồng ngoài đồng, cây hoa, cây ăn trái, cây có múi và các loài cây cảnh. Bọ trĩ gây ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến các cây kí chủ bằng cách cào các mô và hút chất nhựa. Ảnh hưởng trực tiếp của chúng là làm giảm hàm lượng chlorophyll và gây vàng hóa, thỉnh thoảng gây mất nước và rụng lá. Việc gây hư hại hoa xuất hiện dưới dạng những đốm sáng trên các cánh hoa, gây hoại tử, làm đen viền cánh hoa và làm mất màu hoa. Các vector gây bệnh khác nhau, chẳng hạn Botrytis và Alternaria, có thể xâm nhập qua các vị trí trầy xước. Trên trái, có nhiều dấu hiệu gây hư
  3. hại điển hình như: làm bạc màu cây ớt chuông, làm vàng cây dâu tây, gây dị tật trên cây dưa chuột và gây đục thủng trên cây cà chua. Thêm vào đó, chúng còn làm giảm năng suất do rụng trái. Việc hư hại gián tiếp do sự truyền các virus gây bệnh, như virus gây bệnh héo rũ đốm vòng trên cây khoai tây. Đặc điểm hình thái và sinh học. Bọ trĩ hoa là một loại côn trùng nhỏ. Thân nó hẹp, dài khoảng 1.2 mm, có màu vàng nhạt. Con đực nhỏ hơn và sáng hơn con cái. Cánh của chúng có lông, và ở giai đoạn nghỉ, dọc đường lưng xuất hiện một đường đen. Ở phần chóp
  4. bụng của con cái, phần cơ quan sinh sản lộ ra. Con cái có 2 chấm màu cam nhỏ nhìn thấy được. Hình 3. Con bọ trĩ trưởng thành (kích thước thật: dài 1,2 mm) Ngoài trứng, bọ trĩ còn 2 giai đoạn ấu trùng, tiền nhộng, nhộng (tiền nhộng và nhộng thường không ăn và trú trong đất) và giai đoạn trưởng thành. Giai đoạn phát triển từ trứng thành lại trứng mất khoảng 15 ngày ở nhiệt độ 25°C. Trong suốt mùa đông, bọ trĩ phát triển chủ
  5. yếu trong các cây trồng được bảo vệ, và đạt số lượng cao nhất vào mùa xuân và mùa thu. Ở Israel, hằng năm chúng trải qua khoảng 15 đời. Con cái đẻ trứng dạng hình bầu dục trong lá, phần cuống lá và các phần thân mềm. Con cái sẽ sinh 2/3 con cái và 1/3 con đực. Ở cây dưa chuột, con cái sẽ đẻ khoảng 3 trứng/ngày ở 25°C. Ở những điều kiện thích hợp, số lượng quần thể có thể gấp đôi trong 4 ngày. Bọ trĩ tìm thấy chủ yếu ở phần giữa và phía trên của cây. Nhìn chung chúng ẩn trong hoa, nơi chúng lấy phấn hoa làm nguồn thức ăn ưa thích.
  6. Loài thiên địch của bọ trĩ – Orius laevigatus Rệp ăn mồi, Orius laevigatus, thuộc họ Anthocoridae, là những loài rệp tàn phá có kích thước nhỏ. Nó là loài côn trùng có các chi miệng sắc nhọn để hút, có 2 cặp cánh, cặp trước cứng một phần. Các rệp ăn mồi thuộc giống Orius là những loài ăn tạp, chẳng hạn ăn hạt phấn, nhựa cây cũng như con mồi còn sống. Rệp Orius ưa thích một số loại mồi nhất định: chúng ăn nhiều loài bọ trĩ khác nhau, rệp vừng, bọ phấn, ve bét và trứng sâu bướm. Các loài Orius khác nhau được biết như
  7. những con ăn bọ trĩ hại hoa hiệu quả và tìm thấy ở nhiều nơi có khí hậu ôn hòa. Các loài Orius laevigatus được tìm thấy khắp ở vùng Địa Trung Hải, từ vùng Atlantic của Tây Âu đến phía Đông Địa Trung Hải, bao gồm cả Israel. Từ năm 1991, một số loài Orius được thương mại hóa và sử dụng trên khắp thế giới nhằm kiểm soát bọ trĩ, đặc biệt là bọ trĩ hại hoa phương Tây. Các con trưởng thành thường trú ở các hoa, trong khi các giai đoạn ấu trùng có thể tìm thấy ở các tán lá.Orius được tìm thấy ở cây gỗ, cây bụi và nhiều loại cây trồng nông nghiệp như dâu
  8. tây, ớt chuông, dưa, đậu, rau húng quế, bông vải, cỏ linh lăng và bắp. Orius có 7 giai đoạn phát triển: trứng, 5 giai đoạn ấu trùng (nhộng trần), và trưởng thành (các loài rệp ăn mồi thuộc loại côn trùng biến đổi không hoàn toàn, loài không qua giai đoạn nhộng). Các con cái đẻ trứng trong các mô thực vật như thân, trái, cuống lá, các đường gân chính của mặt dưới lá. Trứng nằm hoàn toàn trong mô thực vật, chỉ nhô lên một phần có thể nhìn thấy được, làm cho việc đánh dấu nó khó khăn. Khi được đặt, trứng không màu, sau đó có màu trắng sữa. Nó có kích thước khoảng 0.4
  9. mm x 0.13 mm. Trứng nở ra bằng cách mở nắp, sau đó ấu trùng nhỏ thoát ra. Trong suốt quá trình sống, con cái có thể đẻ 120-150 trứng. Trứng đẻ riêng rẽ và sau 4 ngày ở nhiệt độ 25°C, ấu trùng hình sao đầu tiên nở ra, sáng và không màu. Sau vài giờ, ấu trùng chuyển sang có màu hơi vàng sau đó thành màu cam ở giai đoạn thứ 2 và 3. Giai đoạn 4 và 5, ấu trùng hình sao chuyển thành nâu đen, hình dáng cơ thể gần giống với con trưởng thành.
  10. Hình 4. [trái] Ba con nhộng trần hoa giai đoạn hình sao thứ 4 của loài Orius laevigatus. [giữa] Trứng và giai đoạn nhộng hình sao thứ nhất của O. Laevigatus. [phải] O. Laevigatus trưởng thành (kích thước thật: dài 2 – 2,3 mm). Màu của con trưởng thành có màu đen nâu có đốm xám. Có thể phân biệt con đực và con cái ở phần chóp bụng của chúng, con cái có chóp bụng nhọn. Sự đẻ trứng của con cái có thể thấy được khi sử dụng kính lúp. Các loài Orius khác nhau có thể phân biệt bằng cách so sánh cơ quan sinh dục của con đực. Các con
  11. đực giao phối ít lâu sau khi chui ra, và khoảng 3-5 ngày sau khi giao phối (tùy theo nhiệt độ), con cái bắt đầu đẻ những trứng đầu tiên. Thời gian phát triển của Orius tùy thuộc rất lớn vào nhiệt độ, nguồn cung cấp thức ăn có chất lượng phù hợp cũng như số lượng. Việc cung cấp hạt phấn giúp tăng sự đẻ trứng và phát triển. Thời gian phát triển của Orius từ trứng đến khi trưởng thành khoảng 16-18 ngày ở 25°C. Con trưởng thành sống 3-4 tuần, con cái có thời gian sống ngắn hơn con đực. Trong suốt các giai đoạn phát triển của nó, Orius có thể săn mồi và ăn con mồi bằng cách hút
  12. hết chất dinh dưỡng của nó. Ở nhiệt độ 20°C, O. laevigatuscó thể ăn 2 con bọ trĩ hại hoa trong 1 ngày, và khi số lượng côn trùng cao, Orius sẽ ăn nhiều bọ trĩ hơn nhu cầu dinh dưỡng cần cho nó. Con Orius trưởng thành có khả năng bay tốt và di chuyển nhanh, giúp cho việc tìm kiếm con mồi mới hiệu quả và trong phát tán ở nơi sống. Ứng dụng những đặc điểm sinh học như trên, rệp Orius được bán ở dạng hỗn hợp con trưởng thành và dạng nhộng trần hình sao thứ 4 và 5, chẳng hạn như sản phẩm
  13. THRIPOR® (Công ty Bio-Bee, Israel). Ngoài loài rệp Orius là thiên địch của bọ trĩ, còn có loài rệp Neoseiulus cucumeris, là thiên địch của cả bọ trĩ và rệp broad mite sau đây:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2