Các loại hình thức kế toán
lượt xem 9
download
Các hình thức kế toán tổng hợp các hình thức khác nhau của kế toán như: Hình thức nhật ký chung, Hình thức ghi kế toán nhật kí - sổ cái, Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ, Hình thức kế toán nhật ký – chứng từ. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các loại hình thức kế toán
- MỤC LỤC
- HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHUNG Đặc trưng cơ bản: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ theo trình tự thời gian phát sinh và có phân tích theo tài khoản đối ứng. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Ưu điểm: Thuận tiện cho việc đối chiếu kiểm tra chi tiết theo chứng từ gốc, tiện cho việc sử dụng kế toán máy. Nhược điểm: Một số nghiệp vụ bị trùng lặp, do vậy cuối tháng phải loại bỏ số liệu trùng mới ghi vào sổ. Các loại sổ kế toán sử dụng: Sổ nhật ký chung: Ghi chép NVKT theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng của các NV đó, làm cơ sở để ghi vào sổ cái. Sổ cái: Tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ phát sinh của từng tài khoản tổng hợp. Số liệu sổ cái cuối tháng được dùng để ghi vào BCĐ số phát sinh >ghi vào BCĐKT. Sổ nhật ký chuyên dụng: Là các loại sổ kế toán chi tiết (sổ phụ).Sổ nhật ký chuyên dùng: trong trường hợp nghiệp vụ phát sinh nhiều, ghi chép riêng cho từng nghiệp vụ chủ yếu. Sổ nhật ký chuyên dụng thường là những loại sổ sau: Nhật ký bán hàng (Bán chịu), Nhật ký thu tiền (Thu tiền), Nhật ký mua hàng (Mua chịu), Nhật ký chi tiền (Trả tiền). Sổ nhật ký bán hàng: để ghi chép các nghiệp vụ bán chịu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Các nghiệp vụ bán hàng thu tiền ngay được ghi và Nhật ký thu tiền. Các nghiệp vụ bán chịu tài sản khác mà không phải là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (như tài sản cố định, phế liệu,…) được ghi vào Nhật ký chung. Page 3
- Sổ nhật ký thu tiền: dùng để ghi chép tất cả các nghiệp vụ thu tiền của công ty (tách riêng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng). Các nghiệp vụ thu tiền thông thường chủ yếu bao gồm thu tiền từ bán hàng bằng tiền ngay và thu tiền từ khách hàng trả nợ. Sổ nhật ký mua hàng: để phản ánh việc mua nguyên vật liệu, dụng cụ, hàng hóa chịu. Sổ nhật ký chi tiền: để ghi chép các nghiệp vụ chi tiền mặt và tiền gửi ngân hàng của công ty. Mẫu sổ Nhật ký chi tiền theo chế độ kế toán Việt Nam. Sổ kế toán chi tiết: là loại sổ kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán ở dạng chi tiết, cụ thể theo yêu cầu quản lý. Trên sổ chi tiết các nghiệp vụ kinh tế, các đối tượng kế toán được phản ánh với các thông tin chi tiết và có thể sử dụng các loại thước đo khác nhau. Sổ kế toán tổng hợp chi tiết: là loại sổ kế toán phản ánh vửa tổng hợp vừa chi tiết, cụ thể về các nghiệp vụ kinh tế, tình hình và sự vận động của các đối tượng kế toán. Trên sổ kế toán cung cấp các thông tin vừa mang tính tổng hợp vừa mang tính chi tiết về các nghiệp vụ kinh tế, các đối tượng kế toán… Thuộc loại sổ kế toán tổng hợp chi tiết gồm các sổ nhật kí chứng từ số 3, 4, 5, 9, 10 trong hình thức kế toán Nhật kí – chứng từ. Việc phân loại sổ theo tiêu thức này sẽ đáp ứng được các yêu cầu về cung cấp thông tin cũng như quá trình giám sát hoạt động kinh tế tài chính trong các đơn vị vừa ở góc độ tổng hợp, vừa ở góc độ chi tiết. Đối tượng áp dụng: Đây là hình thức kế toán đơn giản, thích hợp cho mọi đơn vị hạch toán. Đặc biệt thuận lợi khi kế toán sử dụng máy vi tính để xử lý thông tin kế toán. Page 4
- Trình tự ghi sổ: Liên hệ: Liên hệ với sổ kế toán tổng hợp của hình thức tổng hợp Nhật ký chung Tại Công ty A, trong tháng 10/2010 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: (đơn vị: 1000 đồng) Page 5
- a. Ngày 5/10 rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 100 000 b. Ngày 8/10 khách hàng thanh toán tiền hàng kỳ trước qua ngân hàng số tiền 50 000, đã có giấy báo Có của ngân hàng c. Ngày 9/10, trích 50 000 tiền mặt thanh toán lương tháng 9 cho công nhân d. Ngày 15/10, mua một số nguyên vật liệu phục vụ sản xuất trị giá mua 20 000. Tiền hàng đã thanh toán cho người bán, hàng đã về nhập kho đủ e. Ngày 18/10, trả tiền mua hàng kỳ trước cho người bán 30 000 bằng tiền gửi ngân hàng. Đã có giấy báo chuyển. Ghi vào sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung: Ngày Chứng từ Diễn giải Số phát sinh Số hiệu tháng ghi Số Ngày tài khoản Nợ Có sổ Số trang trước chuyển xxx xxx sang 5/10 5/10 Rút tiền gửi ngân hàng về 111 100 000 nhập quỹ tiền mặt 112 100 000 9/10 8/10 Người mua trả nợ kỳ trước 112 50 000 131 50 000 Page 6
- 9/10 9/10 Trả lương tháng trước cho 334 50 000 công nhân 111 50 000 16/10 16/10 Mua nguyên vật liệu 152 20 000 111 20 000 19/10 18/10 Trả tiền người bán ký 331 30 000 trước 112 30 000 Cộng chuyển sang trang xxx xxx sau Lấy số liệu trên sổ Nhật ký chung ghi vào sổ cái theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh SỔ CÁI Tên tài khoản: Tiền mặt Ký hiệu: 111 Đơn vị tính: 1000 đồng Ngày Chứng Diễn Tài Số tiền Ghi chú tháng từ ghi giải khoản ghi sổ sổ đối ứng Số Ngày Nợ Có Số dư đầu kỳ xxx xxx 5/10 5/10 Rút tiền gửi ngân hàng 112 100 000 về nhập quỹ Page 7
- 9/10 9/10 Trả lương tháng trước 334 50 000 16/10 Mua nguyên vật liệu 152 20 000 Cộng số phát sinh 100 000 70 000 Số dư cuối kỳ xxx xxx SỔ CÁI Tên tài khoản: Tiền gửi ngân hàng Ký hiệu: 112 Đơn vị tính: 1000 đồng Ngày Chứng Diễn Tài Số tiền Ghi chú tháng từ ghi giải khoản ghi sổ sổ đối ứng S Ngày Nợ Có ố Số dư đầu kỳ xxx xxx 5/10 Rút tiền gửi ngân hàng về 111 100 nhập quỹ 000 9/10 Người mua trả nợ kỳ 131 19/10 trước 331 50 000 30 Trả tiền người bán kỳ 000 trước Page 8
- Cộng số phát sinh 150 30 000 000 Số dư cuối kỳ xxx xxx SỔ CÁI Tên tài khoản: Phải thu khách hàng Ký hiệu: 131 Đơn vị tính: 1000 đồng Ngày Chứng Diễn Tài Số Ghi chú tháng từ ghi giải khoản tiền ghi sổ sổ đối ứng S Ngày Nợ Có ố Page 9
- Số dư đầu kỳ xxx xxx 9/10 Người mua trả nợ kỳ 112 50 000 trước Cộng số phát sinh 0 50 000 Số dư cuối kỳ xxx xxx SỔ CÁI Tên tài khoản: Nguyên liệu, vật liệu Ký hiệu: 111 Đơn vị tính: 1000 đồng Ngày Chứng Diễn Tài Số tiền Ghi chú tháng từ ghi giải khoản ghi sổ sổ đối S Ngày Nợ Có ứng ố Page 10
- Số dư đầu kỳ xxx xxx 16/10 Mua nguyên vật liệu 111 20 000 Cộng số phát sinh 0 20 000 Số dư cuối kỳ xxx xxx SỔ CÁI Tên tài khoản: Phải trả người bán Ký hiệu: 331 Đơn vị tính: 1000 đồng Ngày Chứng Diễn Tài Số tiền Ghi chú tháng từ ghi giải khoản ghi sổ sổ đối ứng S Ngày Nợ Có ố Số dư đầu kỳ xxx xxx 19/10 Trả tiền người bán kỳ 112 30 000 trước Cộng số phát sinh 30 000 0 Số dư cuối kỳ xxx xxx SỔ CÁI Tên tài khoản: Phải trả người lao động Ký hiệu: 334 Đơn vị tính: 1000 đồng Page 11
- Ngày Chứng Diễn Tài Số tiền Ghi chú tháng từ ghi giải khoản ghi sổ sổ đối ứng S Ngà Nợ Có ố y Số dư đầu kỳ xxx xxx 9/10 Trả lương tháng trước 111 50 000 Cộng số phát sinh 50 000 0 Số dư cuối kỳ xxx xxx HÌNH THỨC GHI SỔ KẾ TOÁN NHẬT KÝ – SỔ CÁI Đặc trưng và nội dung hình thức kế toán nhật kísổ cái: Đặc trưng và các loại sổ: Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký Sổ Cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại. Hình thức kế toán Nhật ký Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau: + Nhật ký Sổ Cái; + Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết. Nội dung và kết cấu ghi sổ: Page 12
- Sổ kế toán tổng hợp của hình thức kế toán Nhật ký Sổ Cái chỉ có một quyển sổ duy nhất là sổ Nhật ký Sổ Cái (Mấu số S01DN) Nội dung: Nhật ký Sổ Cái là sổ kế toán tổng hợp duy nhất dùng để phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và hệ thống hoá theo nội dung kinh tế (Theo tài khoản kế toán). Số liệu ghi trên Nhật ký Sổ Cái dùng để lập Báo cáo tài chính. Kết cấu ghi sổ: Nhật ký Sổ Cái là sổ kế toán tổng hợp gồm 2 phần: Phần Nhật ký và phần Sổ Cái. Phần Nhật ký: Phần Nhật ký dùng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian. Phần Sổ Cái: Số lượng cột nhiều hay ít phụ thuộc vào số lượng các tài khoản sử dụng ở đơn vị kế toán. Phần Sổ Cái dùng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo nội dung kinh tế (Theo tài khoản kế toán). Trình tự và phương pháp ghi sổ nhật kísổ cái: Page 13
- * Ưu – nhược điểm: Ưu điểm Nhược điểm Page 14
- – Số lượng sổ ít, mẫu sổ đơn giản dễ thực hiện; – Số lượng ghi chép nhiều, chỉ thực – Kiểm tra đối chiếu các dữ liệu kế toán được hiện trên một sổ tổng hợp duy nhất; thực hiện một cách thường xuyên, liên tục – Khó phân công lao động kế toán. => do đó luôn cung cấp kịp thời các thông tin cho nhà quản lý. HÌNH THỨC KẾ TOÁN CHỨNG TỪ GHI SỔ Các loại sổ sách, chứng từ liên quan: a) Chứng từ ghi sổ (CTGS): Là căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp. Do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế (tức là có cùng định khoản). Đơn Mẫu số S02aDN vị:.................... (Ban hành theo Thông tư số 200/2012/TTBTC Địa Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) chỉ:.................. .. Page 15
- CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: CTGS01 Ngày 18 tháng 03 năm 2017 Trích yếu Số hiệu tài Số tiền Ghi chú khoản Nợ Có A B C 1 D Page 16
- Trả tiền hàng cho A 331 111 15 000 Trả tiền hàng cho B 331 111 2 000 Trả tiền hàng cho C 331 111 5 000 Cộng x x 22 000 x Kèm theo 03 chứng từ gốc Ngày 18 tháng 03 năm 2017 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) ( Ký, họ tên, đóng dấu) Page 17
- b) Sổ đăng kí Chứng từ ghi sổ: Là sổ kế toán tổng hợp được lập để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thông qua việc quản lý chứng từ ghi sổ theo trình tự thời gian nhằm giúp: + Kế toán trưởng quản lý số thứ tự của CTGS đã lập: khi đã lập, và ghi đúng qui định, theo thứ tự và theo một nguyên tắc nào đó, giả sử kế toán muốn lập bổ sung thêm sẽ hoặc không còn dòng để ghi, hoặc phải lập CTGS không theo nguyên tắc, như vậy sẽ phải giải thích cho sự không theo thứ tư số, thứ tự thời gian và khác thường này. Từ đó, sẽ hạn chế gian lận trong ghi chép sổ sách kế toán. + Cán bộ quản lý (thuế, tài chính) thuận tiện theo dõi chứng từ ghi sổ cũng như chứng từ gốc kèm theo, đảm bảo sự đầy đủ hợp lý của căn cứ ghi sổ. + Đối chiếu kiểm tra giữa Sổ đăng ký CTGS với bảng đối chiếu số phát sinh. c) Các sổ, Thẻ kế toán chi tiết: Sổ Cái: Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo tài khoản kế toán được quy định trong chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp, mỗi tài khoản mở một trang hoặc một số trang tùy theo số lượng ghi chép các nghiệp vụ phát sinh. Số liệu trên sổ này được dung để kiểm tra đối chiếu với các sổ sách liên quan. Sổ Cái cho hình thức chứng từ ghi sổ có 2 loại: Loại 1 Sổ Cái có ít cột: thường được áp dụng cho những tài khoản có ít nghiệp vụ phát sinh hoặc nghiệp vụ kinh tế phát sinh đơn giản. Loại 2 Sổ cái nhiều cột: thường được áp dụng cho những tài khoản có nhiều nghiệp vụ kinh tế, hoặc nghiệp vụ phức tạp cần phải theo dõi chi tiết có thể mở riêng một trang sổ trên sổ cái và được phân tích chi tiết theo tài khoản đối ứng. d) Các sổ, Thẻ kế toán chi tiết: Page 18
- Sổ, thẻ kế toán chi tiết dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán cần thiết phải theo dõi chi tiết theo yêu cầu quản lý. Số liệu trên sổ, thẻ kế toán chi tiết cung cấp các thông tin phục vụ cho việc quản lý từng loại tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí chưa được phản ánh trên Sổ Cái. Số lượng, kết cấu các sổ, thẻ kế toán chi tiết không quy định bắt buộc. Các doanh nghiệp căn cứ vào quy định mang tính hướng dẫn của Nhà nước về sổ, thẻ kế toán chi tiết và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp để mở các sổ, thẻ kế toán chi tiết cần thiết, phù hợp. Một số loại sổ chi tiết thường thấy trong doanh nghiệp liên quan đến các tài khoản như tài khoản công nợ phải thu: TK 131; Tài khoản công nợ phải trả TK 331; Tài khoản nguyên vật liệu 152... Quy trình ghi sổ: Page 19
- Ưu điểm và nhược điểm: a) Ưu điểm: Chứng từ ghi sổ tương tự như chứng từ tóm tắt của nhiều chứng từ gốc cùng loại với cùng nội dung kinh tế, nếu chứng từ phát sinh quá nhiều, có thể lập bảng kê chứng từ cùng loại trước, lấy số tổng để ghi CTGS, rồi lấy số liệu tổng ở CTGS ghi vào sổ cái, như vậy giảm được rất nhiều công đoạn chuyển sổ cái, từ đó dữ liệu trên sổ cái không bị rối. (Tuy nhiên nếu doanh nghiệp sử dụng phần mềm máy tính cho việc ghi chép sổ sách thì ưu điểm này không còn nữa). b) Nhược điểm: Page 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán - Chương 7: Sổ kế toán và các hình thức kế toán
11 p | 75 | 7
-
Bài giảng Chương 7: Sổ kế toán và hình thức kế toán
11 p | 44 | 7
-
Bài giảng Kế toán tài chính 3: Chương 2 - ThS. Ngô Hoàng Điệp
28 p | 117 | 6
-
Bài giảng Chương 6: Sổ kế toán, hình thức kế toán
7 p | 107 | 6
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 7 - Đoàn Quỳnh Phương
53 p | 10 | 5
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 4 - Học viện Tài chính
40 p | 17 | 5
-
Bài giảng môn Nguyên lý kế toán - Chương 5: Sổ kế toán và các hình thức kế toán
10 p | 25 | 5
-
Bài giảng Thực hành thiết kế sổ kế toán: Chương 2 - TS. Đỗ thị Tuyết Lan
33 p | 49 | 5
-
Bài giảng Kế toán - Chương 7: Sổ kế toán và các hình thức kế toán
43 p | 47 | 5
-
Bài giảng Kế toán tài chính 3: Chương 2 - ThS. Hoàng Huy Cường
36 p | 73 | 5
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 7 - ĐH Thương Mại
0 p | 152 | 5
-
Bài giảng Sổ kế toán - Chương 2
14 p | 54 | 4
-
Bài giảng Thiết kế sổ kế toán - Chương 2: Hình thức kế toán Sổ Nhật ký chung
12 p | 13 | 4
-
Bài giảng Thiết kế sổ kế toán - Chương 3: Hình thức kế toán Nhật ký sổ cái
7 p | 10 | 4
-
Bài giảng Thiết kế sổ kế toán - Chương 4: Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
8 p | 22 | 4
-
Bài giảng Sổ kế toán: Chương 2 - TS. Đỗ Thị Tuyết Lan
12 p | 10 | 3
-
Bài giảng môn Nguyên lý kế toán: Chương 7 - Sổ kế toán và các hình thức kế toán
43 p | 6 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn