intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các loại trụ dùng cho cây thanh long

Chia sẻ: Tu Oanh02 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

349
lượt xem
50
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hai loại trụ thường dùng cho cây thanh long: 1- Cây trụ chết: Được dùng nhiều ở Bình Thuận (nơi có diện tích trồng thanh long lớn nhất nước ta hiện nay). Trụ được làm bằng những loại gỗ tốt, chịu được mưa, nắng, lâu mục như cây căm xe, cây cẩm liên, cây cà chắc, cây sao đen. Cây trụ có đường kính khoảng 0,3-0,25m, chiều dài khoảng trên dưới 2,5m (sau khi chôn xuống đất chiều cao còn khoảng 2m). Trên đầu mỗi cây trụ đóng một cái khung gỗ để làm giàn, khi thanh long phát...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các loại trụ dùng cho cây thanh long

  1. Các loại trụ dùng cho cây thanh long
  2. Hai loại trụ thường dùng cho cây thanh long: 1- Cây trụ chết: Được dùng nhiều ở Bình Thuận (nơi có diện tích trồng thanh long lớn nhất nước ta hiện nay). Trụ được làm bằng những loại gỗ tốt, chịu được mưa, nắng, lâu mục như cây căm xe, cây cẩm liên, cây cà chắc, cây sao đen. Cây trụ có đường kính khoảng 0,3-0,25m, chiều dài khoảng trên dưới 2,5m (sau khi chôn xuống đất chiều cao còn khoảng 2m). Trên đầu mỗi cây trụ đóng một cái khung gỗ để làm giàn, khi thanh long phát triển đến đầu trụ giàn này sẽ giúp cho nhánh thanh long phân bổ đều ra các phía và rủ xuống, làm cho toàn cây có dạng như một cái dù (hình nấm). Có nhiều cách làm giàn tùy theo vật liệu có sẵn, một số kiểu giàn sau đây thường được áp dụng nhiều: + Giàn thả lồng: Tuy tốn nhiều gỗ nhưng là kiểu giàn tốt nhất, gồm 6 thanh gỗ 3cm x 3cm, dài 0,5 - 0,6m. Hai thanh gỗ đầu được đóng kẹp vào đầu trụ, bốn thanh còn lại được đóng thành một cái khung vuông đặt lên trên hai thanh gỗ kia thành một khung lồng. + Giàn hình chữ thập: Dùng 2 thanh gỗ bắt chéo hình chữ thập trên đầu trụ, kiểu giàn này tốn ít gỗ hơn so với kiểu giàn thả
  3. lồng, tương đối thích hợp để thanh long phân bố đều nhánh trên đầu trụ. + Giàn hình chữ I: Dùng một thanh gỗ đặt trên đầu trụ, đây là kiểu giàn tốn ít gỗ nhất, nhưng có nhược điểm là các nhánh phân bố không đều ra các hướng trên đầu trụ. Do cây trụ bằng gỗ ngày một hiếm, nên gần đây nhà vườn có xu hướng đúc cây trụ bằng cột bê tông cốt thép nhiều hơn, nhất là ở những vùng trồng tập trung chuyên canh cây thanh long ở miền Đông Nam bộ. Cây trụ có thân hình vuông, mỗi cạnh khoảng 15cm, chiều dài 2,5m. Trên đầu trụ để sẵn 2 lỗ có đường kính 1,5-2cm, vuông góc với nhau, để sau này đút hai thanh sắt có đường kính tương tự, dài 0,5-0,6m xuyên qua hai lỗ tạo thành hình chữ thập. 2 - Cây trụ sống: Ở Tiền Giang và Long An bà con nhà vườn thường dùng loại trụ này nhiều hơn, và cây thường dùng là cây vông nem (Erythrina orientalis.L) và cây còng, còn gọi là cây me tây (Semanea saman). Cây trụ sống có ưu điểm là đỡ tốn kém tiền của, mặt khác do phân nhánh nhiều nên thanh long dễ bám chắc chắn... Tuy nhiên cũng có một số nhược điểm là cây trụ cạnh tranh nước, dinh dưỡng và ánh sáng với cây thanh long từ đó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển, năng suất
  4. và phẩm chất của trái thanh long, nhất là khi nhà vườn không thường xuyên tỉa bỏ bớt những cành nhánh mọc cao vượt lên phía trên che phủ cả cây thanh long. Tốn kém công sức để xén tỉa nhánh cây trụ. Trong quá trình sống cũng to ra và cao dần lên, khiến cho giàn thanh long cũng cao theo, khó khăn cho việc chăm sóc sau này. Ngoài ra trong quá trình chăm sóc cây thanh long chúng ta cũng phải chăm sóc và bảo vệ cho cả cây làm trụ. Tùy theo điều kiện thực tế của từng vùng, từ đó có thể quyết định dùng loại trụ nào thì phù hợp với điều kiện thực tế.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2