Phòng trừ các loại sâu bệnh trên cây chè
lượt xem 16
download
1. Sâu hại a. Rầy xanh: - Triệu chứng gây hại: Rầy xanh hút nhựa cây bằng vòi châm. Cả rầy trưởng thành và rầy non đều gây hại như nhau. Rầy thường bám ở cuống búp, lá non dùng vòi châm hút dịch tế bào ở cuống, gân chính, gân phụ phía dưới mặt lá non. Các vết châm của rầy tạo thành những vết nhỏ li ti màu thâm nâu làm cho lá, búp non bị tổn thương, cản trở sự vận chuyển dinh dưỡng, dẫn đến búp chè bị chùn lại. Nếu bị hại nặng lá chè...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phòng trừ các loại sâu bệnh trên cây chè
- Phòng trừ các loại sâu bệnh trên cây chè 1. Sâu hại a. Rầy xanh: - Triệu chứng gây hại: Rầy xanh hút nhựa cây bằng vòi châm. Cả rầy trưởng thành và rầy non đều gây hại như nhau. Rầy thường bám ở cuống búp, lá non dùng vòi châm hút dịch tế bào ở cuống, gân chính, gân phụ phía dưới mặt lá non. Các vết châm của rầy tạo thành những vết nhỏ li ti màu thâm nâu làm cho lá, búp non bị tổn thương, cản trở sự vận chuyển dinh dưỡng, dẫn đến búp chè bị chùn lại. Nếu bị hại nặng lá chè khô từ chóp lá lan dần theo 2 mép xuống giữa thành lá , thâm đen từ 1/3-1/2 lá thường gọi là cháy rầy. Những lá non bị hại có thể rụng chỉ còn trơ cuộng búp chè. Nương chè bị rầy xanh hại ở mức độ trung bình thì lá và búp chè có màu vàng hơi đỏ, nhìn xa giống nương chè cằn cỗi do thiếu dinh dưỡng. - Biện pháp phòng trừ: Dùng các thuốc hoá học như Applaud10WP, Encofezin 10 WP, Butyl 10 WP với lượng 0,5-1,5 kg/ha, pha với 320-500 lít nước; Padan 50 SP, với lượng 1,5kg pha với 500 lít nước, Padan 4G với lượng 10-20 kg/ha rải vào gốc;
- Mospilan 3 EC với lượng 0,5-0,75 lít/ha pha với 500 lít nước; Monster 40 EC với lượng 1,5-2,5 lít/ha pha với 400 lít nước. b. Bọ cánh tơ: - Triệu chứng gây hại: Cư trú và gây hại ở cả mặt trên và mặt dưới lá chè non, tôm, cuộng búp (những phần non và mề m). Chúng hút tạo thành những vết rách và chấm khi lành sẹo tạo thành những vết sần sùi màu nâu và có những vết nứt ngang. Bọ cánh tơ phá hại làm cho búp chè thô, cứng và cằn lại, lá biến dạng cong queo. Khi hại nặng búp chè chùn lại, không phát triển được. Nhìn toàn bộ nương chè từ xa như thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng. Trường hợp bị hại quá nặng lá non bị rụng chỉ còn trơ lại cuộng búp. - Biện pháp phòng trừ: dùng các loại thuốc hoá học sau: Bestox 5 EC với lượng 0,4-0,6 lít/ha pha với 400 lít nước. c. Nhện đỏ nâu: - Triệu chứng gây hại: Thường tập trung gây hại trên các lá bánh tẻ và lá già. Khi cây chè bị nhện hại nặng, mật độ nhện nâu tăng cao, các lá chưa bị rụng nhiều, chúng có thể gây hại lên các lá non nvà rải rác cả mặt dưới lá. - Biện pháp phòng trừ: Dùng các loại thuốc như: Rufast 3EC với lượng 0,15 lít/ha
- pha với 400 lít nước; Comite 73 EC với lượng 8-25 ml/10 lít nước và phun 400- 700 lít nước thuốc/ha; Nissorun 5 EC dùng 0,4-0,6 lít/ha pha với 400 lít nước; Dandy 15 EC với lượng 1,0-1,5 lít/ha pha với 600 lít nước. d. Bọ xít muỗi: - Triệu chứng gây hại: Bọ xít muỗi tập trung chích hút búp chè vào lúc sáng sớm và chiều tối. Khi có ánh nắng mặt trời, cả bọ xít non lẫn trưởng thành đều lẩn trốn, ẩn mình dưới tán chè. Vết châm lúc đầu trong như dọt dầu sau đó nhanh chóng chuyển thành màu nâu. - Biện pháp phòng trừ: Dùng các loại thuốc hoá học như Applaud 10WP, Encofezin 10WP, Butyl 10WP với lượng 0,5-1,5kg/ha pha với 320-500 lít nước; Trebon 10EC với lượng 0,7 lít/ha pha với 700 lít nước. Ngoài các sâu hại nêu trên, cây chè còn bị một số loại sâu hại khác như: Sâu cuốn lá non, sâu cuốn búp, rệp muội, sâu róm, sâu chùm, bọ nẹt, bọ nẹt trơ không gai, ruồi đục lá, sâu xếp lá, bọ xít bông, nhóm sâu kèn, sâu đục thân đỏ, mối hại chè, bọ xít hoa hại quả chè, rệp sáp. Cần phát hiện và phòng trừ kịp thời. 2. Bệnh hại chè a. Bệnh phồng lá chè.
- - Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm. - Triệu chứng: Bệnh phát sinh ở lá non, cành non, vết bệnh phần lớn ở mép lá. Đầu tiên trên lá xuất hiện những chấm nhỏ hình giọt dầu màu vàng nhạt, sau đó vết bệnh lớn dần, màu nhạt dần. Phía dưới vết bệnh (mặt dưới lá) phồng lên và mặt trên lõm xuống, phía lồi có hạt phấn màu trắng có giới hạn rõ rệt với phần lá khoẻ. Cành bị nấm hại sẽ bị chết. - Điều kiện phát sinh bệnh: Dưới điều kiện độ ẩm cao, nhiệt độ thấp bệnh phát sinh mạnh. Các thời điể m bệnh thường phát sinh mạnh là từ tháng 3 đến tháng 5 và tháng 9-10. Nhiệt độ thích hợp là 15-200C. Nhiệt độ 11-120C không có lợi cho phát sinh của bệnh và trên 260C bệnh không phát triển. - Biện pháp phòng trừ: Dùng các thuốc có gốc đồng như Mange 5WP với lượng 1,5-2,5 lít/ha pha với 400 lít nước; phun ngay sau khi hái, phun kép 2 lần cách nhau 7-10 ngày. Nếu trời nắng liên tục 10 ngày thì không cần phun thuốc. b. Bệnh phồng lá chè mắt lưới: - Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm. - Triệu chứng: Bệnh gây hại ở lá bánh té và lá già của chè trưởng thành. Đầu tiên vết bệnh xuất hiện bằng đầu kim màu lục nhạt, ranh giới vết bệnh không rõ ràng,
- sau đó vết bệnh lớn dần, có lúc lan ra toàn bộ lá. Lá bị bệnh dày lên, màu nhạt dần đi, biến thành nâu sẫm, đồng thời phía dưới mặt lá xuất hiện các vết lồi lên có hình dạng mắt lưới. Trên mặt vết bệnh hình thành các vết phấn màu trắng. Thời kỳ từ khi vết bệnh có màu nâu tía đến màu đen tía thường khô vàng, lá chết dần và rụng. Bệnh có lúc làm lá cuộn lên phía trên. Đó là đặc điểm để phân biệt với bệnh phồng lá. - Điều kiện phát sinh: Giống như bệnh phồng lá chè: ẩm độ cao, ôn độ thấp có nhiều sương, không thoáng gió. Mùa Xuân và mùa Thu là thời kỳ bệnh phát sinh mạnh nhất. Nấm bệnh ủ qua đông, hàng năm phát sinh vào tháng 4, 6 và tháng 9,10. - Biện pháp phòng trừ: Tương tự như đối với bệnh phồng lá chè. c. Bệnh đốm nâu: - Nguyên nhân gây bệnh: Trên vết bệnh có hạt nhỏ màu đen là khối phân sinh của nấm bệnh. -Triệu chứng: Bệnh chủ yếu hại lá già, cành và quả. Trên lá, vết bệnh thường bắt đầu từ mép lá, vết bệnh có màu nâu, không có hình giáng nhất định hoặc hình bán nguyệt. Trên vết bệnh có các hình tròn đồng tâm, ở giữa vết bệnh; lá bị khô, có màu xám tro, đen, lan dần theo hình gợn sóng, bánh xe. Trên cành cũng có triệu
- chứng như vậy, bộ phận bị bệnh có thể bị rách (vỡ) ra. - Điều kiện phát sinh: Bệnh ưa nóng ẩm nên thường phát sinh vào tháng 7,8. Sau khi mưa liên tục 10-15 ngày bệnh phát triển rất mạnh. Phát sinh mạnh nhất ở nhiệt độ 27-290C. - Biện pháp phòng trừ: Dọn sạch tàn dư cây bệnh để làm giảm nguồn bệnh năm sau. Nhóm ủ phân, làm sạch cỏ, chống hạn tốt làm cho cây phát triển khoẻ. Khi đốn chè thì vùi lá (ép xanh) để tiêu diệt nguồn bệnh. Dùng các loại thuốc gốc đồng như Daconil 75WP với lượng 1,5-2,5 lít/ha pha với 400 lít nước; hoặc Tilt super 300ND/EC với lượng 0,2-0,5 lít/ha pha với 400 lít nước. e.Bệnh đốm xám: Phòng trừ tương tự như đối với bệnh đố m nâu. f. Bệnh đốm trắng: Phòng trừ tương tự như đối với bệnh đố m nâu nhưng cần tăng cường bón phân kali và lân, đốn cây hợp lý. Ngoài ra trên chè còn có một số bệnh hại khác như thối búp, bệnh chết loang, loét cành, đốm mắt cua, bệnh tảo, tóc đen, sùi cành chè: cần phát hiện và phòng trừ kịp thời. Chú ý: Ngoài ra trên chè còn bị các loài tuyến trùng gây hại như: Tuyến trùng gây nốt sần, gây hại rễ tơ của chè.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phát hiện và phòng trừ sâu bệnh hại cây trong vườn
70 p | 304 | 112
-
Giáo trình Phòng trừ dịch hại cho sầu riêng, măng cụt - MĐ06: Trồng sầu riêng, măng cụt
80 p | 308 | 108
-
Giáo trình Phòng trừ sâu bệnh hại dứa - MĐ05: Trồng dứa (khóm, thơm)
99 p | 217 | 56
-
Giáo trình Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây dâu - MĐ03: Trồng dâu – nuôi tằm
58 p | 189 | 47
-
Phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây ăn quả có múi - Sử dụng dầu khoáng làm vườn và dầu khoáng nông nghiệp: Phần 1
56 p | 178 | 43
-
Phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ cho lúa đông xuân cuối vụ
4 p | 273 | 41
-
Biện pháp phòng trừ Sâu bệnh hại ngô cây lương thực trồng cạn: Phần 2
40 p | 166 | 37
-
Biện pháp phòng trừ Sâu bệnh hại ngô cây lương thực trồng cạn: Phần 1
161 p | 150 | 35
-
Giáo trình Phòng trừ sâu bệnh hại điều - MĐ04: Trồng điều
87 p | 139 | 34
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc mía - Bạn của nhà nông: Phần 2
36 p | 159 | 33
-
Một số sâu bệnh hại trên cây sắn và biện pháp phòng trừ
16 p | 236 | 26
-
Phòng trừ sâu bệnh hại cây cảnh part 5
16 p | 99 | 24
-
Phòng trị sâu bệnh cho lan và những bước thay chậu cho hoa lan
9 p | 210 | 23
-
Quyển 23: Trồng chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cây cao su - Bác sĩ cây trồng (Phần 2)
24 p | 112 | 21
-
hướng dẫn phòng chống sâu bệnh hại một số cây thực phẩm: phần 1
49 p | 54 | 5
-
Thành phần sâu bệnh trên đào chín sớm (ĐCS1) và khả năng phòng trừ sâu bệnh hại chính bằng thuốc bảo vệ thực vật tại Mộc Châu, Sơn La
5 p | 57 | 4
-
Bài giảng Tập huấn trồng ca cao bài 7: Sâu bệnh hại ca cao
9 p | 15 | 3
-
Giáo án Mô đun Trồng cây mận - Bài 3
7 p | 12 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn